Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ô nhiễm không khí tại hà nội – thực trạng giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.09 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào những năm đầu tiên của thế kỉ 21 - thế kỉ của
sự phát triển kinh tế, hội nhập một cách mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới. Nhất là sau
khi Việt Nam gia nhập WTO. Theo xu thế chung đó, Hà Nội - thủ đô của cả nước đã đi
đầu trong cả nước về việc phát triển những cơ sở hạ tầng về cấp nước, điện lực, thông tin
liên lạc, đường xá, nhà hát, sân thi đấu thể thao, nhà ở, cơ quan, trường học...Liên tục
được nâng cấp, cải tạo, và xây mới để phục vụ, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế
và nhu cầu ngày một gia tăng của người dân. Kéo theo đó là hàng loạt các hạng mục, các
dịch vụ thuận lợi đem lại một lợi ích kinh tế rất to lớn, song bên cạnh đó thì nó lại là
nguyên nhân làm cho Môi Trường của Thành phố ngày càng xuống cấp một cách nghiêm
trọng. Môi Trường của các quận nội thành là một minh chứng thực tế hết sức rõ ràng cho
vấn đề này. Có thể ví Hà Nội hiện nay như một đại công trường, hàng ngày tạo ra một
lượng lớn bụi bẩn, bầu không khí bị xâm hại nghiêm trọng. Như một quy luật tất yếu của
tự nhiên, khi con người đối xử không tốt với tự nhiên thì tự nhiên cũng có những đáp trả
không tốt đẹp gì. Việc thành phố làm môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề, thì lập
tức chính môi trường không khí đó lại tác động ngược lại, và là mối đe dọa nghiêm trọng
đến sức khỏe người dân đặc biệt là người dân ở các quận nội thành, gây thiệt hại nghiêm
trọng đến sức khỏe người dân và sự phát triển kinh tế.
Trên cơ sở đó em lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Ô nhiễm không khí tại Hà Nội – Thực
trạng & Giải pháp ”.

1


PHẦN I : TỔNG QUAN CHUNG VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
1/ KHÔNG KHÍ & VAI TRÒ CỦA NÓ.
Không khí tồn tại ở khắp mọi nơi trong đất, nước, trong cơ thể sinh vật …và có nhiều
nhất trong khí quyển. Khí quyển là lớp vỏ ngoài cùng của trái đất có ranh giới dưới là bề
mặt thủy quyển, thạch quyển; ranh giới trên là khoảng không gian giữa các hành tinh.
Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi


lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một
lượng nhỏ agon (0,9%), điôxít cacbon (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số
chất khí khác. Khí quyển đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của các sinh
vật trên trái đất.
• Ánh sáng Mặt Trời có năng lượng rất lớn, gồm các tia như hồng ngoại, tử ngoại
gamma, roentgen….gây ung thư da, đột biến gen, hay gây chết sinh vật. Nhờ có khí
quyển, đặc biệt là tầng ôzôn, ánh sáng Mặt Trời khi chiếu vào Trái Đất bị khí quyển
hấp thụ 24.5%, 30.5% còn lại bị phản xạ trở lại vũ trụ ( Nhờ mây và bề mặt Trái
Đất ). Với vai trò này có thể coi khí quyển là “ áo giáp đặc biệt ” của Trái Đất.
• Ngoài ra khí quyển cũng cung cấp khí oxy cho sinh vật hô hấp, khí CO2 cho thực
vật quan hợp, các chất khí cho các phản ứng hóa học.
• Là nơi sinh sống của các vi sinh vật ( Có khoảng 1800 loài vi khuẩn khác nhau
sống trong không khí
• Là nơi chứa đựng các khí thải do hoạt động của con người sinh ra.
2/ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
2.1/ Lịch sử ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí xuất hiện ngay từ thời kỳ đồ sắt, đồ đồng – HY LẠP , LA MÃ
khi con người biết sử dụng lửa dùng trong luyện kim và sử dụng nguồn năng lượng từ gỗ
và than đá. Trong thời kỳ Trung cổ và thời kỳ công nghiệp hóa người ta sử dụng than
thay thế cho nguồn tài nguyên gỗ đã khan hiếm dần, với nguồn năng lượng than khi sử
dụng
2


trong việc đun nước lấy hơi để chạy máy hơi nước sẽ tạo ra khói sương mù đồng thời
lượng cacbon tích lũy trong khí quyển tăng lên vượt khả năng chứa của không khí.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người với những máy móc hiện đại được tạo ra,
bên cạnh những giá trị lợi ích gia tăng thì vấn đề ô nhiễm nguồn không khí từ các chất
thải ra từ việc sử dụng nguyên liệu để hoạt động những máy móc này ngày càng trở nên
nghiêm trọng.

