Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

nền hành chính pháp và những bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.78 KB, 19 trang )

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
Trên thế giới có nhiều cách tổ chức hành chính khác nhau.Sự khác nhau đó
phụ thuộc vào những đặc điểm riêng của mỗi quốc gia về địa lí, kinh tế,văn
hóa ,xã hội,…mà từ đó mỗi nước có thể lựa chọn được mô hình tổ chức hành
chính riêng phù hợp với quốc gia mình.Việc xây dựng, tổchức được một nền
hành hính mang lại hiệu lực ,hiệu quả là mong muốn của bất kỳ một quốc gia
nào .Và tiêu biểu cho nền hành chính của các nước tư bản phát triển và ngày
nay vẫn còn là một trong những nền hành chính điển hình của các nước
phươngTây, một nền hành chính mà đã có lúc được các học giả phương Tây
đánh giá là nền hành chính mạnh,đó là France,là nước Pháp. Trong bài này,
em xin được tìm hiểu về: nền hành chính Pháp và những bài học kinh nghiệm
cho Việt nam.
Việc tìm hiểu nền hành chinh Pháp sẽ cho chúng ta biết được rõ hơn nữa
việc tổ chức trong nền hành chính Pháp,những ưu điểm hạn chế của một nền
hành chính tư bản phát triển, và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm áp
dụng cho Việt nam- một đất nước còn rất nhiều thiếu sót trong việc quản lý
nhà nước và tổ chức hành chính, nhất là trong bối cảnh cải cách hành chính
hiện nay.
Kết cấu bài tiểu luận gồm:
A. Khái quát chung
B. Hành chính nước Pháp
C. Bài học kinh nghiệm cho Việt nam

2


PHẦN NỘI DUNG
A.Khái quát chung về cộng hòa Pháp


Pháp là một quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ rải rác trên
nhiều lục địa khác.Pháp có biên giới với Bỉ ,Lucxembuorg,Đức ,Thụy sĩ
,Manaco….Pháp còn được nối với Anh quốc qua đường hầm eo biển,chạy
dưới eo biển manche.
Pháp nổi tiếng trên thế giới là quốc gia có sự đa dạng về phong tục ,kiến
trúc,phong cảnh, khoảng 50% dân số Pháp có nguồn gốc nước ngoài,biến
Pháp trở thành một nước đa dạng dân tộc trên thế giới.
Nhờ những khu vực và lãnh thổ hải ngoại nằm rải rác trên tất các đại dương
của hành tinh,Pháp sở hữu những đặc quyền kinh tế, rộng thứ 2 thế giới về
diện tích:11 035 000km .Vùng đặc quyền kinh tế Pháp chiếm gần 8% tổng
diện tích mỗi vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới,trong khi diện
tích cộng hòa Pháp chiếm 0,45% tổng bề mặt trái đất.
Pháp cũng là một nước có mức tăng trưởng kết nối internet nhanh chóng
.Năm 2004,lần thứ 3 liên tiếp ,hệ thống chăm sóc y tế Pháp được tổ chức y tế
thế giới xếp hạng thứ 2 thế giới.
Pháp là một nước dân chủ theo thể chế cộng hòa bán tổng thống trung ương
tập quyền.Quốc gia này là một nước công nghiệp,có nền kinh tế ớn thứ 5 trên
thế giới .Những giá trị quan trọng của thể chế này được thể hiện trong bản
tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1789.
Pháp là một trong những nước sáng lập ra liên minh châu Âu,đồng thời
cũng là quốc gia lớn nhất trong khối này tính theo diện tích, nằm trong khu
vực đồng euro, và khối strengen,Pháp là một thành viên sáng lập các tổ chức
NATO và Liên hiệp quốc ,và là một trong năm thành viên có ghế thường trực
trong Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, Pháp là một trong 7 quốc gia trên thế
giới được công nhận là có vũ khí hạt nhân.
Như vậy,từ những điều kiện tự nhiên và xã hội đó,Pháp có cơ hội trở thành
một nước phát triển ,điều đó tạo cho Pháp những điều kiện thuận lợi để Pháp
phát triển nền kinh tế thị trường năng động và sự phát triển ổn định về bộ máy
3



