Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Khái quát về chế độ chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước vương quốc anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.41 KB, 32 trang )

Mục lục
I-

Giới thiệu tổng quan về Vương quốc Anh
1. Đặc điểm địa lý, lịch sử.
2.

II-

Diện tích dân số và trình độ phát triển kinh tế

Khái quát về chế độ chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước Vương quốc
Anh.
1. Chế độ chính trị.
2. Tổ chức bộ máy
a, Sơ đồ bộ máy nhà nước.
b, Hệ thống cơ quan lập pháp.
c, Hệ thống cơ quan hành pháp.
d, Hệ thống cơ quan tư pháp.

III-

Giới thiệu về nền hành chính Vương quốc Anh.
1. Thể chế nhà nước.
2. Tổ chức bộ máy hành chính.
a, Cơ cấu hành chính theo lãnh thổ.
b, Tổ chức bộ máy hành chính
3. Tổ chức nhân sự.
a,Khái niệm công chức
b, Tuyển dụng
c,Đào tạo bồi dưỡng


d, Đánh giá, đề bạt


e, Chế độ lương bổng
g, Kỷ luật
4. Tài chính công
IV-

Nhận xét đánh giá và bài học kinh nghiệm

V-

Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I – Giới thiệu tổng quan về vương quốc Anh
1. Đặc điểm địa lý, lịch sử


Vương quốc Anh là một quốc gia nằm ở phía Tây châu Âu, bao gồm các quần
đảo phía bắc đảo Ailen nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và biển Bắc.
Tọa độ địa lý: 540Bắc, 20Tây
Liên hiệp Vương quốc Anh được hình thành bởi Đại công quốc Anh (Great
Britain) – nước Anh, Xứ Uên (Wales), Xcốtlen (Scotland) – và Bắc Ailen
(Northern Ireland). Thủ đô của những vùng này là:
Nước Anh: Luân Đôn (London)
Xcốtlen: Ê-đin-bớt (Edinburgh)
Xứ Uên: Cu-đíp-phờ (Curdiff)
Bắc Ailen: Ben-phát (belfast)
Anh đã tồn tại một thể chế thống nhất từ thế kỷ thứ 10. Sự thống nhất giữa

Anh và xứ Uên bắt đầu từ năm 1284 với đạo luật Rhuddlan, đến năm 1536 được
chính thức hoá với Đạo luật thống nhất. Trong một Đạo luật thống nhất khác năm
1707, Anh và Xcốtlen thống nhất hợp nhất vĩnh viễn thành đảo Anh. Hợp nhất về
mặt pháp lý giữa đảo Anh và Ailen được thực hiện vào năm 1801 và thông qua tên
Liên hiệp Vương quốc Anh. Hiệp ước Anglo - Irish năm 1921 chính thức công
nhận một phần của Ailen; 6 tỉnh phía bắc của Ailen trở thành một phần của Vương
quốc Anh và gọi là Bắc Ailen. Năm 1927 tên Vương quốc Anh được thông qua.
Nước Anh (Great Britain), nền kinh tế công nghiệp và hàng hải thống trị của
thế kỷ 19, đóng vai trò hàng đầu trong phát triển nền dân chủ nghị viện và trong
việc thúc đẩy sự tiến bộ của văn học và khoa học. Thời kỳ hoàng kim, Đế quốc
Anh chiếm lĩnh hơn một phần tư bề mặt trái đất. Nửa đầu thế kỷ 20, sức mạnh của
nền quân chủ này giảm trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Nửa sau chứng kiến sự
tàn lụi của đế quốc Anh và Vương quốc Anh tái xây dựng thành một nước châu Âu
hiện đại và giàu có. Là một trong năm quốc gia thành viên của Uỷ ban an ninh
Liên hợp quốc, một thành viên sáng lập của NATO, và thuộc khối thịnh vượng
chung, Anh theo đuổi cách tiếp cận toàn cầu đối với chính sách ngoại giao; nước
này hiện đang tăng cường hội nhập với lục địa châu Âu. Là một thành viên của


EU, nước này vẫn đang nằm ngoài khu vực tiền tệ và kinh tế chung. Sự cải cách
hiến pháp cũng là một vấn đề quan trọng ở Anh. Nghị viện Xcốtlen, Quốc hội xứ
Uên và quốc hội Bắc Ailen được thiết lập năm 1999.
2. Diện tích, dân số và trình độ phát triển kinh tế
a,Diện tích:+ đất liền: 241.5900km2
+ biển: 3,230km2
b,Dân số:
Dân số của Vương quốc Anh tính đến giữa năm 2006 là khoảng 60,6 triệu
người. Trong đó: dân số nước Anh là 50.762.900 người, xứ Uên là 2.965.000
người, Xcotlen là 5.116.900, và Bắc Ailen là 1.741.600 người.
Số liệu điều tra năm 2009: 61.113.205 người

Mật độ dân số: 246.5 người/km2
Lực lượng lao động: 29,7 triệu người (nông nghiệp: 1%, công nghiệp: 25%,
dịch vụ: 74%).
Tỷ lệ biết chữ: 99%
c, Trình độ phát triển kinh tế
Vương quốc Anh là một cường quốc dẫn đầu về thương mại và tài chính.
Thành phố Luân-đôn là một trong những thị trường tài chính hàng đầu thế
giới.Trong hai thập kỷ qua Chính phủ đã giảm nhiều quyền sở hữu và theo đuổi sự
phát triển của các chương trình phúc lợi xã hội. Nông nghiệp được chuyên sâu, cơ
khí hóa cao và hiệu quả theo tiêu chuẩn Châu âu. Sản xuất 60% nhu cầu thực phẩm
chỉ với 1% lực lượng lao động.
Anh có nguồn than, khí ga tự nhiên và dự trữ dầu lớn; sản lượng năng lượng
chiếm khoảng 10% GDP, một tỷ lệ đóng góp cao nhất so với bất cứ nước công
nghiệp nào.


Dịch vụ, đặc biệt ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ kinh doanh, chiếm tỷ lệ đóng
góp lớn nhất trong GDP, trong khi công nghiệp tiếp tục giảm tầm quan trọng. Nền
kinh tế tăng trưởng cao.
Đồng tiền của Vương quốc Anh là đồng Bảng.
Thống kê
GDP (2006)
Tăng trưởng GDP (2006)
GDP theo đầu người

2.100 tỉ USD
2,75%
35.051$

(2006)

GDP theo lĩnh vực (2006)

Nông nghiệp (1%), công nghiệp (26%), dịch vụ

Tỉ lệ lạm phát (2006)
Lực lượng lao động (2006)
Lực lượng lao động theo

(73%)
2,3%
31 triệu
Dịch vụ (81%), công nghiệp (18%), nông nghiệp

ngành

(1%)

Tỷ lệ thất nghiệp (2007)
Các nghành công nghiệp

5,4%
Dụng cụ cơ khí,trang thiết bị công nghiệp, thiết bị

chính

khoa học, máy bay, xe motor, và các bộ phận điện tử,
máy tính, chế biến kim loại, sản xuất hóa chất, khai
thác than, dầu,giấy, chế biến thức ăn, sợi, quần áo, các

Xuất khẩu

Nhập khẩu

mặt hàng tiêu dùng khác
470 tỉ USD
600 tỉ USD

II – Khái quát về chế độ chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước
Vương quốc Anh
1. Chế độ chính trị
Chính trị Vương quốc Anh là một nền dân chủ nghị viện, vận hành theo chế độ
quân chủ lập hiến.Nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia, còn thủ tướng do Nữ hoàng bổ


nhiệm.Thủ tướng đảm nhiệm vị trí đứng đầu Chính phủ. Đây là hệ thống chính trị
đa nguyên với sự ủy thác một phần quyền lực cho xứ Xcốtlen, xứ Uên, và bắc
Ailen. Chế độ quân chủ là thiết chế lâu đời nhất trong hệ thống chính quyền ở
Vương quốc Anh(có lịch sử hang nghìn năm).
Về các đảng phái chính trị: Ở Vương quốc Anh có 3 chính Đảng chính, gồm
Công Đảng – hiện nay đang cầm quyền, Đảng Bảo Thủ và Đảng Dân chủ tự do.
Một số đảng phái chính trị nhỏ khác cũng có đại diện trong nghị viện Vương
quốc Anh và châu Âu, và trong các cơ quan chính quyền phân cấp ở Xcotlen, xứ
Uên và Bắc Ailen. Có một số Đảng theo đường lối dân tộc chủ nghĩa ở Xcotlen Đảng dân tộc Xcotlen và ở xứ Uên – Đảng Plaid Cymru.
2. Tổ chức bộ máy nhà nước
a, Sơ đồ bộ máy nhà nước
Hoàng gia
(Vua-Nữ hoàng)