2.2/ Khái niệm ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là bất kỳ chất nào đó có thể quan sát được hoặc không quan sát
được bằng mắt thường được tìm thấy trong không khí không phải là thành phần không
khí hoặc là thành phần không khí nhưng ở một nồng độ nào đó trong một thời gian sẽ gây
hại cho sinh vật và tài sản. Ô nhiễm không khí nói chung có thể phát sinh do các yếu tố
tự nhiên như mưa, bão lũ lụt, động đất, núi lửa….làm gia tăng bụi khói và các chất khí
độc hại cũng như sự phân hủy của xác động thực vật khi có thiên tai xảy ra. Ô nhiễm
không khí do yếu tố tự nhiên có thể rất nghiêm trọng, nhưng không xảy ra thường xuyên
và không phải là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, sự ô nhiễm nhân tạo mới gây
ra những tác động lớn và đáng kể đối với bầu khí quyển và môi trường không khí của con
người.
2.3/ Nguồn gốc của ô nhiễm không khí.
2.3.1/ Nguồn tự nhiên.
Là do các hiện tượng thiên nhiên gây ra như : Đất, cát sa mạc, đất trồng bị mưa gió
bào mòn và thổi tung thành bụi. Các núi lửa phun ra bụi nham thạch cùng với nhiều hơi
khí từ lòng đất thoát ra là nguồn ô nhiễm không khí đáng kể, hiện tượng cháy rừng cũng
gây ô nhiễm bằng những đám khói và bụi rộng. Nước biển bốc hơi cùng với sóng biển
tung bọt mang theo bụi muối biển lan truyền vào không khí. Các quá trình thối rữa của
xác động thực vật chết trong tự nhiên cũng thải ra các chất khí gây ô nhiễm. Tổng lượng
các tác nhân gây ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ tự nhiên thường rất lớn nhưng do
đặc điểm là phân bố tương đối đồng đều trên Trái Đất, ít khi tập trung ở một vùng, và
thực tế con người và sinh vật cũng đã quen và thich nghi với những tác nhân đó. Sự ô
nhiễm nhân tạo mới gây ra những tác động lớn và đáng kể đối với bầu khí quyển và môi
trường không khí của con người.
3


2.3.2/ Nguồn nhân tạo
2.3.2.1/ Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp
Các ống thải của nhà máy rất nhiều loại khí độc hại. Trong quá trình sản xuất các

chất khí độc hại thoát ra do bốc hơi, rò rỉ, tổn hao trên dây chuyền sản xuất, trên các
phương tiện vận tải,… đặc điểm của khí thải do quá trình sản xuất là nồng độ độc hại cao,
tập trung trong một khoảng không gian nhỏ thường ở dạng hỗn hợp khí và hơi độc hại.
Mỗi ngành công nghiệp tùy theo dây chuyền sản xuất, quy mô sản xuất, loại nguyên liệu
và sản phẩm của nó mức độ cơ giới hóa và mức độ hiện đại tiên tiến của nhà máy mhà
lượng chất độc hại và loại chất độc hại khác nhau ( Nhà máy hóa chất, nhà máy vật liệu
xây dựng, nhà máy luyện kim, nhà máy điện, cơ khí, và các nhà máy chế biến thực phẩm
– công nghiệp nhẹ….. )
2.3.2.2/ Ô nhiễm không khí do hoạt động nông nghiệp
Hoạt động nông nghiệp thải vào không khí các hợp chất clor hữu cơ, lân hữu cơ,
thủy ngân hữu cơ… được dùng để trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng. Các chất này lan truyền
vào môi trường không khí khi được phun, xịt hay tưới lên cây trồng.
2.3.2.3/ Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải
Giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường không khí, chúng ta
thải ra khoảng 2/3 khí CO, ½ khí Hydrocacbon và khí nitơoxyt. Ôtô và xe máy thải khói
độc và tung bụi bẩn, tàu hỏa và tàu thủy dùng nhiên liệu xăng dầu hay than cũng tỏa ra
nhiều chất độc hại. Sự khuếch tán chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông phụ thuộc
nhiều vào địa hình, bố trí quy hoạch trong thành phố và khu dân cư.
2.3.2.4/ Ô nhiễm không khí do sinh hoạt của con người
Nguyên nhân gây ô nhiễm này bắt nguồn từ việc sử dụng than, dầu, khí đốt trong
đun nấu hằng ngày. Nguồn ô nhiễm này thường không lớn, tập trung tại lớp không khí
thấp của khí quyển
2.4/ Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
2.4.1/ Đối với sức khỏe con người
Tác động lớn nhất từ ô nhiễm không khí chúng ta có thể thấy được là nó làm ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Nó có thể tác động theo con đường trực tiếp hoặc
gián tiếp. Đối với con đường trực tiếp, tức là theo không khí xâm nhập vào cơ thể con
4