hành chính.
B. Hành chính nước Pháp
I.Tổ chức Nhà nước
1.Hình thức chính thể
Nét đặc trưng của bộ máy hành chính trợ giúp cho Nghị viện Pháp là chế độ
cộng hòa lưỡng đầu. Nghĩa là có hai gười đứng đầu bộ máy hành chính kể cả
ở Hạ viện, cũng như ở Thượng viện. Hạ viện có hai vị tổng thư ký và ở Nghị
viện cũng có hai vị trong hai vị này, một là tổng thư ký về lập pháp và một là
tổng thư ký về hành chính. Tổng thư ký về lập pháp có nhiệm vụ trợ giúp cho
hoạt động chuyên môn của Nghị Viện.
Tổng thư ký về hành chính đảm nhiệm việc bảo đảm các điều kiện về tài
chính, cơ sơ, vật chất kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính cho Nghị viện. Tổng
thư ký về hành chính chịu trách nhiệm trước ba vị Quản trị viên. Ba vị Quản
trị viên này đều là các nghị sĩ và được Nghị viện bầu.
2.Hình thức cấu trúc
Pháp là một nhà nước đơn nhất, có chủ quyền nhà nước và thống nhất từ
trung ương đến địa phương (Pháp được chia thành 26 đại khu,trong đó có 22
khu trong quốc pháp bản thổ và 4 đại khu hải ngoại .Các vùng được chia tiếp
thành 100 hành tỉnh .Các hành tỉnh được đánh số và số này dùng làm mã bưu
chính cũng như mã trên bảng số xe.
3.Hiến pháp
Tính đến nay,hiến pháp đã được sửa đổi 22 lần để phù hợp với những đòi
hỏi mới của nhà nước pháp quyền và những vấn đề bức thiết của châu Âu.Cơ
cấu quyền lực nước Pháp hiện nay được xây dựng trên cơ sở hiến pháp 1958
và được gọi là nền hành chính thứ V.Và những điều chỉnh trong hiến pháp
1958 đã giúp cho Pháp có được nền chính trị tương đối ổn định trong suốt 50
năm qua.
4.Chế độ chính Đảng
Cộng hòa Pháp theo chế độ đa đảng với một số đảng như: đảng xã hội ,đảng

mặt trận dân tộc …
5.Sự phân chia quyền lực
4


Ở cộng hòa Pháp ,quyền lực được chia thành :
-Quyền lập pháp:thuộc về Nghị viện gồm Thượng viện và hạ viện.
Thượng viện gồm 321 thành viên ,đại diện cho đơn vị hành chính,bầu theo
hình thức phổ thông với nhiệm kỳ 9 năm.Thượng viện có vai trò là cơ quan cố
vấn chỉnh lý văn bản pháp luật ,đồng thời cũng có vai trò “đề xuất luật”.
Thượng viện thông qua luật và ngân hang của nhà nước,nhưng thượng viện
không thể lật đổ chính phủ.
Hạ viện gồm 577 thành viên ,đại diện cho các tầng lớp dân cư,được bầu
theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm,cơ quan này thông
qua luâtj và giám sát của chính phủ .Hạ viện giữ vai trò trong lĩnh vực lập
pháp,Hạ nghị sỹ có thể trình dự án luâtj và gọi là “ đề xuất luật”.Bên cạnh đó
Hạ nghị sỹ có thể đặt câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp để chất vấn Bộ trưởng.
Hạ nghị viện có thể lật đổ chính phủ thông qua kiến nghị kiểm duyệt và bỏ
phiếu bất tín nhiệm.
-Quyền hành pháp: thuộc về Tổng thống-là người đứng đầu nhà nước và Thủ
tướng – người đứng đầu chính phủ.
-Quyền tư pháp: thuộc về tòa thượng thẩm tối cao,các thẩm phán được Tổng
thống bổ nhiệm theo đề cử của Hội đồng thẩm phán cấp cao,Hội đồng hiến
pháp .
Như vậy ở Pháp ,tổ chức nhà nước tạo ra sự phân chia quyền lực cân bằng
có sự phối hợp giữa các nhánh quyền lực.
II. Bộ máy hành chính Pháp
1.Cơ quan hành chính ở trung ương
a. Tổng thống
Tổng thống là người đứng đầu nhà nước(là nguyên thủ quốc gia) ,được bầu

theo chế độ phổ thông đầu phiếu và có nhiệm kì là 5 năm. Cùng với Thủ
tướng, Tổng thống là người có quyền lực hành pháp ,không phải chịu trách
nhiệm trước nghị viện.
Theo điều 21 của hiến pháp năm 1958 trao quyền lập quy cho Thủ tướng
chính phủ .Như vậy ,trong nền cộng hòa thứ V,Tổng thống về nguyên tắc
không có quyền ban hành văn bản dưới luật mà tham chính viện đã từng công
5


nhận.Tổng thống có quyền quyết định bổ nhiệm thủ tướng ,miễn nhiệm thủ
tướng khi có đơn từ chức của chính phủ do Thủ tướng trình lên .Quyết định
giải tán Hạ viện,giám đốc tham vấn ý kiến của Hội đồng bảo hiến và quyết
định bổ nhiệm thành viên của Hội đồng bảo hiến là những văn bản của Tổng
thống không cần tiếp kí.
Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao,các đại sứ ,thẩm phán ,tòa kiểm toán tối
cao ,tỉnh trưởng,vùng trưởng ,đại diện của nhà nước tại các lãnh thổ hải
ngoại,người đứng đầu các cơ quan trung ương do Tổng thống bổ nhiệm sau
khi thảo luận tại phiên họp chính phủ.
Tổng thống là chủ tịch hội đồng thẩm phán tối cao.
Trong lĩnh vực lập pháp ,mặc dù không có quyền sáng lập luật nhưng Tổng
thống có thể gửi thông điệp đến nghị viện thảo luận,quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước. Tổng thống có thể yêu cầu nghị viện thảo luận toàn
bộ hoặc một phần đạo luật,có quyền yêu cầu tòa án hiến pháp xem xét tính
hợp hiến của một đạo luật.
Tổng thống chỉ đạo trực tiếp các lĩnh vực quan trọng :đối ngoại,an ninh
,quốc phòng,xã hội,giáo dục,Tổng thống có quyền thành lập chính phủ ,ra
quyết định chỉ đạo hoạt động của chính phủ ,Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng
nhưng phải lựa chọn lãnh tụ phe đa số trong hạ viện. Tổng thống có quyền
chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng nhưng chỉ đưa ra quyết định
này khi Thủ tướng đệ đơn từ chức .Tổng thống bổ nhiệm ,cách chức các bộ

