Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tạo nguồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.86 KB, 4 trang )

Tạo nguồn

Tạo nguồn
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Tạo nguồn
Đối tượng tham gia và đóng góp.
Những câu hỏi cơ bản nhất liên quan đến tài chính BHXH là: Ai đóng góp, đóng góp bao
nhiêu và dựa trên cơ sở nào. Nói chung, các nguồn kinh phí của một hệ thống BHXH có
thể liệt kê như sau: Sự tham gia của Nhà nước, sự tham gia của chính quyền các cấp (
chính quyền tỉnh và địa phương ); những khoản thuế đã được nhắm trước hoặc phân bổ
cho BHXH; Đóng góp của người tham gia bảo hiểm xã hội, của chủ sử dụng lao động;
Thu nhập từ đầu tư và các khoản thu nhập khác. Trong đó nguồn thu nhập chủ yếu của
quỹ BHXH là từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước.
Thông thường, để đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng, tất cả những người lao động
tham gia BHXH đều có nghĩa vụ đóng góp bảo hiểm xã hội, tuy nhiên việc xác định đối
tượng tham gia ở mỗi quốc gia có khác nhau. Ban đầu, chương trình BHXH không có
xu hướng bảo hiểm cho những người tự tạo việc làm, lao động nông nghiệp, người thất
nghiệp và người chưa có việc làm. BHXH cũng không bảo hiểm cho những người làm
việc bán thời gian và lao động trong các doanh nghiệp nhỏ.
Ở khu vực Châu Á- Thái bình dương, các quốc gia công nghiệp (Ôxtraylia, Hồng Kông,
Nhật bản và Niu Di Lân) và các nước cộng hoà thuộc Liên xô (cũ) đang mở rộng sự
bao phủ hệ thống an toàn xã hội đến toàn bộ dân chúng một cách toàn diện hơn. Trong
khi đó, các nước còn lại chủ yếu tập trung các hệ thống của họ vào khu vực sử dụng
lao động một cách chính quy tại các trung tâm đô thị trong khi làm ngơ một bộ phận
đáng kể dân chúng đang nằm ngoài sự bảo trợ. Nguyên nhân của sự bỏ qua này là do sự
khó khăn về mặt hành chính trong việc thúc đẩy sự mở rộng bắt buộc của họ cũng như
không có khả năng về tài chính của các doanh nghiệp nhỏ để đóng góp vào hệ thống
này. Ở Giooc Đan Ni, thậm chí những trường hợp ban đầu được tham gia hệ thống an
toàn xã hội nhưng sau đó lại bị bỏ qua như trường hợp của các nông dân, ngư dân, người


tự lao động ( làm tư). Ở các nước khác, một số nằm ngoài đã được cho phép tham gia
vào chương trình trên cơ sở tự nguyện.

1/4


Tạo nguồn

Phương thức đóng góp
• Đóng góp theo mức cố định:
Đối tượng tham gia đóng một mức cố định không phụ thuộc vào mức thu nhập của họ,
mặc dù vậy vẫn có có thể có những tỷ lệ đóng góp khác nhau ( ví dụ tỷ lệ đóng góp
của người trẻ khác với của người già, của nam khác với nữ...) nhưng trong phạm vi một
nhóm người thì mức đóng góp sẽ như nhau và không gắn với thu nhập của họ và khi đó
mức hưởng cũng sẽ là một khoản được ấn định trước.
• Đóng góp gắn với thu nhập:
Theo phương thức này, mức đóng góp sẽ gắn với thu nhập của từng cá nhân và được
ấn định bằng cách sử dụng cách tính phần trăm đơn giản so với thu nhập, khi hưởng trợ
cấp thì mức trợ cấp cũng được căn cứ vào mức thu nhập khi còn làm việc của người lao
động. Phương thức này được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới.
• Đóng góp theo nhóm tiền công:
Trong từng nhóm tiền công có các mức tiền công và đối với mỗi mức tiền công sẽ có
một mức đóng góp tương ứng theo mức độ luỹ tiến. Nhóm tiền công cũng có thể được
sử dụng như là một công cụ thúc đẩy việc phân phối lại nguồn quỹ giữa các thành viên.
• Đóng góp theo tỷ lệ đặc biệt:
Một số nước dựa vào mức đóng góp theo một tỷ lệ đặc biệt dựa vào sự khác biệt giữa
các công việc của người lao động. Chẳng hạn trong chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, tỷ
lệ đóng góp thay đổi tuỳ theo ngành công nghiệp và mức độ rủi ro của mỗi ngành nghề.
Xác định mức đóng góp.
Nói chung, xác định mức đóng góp BHXH dựa trên một cơ chế tài chính là cân đối giữa

thu và chi. Có thể xác định mức đóng góp và, trên cơ sở đó xác định mức hưởng hoặc
cũng có thể xác định mức hưởng trước rồi xác định mức đóng góp. Cho dù thực hiện
theo cách nào thì vẫn phải đảm bảo sự cân đối giữa tổng số tiền hình thành quỹvà tổng
số tiền được chi ra từ quỹ.
Hệ thống “ trợ cấp xác định ” và hệ thống “ đóng góp xác định ”:
-Hệ thống “ đóng góp xác định ”: Hệ thống này xác định người lao động nên giành bao
nhiêu tiền cho tuổi già của mình chứ không phải là họ sẽ xứng đáng được nhận trợ cấp
là bao nhiêu. Ưu điểm của hệ thống này là nó không phải chịu bất cứ sự mất cân bằng
nào về tài chính và không bao giờ phải tăng mức đóng góp lên cả. Nhưng nhược điểm
của nó là do có rất nhiều rủi ro nên một số hoặc tất cả mọi người lao động có thể bị
2/4