người qua con đường hô hấp. Đặc trưng tác động của các chất này ( đối với cơ thể con
người ) là thời gian tác động ( tiếp xúc ), độ độc và nồng độ của chúng. Có thể chia làm
hai loại : cấp tính và mãn tính. Tác động cấp tính biểu thị sự nguy hiểm tức thời trong
thời gian ngắn, chịu tác động của chất ô nhiễm ở nồng độ cao. Còn tác động mãn tính lại
rất khó nhận biết do nó rất ít được chú ý. Theo WHO – Tổ chức y tế thế giới, sự ô nhiễm
không khí đã làm chết hai triệu người mỗi năm, với hơn một nửa tại các nước đang phát
triển. Nếu giảm được những hạt khói bụi vô cùng nhỏ tạo ra bởi sự đốt cháy nhiên liệu,
than đá…sẽ làm giảm 15% số người chết. Việc làm này cũng làm giảm các chứng bệnh
truyền nhiễm hô hấp, bệnh ung thư phổi và đau tim.
2.4.2/ Đối với động thực vật
Ô nhiễm không khí phá hủy điều kiện sống bình thường của động thực vật trong
vùng chịu tác động làm chúng tăng khả năng nhiễm khuẩn và phá hủy sự trao đổi chất,
làm cho một lượng lớn động thực vật chết đi nhanh chóng.
2.4.3/ Đối với môi trường
2.4.3.1/ Đối với khí hậu địa phương, đô thị và khu công nghiệp
Ô nhiễm không khí tác động đến không khí với quy mô lớn, đặc biệt là khí hậu địa
phương như đô thị và các khu công nghiệp. Nó tạo ra các ốc đảo nhiệt, gây ra hiện tượng
sương mù quyện khói, sương mù quyện khói quang hóa
2.4.3.2/ Đối với toàn cầu
a/ Lắng đọng Axít
Lắng đọng axit hiện đang là vấn đề nhiễm bẩn môi trường quan trọng nhất không chỉ
vì mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống của con người và các hệ sinh thái mà còn vì
quy mô tác động của chúng vượt qua phạm vi kiểm soát của mỗi quốc gia. Hiện tượng
mưa axit lan tỏa trong phạm vi rộng, khoảng cách dài và đáng lo ngại hơn khi trải qua
cuộc hành trình trong khí quyển nó có thể biến đổi vật lý và hóa học tạo thành những vấn
đề nguy hiểm và phức tạp hơn.
b/ Hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Những tác động của vấn đề hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu Trái Đất từ việc ô
nhiễm không khí nói chung và môi trường nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề thách thức
nghiêm trọng đối với xã hội loài người bởi những ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp

5


của nó. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển làm cho
nhiều khu dân cư, đồng bằng rộng lớn, cùng nhiều đảo thấp sẽ bị nhấn chìm trong nước
biển. Điều kiện sống của loài người, của nhiều quốc gia sẽ bị xáo trộn, các hoạt động chịu
ảnh hưởng nhiều từ thời tiết như Nông – Lâm – Ngư nghiệp sẽ bị thiệt hại nặng nề, đồng
thời nó cũng làm phát sinh nhiều bệnh tật mới, dịch bệnh tràn lan sức khỏe con người bị
ảnh hưởng nghiêm trọng.
Qua những phân tích tổng quan trên đây có thể thấy rằng ô nhiễm không khí đã và
đang tác động rất xấu đối với hệ sinh thái trên Trái Đất nói chung và xã hội loài người nói
riêng, điều đặc biệt nghiêm trọng hơn cả là vấn đề ô nhiễm không khí xảy ra nhiều nhất
tại các thành phố lớn, nơi có số lượng người sinh sống một cách tập trung và đông đúc do
đó việc ảnh hưởng càng sâu và rộng do hiệu ứng lan truyền trong ô nhiễm không khí.
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tỉ lệ ô nhiễm không khí ở mức cao
trên thế giới, thành phố Hà Nội là một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nhiều nhất
từ việc ô nhiễm này. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp đối với vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội.

