Tải bản đầy đủ (.ppt) (78 trang)

Tổ chức tiền lương và bảo hiểm xã hội trong nên kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.93 KB, 78 trang )


CHƯƠNG V
TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM
XÃ HỘI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

A. TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN
TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG (TIỀN
CÔNG) TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN
II. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN NƯỚC TA

B. BẢO HIỂM XÃ HỘI

CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH)

NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
BẢO HIỂM XÃ HỘI.

I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN
TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG (TIỀN CÔNG)
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO
ĐỊNH HƯỚNG XHCN
1. Tiền lương, tiền công
2. Chức năng của tiền lương trong phát
triển kinh tế – xã hội
3. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của tổ
chức tiền lương

1. Tiền lương, tiền công


1.1. Một số khái niệm
Trong nền kinh tế tập trung bao cấp: tiền
lương được quan niệm là một phần của thu
nhập quốc dân được biểu hiện bằng tiền,
được phân chia cho người lao động một
cách có kế hoạch, trên cơ sở quy luật phân
phối theo lao động.

1. Tiền lương, tiền công
Theo ILO:

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao
động trả cho người lao động theo 1 số lượng
nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc
thực tế, thường được trả theo tháng hoặc
nửa tháng.

Tiền công là khỏan tiền trả công lao động
theo hợp đồng lao động, được tính dựa trên
số lượng sản phẩm làm ra hoặc số giờ làm
việc thực tế.

1. Tiền lương, tiền công

Tiền công theo nghĩa rộng là mọi khoản
bù đắp mà doanh nghiệp trả cho người
lao động. Nó bao gồm: tiền lương, tiền
thưởng và các hình thức trả tiền khác.

1. Tiền lương, tiền công


Khái niệm tiền lương thống nhất hiện nay: là giá cả của
sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận
giữa người lao động với người sử dụng lao động
thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hay
bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao
động trên thị trường lao động và phù hợp với các
quy định tiền lương của pháp luật lao động.

Tiền công là số tiền người thuê lao động trả cho người
lao động để thực hiện một khối lượng công việc, hoặc trả
cho một thời gian làm việc ( thường là theo giờ) trong
những hợp đồng thỏa thuận thuê nhân công, phù hợp với
quy định của pháp luật lao động và pháp luật dân sự về
thuê mướn lao động.

1. Tiền lương, tiền công

Tiền lương danh nghĩa: là số lượng tiền mà
người sử dụng lao động trả cho người lao động,
phù hợp với số lượng và chất lượng lao động
mà họ đã đóng góp.

Tiền lương thực tế: là số lượng tư liệu sinh
hoạt và dịch vụ mà người lao động trao đổi
được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau
khi đóng các khoản thuế, các khoản đóng góp,
khoản nộp theo quy định.
→ chỉ có tiền lương thực tế mới phản ánh chính
xác mức sống thực của người lao động trong

các thời điểm


Tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch chỉ số giá cả và
tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa.

Đây là mối quan hệ rất phức tạp do sự phụ
thuộc vào giá cả, vào tiền lương và nhiều yếu tố
khác.

Trong xã hội, tiền lương thực tế là mục tiêu trực
tiếp của người lao động hưởng lương. Đó cũng
chính là đối tượng quan tâm của Nhà nước
trong các chính sách về thu nhập, tiền lương và
đời sống.

Tiền lương tối thiểu

Theo điều 56 Bộ Luật Lao động: “ mức lương
tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt,
bảo đảm cho người lao động làm công việc
giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình
thường bù đắp sức lao động giản đơn và một
phần tích lũy tái sản xuất mở rộng và được
dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho
các loại lao động khác”.

Vai trò của tiền lương tối thiểu:

Là lưới an toàn chung cho những người làm

công ăn lương trong toàn xã hội trong trường
hợp có sức ép mức cung quá lớn của thị trường
sức lao động.

Giảm bớt sự đói nghèo

Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng, chống
lại xu hướng giảm chi phí các yếu tố sản xuất tới
mức không thỏa đáng, trong đó có tiền lương.

Phòng ngừa sự xung đột giữa giới chủ và giới
thợ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vì
tiền lương tối thiểu là công cụ của Nhà nước
trong việc điều tiết thu nhập giữa giới chủ và
người lao động.

Cơ cấu của tiền lương tối thiểu

Phần để tái sản xuất sức lao động cá nhân, gồm
những hao phí cho: hoạt động lao động, đào tạo
tay nghề, hệ thống các chỉ tiêu về mặt sinhh
học, xã hội học như: ăn, ở, mặc, đi lại, giao tiếp
xã hội, học tập, hưởng thụ văn hóa.

Phần tái sản xuất sức lao động mở rộng

Phần dành cho bảo hiểm xã hội

1.2. Bản chất của tiền lương, tiền công


Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương bị chi
phối bởi quy luật giá trị và quy luật cung cầu
lao động.

Mặt khác, theo Mac, giá trị sức lao động bao gồm:
“giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để bù đắp lại
sức lao động đã hao phí trong quá trình sản
xuất, giá trị của những chi phí nuôi dưỡng con
người trứớc và sau tuổi có khả năng lao động,
giá trị những chi phí cần thiết cho việc học
hành”
→Như vậy, tiền lương biến động xoay quanh giá trị
sức lao động, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và
giá cả tư liệu sinh hoạt.

