Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.76 KB, 2 trang )

Quỹ tiền lương, Quỹ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn

Quỹ tiền lương, Quỹ bảo
hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,
Kinh phí công đoàn
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Quỹ tiền lương, Quỹ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn
*Quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương còn gọi là tổng mức tiền lương, là tổng số tiền mà doanh nghiệp cơ quan
tổ chức dùng để trả lương và các khoản phụ cấp có tính tiền lương cho toàn bộ công
nhân viên (thường xuyên và tạm thời) trong một thời kì nhất định.
Quỹ tiền lương bao gồm các khoản sau:
• Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm, tiền lương khoán.
• Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên
nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác, làm nghĩa vụ theo
chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học…
Ngoài ra trong tiền lương kế hoạch còn được tính các khoản tiền trợ cấp bảo hiểm xã
hội cho cán bộ công nhân viên trong thời kì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… Về
phương diện hạch toán, tiền lương trả cho công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất
được chia làm 2 loại:
+ Tiền lương chính.
+ Tiền lương phụ.
• Tiền lương chính là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian thực hiện
nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và khoản phụ cấp
kèm theo (phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực …)

1/2



Quỹ tiền lương, Quỹ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn

• Tiền lương phụ là tiền lương trả cho công nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác
ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên nghỉ được hưởng
theo chế độ quy định của Nhà nước (nghỉ phép, nghỉ vì ngừng sản xuất…)
Việc phân chia tiền lương thành lương chính, lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với
công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm.
Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm và
được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm.
Tiền lương phụ của công nhân sản xuất không gắn liền với từng loại sản phẩm nên được
hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm. Quản lý quỹ tiền lương của doanh
nghiệp phải trong quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm sử dụng hợp lý quỹ tiền lương, tiền thưởng thúc đẩy tăng năng suất lao
động, hạ giá thành sản phẩm sản xuất.
* Các các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn)
+ Quỹ bảo hiểm xã hội: được hình thành từ các nguồn sau đây (theo điều 149 Luật Lao
động )
Tổng quỹ BHXH là 20% trong đó người sử dụng lao động đóng 15%, người lao động
đóng 5% dùng cho các chính sách.

2/2



×