PHẦN II – Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI
6


2.1/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, mạnh đã gây ra hàng loạt các vấn đề liên quan đến
môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Theo thống kê của Sở Tài
Nguyên Môi Trường và nhà đất Hà Nội, mỗi năm thành phố Hà Nội phải tiếp nhận
khoảng 80.000 tấn bụi, khói, 9.000 tấn khí SO2, 46.000 tấn khí CO2 từ các cơ sở công
nghiệp thải ra. Những kết quả nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng chất lượng không khí
ở ngoại thành Hà Nội chưa bị ô nhiễm bởi CO, SO2, NO2 và bụi lơ lửng ( TSP ) ngoại

trừ tại các khu công nghiệp và các khu vực gần các tuyến đường giao thông liên tỉnh,
đường cao tốc. Còn khu vực nội thành thì hầu hết tại các khu công nghiệp, tuyến giao
thông chính đều bị ô nhiễm nhưng ở các mức độ khác nhau. Tại các tuyến giao thông, ô
nhiễm bụi lơ lửng ( TSP ) là chủ yếu với nồng độ đo được cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ
3 – 6 lần. Những khu vực đang thi công công trình xây dựng giao thông đô thị mới …
nồng độ TSP đo được thường cao hơn 7 – 10 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ
các khí SO2, NO2 trung bình hằng năm tăng khoảng từ 10% – 60%, nồng độ CO tại các
trục giao thông chính cao hơn từ 2.5 – 4.4 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
2.1.1/ Ô nhiễm môi trường không khí do bụi
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do bụi trên địa bàn thành phố
Hà Nội đã được các nhà khoa học cảnh báo là đang ở mức “báo động đỏ”. Kết quả quan
trắc về nồng độ bụi lơ lửng trên địa bàn Hà Nội cho thấy: Ở các quận nội thành đều vượt
quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 3 lần . Trong đó, địa bàn quận Đống Đa, Long Biên có
nồng độ bụi cao nhất 0,8 mg/m 3 , gấp 4 lần so với tiêu chuẩn cho phép, tiếp đến là địa
bàn quận Tây Hồ, Hoàng Mai 0,78 mg/m3… Ngoài ra, các khu vực được coi là ô nhiễm
trọng điểm bụi trên địa bàn Hà Nội được xác định gồm: đường Nam Thăng Long, đường
Nguyễn Tam Trinh, Đường 32 và hiện nay là các nút giao thông đang thi công như ngã
Tư Sở, ngã Tư Bách Khoa,... gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với người dân khi
qua lại những khu vực này. Trong 10 năm qua, bụi lơ lửng tại Hà Nội do công nghiệp và
thủ công nghiệp gây ra chiếm tới 67%, do đường phố bẩn chiếm khoảng 30% và
còn lại là do các phương tiện giao thông thải ra. Số liệu thống kê năm 2000 - 2010 thì ô
nhiễm TSP đã xảy ra trầm trọng ở khu công nghiệp Thượng Đình, Cao su Sao Vàng,
thuốc lá Thăng Long, Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông với đường kính khu vực ô
7


nhiễm khoảng 1,7km và nồng độ lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2 - 4 lần; Tại khu công
nghiệp Minh Khai, Mai Động, Vĩnh Tuy với đường kính ô nhiễm khoảng 2,5km, có nồng
độ TSP cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2 - 3 lần.
2.1.2/ Ô nhiễm môi trường không khí do các khí độc hại