Cơ quan lập pháp
(Nghị viện)


Thượng
viện

Hạ viện

Cơ quan hành pháp
( Chính phủ)

Nội các

Các Bộ

Chính quyền
địa phương

b, Nữ hoàng

Cơ quan tư pháp
(Tòa án)

Tòa TƯ

Tòa ĐP


Nguyên thủ quốc gia (Vua hoặc Nữ hoàng) được thiết lập theo nguyên tắc thế
tập (truyền ngôi), có quyền lực rất hạn chế. Nguyên thủ quốc gia Vương quốc Anh
hiện nay là Nữ hoàng (Nữ hoàng Elizabeth II) - tượng trưng cho sự thống nhất và
vững bền của dân tộc, đại diện cho quốc gia. Nữ hoàng là người đứng đầu cơ quan
lập pháp và hành pháp, là tổng chỉ huy lực lượng vũ trang, được trao khá nhiều

quyền lực, như ký kết các điều ước quốc tế, bổ nhiệm Thủ tướng và các bộ trưởng,
các thẩm phán của Tòa án, bổ nhiệm các chức vụ nhà nước và tôn giáo, ra lệnh ân
xá, triệu tập Nghị viện, giải tán Nghị viện; đại diện cho nước Anh trong quan hệ
quốc tế, nhưng trên thực tế quyền lực đó mang đậm tính chất hình thức. Chẳng
hạn, Nữ hoàng được quyền bổ nhiệm Thủ tướng chính phủ nhưng người đó không
thể ai khác là thủ lĩnh của đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện. Hoặc bổ nhiệm
các thẩm phán theo đề nghị của Thủ tướng hoặc chủ tịch Thượng nghị viện.
b, Hệ thống cơ quan lập pháp
- Cơ quan lập pháp là Nghị viện. Người đứng đầu Nghị viện là Nữ hoàng Anh. Nữ
hoàng Anh có quyền giải tán Nghị viện nếu Thủ tướng đề nghị.

Cung điện Westminster, trụ sở Nghị viện Anh

- Nghị viện Anh bao gồm hai viện: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện.
+ Thượng nghị viện gồm 1.200 thành viên không bầu cử. Thượng viện có hai loại
thượng nghị sĩ: các huân tước tinh thần và các huân tước thế tục.Khác các Nghị viên
của Hạ viện, các Thượng nghị sĩ được chỉ định suốt đời và không đại diện cho một
đảng phái nào. Chức năng lập pháp chính của Thượng viện là nghiên cứu và xem xét
các dự thảo luật của Hạ viện. Thượng viện đóng vai trò là tòa phúc thẩm cao nhất.
Thông thường Thượng viện không có quyền ngăn cản các dự luật trở thành luật
chính thức nếu Hạ viện nhất quyết bảo lưu ý kiến.
+ Hạ viện bao gồm 659 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu,
gọi là các Nghị sỹ, nhiệm kỳ 5 năm có quyền lực lớn hơn Thượng viện rất nhiều. Ở
Anh, khi nói tới “Nghị viện” thì điều đó thường đồng nghĩa với Hạ viện. Cuộc tổng


tuyển cử vào Hạ viện không chỉ đơn thuần là chọn lựa ra những người sẽ tham gia
tranh luận tại Nghị viện mà đó là còn là thiết chế quyết định xem đảng phái nào là
đảng cầm quyền. Đảng phái nào chiếm đa số ghế tại Hạ viện sẽ có quyền đề cử
những người lãnh đạo ra nắm Chính phủ. Vai trò của Thượng viện chỉ là phúc

quyết các dự luật đã được Hạ viện thông qua và chỉ có quyền trì hoãn việc ban
hành một số dự luật nhất định.
- Nghị viện có quyền xây dựng luật mới, thay thế các luật hiện hành, chuyển các
hiệp ước thành luật, hay bãi bỏ các hiệp ước đã có. Nghị viện cũng là cơ quan duy
nhất có quyền kiểm soát hoạt động của ngành hành pháp và nền hành chính: Tất cả
các bộ trưởng đều chịu trách nhiệm tập thể trước Nghị viện về tổng thể chính sách
của Chính phủ, và từng Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc nội bộ
của mình. Các bộ trưởng thuộc Nội các có thể bị bãi nhiệm nếu hoạt động của họ
không được Nghị viên tán thành.
- Các dự luật quan trọng do Chính phủ chuẩn bị và trình Nghị viện. Sau khi đã
được cả hai viện nhất trí, dự luật được trình lên Nữ hoàng phê chuẩn thông qua
thành luật.
c, Hệ thống cơ quan hành pháp
Cơ quan hành pháp là Chính phủ. Chính phủ thực thi quyền lực của mình trên
cơ sở các đạo luật do Nghị viện ban hành. Mọi sự thực thi quyền hành pháp của
Chính phủ, Thủ tướng và các bộ trưởng phải tuân theo nguyên tắc “Hành chính
phải hợp pháp”; có nghĩa là nó phải phù hợp với các đạo luật do Nghị viện ban
hành và các án lệ với tính chất là các luật bất thành văn.
Chính phủ thực hiện chức năng hành pháp – quản lí, điều hành mọi mặt của
đời sống xã hội. Ở các thẩm quyền cụ thể, Chính phủ đưa ra các sáng kiến lập
pháp, định hướng hoạt động của Nghị viện; lãnh đạo chung về các công việc đối
ngoại, bảo đảm an ninh quốc gia, tiến hành đàm phán và ký kết các điều ước quốc
tế trước khi trình Nghị viện phê chuẩn các điều ước đó. Bên cạnh đó, Chính phủ
cũng chịu trách nhiệm giải quyết và thực hiện các chính sách nhà nước trong lĩnh
vực kinh tế,văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, chính sách xã hội.


Chính phủ Anh Quốc bao gồm các bộ ngành, đứng đầu là Bộ trưởng, thường
cũng là thành viên Nội các. Các quyết định của Bộ trưởng được thực thi bởi một
bộ máy thường trực, trung lập về khuynh hướng chính trị , gọi là cơ chế dịch vụ

công.
Dưới các bộ là các chính quyền địa phương.
d, Hệ thống cơ quan Tư pháp
Cơ quan tư pháp là hệ thống tòa án – các cơ quan độc lập trong cơ chế quyền
lực nhà nước, thực hiện chức năng xét xử. Hệ thống tòa án được chia thành Tòa án
Trung ương và các tòa án địa phương. Đặc trưng nhất của hệ thống tòa án Anh
quốc là không chia thành các tòa án hình sự, tòa án dân sự, tòa án hành chính.
Các tòa địa phương gồm có: Tòa hòa giải; Tòa án vùng (quận) và các Tòa án
khác.Tòa án trung ương: là Tòa án tối cao được thành lập vào năm 1873. Hiện nay
tòa án này được tổ chức và hoạt động theo luật về tòa án tối cao năm 1925 và năm
1970. Tòa án này được chia thành 3 bộ phận: Tòa kháng án, Tòa nhà vua và Tòa
tối cao.
Ở Anh không có hệ thống các cơ quan công tố. Thay vào đó là hệ thống các
luật sư phát triển, đặt dưới sự lãnh đạo của ông Tổng chưởng lý.
Cơ quan xét xử cao nhất là Thượng nghị viện, đóng vai trò là Tòa Phúc thẩm
tối cao. Nó không xét xử sơ thẩm mà chỉ xem xét các bản án, quyết định của tất cả
các tòa án bị kháng án. Thượng nghị viện cũng là cơ quan xét xử các quan chức
cao cấp của nhà nước từ hàm Bộ trưởng đến Thủ tướng và cả nhà Vua. Tất cả các
tòa án ở Anh đều đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Thượng nghị viện – là Chánh
án Tòa án cao cấp. Các thẩm phán của Tòa án tối cao Anh đều do nhà vua bổ
nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng chinh phủ hoặc của Chủ tịch Thượng nghị viện.