Tạo nguồn

chấm dứt được nhận trợ cấp tuổi già, mức trợ cấp này thấp hơn rất nhiều so với mục
tiêu đã đặt ra.
- Hệ thống “ trợ cấp xác định ”: Ưu điểm chính của hệ thống này là nó cho phép người
lao động được bảo đảm về tài chínhởmức độ cao hơn ở tuổi già, tuy nhiên nhược điểm
của hệ thống này là đôi lúc gặp phải rắc rối về tài chính mà vấn đề này cần thiết phải
tăng mức đóng góp và hoặc giảm mức trợ cấp.
Quốc gia nào áp dụng ? . Hệ thống bảo hiểm xã hội mà có chế độ tuổi già ở hầu hết
các nước (trong đó có Việt Nam) là hệ thống bảo hiểm chế độ trợ cấp xác định. Trong
khi đó hệ thống tiết kiệm hưu trí bắt buộc ở Chile và Quỹ dự trữ quốc gia ở các nước
Malayxia và Singapore lại là những ví dụ điển hình về hệ thống bảo hiểm có mức đóng
góp xác định.
Nhiệm vụ của những người chịu trách nhiệm thực hiện là phải xác định được chính xác
những khoản chi phí chính đáng trong tương lai sẽ chi ra từ quỹ nhưng điều đó dường
như không thể bởi những thay đổi không tiên đoán trước được sẽ xảy ra. Do những ước
tính là không thể thực hiện được nên khi xác định mức đóng góp người ta phải xác định

thêm một lượng đủ để dự trữ cho các sự cố phát sinh làm tăng thêm các chi phí trong
tương lai. Hơn nữa, việc xác định mức trợ cấp lại không hoàn toàn mang tính kỹ thuật
mà còn liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội ( nghĩa là việc xác định mối quan hệ
giữa đóng và hưởng chỉ mang tính chất tương đối ).
Khi xác định mức đóng góp BHXH phải đảm bảo nguyên tắc:
• Phải cân bằng Thu - Chi.
• Lấy số đông bù số ít.
• Có dự phòng.
Khoản tiền đóng góp của những người tham gia BHXH cho quỹ BHXH được gọi là phí
BHXH :
Ptp = Ptt + Phc + Pdp
Trong đó: Ptp: phí toàn phần.
Ptt: phí thuần tuý.
Phc: chi phí hành chính.
Pdp: phần an toàn.
• Phí thuần tuý được dùng để chi trả trợ cấp các chế độ BHXH và đó là phần mà
những người lao động tham gia BHXH sẽ được nhận khi họ có đủ các điều kiện
3/4


Tạo nguồn

hưởng trợ cấp. Đây là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong quỹ BHXH việc xác
định phí thuần tuý liên quan trực tiếp đến mức trợ cấp BHXH. Thông thường,
mức trợ cấp càng cao thì phí thuần tuý cũng được tăng lên và ngược lại, tuy
nhiên điều này cũng không phải luôn đúng khi số lượng những đóng góp vào
quỹ là lớn và chỉ có số ít những người hưởng trợ cấp.
• Chi phí hành chính được dùng để trang trải cho các hoạt động sự nghiệp.
Những người thực hiện BHXH suy cho cùng họ không thể uống nước lã mà
sống ( thậm chí nước lã cũng mất tiền ) và thêm vào đó là các khoản chi phí để

xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng... Nguồn tài chính tài trợ cho các chi phí này là
từ quỹ BHXH. Chi phí hành chính bị ảnh hưởng bởi cả thời gian thành lập và
độ lớn của tổ chức BHXH. Các tổ chức BHXH mới thành lập thường có chi phí
hành chính cao hơn bởi những hệ thống này còn đang trong giai đoạn học hỏi
để hoạt động có hiệu quả. Những hệ thống BHXH nhỏ có chi phí hành chính
cao hơn gắn với mức đóng góp bởi vì những hệ thống này không thể thực hiện
lợi thế của tiết kiệm do mở rộng quy mô do những chức năng hành chính được
chuyên môn hoá cao hơn và khả năng dàn trải chi phí cố định đối với chi phí
hành chính ra cho nhiều người tham gia.
• Phần an toàn được thiết lập để đối phó với những biến cố xảy ra trong tương lai
và được dùng tới khi mức trợ cấp vượt quá so với dự tính.

4/4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×