1.2. Bản chất của tiền lương, tiền công
Về mặt kinh tế: tiền lương là kết quả của thỏa thuận
trao đổi hàng hóa sức lao động của người lao động và
người sử dụng lao động.
Về mặt xã hội: tiền lương là số tiền đảm bảo cho
người lao động có thể mua được những tư liệu sinh
hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản
thân và dành một phần để nuôi các thành viên trong
gia đình và bảo hiểm lúc hết tuổi lao động.

2. Chức năng của tiền lương trong phát triển
kinh tế – xã hội.
2.1. Là thước đo giá trị sức lao động

Tiền lương là giá cả của sức lao động, là sự

biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động,

Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo
bằng lượng lao động xã hội cần thiết để tạo ra
và qua mối quan hệ cung cầu về hàng hóa
sức lao động đó trên thị trường lao động

2. Chức năng của tiền lương trong phát triển
kinh tế – xã hội.
2.1. Là thước đo giá trị sức lao động

Tiền lương có chức năng thước đo giá trị sức
lao động, được dùng làm căn cứ xác định
mức tiền trả công cho các loại lao động, xác
định đơn giá trả lương, đồng thời là cơ sở để
điều chỉnh giá cả sức lao động khi giá cả tư
liệu sinh hoạt biến động.

2.2. Chức năng tái sản xuất sức lao động

Theo Mac, tiền lương là biểu hiện của giá trị sức lao động,
đó là giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc
sống của người có sức lao động, theo điều kiện kinh tế –
xã hội và trình độ văn minh nhất định.

Tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng
đảm bảo tái sản xuất sức lao động, đảm bảo bù đắp lại sức
lao động hao phí.

Giá trị sức lao động bao hàm yếu tố lịch sử, vật chất và tinh

thần. Tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao
động phải gồm cả tư liệu sinh hoạt cho người lao động và
con cái họ.

Muốn tái sản xuất xã hội diễn ra bình thường, cần khôi
phục và tăng cường sức lao động cá nhân để bù lại sức
lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất.

2.3. Chức năng kích thích

Kích thích là hình thức tác động tạo ra động lực
trong lao động. Trong hoạt động kinh tế thì lợi ích
kinh tế là động lực cơ bản,

Sử dụng các mức tiền lương khác nhau là đòn bẩy
kinh tế quan trọng để định hướng sự quan tâm và
động cơ của người lao động

Tiền lương phải đảm bảo khuyến khích người lao
động nâng cao nslđ, chất lượng và hiệu quả lao
động, góp phần điều phối và ổn định lao động xã hội.

Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao
hơn, làm các công việc phức tạp hơn, trong các điều
kiện khó khăn hơn thì phải được trả lương cao hơn.

Cần thiết phát huy vai trò tiền thưởng và các khoản
phụ cấp

3. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của tổ chức

tiền lương
3.1 Khái niệm

Khái niệm: tổ chức tiền lương ( tổ chức trả công
lao động) là hệ thống các biện pháp trả công lao
động căn cứ vào mức độ sử dụng lao động, phụ
thuộc vào số lượng, chất lượng lao động nhằm bù
đắp chi phí lao động và sự quan tâm vật chất vào
kết quả lao động.
Nội dung của tổ chức tiền lương:

Vĩ mô: tổ chức tiền lương bao gồm việc thiết lập quan
hệ tiền lương và cơ chế quản lý tiền lương.

Vi mô: là hệ thống các biện pháp có liên quan trực
tiếp đến việc hình thành và tạo nguồn để trả lương,
phân phối quỹ tiền lương.

3. 2. Yêu cầu tổ chức tiền lương
Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động:
Mức lương phải trả không thấp hơn mức lương tối
thiểu do Nhà nước quy định
Những lao động lành nghề, lao động có trình độ kỹ
thuật, nghiệp vụ cao phải được trả mức lương cao
hơn.
→Yêu cầu này rất quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện
chức năng, vai trò của tiền lương trong nền kinh tế và
đời sống xã hội.

3. 2. Yêu cầu tổ chức tiền lương

Tiền lương phải đảm bảo không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho người
lao động.

Mức lương mà người lao động nhận được phải dần
nâng cao

Tiền lương được trả dựa trên cơ sở thỏa thuận
giữa người lao động và người sử dụng lao động và
kết quả lao động của người lao động

Địa điểm và thời gian trả lương cho người lao động
phải được quy định rõ, người sử dụng lao động
phải đền bù khi chậm trả lương.

3. 2. Yêu cầu tổ chức tiền lương
Tiền lương phải được trả theo loại công việc,
chất lượng và hiệu quả công việc.

Mức lương trả cho người lao động trong doanh
nghiệp, tổ chức dựa trên kết quả thực hiện các
nhiệm vụ được giao theo số lượng, chất lượng,
thời gian thực hiện và mối quan hệ với các yêu
cầu khác như trách nhiệm xã hội đặt ra đối với
doanh nghiệp, phát triển môi trường văn hóa
doanh nghiệp

3. 2. Yêu cầu tổ chức tiền lương
Tiền lương phải được phân biệt theo điều
kiện lao động và cường độ lao động.


Tiền lương được trả cho người lao động làm
công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm, làm đêm, làm thêm giờ phải cao hơn
người lao động làm việc trong điều kiện lao động
bình thường, đúng chế độ.

Mức trả do doanh nghiệp quy định trong khuôn
khổ quy định hiện hành của pháp luật lao động.

3. 2. Yêu cầu tổ chức tiền lương
Tiền lương phải có tác dụng thúc đẩy tăng
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và
có hiệu quả lao động.
Tổ chức trả lương phải sử dụng các đòn bẩy
kích thích vật chất gắn liền với các tiêu chi tăng
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và
hiệu quả lao động.

×