III – Giới thiệu về nền hành chính Vương quốc Anh
Nói đến nước Anh là nói đến một nước có đời sống văn hóa và di sản nghệ
thuật hết sức phong phú và đa dạng, Vương quốc Anh là quê hương sản sinh ra
một cộng đồng các nhà khoa học và công nghệ tài năng và giàu sức sáng tạo... Anh


còn là nước có lịch sử nền hành chính lâu đời nhất, được rất nhiều quốc gia trên thế
giới học hỏi thành công.

1. Thể chế nhà nước
Vương quốc Anh là nước theo hình thức
chính thể quân chủ lập hiến có Hiến pháp
không thành văn, song có các bộ luật mang tính
hiến pháp. Tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập.
Các văn kiện mang tính hiến pháp có tính

Huy hiệu chính quyền Anh

quan trọng nhất định bao gồm: Đại hiến chương Vương quốc Anh ( the Magna
Corta - 1215) bảo vệ quyền công dân trước nhà vua; đạo luật về nhân quyền ( the
Bill of Rights - 1698) quy định quyền hạn của Nghị viện; và đạo luật cải cách
(Reform Act - 1832) quy định về việc cải cách hệ thống cơ quan trực thuộc Nghị
viện. Luật chung (Common law)(tập quán pháp và tiền lệ pháp). Ước lệ là các quy
tắc xử sự không mang tính bắt buộc, nhưng lại không thể thiếu trong hoạt động của
cơ quan hành pháp.

2. Tổ chức bộ máy hành chính
a, Cơ cấu hành chính theo lãnh thổ
Vương quốc Anh gồm 47 hạt, 7 hạt thuộc thủ đô; 26 quận, 9 vùng; 3 khu vực
đảo.
Trong đó: + Anh: 39 tỉnh và 7 tỉnh thành.
+ Bắc Ailen: 26 quận.
+ Xcốtlen: 9 vùng và 3 khu vực đảo.
+ Xứ Uên: 8 tỉnh.


b, Tổ chức bộ máy hành chính
Bộ máy hành chính của Anh: Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, đứng

đầu là Thủ tướng chính phủ. Trong Chính phủ có một cơ quan gọi là Nội các-bao
gồm Thủ tướng và Bộ trưởng của một số bộ quan trọng, quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước. Ngoài ra còn có các Bộ và chính quyên địa phương.
b.1: Chính phủ
Chính phủ thực thi quyền lực của mình trên cơ sở các đạo luật do Nghị viện ban
hành. Thông thường Chính phủ được thành lập sau mỗi cuộc bầu cử Quốc hội (Nghị
viện). Nữ hoàng Anh quyết định người đứng đầu Chính phủ-Thủ tướng. Theo đề
nghị của thủ tướng, Nữ hoàng Anh bổ nhiệm những thành viên còn lại của Nội các
và của toàn bộ Chính phủ.
Trong cơ cấu của quyền hành pháp, Chính phủ chiếm một vị trí đặc biệt. Chính
phủ Anh có một cơ quan gọi là “Nội các”, gồm có Thủ tướng và một số Bộ trưởng
của các bộ quan trọng. Chính phủ và nội các không đồng nghĩa với nhau, Chính
phủ bao gồm tất cả các Bộ trưởng, trong khi Nội các chỉ bao gồm một số Bộ
trưởng có ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống chính trị quốc gia.
b.2:Thủ tướng chính phủ
-

Thủ tướng Anh đóng vai trò chủ đạo trong nội các và chính phủ, trực tiếp
lãnh đạo hoạt động của các cơ quan đó, ngoài ra
Thủ tướng còn lãnh đạo các bộ trọng yếu và các cơ
quan ngang bộ. Thủ tướng Anh là cố vấn chính của
Nữ hoàng và đảm nhiệm chức năng đại diện nhà
nước trong quan hệ quốc tế. Thủ tướng quy định
phạm vi những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết
của Nội các chính phủ, xác định đường lối chính
sách, chiến lược chung, lãnh đạo công việc của các
ủy ban thường trực đệ trình lên Nữ hoàng thành

Gordon-Brown, Thủ
tướng đương nhiệm


phần của Nội các để Nữ hoàng bổ nhiệm, quyết định thải hồi các Bộ trưởng,
quyết định việc giải tán chính phủ, chỉ đạo hoạt động sáng kiến lập pháp của


Nội các. Thủ tướng có quyền can thiệp vào bất cứ lĩnh vực nào thuộc quản lí
Nhà nước. Thực tế cho thấy Thủ tướng đóng vai trò chủ đạo trong hoạch định
chính sách các lĩnh vực đối ngoại, kinh tế và những lĩnh vực quan trọng khác
của đời sống đất nước.
-

Thay mặt Nữ hoàng, Thủ tướng thực hiện một số quyền hạn: bổ nhiệm một
số quan chức cao cấp của Nhà nước, triệu tập và giải tán Quốc hội, tuyên bố
chiến tranh và ký kết hòa bình.

-

Để đảm bảo cho hoạt động của mình có hiệu quả, Thủ tướng sử dụng ban thư
kí riêng. Ban thư kí riêng của Thủ tướng có thành phần không cố định và
thường xuyên được đổi mới, đó là những chuyên viên dân sự cao cấp, chức
năng của ban thư kí là đảm bảo mối liên hệ giữa Thủ tướng với các thành
viên Nội các, với các bộ, các cơ quan ngang bộ, chuẩn bị dữ liệu thông tin,
thống kê phân tích. Trong ban thư kí riêng có chức danh thư kí về liên lạc với
nhiệm vụ của thư kí này là thông tin cho công chúng các chính sách, đường
lối của chính phủ, gặp gỡ nhà báo, tổ chức họp báo vv…

-

Thủ tướng đương nhiệm của Anh hiện nay là ông Gordon Brown-từ ngày 27
tháng 6 năm 2007


b.3: Nội các
Nội các là hạt nhân lãnh đạo của Chính phủ Anh, quyết định mọi quyết sách
quan trọng; các cơ quan bạo lực như quân đội, cảnh sát chịu sự chỉ huy và kiểm
soát trực tiếp của Nội các, Quốc hội và vua Anh cũng chịu sự kìm chế của nó.
Nội các là then chốt của toàn bộ cơ cấu hành chính nhà nước. Trong đó phiên
họp thường kỳ của Nội các, các vấn đề quan trọng nhất của nhà nước được đưa
vào thảo luận và thông qua, sau đó các quyết định này được trao cho các thành
viên của Chính phủ để thực hiện. Do có sự khác nhau giữa khái niệm Chính phủ”
và “Nội các” cho nên các Bộ trưởng cũng được chia thành: Bộ trưởng thành viên
của Nội các, Bộ trưởng không phải là thành viên của nội các.
Thành phần nội các trong Chính phủ Anh.


Nội các của chính phủ Anh là cơ quan có cơ cấu quyền hạn chủ yếu được
quy định bởi những hiệp định hiến pháp. Theo thống kê, nội các Anh do
đảng chiếm đa số trong Hạ viện đứng ra tổ chức. Thành phần của nội các do


đích thân Thủ tướng ấn định, thường từ 16 đến 24 người. Những nhân vật
tương đối quan trọng của Đảng cầm quyền đều được mời vào nội các và giữ
những chức vụ quan trọng.