trưởng theo đề nghị của Thủ tướng.
Tổng thống là người đại diện tối cao của nhà nước trong quan hệ quốc tế.
Tổng thống có quyền thảo luận ,đàm phán ,kí kết các hiệp ước quốc tế. Tổng
thống có quyền ban hành hoặc từ chối các văn bản để áp dụng luật,ra sắc
lệnh,kí các nghị quyết ,nghị định do Chính phủ ban hành.Tổng thống có
quyền bổ nhiệm các chức vụ đại sứ ,tỉnh trưởng ,viện trưởng các hàn lâm
viện.
Tổng thống là tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang ,đứng đầu hội đồng và ủy
ban quốc gia quân đội tối cao về quốc phòng ,bổ nhiệm các chức vụ quân đội
cao cấp.
6


Trong mối quan hệ với Thủ tướng thì Tổng thống và Thủ tướng cùng nắm
quyền hành pháp là tươngđối ngang nhau.Tổng thống có quyền chọn Thủ
tướng và do Nghị viện thông qua .Tổng thống có quyền bổ nhệm một số chức
vụ quan trọng trong chính phủ của Thủ tướng ,trong trường hợp Nghị viện có
cùng quan điểm với Tổng thống thì vai trò của Tổng thống sẽ được đề cao
hơn là Thủ tướng.
-Bộ máy giúp việc của Tổng thống
Bộ máy giúp việc cho Tổng thống không có chức năng quản lý nhà nước.
Bộ máy gồm 3 thành phần:
1.Văn phòng chính phủ
Gồm 1đổng lý văn phòng,chánh văn phòng và các cố vấn chuyên môn.Văn
phòng Tổng thống quản lý lich làm việc của Tổng thống với các Đảng phái
chính trị và phụ trách mảng vật chất và tài chính của Tổng thống.
2.Ban tổng thư kí
Gồm 1 tổng thư kí và người trợ giúp là phó tổng thư kí và khoảng 20 cố vấn
chuyên môn và chuyên viên.Ban tổng thư kí phụ trách mảng thông tin cho
Tổng thống ,giúp Tổng thống theo dõi mọi vấn đề lớn trong nước và quốc tế

cũng như hoạt động của chính phủ
3.Ban tham vấn riêng cho nguyên thủ quốc gia
Có vai trò giúp Tổng thống thực hiện chức năng thống lĩnh quân đội trong
thực thi nhiệm vụ của mình.tham mưu trưởng của quân đội phối hợp chặt chẽ
với tham mưu trưởng quốc gia.
b. Chính phủ
* Cơ chế hình thành của chính phủ
Chính phủ Pháp được thành lập bởi Tổng thống và Nghị viện,chính phủ thi
hành và thực hiện chính sách quốc gia.
* Cơ cấu tổ chức của chính phủ
-Thủ tướng chính phủ
Do Tổng thống bổ nhiệm,là người đứng đầuchính phủ,chịu trách nhiệm
trước Tổng thống. Thủ tướng là người chịu trách nhiệm về quốc phòng và có
nhiệm vụ thực thi các đạo luật ,lãnh đạo hoạt động của chính phủ .Chính phủ
7


xác định và thực thi các chính sách của quốc gia,chính phủ có bộ máy hành
chính và lực lượng vũ trang. Thủ tướng là người điều hành công việc của
chính phủ ,ngoài ra còn là chủ tịch hội đồng tham chính và xử lý hành chính
tối cao.
Thủ tướng tổ chức thực hiện chính sách quốc gia và do đó nắm quyền và
điều hành hệ thống hành chính ,như vậy Thủ tướng là một thiết chế chủ chốt
của bộ máy hành chính nhà nước.
Thủ tướng là người nắm giữ quyền lập quy ,thể hiện ở 2 khía cạnh:
Thứ nhất,Thủ tướng có thẩm quyền đảm bảo việc thực hiện pháp luật ,do
đó,Thủ tướng có quyền ban hành mọi quyết định có tính chất quy phạm cần
thiết để hướng dẫn thi hành luật.
Thứ hai,Thủ tướng có quyền ban hành văn bản dưới luật để quyết định về mọi
vấn đề không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật theo quy định của điều 34

