Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.03 KB, 2 trang )

Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội

Hệ thống các chế độ bảo
hiểm xã hội
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội
Mục đích của bảo hiểm xã hội thường gắn liền với việc “đền bù” hậu quả của những sự
kiện khác nhau xảy ra trong và ngoài quá trình lao động của những người lao động. Tập
hợp những cố gắng tổ chức “ đền bù” cho những sự kiện đó là cơ sở chủ yếu của các
chính sách bảo hiểm xã hội. Vì thế, năm 1952 Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã ra
công ước 102 quy định tối thiểu về bảo hiểm xã hội và đã được 158 nước thành viên phê
chuẩn. Theo công ước này, hệ thống bảo hiểm xã hội gồm các nhánh sau:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Chăm sóc y tế.
Trợ cấp ốm đau.
Trợ cấp thất nghiệp.
Trợ cấp tuổi già.
Trợ cấp tai nạn lao động _ bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp gia đình.
Trợ cấp thai sản.


Trợ cấp tàn tật.
Trợ cấp mất người nuôi dưỡng.

Ở từng nước, tuỳ theo điều kiện có thể thực hiện có thể thực hiện một số chế độ cơ bản
hoặc mở rộng. Tuy nhiên, ILO quy định rằng các thành viên phê chuẩn công ước phải
thực hiện ít nhất 3 trong 9 chế độ nêu trên, trong đó phải có ít nhất một trong các chế độ
3, 4, 5, 8 hoặc 9. Các chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay ở Việt nam bao gồm:
1.Trợ cấp ốm đau.
2.Trợ cấp thai sản.
1. Trợ cấp tai nạn lao động_ bệnh nghề nghiệp.
2. Trợ cấp hưu trí.
3. Trợ cấp tử tuất.
1/2


Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội

Ngoài ra ở Châu Âu, các thành viên của cộng đồng châu âu đã ký một đạo luật gọi là
Đạo luật Châu Âu về bảo hiểm xã hội. Đạo luật này về cơ bản tương tự như công ước
102 nhưng ở mức độ cao hơn và những điều kiện chặt chẽ hơn, phù hợp với trình độ
phát triển kinh tế và xã hội của các nước thuộc cộng đồng châu Âu.

2/2



×