Nội các gồm Thủ tướng và các bộ trưởng (Quốc vụ khanh) các bộ phận quan
trọng. Trong nội các nhất thiết phải có các Bộ trưởng: Bộ Tài chính, Bộ nội
vụ, Bộ ngoại giao, Bộ quốc phòng, Bộ Thương mại.




Những Bộ trưởng không phải là thành viên nội các có thể tham gia vào phiên
họp của nội các theo lời mời riêng để xem xét những vấn đề liên quan đến bộ
mình phụ trách.



Trực thuộc Nội các có một số ủy ban thường trực thực thi các chính sách cơ
quản của Nhà nước. Số lượng các ủy ban do Thủ tướng ấn định. Thủ tướng
quyết định thành lập mới hay bãi bỏ các ủy ban. Thường có 20 ủy ban
thường trực hoạt động các công việc phụ trợ giúp các ủy ban do các cộng tác
viên của ban thư ký nội các đảm nhiệm. Chủ tịch các ủy ban tối quan trọng
là Thủ tướng, còn chủ tịch các ủy ban khác do Thủ tướng bổ nhiệm. Những
ủy ban quan trọng nhất là: Quốc phòng, đối ngoại, chiến lược kinh tế, chính
sách đối nội, pháp luật. Các ủy ban này có nhiệm vụ soạn thảo sơ bộ những
vấn đề có liên quan đến chính sách cơ bản của nhà nước sẽ được đưa ra thảo
luận trong các phiên họp của Nội các.



Nội các có văn phòng giúp việc, văn phòng Nội các là cơ cấu giúp việc, phụ
trách, sắp xếp chương trình nghị sự của nội các, ghi biên bản hội nghị Nội
các, giữ mối liên hệ giữa Chính phủ với các bộ, phụ trách biên tập và phân
phát các báo cáo tình hình thực hiện các nghị quyết của Nội các. Cơ cấu
dưới văn phòng Nội các gồm các cục thống kê trung ương và tổ sử liệu. Cục
thống kê trung ương phụ trách thu thập từ các bộ những tư liệu thống kê có
liên quan đến kinh tế quốc dân và tiến hành phân tích biên tập nhằm giúp
chính phủ hoạch định các chính sách tài chính kinh tế. Nhiệm vụ của tổ sử
liệu là phụ trách biên tập lịch sử chiến tranh, lịch sử chính phủ.
Quyền hạn của Nội các




Quyền hạn thực tế của Nội các gồm: lãnh đạo chung bộ máy hành chính,
phối hợp hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, các phương hướng cơ bản
của chính sách nhà nước, tham gia vào việc chuẩn bị các dự thảo pháp luật


để đưa ra thảo luận trước Quốc hội (Nghị viện) ban hành các văn bản thuộc
phạm vi thẩm quyền của mình. Vai trò quan trọng trong hoạt động của nội
các là lãnh đạo hệ thống cơ quan quản lí trung ương. Nội các quy định
những phương hướng cơ bản trong hoạt động của các cơ quan đó, giải quyết
tranh chấp giữa chúng. Các thành viên của Nội các giữ vai trò lãnh đạo của
Bộ mình. Bộ trưởng chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ mình, trình bày
trước Quốc hội các vấn đề có liên quan tới phạm vi hoạt động của bộ, tiến
hành đàm phán với các bộ khác. Công việc của Nội các do bộ máy của nội
các đảm nhiệm gồm có Ban thư kí, Ban thống kê trung ương. Dưới sự lãnh
đạo của Thủ tướng, Ban thư kí phối hợp các hoạt động của Nội các với chính
phủ và các ủy ban thường trực. Ban thư kí chuẩn bị báo cáo cho Thủ tướng,
cùng Thủ tướng chuẩn bị chương trình làm việc và các tài liệu cho phiên họp
của Nội các và cuộc họp của ủy ban, phân tích tài liệu và quyết định của Nội
các, của các ủy ban cho cán bộ, kiểm ra việc thực hiện quyết định của Nội
các, của các bộ, ban thư kí có quyền yêu cầu bộ trưởng các bộ cung cấp bất
cứ tài liệu nào để thu thập thông tin theo các vấn đề khác nhau.


Đứng đầu ban thư kí là Thư kí Nội các, chức vụ này do chuyên viên nhân sự
cao cấp đảm nhiệm. Ngoài ra còn có Thư kí thường trực, các phó thư kí
thường trực và trợ lý. Tất cả các chức vụ này đều do các chuyên viên dân sự
đảm nhiệm. Các chuyên viên này giữ vị trí quan trọng trong công việc của
Nội các và của các ủy ban.




Nội các thường họp trong dinh Thủ tướng. Thành phần tham gia ngoài các
thành viên Nội các còn có Thư kí Nội các, các thư kí và phó thư kí thường
trực và các trợ lí, các Bộ trưởng phải là thành viên của Nội các nhưng sẽ
được thảo luận các vấn đề có liên quan đến bộ đó trong cuộc họp, các giám
định viên cũng có thể được mời tham gia để kiểm tra những vấn đề cụ thể.



Trong cuộc họp không ghi biên bản chi tiết. Việc biểu quyết cũng ít khi được
tiến hành, nếu có thì cũng không quy định bao nhiêu phiếu thuận thì quyết
định được thông qua. Ở đây, Thủ tướng đóng vai trò quyết định, thường cuối
cuộc thảo luận, Thủ tướng tóm tắt kết quả thảo luận tổng hợp các ý kiến và
tuyên bố quyết định của Nội các. Tất cả các tài liệu của Nội các được coi là
sở hữu của Nội các không phải chuyển cho Nội các mới.



Hoạt động của Nội các Anh là hoạt động kín. Văn bản “về tài liệu quốc gia”
năm 1967 cấm tiết lộ nội dung biên bản của Nội các trong vòng 30 năm.


Thành viên của Nội các là thành viên của Hội đồng cơ mật, họ phải tuyên
thệ không tiết lộ thông tin có liên quan đến hoạt động của Nội các.
b.4: Các bộ và chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu một số bộ điều hành
Các Bộ:
Bộ tài chính; Bộ Ngoại giao; Bộ nội vụ; Bộ Quốc phòng; Bộ Môi trường; Bộ
Giáo dục và Khoa học; Bộ Nông nghiệp, ngư nghiệp và thực phẩm; Bộ Công việc

Xcốtlen; bộ bắc Ailen; Bộ Xứ Uên; Bộ tài nguyên và năng lượng; Bộ y tế và bảo
hiểm xã hội; Bộ quản lý và quản chức dân sự; bộ Thương nghiệp; Bộ Công nghiệp;
Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng và quản lý đô thị; Bộ việc làm; Văn phòng Nội
các.
Các bộ ở Anh khác nhau rất nhiều về phạm vi; về vị trí và tính chất công việc.
Sự phân công công việc giữa các bộ một phần theo truyền thống, phần khác do
những yêu cầu mới đặt ra cho công tác của Chính phủ. Thủ tướng là người bổ nhiệm
các bộ trưởng và có thể bãi nhiệm họ vào bất cứ thời điểm nào. Theo thể chế và
truyền thống , tất cả các bộ trưởng đều phải trung thành với đảng cầm quyền và chịu
trách nhiệm tập thể trước các chính sách của Chính phủ. Họ không được thể hiện
công khai việc không đồng tình với các chính sách của Chính phủ. Ngoài trách
nhiệm trước các cử tri với tư cách là các Nghị viên thuộc Nghị viện.
Các Bộ trưởng ở Anh được xem là các chính sách trị gia, quyết định đường lối
và chính sách chung của bộ. Người đứng đầu công vụ của mỗi bộ là Thư ký thường
trực.
Trong chính phủ Anh có 4 nhóm Bộ trưởng sau:


Bộ trưởng lãnh đạo các Bộ gọi là Quốc vụ khanh.



Bộ trưởng không phụ trách Bộ nào gọi là Bộ trưởng không bộ (Bộ
trưởng không cặp).