hoặc một số quy phạm hiến pháp khác.
Điều 13 quyết định cho Tổng thống quyền bổ nhiệm các chức vụ dân sự và
quân sự ,theo sắc lệnh ngày 28/11/1958 ban hành theo quyết định tại điều 13
của hiến pháp ,Tổng thống đã ủy quyền bổ nhiệm cho Thủ tướng đối với phần
lớn các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình.
- Bộ máy giúp việc cho Thủ tướng
Văn phòng Thủ tướng mang tính chính trị,về hành chính có ban tổng thư kí
của chính phủ. Văn phòng thủ tướng có cơ cấu bao gồm một đổng lý văn
phòng,một phó đổng lý và các cố vấn chuyên môn và chuyên viên ,tất cả đều
do Thủ tướng lựa chọn.Ban tổng thư kí của chính phủ đảm bảo sự phối hợp và
thống nhất trong hoạt động của chính phủ.
Bên cạnh Thủ tướng còn có tổng nha công vụ và cải cách hành chính.Tổng
nha là cơ quan thuộc Thủ tướng ,đứng đầu về quản lý hành chính.
Bộ trưởng,Hội đồng bộ trưởng: Chính phủ gồm các bộ trưởng,bộ trưởng là
người đứng đầu một bộ,là một thiết chế của chính phủ.Tuy ngang nhau về quy
chế nhưng các bộ trưởng cũng được tổ chức theo trật tự thứ bậc.
Chính phủ được chia thành 15 bộ,các bộ được phân chia theo nghành và
8


lĩnh vực.Đứng đầu các bộ là bộ trưởng.
Mỗi Bộ trưởng có những thẩm quyền hành chính riêng căn cứ vào các nghị
định bổ chính sách được ban hành sau khi thành lập chính phủ mới.
Mỗi Bộ trưởng có văn phòng chính trị,có cơ quan quản lí hành chính bao
gồm các vụ.Chức năng nhiệm vụ của văn phòng bộ trưởng là sự hòa trộn giữa
tổ chức chính trị thuần túy và tổ chức hành chính .
Hội đồng bộ trưởng là tập hợp các bộ trưởng trong một hội đồng,Hội đồng
bộ trưởng là cơ quan giúp việc của chính phủ,là cơ quan thường trực của
chính phủ ,Tổng thống chủ tọa các phiên họp của hội đồng bộ trưởng .Hội
đồng bộ trưởng bàn bạc và quyết định các vấn đề quan trọng :thông qua sắc

lệnh,thảo luận các dự án luật của chính phủ ,thi hành tình trạng nghiêm giới
khi cần thiết.
Quốc vụ khanh là người phụ trách một lĩnh vực thảm quyền nào đó bên
cạnh một Bộ trưởng thì chỉ tham gia phiên họp Hị đồng bộ trưởng về những
phạm vi thẩm quyền của mình.
Nội các gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng ,nội các ấn định thi hành chính
sách quốc gia và chịu trách nhiệm trước quốc hội.Thủ tướng quyết định thành
phần nội các,chủ tọa các phiên họp và điều khiển hệ thống hành chính.
Trong chính phủ còn có Hội đồng liên bộ gồm Bộ trưởng ,Quốc vụ khanh
có liên quan đến những vấn đề nhất định.
Qua việc tổ chức chính quyền trung ương Pháp ,thấy được cơ cáu tổ chức
gọn nhẹ ,tính chuyên môn hóa cao, hoạt động của chính phủ trung ương bao
trùm trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội . Hoat động Hội đồng chính
phủ đảm bảo tính dân chủ.
2.Cơ quan hành chính ở địa phương
Cải thiện hiệu quả của quản lý hành chính đối với địa phương là một hoạt
động cần thiết đặt ra đối với nhiều quốc gia trên con đường tìm hiểu hiệu quả
hành chính và dân chủ hành chính ,và Pháp cũng là một nước cũng như thế .
Mục tiêu hướng tới là sự bình đẳng trong đối xử với công dân và áp dụng
hiệu quả chính sách của Nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ .Vì vậy ,hành chính
địa phương là sự nối dài hoạt động của chính phủ ,là phương tiện nâng cao
9


hiệu quả hành chính .
Để giữ vai trò đảm bảo tính thống nhất lãnh thổ và việc thực thi các chính
sách quy hoạch lãnh thổ ,các cơ quan hành chính ở Pháp đực tổ chức theo
từng khu vực ,theo vùng, tỉnh, và phân khu.
2.1 Vùng
Cộng hòa Pháp có 26 vùng trong đó có 4 vùng hải ngoại .Thông qua phổ

thông đầu phiếu, dân trong vùng bầu ra Hội đồng cấp vùng.Từ năm 1982 đến
nay ,vùng trở thành đơn vị cộng đồng lãnh thổ địa phương,là đơn vị hành
chính.Tuy nhiên trước năm 1982,vùng không được coi là đơn vị hành chính
mà được coi như một công sở sự nghiệp. Thẩm quyền của vùng do vùng
trưởng là người đại diện của nhà nước thực hiện.
Chủ tịch Hội đồng vùng là người nắm giữ quyền hành pháp ,thực hiện các
quyết định của Hộ đồng vùng mà trước đây thuộc vùng trưởng.
Vùng trưởng là người đại diện của nhà nước trung ương tại vùng ,đại diện
cho tất cả các thành viên của chính phủ .Đảm bảo việc chấp hành pháp luật và
có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản của cơ quan vùng và
các tổ chức sự nghiệp trong vùng.
Trong quá trình hoạt động quản lý có sự trao đổi giữa một bên là vùng
trưởng vớ một bên là chủ tịch hội đồng vùng,như vậy có sự trao đổi giữa một
bên là đại diện nhà nước lên nắm quyền lực được nhà nước ủy quyền với một
bên là người được dân bầu lên.Chủ tịch hội đồng vùng thường có những
chính sách thỏa mãn yêu cầu của người dân tỉnh trưởng và vùng trưởng luôn
kiểm tra xem những việc đó có đúng pháp luật không.Đó là mối quan hệ giữa
tản quyền và phân quyền trong phạm vi lãnh thổ.
2.2. Tỉnh
Tỉnh la một mức độ dưới vùng,một vùng bao gồm nhiều tỉnh.Pháp có 96
tỉnh,các tỉnh cũng được quản lí bởi một hội đồng chung bầu cử phổ thông bầu
trực tiếp có nhiệm kỳ 6 năm.Hội đồng tỉnh có quyền ra các quyết định liên
quan đến phát triển địa phương.
Ủy ban thường trực bao gồm:chủ tịch và các phó chủ tịch hội đồng,thực
hiện những quyền hạn ,nhiệm vụ do hội đồng phân công.
10


