Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nội dung cơ bản của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.3 KB, 4 trang )

Nội dung cơ bản của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

Nội dung cơ bản của bảo
hiểm trách nhiệm dân sự chủ
xe cơ giới đối với người thứ
ba
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Đối tượng bảo hiểm:
Đối tượng được bảo hiểm.
Theo điều 5 chương II của NĐ 115 CP/1997.
* Đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân cư của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba. Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm bồi
thường hay nghĩa vụ ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba do việc lưu
hành xe gây tai nạn.
* Điều kiện để được bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm không được xác định trước, chỉ khi nào việc lưu hành xe gây tai nạn
có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thì đối tượng
này mới được xác định cụ thể.
Điều kiện để phát sinh bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Thông thường phải có đủ bốn điều kiện sau:
- Điều kiện thứ nhất: Phải có thiệt hại về tài sản, tính mạng hay sức khoẻ của bên thứ ba.
- Điều kiện thứ hai: Chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật. Có thể do vô tình hay
cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm quy định khác của Nhà
nước
1/4


Nội dung cơ bản của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba


- Điều kiện thứ ba: Phải có mối quan hệ nhân quả của hành vi trái pháp luật của chủ xe
(lái xe) với những thiệt hại của người thứ ba.
- Điều kiện thứ tư: Chủ xe (lái xe) phải có lỗi.
Thực tế chỉ cần thực hiện ba điều kiện thứ 1,2,3 là phát sinh trách nhiệm dân sự đối với
người thứ ba của chủ xe (lái xe). Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên trách nhiệm dân
sự của chủ xe sẽ không phát sinh, và do đó sẽ không phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm.
Điều kiện thứ tư có thể có hoặc có thể không vì nhiều khi tai nạn xảy ra là do tính nguy
hiểm cao độ của xe cơ giới mà không hoàn toàn do lỗi của chủ xe. Ví dụ ôtô đang chạy
với tốc độ lớn trên đường thì bị làm văng lốp xe ra ngoài làm bắn vào người đi đường
gây tai nạn chết người. Trong trường hợp này trách nhiệm dân sự có thể phát sinh nếu
có đủ 3 điều kiện đầu tiên.
Trong BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, khi xảy ra tai nạn thiệt hại cho
người thứ ba thì người được bảo hiểm bồi thường là chủ xe hoặc người đi diện chi chủ
xe được pháp luật công nhận.
Người thứ ba của BHTNDS chủ xe cơ giới có thể là người đi bộ hay đi xe đạp hoặc các
phương tiện cơ giới khác nhưng không bao gồm những trường hợp sau đây:
- Thiệt hại xảy ra do bản thân phương tiện được bảo hiểm.
- Thiệt hại về tính mạng sức khoẻ xảy ra do bản thân người được bảo hiểm, người điều
khiển xe hay bất kỳ người nào khác đi trên cư.
- Thiệt hại mà phương tiện gây ra cho những người mà chủ xe có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
- Thiệt hại do hai xe cùng chủ đâm va.
- Trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự của lái xe.
- Các khoản phạt mà lái xe hoặc chủ xe phải chịu.

Phạm vi bảo hiểm.
a. Các rủi ro được bảo hiểm.
Người bảo hiểm nhận bảo hiểm cho các rủi ro bất ngờ không lường trước được gây ra
tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe. Công ty bảo hiểm bồi thường
những thiệt hại về vật chất, về người, về tài sản được tính toán theo những nguyên tắc
nhất định. Theo mục 3 điều 11 chương II thì công ty bảo hiểm còn phải thanh toán cho

chủ xe những chi phí mà họ đã chi ra nhằm phòng ngừa hạn chế thiệt hại. Những chi phí

2/4


Nội dung cơ bản của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

này chỉ được bồi thường khi nó phát sinh sau khi tai nạn xảy ra và được coi là chi phí
cần thiết và hợp lý.
Trách nhiệm bồi thường của công ty boả hiểm được hạn mức trong mức trách nhiệm ghi
trong hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm. Như vậy bản thân chủ xe phải tự bảo
hiểm cho phần trách nhiệm vượt quá mức này (theo mục 3 điều 2 chương I QĐ số 299/
QĐ - BTC/1998).
Trong BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, cac sthiệt hại nằm trong phạm
vi trách nhiệm của người bảo hiểm bao gồm:
- Thiệt hạ về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của bên thứ ba.
- Thiệt hại về tài sản hàng hoá của bên thứ ba.
- Thiệt hại về tài sản làm thiệt hại đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu nhập.
- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạn chế thiệt hại,
các chi phí đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp không mang lại hiệu quả).
Những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia cứu chữa, ngăn ngừa
tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân người được bảo hiểm mà công ty bảo
hiểm có thẻ mở rộng phạm vi bảo hiểm của mình cho những rủi ro khác. Những bảo đảm
bổ xung xong BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba kéo theo một khoản phí
đóng thêm của người khác được bảo hiểm.
b. Các rủi ro loại trừ: theo điều 13 chương II QĐ 299/1998/QĐ - BTC.
Người được bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các vụ tai nạn
mặc dù có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe trong các trường hợp sau:
- Tai nạn xảy ra do hành động xấu, cố ý của chủ xe, lái xe.
- Tai nạn xảy ra do hành động xấu, cố ý của người thứ ba.

- Xe không có giấy phép lưu hành.
- Lái xe chưa đủ tuổi lái xe theo quy định của pháp luật.
- Lái xe không có bằng lái hoặc có những không hợp lệ hoặc bằng lái xe bị đình chỉ hay
tạm giữ.
- Điều khiển xe trong tình trạng say rượu, bia, ma tuý, hay các chất kcíh thích tương tự
khác...
3/4


Nội dung cơ bản của bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

- Lái xe sử dụng không được sự đồng ý của chủ xe.
- Xe được sử dụng để chuyên chở chất cháy, chất nổ trái phép.
- Xe trở quá trọng tải hoặc quá số khách quy định.
- Xe có hệ thống lái ben phải.
- Xe sử dụng để tập lái hoặc đua thể thao.
- Xe đang sửa chữa hay đang trong thời gian chạy thử sau khi sửa chữa.
- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành.
- Đồ vật trở trên xe rơi xuống đường gây thiệt hại cho người thứ ba.
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp, bị cướp trong tai nạn.
- Thiệt hại đối với người không phải là người thứ ba như đã nêu ở phần đối tượng bảo
hiểm.
- Thiệt hại gián tiếp do xe bị tai nạn làm ngưng trệ hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm
giá thương mại.
- Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự khác chiến tranh.
- Tai nạn xảy ra ngoài phạm vi lãnh thổ nước sở tại tham gia bảo hiểm (trừ một số trường
hợp có thoả thuận từ trước)
- Lái xe gây tai nạn bỏ trốn.
Ngoài ra người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với tài sản đặc biệt như: vàng, bạc,
đá, quý, tiền đồ cổ, tranh ảnh quý, thi hài, hài cốt...

Sở dĩ các công ty bảo hiểm phải đưa ra các điều khoản loại trừ như vậy là để tránh tình
trạng nhưngx lái xe ẩu, vô trách nhiệm coi thường páp luật đặc biệt là giao thông của
các chủ xe và lái xe. Hơn nữa các công ty bảo hiểm còn tránh tình trạng trục lợi bảo
hiểm, làm như vậy thì bảo hiểm mới có tác dụng theo đúng nguyên tắc “chỉ bảo hiểm
cho những rủi ro ngẫu nhiên”.

4/4



×