Bộ trưởng Nhà nước, là các thứ trưởng hay người đứng đầu cơ quan trực
thuộc Bộ.




Bộ trưởng thư ký-Thư ký Nghị viện phụ trách việc đảm bảo thông tin
giữa Bộ trưởng và Nghị viện


Bộ quốc phòng:
Bộ Quốc phòng, thành lập năm 1947. Sau khi bộ Quốc phòng thành lập, các bộ:
Bộ Lục quân, Bộ Hải quân, Bộ Không quân trước đây vẫn tồn tại độc lập. Đến năm
1964, cư cấu Quốc phòng cải tổ, các bộ: lục, hải, không quân mới ghép vào bộ Quốc
phòng.
Bộ Quốc phòng là một trong những bộ lớn nhất trong các bộ của chính phủ nước
Anh. Cơ cấu tổ chức chủ yếu gồm có: Bộ Tham mưu quốc phòng, Bộ Tham mưu
Hải quân, Bộ tổng tham mưu, Bộ tham mưu không quân, Bộ Tham mưu khoa học,
Bộ tham mưu nhân công và hậu cần, Bộ Hải quân, Bộ Lục quân, Bộ Không quân,
Cục khí tượng, tổ chức giữa các quân chủng và tổ chức hỗ trợ, Bộ khai thác, Bộ tổ
chức tiêu thụ quốc phòng, cơ cấu nghiên cứu và phát triển, phòng quản lý Hải quân,
phòng quản lý quân giới.
Bộ Nội vụ:
Được thành lập chính thức năm 1782. Bộ Nội vụ có thể nói là một bộ “tạp vụ”.
Nó không giống như nhiều bộ khác chủ quản các công việc có tính chất đơn giản.
Bộ trưởng Nội vụ được gọi là “kênh liên hệ giữa Nữ hoàng với thần dân” phần
lớn chiếu thư của nhà vua được ông trực tiếp kí mới có hiệu lực. Ông chủ quản việc
đệ trình lên vua Anh các loại giấy tờ trình và tố tụng, khi ông thấy cần thiết mới đệ
trình những văn kiện ấy lên vua Anh. Ngoài ra, bộ Nội vụ còn phụ trách việc sau
đây: quản lí eo biển, quần đảo của lãnh vực hoàng gia; phụ trách quản lý kiều dân;
đăng kí cử tri và dám sát bầu cử; quyết định và đề xuất yêu cầu dẫn độ tội phạm chạy
trốn, công bố những văn bản cho phép đặc biệt việc phong tặng mới về quý tộc;
giám sát việc chấp hành lệnh của các xí nghiệp, cửa hàng, sòng bạc và nơi vui chơi,
quản lý các nghĩa địa, chất ma túy, giải phẫu tử thi, chất nổ có liên quan và các sự

việc tương tự khác.
Bộ Nội vụ là công cụ trực tiếp nhất của nhà nước trấn áp và duy trì sự thống trị,
có nhiệm vụ chủ yếu nhất là quản lí công việc giám sát và giám ngục, duy trì pháp
luật và trật tự. Chức năng và quyền hạn của bộ Nội vụ là: trực tiếp quản lý cảnh sát
thủ đô Luân Đôn phê chuẩn việc bổ nhiệm của nhà đương cục chủ quản cảnh sát đối


với cục trưởng, xác định việc lựa chọn người cầm đầu và nhân viên cấp dưới của khu
vực cảnh sát thủ đô và báo cáo lên Nữ hoàng bổ nhiệm, quản lí nhà tù quốc gia và
nhà tù các đô thị, xử lí các tội phạm bao gồm tội phạm thành niên, phụ trách giám sát
hoãn thi hành án và thả tội phạm, tổ chức dân phòng, quản lý công tác phòng cháy
chữa cháy; có trách nhiệm một phần tư pháp không do quan tòa xử lí, như tổ chức
tòa án an toàn, dự thảo pháp luật về hình sự vv…
Bộ Nội vụ gồm các đơn vị như sau: Vụ hình sự, hoãn thi hành án và sắp xếp, vụ
chữa cháy và cảnh sát, vụ quảng trường, kế hoạch khu vực xã hội, vụ cơ hội bình
đẳng, vụ di dân và quốc tịch, vụ dám sát nhà tù, vụ biên chế, tài chính và tổng hợp.
Nhân viên công tác của Bộ Nội vụ gồm 28.962 người.
Bộ ngoại giao và công tác liên bang.
Năm 1968 bộ ngoại giao và Bộ quan hệ Liên bang ghép lại thành Bộ ngoại
giao và công tác Liên bang. Tháng 10-1970, chính phủ E. Health cải tổ, đặt bộ phát
triển hải ngoại dưới sự lãnh đạo của Bộ ngoại giao, về sau chính phủ Công đảng lại
tách Bộ phát triển hải ngoại thành một bộ độc lập, Chính phủ của bà Thát-chơ lại
ghép nó vào Bộ ngoại giao.
Chức năng chủ yếu của Bộ ngoại giao:
-

Thông qua quan chức ngoại giao, làm cho Chính phủ Anh duy trì sự tiếp xúc
với chính phủ các nước, và các tổ chức quốc tế, nhằm tiến hành đàm phán và

-


thảo luận mọi công việc thuộc phạm vi quan hệ quốc tế.
Làm cho Chính phủ Anh thích ứng với tình hình phát triển tại hải ngoại.
Bảo về lợi ích của nước Anh tại hải ngoại.
Bảo vệ công dân nước Anh tại hải ngoại.
Trình Chính phủ và tuyên truyền ở nước ngoài về chính sách của nước Anh
và bất cứ nơi nào có thể, lập quan hệ với chính phủ và nhân dân các nước khác
Ngoài ra Bộ ngoại giao và công tác Liên bang còn phụ trách giải quyết công

việc liên quan đến quan hệ đối ngoại và công việc của Liên hiệp Anh.
Quyền quyết định chính sách ngoại giao trước đây là đặc quyền của Vua Anh,
ngày nay do Nội các nắm giữ, đặc biệt là Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ ngoại giao
thao túng. Mọi quyết sách quan trọng về ngoại giao, sau khi được vua Anh đồng ý
về mặt hình thức, Quốc hội chỉ có quyền chất vấn chứ không được quyền can
thiệp.
Bộ trưởng Bộ ngoại giao và công tác Liên bang chịu trách nhiệm giải quyết
công việc ngoại giao, lãnh đạo các sứ quán và thương vụ cũng như các cơ quan


phát triển hải ngoại ở nước ngoài. Khi chấp hành chính sách, Bộ trưởng bộ ngoại
giao có thể độc lập hành động, duy trì sự tiếp xúc trực tiếp với đại diện ngoại giao
nước ngoài và các nước Liên bang Anh và phụ trách giải quyết quan hệ giữa Anh
với Liên hợp quốc.
Bộ trưởng Bộ ngoại giao và công tác Liên bang luôn luôn có địa vị đặc biệt
quan trọng trong Nội các, vì vậy Bộ trưởng thường là do người lãnh đạo quan
trọng của đảng cầm quyền đảm nhiệm. Trợ lý của Bộ trưởng bộ ngoại giao và công
tác Liên bang có Bộ trưởng phát triển hải ngoại, Bộ trưởng ngoại vụ và Phó quan
công tác quản lý và Phó quan thường trực. Dưới Phó quan còn có các cấp phó và
trợ lý Phó quan, dưới nữa còn có các cơ cấu như cục, vụ, phòng.
Bộ Tài chính:

Trong các Bộ của Chính phủ, Bộ Tài chính được thành lập sớm nhất. Vì Bộ Tài
chính có vị trí quan trọng trong các Bộ của Chính phủ nên Bộ trưởng Bộ Tài chính
là một trong những Bộ trưởng quan trọng nhất. Người giúp việc cho Bộ trưởng Bộ
Tài chính có Phó quan thứ nhất, Bộ trưởng quốc vụ, Phó quan công tác quản lý,
Phó quan tài vụ và phó quan thường vụ.
Chức chức năng chủ yếu của Bộ Tài chính là:
- Giám sát tài chính: Chức năng này bao gồm: thu và quản lý thuế và thu các
hoản thu nhập khác; kiểm soát chi tiêu công cộng, soạn thảo và thẩm tra
các dự toán trình lên Quốc hội thảo luận; sắp xếp, cung ứng tiền vốn cần
thiết cho công vụ hàng ngày, đề xuất và thực hiện các biện pháp liên quan
đến công trái, tiền tệ và ngân hàng; quy định các mẫu đăng ký tài khoản
công cộng.Việc giám sát tài chính của bộ tài chính đối với các bộ ngành
trong chính phủ chủ yếu là kiểm soát các dự toán.Các dự toán của các
ngành cần phải được Bộ tài chính phê duyệt và sau khi nộp các thảo luận,
mới có thể đệ trình lên Quốc hội. Sự giám sát này làm cho vị trí của Bộ tài
chính thường vượt lên trên các bộ khác và giống như Văn phòng Nội các và
Bộ công tác quan chức dân sự, Bộ Tài chính có vị trí như là tổ chức hạt
-

nhận của Chính phủ.
Điều phối chính sách kinh tế, chức năng này chủ yếu gồm có: chế định và
giám sát việc thực hiện kế hoạnh phát triển; khi thực hiện kế hoạch, điều
phối hoạt động của các mặt kinh tế, điều phối mọi chính sách kinh tế có
liên quan đến phát triển công nghiệp; phân phối vật tư; điều hòa quan hệ
khu vực trong phương án phát triển.
Bộ Tài chính là cơ cấu chỉ đạo và giám sát, chứ không phải là cơ cấu thu
chi thực tế về tài chính . Phụ trách thu và chi thực tế về tài chính là một số


cơ cấu độc lập khác. Những cơ cấu này có quan hệ rất gắn bó với Bộ Tài

chính.
Những cơ cấu đó gồm có:
Văn phòng Bộ trưởng kế toán, là cơ cấu xuất chi của Chính phủ, có chức trách
làm người đại lý trả tiền của các cơ quan Chính phủ ngoài phần nhập hàng năm.
Các khoản chi của đa số bộ ngành đều căn cứ vào các hóa đơn xuất chi của Văn
phòng Bộ trưởng kế toán. Văn phòng này còn phụ trách định kỳ trả tiền dưỡng già
cho công chức nhân dân, quan chức dân sự, giáo viên và thành viên cơ quan công
nghiệp, y tế quốc dân và tiền hưu trí, tiền tuất, tiền dưỡng già cho sĩ quan quân đội,
lực lượng vũ trang, vợ góa của họ.
Văn phòng kiểm tra kiểm toán, là cơ cấu kiểm tra tài chính. Người phụ trách
chủ yếu của cơ quan này là Trưởng kiểm tra kiểm toán. Chức trách chủ yếu là thẩm
tra tài khoản cấp phát, nhằm bảo đảm tài khoản được dùng đúng như Quốc hội đã
phê duyệt.
Ngân hàng England là ngân hàng trung ương của nước Anh. Nó có tác dụng
như là “ngân sách của các nhà ngân hàng” đối với Chính phủ. Nó là cơ cấu phát
hành và đăng ký của khoảng 200 loại chứng khoán, nó là người đại lý của Chính
phủ, thực hiện nghiệp vụ quản lý hối đoái. Nó là đại diện cho Bộ Tài chính quản lý
“quỹ ổn định ngoại tệ”, lợi dụng sức mạnh tiền vốn của quỹ ổn định ngoại tệ tiến
hành can thiệp trong thị trường ngoại tệ, nhằm ngăn chặn tỷ giá hối đoái bảng Anh
dao động không bình thường.
Ủy ban phát triển kinh tế quốc dân là cơ quan tư vấn kinh tế giữa chính phủ
với người lao động, nhà tư bản. Chủ yếu là ngiên cứu con đường nâng cao hiệu
quả công nghiệp, thảo luận tình hình hoàn thành quy hoạch kinh tế quốc dân lâu
dài, nghiên cứu hiệu quả, triển vọng của các ngành công nghiệp.
Chức năng chủ yếu của Bộ công vụ
- Phụ trách quản lý quan chức dân sự, bao gồm chính sách và tổng kế hoạch
tuyển dụng, huấn luyện, đề bạt, phúc lợi thôi việc.
- Quyết định số lượng, tiền lương, tiền dưỡng già và điều kiện phục vụ của công
chức, điều hòa tiền với tiền lương và tiền dưỡng già trong xã hội.
- Bộ công vụ gồm có 5 nhóm: nhóm Trung ương, nhóm tuyển dụng, nhóm quản

lý, nhóm tiền lương và nhóm quản lý nhân viên. Dưới nhóm tuyển dụng có Ủy ban
tuyển chọn quan chức dân sự. Ngoài ra, Bộ công vụ còn lãnh đạo học viện huấn
luyện quan chức dân sự.
Chức năng chủ yếu của Bộ môi trường
- Chủ quản quy hoạch khai thác khu vực và lợi dụng đất đai có tính khu vực, điều
phối thiết kế thành thị.
- Kiểm soát môi trường ô nhiễm


- Chủ quản chính sách nhà ở và thu gọn tiền vốn, dặt kế hoạch, quản lý tài vụ và
quy chế xây dựng về nhà ở
- Chủ quản công trình kiến trúc và công trình xây dựng có liên quan
Bộ môi trường có các đơn vị: Cục quản lý chính quyền địa phương, Cục bảo
vệ môi trường, cục kế hoạch, Cục tài chính và hội đòng trị sự trung ương về ô
nhiễm môi trường.
Chức năng chủ yếu của bộ giáo dục và khoa học:
- Phụ trách toàn bộ công tác giáo dục của England, công tác giáo dục chuyên
nghiệp trung cấp của Xứ Uên, toan bộ giáo dục đại học của Anh.
- Phụ trách công tác khoa học dân dụng và nghệ thuật.
- Quản lý thư viện quốc gia và Viện bảo tàng.
Ngoài ra, công việc bổ sung, huấn luyện và việc hưu trí của giáo viên sơ, trung
cấp và các trường khác, xây dựng trường mới và nhà cửa của các cơ quan giáo dục
khác, công tác y tế trường học, giáo dục đặc biệt đối với trẻ em tàn tật, cũng như
việc cung cấp ăn uống cho các trường học cũng do Bộ và các cơ quan giáo dục địa
phương cùng chịu trách nhiệm
Các đơn vị dưới bộ: Vụ kế hoạch và nghiên cứu, Vụ giáo dục cao đẳng va giáo
dục bổ túc, Vụ giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, giám sát viên trường học
của Nữ hoàng, Ủy ban học bổng đại học.
Chức năng chủ yếu của Bộ thương mại:
- Chế định tổng thể chính sách công thương nghiệp, cải thiện quan hệ giữa chính

phủ với các xí nghiệp thương mại.
- Quản lý quan hệ thương vụ hải ngoại và xuất khẩu, bao gồm trách nhiệm trong
đàm phán gia nhập thị trường chung Tây âu, khuyến khích dịch vụ xuất khẩu, tín
dụng xuất khẩu và tỷ xuất quan thuế có lợi cho xuất khẩu.
- Phụ trách chính sách có liên quan về độc quyền, hợp nhất và lao động thương mại
có tính hạn chế.
- Quản lý các công việc có liên quan trong vận chuyển của hàng không dân dụng
và vận tải tầu thuyền.
Bộ thương mại gồm có 7 phòng: Phòng phát triển, xúc tiến và dịch vụ về xuất
khẩu; Phòng chính sách ngoại thương nói chung và khối cộng đồng châu Âu;
Phòng nợ; Phòng điều tra sự cố; Phòng vân tải biển và hàng không; Phòng công
việc cạnh tranh và người tiêu dùng; Phòng thông tin.
Chức năng chủ yếu của Bộ Công nghiệp:
- Chế định chính sách chung về công nghiệp, cải thiện quan hệ giữa Chính phủ và
các xí nghiệp công nghiệp.
- Quản lý việc phát triển công nghiệp khu vực
- Soạn thảo pháp quy công ty và chính sách tiền lương, giá cả của công nghiệp
“Quốc hữu hóa” thuộc công ty quản lý
- Quan hệ các loại sản phẩm của nguyên liệu công nghiệp