Chủ tịch hội đồng tỉnh là cơ quan chấp hành của chính quyền tỉnh,do hội
đồng bầu ra trong số các đại biểu hội đồng. Chủ tịch hội đồng có quyền ủy

quyền cho các phó chủ tịch.
Hiện nay ,quyền hành pháp địa phương nằm trong tay chủ tịch hội đồng
tỉnh.
Hỗ trợ cho tỉnh trưởng gồm phó tỉnh trưởng ở địa phương cấp dưới và một
bộ máy giúp việc hành chính ở dinh tỉnh trưởng.Tỉnh được chia thành nhiều
phân khu hành chính đứng đầu mỗi phân khu là phó tỉnh trưởng và chức năng
quyền hạn của phó tỉnh trưởng chỉ giới hạn ở mức hỗ trợ cho tỉnh trưởng.
*Bên cạnh đó ,trong tỉnh còn được chia thành nhiều huyện ,trong huyện lại
có tổng.Cộng hòa Pháp có 329 huyện ,đứng đầu mỗi huyện là huyện trưởng
(hay quận trưởng),chức năng của họ là giúp đỡ các tỉnh trưởng.Các huyện
không có hội đồng riêng,về mặt pháp lý thì không có tư cách pháp nhân.
Huyện được chia tiếp tục thành nhiều Tổng,Pháp có 3879 tổng.Hiến pháp
Quy định mỗi tổng có thể thuộc hai huyện nhưng trên thực tế thì rất hiếm và
hiện nay không có tổng nào như vậy.Tổng có hội đông tổng,nhưng ngoài chức
năng là khu vực bầu cử và chức năng pháp lý ,tổng hầu như không có chức
năng hành chính gì khác .
2.3. Xã
Theo số liệu năm 2008, Pháp có 36 781 xã , và quy mô của mỗi xã rất khác
nhau,điều đó do lịch sử để lại .Xã là địa hạt nhỏ nhất ,co biên giới,có dân
cư.Dân cư trong xã có quyền bầu hội đồng xã thông qua phổ thông đầu phiếu,
hội đòng này chăm lo tất cả mọi hoạt động của xã . Hội đồng nay bầu ra xã
trưởng, là người hành pháp, thực hiện những quyết định của hội đồng xã . Xã
trưởng thực hiện quyền pháp lý, nhất là đối với cảnh sát. Quyền nay không
phải từ trên xuống mà thông qua dân bầu, vì vậy xã trưởng làm chỉ lien quan
đến địa hạt của mình. Đó là tiêu biểu cho đơn vị phân quyền ,tức là quyền của
đơn vị này là quyền do dân bầu ra, chứ không phải là quyền từ trên xuống .
Hội đồng xã họp ít nhất mỗi quy một lần ,xã trưởng có thể triệu tập khi cần
thiết. Đại biểu hội đồng xã có tẻ tự nguyện xin miễn nhiệm hoặc bị bãi nhiệm
trong trường hợp đang đảm nhiệm một chức vụ khác không được phép kiêm
11



nhiệm với chức năng đại biểu hội đồng xã.
Chính quyền địa phương Pháp có sự phân cấp rõ ràng giữa trung ương tới
địa phương, cơ chế linh hoạt trong thành lập cấp hành chính , cơ quan địa
phương có nhiều quyền đôií với khu vực mà mình quản lý. Đặc biệt ở chính
quyền địa phương Pháp có sự kết hợp giữa mối quan hệ giữa phân quyền và
tản quyền. Tản quyền là cơ quan quyền lực và phương tiện của các cơ quan
hành chính trung ương , của các bộ cho các cơ quan đóng tại địa phương nhà
nước vẫn luôn đóng vai trò chi phối, thông qua các cơ quan của mình , nhưng
đó là các cơ quan gần dân nhất. Phân quyền mang tính triệt để và mang tính
chính trị hơn. Quyền lực được chuyển giao cho các pháp nhân độc lập, tách
rời nhà nước trung ương, các pháp nhân độc lập ở đây là các đơn vị hành
chính địa phương hay đơn vị hành chính lãnh thổ.
Mặc dù vậy chính sách tản quyền và phân quyền không mâu thuẫn với nhau
mà bổ sung cho nhau. Tản quyền dựa vào các tỉnh trưởng và các cơ quan
trung ương đóng tại địa phương. Tản quyền cho phép thực hiện một chính
sách quản lý gần dân nhất, chú trọng hơn đến nhu cầu và mong đợi của công
dân hơn.
III. Nền công vụ
1. Công chức
a. Khái niệm
Đặc điểm đầu tiên của hệ thống công vụ Pháp so với các nước khác không
phải là sự bền chặt với nguyên tắc chức nghiệp- điều mà người ta có thể thấy
ở những quốc gia trên thế giới, mà là ở Pháp, ở Pháp người ta có thể là công
chức cả khi thực hiện những công việc thừa hành lẫn khi đảm nhiệm các chức
vụ lãnh đạo quan trọng. Từ sau cuộc cải cách 1983, chính phủ và các cơ sở
hành chính không còn là những cơ quan độc quyền có công chức làm việc.
Những người làm việc trong các đơn vị hành chính địa phương (xã, tỉnh,
vùng) và các cơ sở tự quản cảu các đơn vị hành chính địa phương này đều là

công chức. Đặc biệt các giáo viên cũng được coi là công chức, họ chiếm gần
1/2 số công chức trong nền công vụ nhà nước.
b. Phân loại công chức
12


Ở Pháp, nghạch công chức về nguyên tắc tương ứng với chuyên nghành
nghiệp vụ, chính vì vậy mỗi ngạch có một quy chế riêng bao gồm các điều
khoản kỹ thuật về quản lý không có trong khung quy chế chung về công chức.
Tuy nhiên ở Pháp số nghạch công chức (1700 nghạch). Mỗi khung làm việc
tương ứng với một chuyên nghành khá rộng. Mỗi nghạch gắn với một trong
ba loại công chức: A, B, C.
Công chức A chiếm tỷ lệ lớn nhất(37%), không chỉ bao gồm cán bộ hành
chính cao cấp mà còn bao gồm cả giáo viên trung học và giảng viên đại học.
Công chức loại A là tên gọi của các nghạch nổi tiêng( Hội đồng nhà nướ,
thanh tra tài chính...), vì những lý do xã hội hơn là quản lý, chức nghiệp trong
nền hành chính của các thành viên các nghạch này được đảm bảo tốt nhất.
Công chức B: công vụ đòi hỏi năng lực trí tuệ và mức độ trách nhiệm thấp
hơn, loại này đông nhất trong nền công vụ địa phương nhưng chiếm 28%
công chức nhà nước ở trung ương.
Công chức C: Chiếm 30% công chức nhà nước ở trung ương. Việc sắp xếp
công chức theo một trong ba loai cho phép xác định mức độ trách nhiệm của
mỗi thành viên trong nghạch và cả mức lương của họ.
Ngoài ra, ở Pháp còn có công chức loại D. Song hiện nay loại công chức
này còn rất ít.
Đội ngũ công chức Pháp có khoảng 5 triệu người, chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Công chức nhà nước, chiếm 51%
Nhóm 2: Công chức ở địa phương, chiêm 30%
Nhóm 3:Công chức y tế, chiếm 19%
2. Nền công vụ

a. Nước Pháp theo mô hình chức nghiệp
Nền công chức Pháp có chế độ làm việc suốt đời, thu nhập ổn định và liên
tục được nâng cao và kèm theo nhiều quyền lợi vật chất khác, việc tổ chức hệ
thống công vụ đơn giản, linh hoạt, các công chức được điều chỉnh bằng hệ
thống pháp luật về công vụ riêng, cụ thể chặt chẽ. Điều đó đã khiến cho mô
hình tổ chức công vụ chức nghiệp giữ được tính ổn định, liên tục và trở thành
chỗ dựa vững chắc cho chính trị.
13


Và hiện nay để nâng cao hơn nền công vụ, thì ở Pháp đã có sự kết hợp giữa
mô hình chức nghiệp với mô hình việc làm.
Đội ngũ công chức Pháp được xếp vào nghạch bậc nhất định, hoạt động
theo quy định của pháp luật, tuyển dụng qua thi tuyển. Thi tuyển cạnh tranh,
công bằng, tuyển người giỏi. Khi tuyển vào công chức được đào tạo ban đầu
từ một đến hai năm tại các trường hành chính hoặc các trường chuyên
nghành.
Đội ngũ công chức có chất lượng tốt, chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản,
đào tạo đầu vào.
Có sự luân chuyển công việc trong cơ quan và luân chuyển về địa lý giữa
các cơ quan trung ương và địa phương còn ít. Đánh giá công chức trên cơ sở
năng lực thực hiện công việc, có tính dự báo về số lượng và chất lượng công
chức. Chú trọng phát triển công chức cao cấp, luân chuyển thường xuyên, đào
tạo thường xuyên, trong lương có tính đến những nỗ lực làm việc chứ kông
chỉ thâm niên.
b. Các nguyên tắc chức nghiệp của công chức
Hệ thống hành chính Pháp có tổ chức bên trong rất chặt chẽ, xuất phát từ
khái niệm nghạch công chức, chế độ tuyển dụng thông qua thi tuyển và hơn
nữa hàng năm công chức được kiểm điểm, đánh giá công tác, lấy đó làm cơ
sở cho việc naag bậc, thông qua nâng bậc còn cho phép chuyển hướng nhề

nghiệp của họ một cách tạm thời hoặc lâu dài.
c. Hình thức thi tuyển
Đó là qua các cuộc thi cho những sinh viên tốt nghiệp đại học vào nghạch
công chức loai A, thi tuyển trong nội bộ và kể cả áp dung đối với đối tượng
bên ngoài.
d. Hình thức đào tạo
Các cơ sở đào tạo công chức ở Pháp: trường Hành chính quốc gia (ENA),
trường Hành chính khu vực (IRA), trung tâm đao tạo kinh tế, trung tâm đào
tạo giáo dục, trường đào tạo cán bộ công chức và các trung tâm đào tạo tư
nhân.
Công chức Pháp được đào tạo ban đầu cho người mới được tuyển dụng.
14