Bộ Công nghiệp có 6 phòng: Phòng phát triển tổ chức khu vực và quản lý xí
nghiệp nhỏ, Phòng kế hoạch công nghiệp và chính sách thương nghiệp, Phòng
nghiên cứu và phát triển, ba phòng kiến nghị về công nghiệp (một phòng phụ trách
về điện, công trình xí nghiệp cơ giới và gia công, máy tính và điện tử, xe cộ; một
phòng phụ trách về nguyên liệu công nghiệp và các loại sản phẩm; một phòng phụ
trách chính sách về sản phẩm hàng không, đóng tàu, bưu điện, công nghiệp quốc
hữu hóa)
Chức năng chủ yếu của Bộ việc làm:
- Phụ trách “Sử dụng có hiệu quả” về nhân lực, giám sát tình hình sử dụng nhân

lực các khu vực, giám sát tình hình sử dụng nhân lực các khu vực, điều hòa chính
sách thuê mướn của các ngành, của Chính phủ.
- Cải thiện quan hệ giữa người lao động và tư bản, tiến hành điều tra điều hòa và
làm trọng tài cho các tranh chấp giữa lao động và nhà tư bản.
- Phụ trách công việc huấn luyện viên chức, công việc về an toàn vệ sinh và phúc
lợi của công nhân, đấu tranh đảm bảo quyền được hưởng thù lao như nam giới đối
với nữ viên chức khi làm công việc như nhau.
- Giải quyết vấn đề việc làm của lao động nước ngoài tại nước Anh, nghiên cứu
chính sách, điều kiện tiền lương và thuê mướn lao động quốc tế.
Bộ việc làm gồm có: Vụ quan hệ công việc loại một, nghiên cứu và kế hoạch;
Vụ quan hệ công nghiệp loại hai, thu thập và thông tin; Vụ EU, chính sách kinh tế
và phân lực, sức khỏe và an toàn lao động; Vụ tài vụ; Phòng dịch vụ quản lý; Sở
công việc luật sư.
Chức năng chủ yếu của Bộ y tế và An toàn xã hội:
- Quản lý công nghiệp y tế quốc dân và “sự nghiệp phúc lợi” cung cấp cho ngươi
già và người tàn tật, “thực phẩm phúc lợi” và sự nghiệp y tế công cộng.
- Quản lý chi tiêu và quyên góp tiền hưu trí,tiền tuất, tiền dưỡng già, tiền cứu tế
của nước Anh và việc trợ cấp cho gia đình
- Cùng với các nước khác ký kết “Hiệp định bảo hiểm xã hội tương ứng” và đại
diện nước Anh tham gia tổ chức y tế thế giới
- Thông qua sự xác định của “Ủy ban cứu tế quỹ trợ cấp hàng năm” trực thuộc,
trích từ số tiền quyên góp chi cho tiền dưỡng già, tiền cứu tế, trợ cấp thu nhập gia
đình.
Bộ y tế và an toàn xã hội gồm có 5 vụ, 7 tổ chức: Vụ tài vụ; Vụ y vụ; Vụ kế
hoạch trung ương, chính sách khu cực xã hội; Vụ y tế cá nhân, chính sách dịch vụ
y tế; Vụ y học cao cấp, dịch vụ khoa học và thuốc chữa bệnh. Tổ hành chính và an
toàn xã hội; Tổ phát triển dịch vụ; Tổ y tế và cá nhân, khu vực dich vụ xã hội; Tổ
nhân sự dịch vụ y tế toàn quốc; Tổ chính sách an toàn xã hội; Tổ hỗ trợ cứu tế trợ
cấp gia đình; Tổ xí nghiệp cơ quan luật sư.



b.5: Chính quyền địa phương:
Về địa chính, Vương quốc Anh bao gồm: Anh với khoảng 83% tổng dân số,
Xcốtlen với khoảng 9%, Uên với khoảng 5% và Bắc Ailen với khoảng 3%.
- Anh và xứ Uên được chia thành 47 hạt, 369 quận/huyện, và trong các quận
huyện có hàng nghìn xã. Luân Đôn được chia làm 28 quận và thành phố Luân Đôn.
Các hạt và các quận/huyện và các quận của thủ đô Luân Đôn có các hội đồng do dân
bầu và các xã cùng có các hội đồng do dân bầu. Xcốtlen được chia thành 9 vùng,
trong đó có 53 quận/huyện, 3 hòn đảo và khoảng 1000 cộng đồng tương tự như cấp xã
của Anh hoặc Uên. Tất cả vùng, quận/ huyện, các hòn đảo và các cộng đồng đều có
các hội đồng nhân dân bầu. Bắc Ailen được chia thành 6 hạt, trong các hạt có các
quận/huyện với các Hội đồng do dân bầu, cũng giống như ở Anh và Uên.
- Cải cách chính quyền địa phương: Luật chính quyền địa phương năm 1992 đã tạo
điều luật cho việc thiết lập Ủy ban, chính quyền địa phương để nghiên cứu cơ cấu,
ranh giới và những việc tổ chức bầu cử các chính quyền ở địa phương. Các nghiên
cứu này đã xem xét việc liệu có nên thay đổi cơ cấu 2 tầng bằng các chính quyền đơn
nhất trong mỗi vùng. Đối với hầu hết các khu vực, Uỷ ban kiến nghị duy trì chính
quyền hai cấp nhưng đề nghị kiểu chính quyền đơn nhất cho một số vùng. Trong khi
chấp nhận hầu hết các kiến nghị, Chính phủ đã yêu cầu Ủy ban tiến hành các nghiên
cứu cập nhật đối với từng vùng riêng lẻ. Luật có ảnh hưởng tới Xcốtlen và xứ Uên đã
được thông qua năm 1994: tại Xcốtlen, 29 hội đồng đơn tầng đã thay thế hệ thống của
các hội đồng quận và hội đồng vùng từ 4-1996. Ba hội đồng của Ailen vẫn được duy
trì. Tại xứ Uên, 22 chính quyền đơn nhất mới đã thay thế cơ cấu hiện tại cũng vào
tháng 4-1996.
- Các chức năng và dịch vụ của hội đồng: hiện nay tại Anh, các hội đồng hạt chịu
trách nhiệm đối với việc xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch giao thông, đường
cao tốc, luật giao thông, giáo dục, mặc dù các trường học có thể nằm ngoài vùng kiểm
soát của chính quyền địa phương, bảo vệ người tiêu dùng, cảnh sát, cứu hỏa, các thư
viện và các dịch vụ xã hội. Các hội đồng quận chịu trách nhiệm đối với các dịch vụ
như bảo vệ môi trường, nhà cửa, quyết định áp dụng các kế hoạch của địa phương, thu

gom rác. Cả hai cấp chính quyền địa phương đều có quyền cung cấp các cơ sở vật
chất như bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, các bãi đỗ xe. Nơi các chính quyền
đơn nhất đước thiết lập tại các vùng không trung tâm, họ chịu trách nhiệm đối với các
chức năng của cả cấp hạt và cấp quận.
- Tại các hạt trung tâm, các hội đồng quận chịu trách nhiệm đối với tất cả các dịch
vụ trừ cảnh sát, cứu hỏa và giao thông công cộng. Tại Luân đôn, các chính quyền địa