Đào tạo thi nâng nghạch (từ nghạch B lên nghạch A), và đào tạo thường
xuyên (trong đó công chức có thể chọn các lọai đào tạo phù hợp với công tác,
nguyện vọng của mình).
Nền công vụ, công chức Pháp được tổ chức theo mô hình chức nghiệp nên
có tính ổn định liên tục, công chức được đảm bảo về nghề nghiệp, trong tuyển
dụng đảm bảo tính công khai, minh bạch và công bằng, phát huy khả năng
sáng tạo của công chức. Tuy nhiên đó cũng là nguyên nhân khiến cho công
chức không phát huy hết năng lực của mình, khó xác định được số lượng
nhân viên cần thiết cho mỗi nghạch, dẫn đến tình trạng nới rộng biên chế tổ
chức bộ máy.
IV. Những cải cách hành chính ở Pháp
Hiến pháp ngày 4/10/1958 điều chỉnh sự vận hành của các thể chế nền Cộng
hoà thứ V. Tính đến nay, Hiến pháp đã được sửa đổi 22 lần để phù hợp hơn
với những đòi hỏi mới của Nhà nước pháp quyền và những vấn đề bức thiết
của châu Âu:
1962: Quy định bầu Tổng thống theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực

tiếp.
1963: Thay đổi ngày khai mạc và bế mạc các phiên họp thường kỳ của Nghị
viện.
1974: Cho phép tối thiểu 60 Đại biểu quốc hội hoặc 60 Thượng nghị sĩ có
quyền yêu cầu triệu tập Hội đồng Lập hiến xem xét lại một luật đã được Quốc
hội thông qua, trước khi Tổng thống ban hành.
1976: Quy định các biện pháp trong trường hợp một ứng cử viên Tổng thống
đột ngột tử vong.
1992: Đưa vào Hiến pháp cụm từ “các cộng đồng châu Âu và Liên minh
châu Âu” nhằm phê chuẩn Hiệp ước Maastricht vì trước đó, một số điều
khoản trong Hiệp ước này bị Hội đồng Lập hiến cho là trái với Hiến Pháp.
1993: Quy định thành lập Tòa án Công lý và Hội đồng Công tố tối cao.
1993: Tham gia về quyền tị nạn với các nước châu Âu.
1995: Mở rộng khả năng tổ chức trưng cầu dân ý và các phiên họp bất
thường của Nghị viện.
15


1996: Quy định bỏ phiếu hàng năm đối với Dự luật Tài trợ cho An sinh xã hội.
1998: Áp dụng hoạt động thể chế nhà nước với Nouvelle-Calédonie.
1999: Thay đổi Hiến pháp để tham gia Hiệp ước Amsterdam về quyền tự do
đi lại của công dân châu Âu trong Liên minh.
1999: Công nhận Tòa án hình sự quốc tế trong Hiến pháp.
1999: Quy định Bình đẳng nam nữ trong việc tiếp cận với các chức danh dân
cử, theo hướng cho phép nữ giới tham gia nhiều hơn vào hội đồng các cấp.
2000: Quy định Nhiệm kỳ Tổng thống giảm từ 7 năm xuống 5 năm.
2003: Quy định Tổ chức mô hình nhà nước theo cơ chế phân quyền.
2003: Quy định áp dụng lệnh bắt giữ châu Âu.
2005: Thay đổi để tham gia Hiệp ước thành lập Hiến pháp chung cho châu Âu
2005: Sửa đổi liên quan đến Hiến chương Môi trường.

2007: Xác định đoàn cử tri cho Nouvelle-Calédonie.
2007: Quy định quyền miễn trừ của Tổng thống.
2007: Nghiêm cấm áp dụng hình phạt tử hình.
2008: Thay đổi để phê chuẩn Hiệp ước Lisbon.
Cộng hòa Pháp thực hiện phân quyền và tản quyền. Phân quyền được xác
định là sự chuyển giao quyền lực từ các cấp chính quyền sang các đại biểu hội
đồng, các vị dân biểu. Tản quyền là việc chuyển giao quyền lực từ chính
quyền trung ương sang chính quyền địa phương. Việc cải cách này đã đạt
được kết quả tốt, nó đã làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa tỉnh trưởng và
hội đồng nhân dân địa phương. thực hiện cải cách quản lý ngân sách nhằm
chuyển từ quản lý ngân sách theo đầu vào sang cơ chế quản lý ngân sách theo
kết quả đầu ra. Nâng cao vai trò cuả Quốc hội trong vấn đề ngân sách. Vấn đề
chú trọng không chỉ là chi tiêu như thế nào mà còn là mục đích chi tiêu và chi
thế nào cho hiệu quả. Thực hiện cải cách tài chính công với việc chú trọng
đưa ra các chỉ số kết quả, hiệu quả đối với công việc.
V. Nhận xét chung
Nền hành chính Pháp có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Về mặt ưu điểm, hành chính Pháp mang tính quốc gia, tập trung,có tính pháp
lý cao, chất lượng cao, duy trì được tính liên tục, ổn định, đóng vai trò quyết
16