phương và các công ty của thành phố Luân đôn lại chịu trách nhiệm trước Thư ký nội
vụ. Trách nhiệm đối với giao thông công cộng thuộc về Sở Giao thông Luân đôn.
Về nhân lực: hiện có 2 triệu người làm việc cho chính quyền địa phương trong
toàn Vương quốc Anh. Những người này bao gồm các nhân viện hành chính, nhân
viên chuyên môn, nhân viên kỹ thuật, giáo viên, lính cứu hỏa. Giáo dục là ngành dịch
vụ rộng lớn nhất thuê khoảng 40% tổng số những người làm việc cho các chính quyền
địa phương. Chi phí của chính quyền địa phương, tổng số khoảng 70200 triệu bảng
Anh( 1993-1994), chiếm 25% tổng chi phí công. Chính phủ cố gắng gây ảnh hưởng
đối với việc chi tiêu của chính quyền địa phương như là một phần của chính sách
chung nhằm kiểm soát sự tăng trưởng của toàn bộ chi phí công.chính phủ có quyền
hạn chế hoặc cấp ngân sách của chính quyền địa phương bằng cách đặt ra một khoảng
tối đa cho các chính quyền địa phương, mà theo quan điểm của chính phủ, đã lập ngân
sách một cách quá đáng.
Hệ thống tài chính: Các chính quyền địa phương thuộc Vương quốc( trừ Bắc
Ailen) có thu nhập từ:
- Các khoản cấp từ chính phủ Trung ương chiêm 85%chi phí.
- Thuế phí nội địa.
- Thuế hội đồng và các khoản chi phí.
Thuế phí nội địa là một loại thuế đối với những người chiếm hữu các tài
sản không ở trong nước. Giá trị đánh thuến của tài sản được đành giá bởi tiền
cho thuê hàng năm và được xem xét lại 5 năm một lần. Tại Anh và xứ Wales,
thuế phí nội địa được định trên cấp quốc gia do Chính phủ Trung ương và

chính quyền địa phương thu. Khoản này được đóng góp vào nguồn vốn quốc
gia và được phân bổ lại cho các chính quyền địa phương theo tỉ lệ dân số. tại
Scotlen, thuế phí nội địa các chính quyền địa phương thu. Tại Bắc ai len,
khoản này không được chi cho các công trnh công nghiệp hoặc thương mại
các khu kinh doanh.
2.Tổ chức nhân sự
a, Khái niệm công chức
Ở Anh chưa có một định nghĩa mang tính pháp lý về công chức. Tuy nhiên, có thể
khái quát công chức Anh là: “các nô bộc của nhà Vua, không phải là những người giữ
các chức vụ chính trị hoặc tư pháp, những viên chức dân sự hưởng lương trực tiếp và
hoàn toàn từ ngân sách được Nghị viện thông qua”.


Như vậy, chỉ những người làm việc tại các bộ, ngành ở trung ương mới được gọi là
công chức nhà nước, còn các nhân viên làm việc tại chính quyền địa phương không
phải là công chức nhà nước. Vương quốc Anh hiện nay có khoảng 4,69 triệu cán bộ
công chức, trong đó công chức nhà nước là 558.000 người, công chức địa phương là
2,1 triệu còn lại là viên chức nghành y tế. Thông thường , thời hạn tuyển dụng của các
nhân viên chính quyền địa phương là 5 năm, sau thời hạn đó có thể tiếp tục kéo dài
hợp đồng hoặc chuyển sang làm công việc khác.
b, Tuyển dụng
Cơ quan chịu trách nhiệm việc tuyển dụng công chức mới là Hội đồng công vụ.
Hội đồng này tổ chức các kỳ thi sát hạch, qua đó những người dự tuyển thể hiện khả
năng của mình xem có phù hợp với công việc trong công vụ hay không. Sau đó những
người đã qua kỳ sát hạch sẽ được đào tạo tại Học viện Công vụ trước khi được bổ
nhiệm chính thức vào chức danh trong công vụ.
Hệ thống thi tuyển Anh cũng như một số nước (Pháp, Nhật, Tây Ban Nha…) được
coi là khách quan nhất và cho phép tuyển được những ứng cử viên giỏi nhất, vì có
một hội đồng thi độc lập với cơ quan hành chính xem xét các khả năng của thí sinh và
xếp hạng thí sinh theo thứ tự xứng đáng của thí sinh thông qua các chứng chỉ (bằng

cấp) và quá khứ nghề nghiệp (kinh nghiệm trong khu vực tư hoặc công) hoặc từ các
kỳ thi viết, nói.
Việc đánh giá các khả năng của thí sinh để thực hiện công việc của một công chức
theo 3 thông số: hiểu biết (kiến thức), biết cách làm (khả năng hành động), biết cách
đối xử (hành vi xã hội) được kết hợp với chiều dài thời gian cần thiết: kiến thức đo
đếm được vào thời điểm tuyển dụng (bằng cấp, chứng chỉ, văn hóa chung, trí tuệ
nhanh nhạy); khả năng huy động và phát triển trong tình huống làm việc, và tiềm
năng trở thành giá trị hiện thực trong tiến trình nghề nghiệp hay để thực hiện những
chức năng khác.
c, Đào tạo bồi dưỡng
Nước Anh có truyền thống mở các trường đào tạo công chức. Ngay từ năm 1613 đã
có trường đào tạo nổi tiếng, từng đào tạo bồi dưỡng hơn 2000 tùy viên sứ quán. Trước
và sau khi thành lập chế độ công chức thường nhiệm, Học viện thương mại tại Luân
Đôn và các thành phố lớn khác cũng đã góp phần đào tạo một bộ phận quan chức cấp
cao. Năm 1963, nước Anh thành lập một trung tâm đào tạo bồi dưỡng công chức
chuyên môn nhưng chỉ hạn chế trong pham vi các quan chức cấp cao và với thời gian
ngắn từ 3 đến 6 tuần.


Việc đào tạo công vụ đối với các công chức cấp cao ở Anh được thực hiện tại
Trường cao đẳng Công vụ. Và trên thực tế, khi nói đến đào tạo công vụ ở Anh (cũng
như ở một số nước công nghiệp phát triển) là tập trung chủ yếu vào các nhà quản lý
cao cấp- các công chức cấp cao có cả trách nhiệm hoạch định chính sách và quản lý.
Tuy hiên trong nội dung đào tạo của Trường cao đẳng Công vụ ở Anh vẫn còn nhiều
điểm hạn chế là mặc dù có giới thiệu các yếu tố về phân tích chính sách, nhưng cách
tiếp cận chung vẫn thiên về kiến thức kinh viện và khái niệm.
d, Đánh giá, đề bạt
Anh rất coi trong công tác đánh giá công chức. Việc đánh giá công chức ở Anh chủ
yếu là xem xét về thái độ cần cù trong công việc và thành tích thực tế trong công tác,
đặc biệt lấy sát hạch thành tích làm trọng điểm.

Đánh giá về mặt thành tích bao gồm nhiều nhân tố;
-

Kiến thức, hiểu biết về công việc

-

Tính tình , nhân cách.

-

Khả năng phán đoán.

-

Tinh thần trách nhiệm.

-

Khả năng sáng tạo.

-

Độ tin cậy.

-

Tính thích ứng nhanh nhạy.

-


Năng lực giám sát.

-

Lòng nhiệt tình.

-

Hành vi đạo đức

Mỗi năm tiến hành đánh giá thành tích một lần, kiểm tra thành tích thực tế trong
công việc
Việc đề bạt, bổ nhiệm công chức sẽ căn cứ vào bản đánh giá thành tích hàng năm.
Trong số những người có thâm niên công tác như nhau, ai có thành tích tốt hơn sẽ có
cơ hội đề bạt lớn hơn. Ở Anh việc đề bạt công chức bậc trung (chấp hành) lên công
chúc bậc cao không nhiều, nhưng ngược lại, việc thăng cấp trong nội bộ các công
chức cao cấp thì ngày càng tăng, từ chỗ trước đây chỉ khoảng trên 30% nay đã lên đến
trên 80%.
e, Chế độ lương bổng
Chế độ tiền lương công chức của Vương quốc Anh là tương đối hậu đãi. Chế độ
tiền lương này dựa trên 4 nguyên tắc:


×