định trong việc xây dựng sự gắn kết xã hội. Hàn chính Pháp mang tính thứ
bậc cao, được kiểm soát chặt chẽ.Hành chính Pháp mang tính mở,công khai,
thu hút được sự tham gia của người dân.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh đó thì hành chính Pháp có những mặt
yếu. Nhà nước đảm bảo việc làm của công chức tạo nên sự bất bình đẳng, nó
được xem như những đặc quyền trong một xã hội có tỷ lệ thất nghiệp cao, hay
sự ổn định của nền công vụ, bộ máy nhà nước có biên chế lớn lại là những
cản trở cho tính năng động của nền kinh tế hiện đại, cho quá trình toàn cầu

hóa.
C. Bài học kinh nghiệm cho Việt nam
Từ việc nghiên cứu nền hành chính của cộng hòa Pháp, rút ra được những
kinh nghiệm và bài học cho Việt nam trong tổ chức và điều hành nhà nước,
trong tổ chức nền công vụ.
Trong điều hành nhà nước, chúng ta nên tổ chức nhà nước tạo ra sự phân
chia quyền lực cân bằng, có sự phối hợp giữa các nhánh quyền lực. Xây dựng
hệ thống pháp luật đầy đủ, xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi
cấp tránh tình trạng lạm quyền, sử dụng sai thẩm quyền. Xây dựng một cơ chế
kiểm soát quyền lực chặt chẽ, hiệu quả ngay trong bản thân bboj máy nhà
nước, tổ chức bộ máy của các bộ theo hướng bộ quản lý đa nghành đa lĩnh
vực , giảm thiểu tối đa các cơ quan,tổ chức bên ngoài.
Trong tổ chức nền công vụ, đánh giá công chức trên cơ iện công việc, có
tính dự báo về số lượng và chất lượng của công chức, chú trọng tăng công
chức cao cấp, luân chuyển thường xuyên, đào tạo thi tuyển, đội ngủ công
chức có chất lượng tốt, chuyên nghiệp, đươc đào tạo bài bản, đào tạo đầu vào,
đẩy mạnh và xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước bằng cách vận dụng
một cách có chọn lọc ở cả ai mô hình chức nghiệp và việc làm.
Hơn thế nữa, trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa hội
nhập quốc tế đặt a yêu cầu cấp bách khách quan phải tiến hành công cuộc cải
cách hành chính nhà nước nhằm tạo lập một nền hành chính mới,hienj đại,
phù hợp với cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách kinh tế,
phát huy dân chủ xã hội và hội nhập quốc tế.
17


Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh yêu cầu cải cách
hành chính trong giai đoạn phát triển của đất nước. Công cuộc cải cách hành
chính mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tiến bộ, quan trọng nhưng cung bộc
lộ nhiều yếu kém, hạn chế.

Từ những bài học từ nền hành chính cộng hòa Pháp và thực trạng nền hành
chính Việt nam, có thể đưa ra một số giải pháp để cải cách hành chính nước ta
hiện nay.
- Chuyển đổi mạnh mẽ, căn bản vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cả bộ máy
nhà nước cũng như mỗi cơ quan nhà nước để phù hợp với yêu cầu quản lý
nền kinh tế thị trường và dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội.
- Cải cách cơ bản thủ tục hành chính theo hướng đơn giản phục vụ tốt cho
nhân dân.
- Đẩy mạnh phân cấp địa phương, phát huy tính tích cực, chủ động của chính
quyền địa phương các cấp, phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ cuả mỗi cấp
hành chính, định rõ chức năng, thẩm quyền và tổ chức bộ máy của cơ quan đô
thi và nông thôn.
- Xác định rõ vị trí, cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh công chức trong cơ quan
nhà nước để tuyển dụn, bố trí, sử dụng cán bộ công chức.
- Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức -vị trí công tác.
- Tạo lập cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo quyền giám sát trực tiếp của nhân
dân, tăng cường các hình thức dân chủ.

18


PHẦN KẾT LUẬN
Có thể nói Hành chính Pháp là một trong những mô hình thành công mẫu
mực về hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước. Cộng hòa Pháp đã trải qua
những bước thăng trầm của lịch sử, nền hành chính Pháp cũng đã có những
bước tiến lớn trong quá trình phát triển và hoàn thiện, phù hợp với giai đoạn
phát triển của chế độ chính trị xã hội. Mặc dù còn có những khuyết điểm và
thiếu sót, nhưng như chúng ta thấy , nối chung Pháp là một nền hành chính
mạnh và hoạt động hiệu quả, đó là một nền hành chính điển hình của các
nước phương Tây.


19



×