Ngoài nguồn ô nhiễm do bụi, môi trường không khí Hà Nội còn bị ảnh hưởng bởi
các loại khí thải như SO2 , CO2 , CO, NO … Đặc biệt, tại các khu vực có khu công
nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch và các trục đường giao thông lớn.
- Nồng độ SO2
Tại hầu hết các khu công nghiệp tập trung ở khu vực Hà Nội, nồng độ SO2 dao động ở
mức 0,05 - 0,11 mg/m 3 thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép (0,3mg/m 3 ). Tuy nhiên,
tại một số khu công nghiệp nồng độ SO2 cao hơn tiêu chuẩn và có thời điểm lên tới
20mg/m 3. Trong khi đó, nồng độ SO2 tại các nút giao thông chính đều cao hơn tiêu
chuẩn cho phép. Theo tính toán thì tổng lượng khí SO2 từ các nguồn thải ở Hà Nội trong
năm 1996 là hơn 7.000 tấn, nhưng đến năm 2003 đã tăng thêm 1.000 tấn, đến năm 2011
thì con số này là 12.000 tấn.
- Nồng độ CO2
Nhìn chung, môi trường không khí ở tại các khu công nghiệp và một số khu dân cư Hà
Nội không bị ô nhiễm bởi CO2. Các số liệu quan trắc từ năm 2002 - 2011 cho thấy trong
hầu hết các mẫu đo, nồng độ CO2 đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Tuy
nhiên, trên các tuyến giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm (7h30’- 8h30’) sáng và
(16h30’ - 18h30’) chiều nồng độ CO2 cao hơn 2,5 lần so với tiêu chuẩn cho phép, điển
hình như tại các tuyến đường như: Nguyễn Trãi, Khương Đình, Đường 32,Khâm Thiên,
….Tại các ngã tư, ngã năm vào giờ c ao điểm nồng độ CO2 cao hơn so với tiêu chuẩn
cho phép từ 2,5 - 3 lần. Nguồn gốc phát sinh khí CO2 chủ yếu từ sử dụng nhiên liệu hoá
thạch, oxy hoá các hydrocarbon do phương tiện giao thông gây ra. Nồng độ của
CO2 đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây từ năm 2002 lượng khí CO2
phát thải từ các cơ sở công nghiệp là 39.000 tấn, nhưng đến năm 2010 thì đã tăng lên
66.000 tấn. Việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các cơ sở công nghiệp cũ,
các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ phân tán trong các khu dân cư của thành phố

8


cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí đặc biệt là

CO2.
- Nồng độ NO2
Kết quả quan trắc của Trung tâm kĩ thuật Môi Trường đô thị thì chất lượng không
khí cho thấy nồng độ trung bình NO2 tại các khu công nghiệp đều nhỏ hơn tiêu chuẩn
cho phép. Ngoài ra thì số liệu của Trạm quan trắc chất lượng không khí tự động của
Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp cho thấy, trong 6 năm trở lại
đây ( từ năm 2005 ), nồng độ khí NO 2 tăng nhanh hơn, bình quân hàng năm khoảng
40% - 60% mặc dù sự biến đổi này không rõ ràng. Tuy nhiên ô nhiễm cục bộ vẫn xảy ra
tại một số khu vực xung quanh các nguồn thải lớn như các cơ sở công nghiệp tiêu thụ
nhiều nhiên liệu hoá thạch. Nồng độ NO2 tại các cơ sở này dao động trong khoảng 0.015
- 0,07 mg/m3 nhỏ hơn so với tiêu chuẩn cho phép. Các khu công nghiệp cũ gần nội
thành thường có nồng độ NO2 cao hơn các khu công nghiệp mới xây dựng.
2.2/ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Chất lượng không khí tại Hà Nội đang suy giảm một cách nhanh chóng, nguyên
nhân của sự suy giảm này cũng chủ yếu do 3 nguồn chính như đã nghiên cứu ở phần I,
bao gồm : công nghiệp, giao thông, và xây dựng sinh hoạt.
2.2.1/ Hoạt động sản xuất công nghiệp
Theo số liệu thống kê, hiện nay, ở Hà Nội ước tính có khoảng 400 cơ sở công
nghiệp đang hoạt động. Trong đó có khoảng 147 cơ sở công nghiệp có tiềm năng thải các
chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội. Các khí thải độc hại sinh ra từ các
nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do quá trình chuyển hóa năng lượng ( Tiêu thụ than và xăng
dầu các loại ) trong khi chất lượng nhiên liệu chưa thực sự đảm bảo – chứa nhiều tạp chất
không tốt đối với môi trường, cụ thể là hàm lượng Benzen trong xăng còn quá cao so với
tiêu chuẩn cho phép ( 5% so với 1% ), hàm lượng lưu huỳnh trong Diezen cao ( 1% so
với tiêu chuẩn 0.05% ). Lượng than tiêu thụ hàng năm trung bình là 250.000 tấn, xăng
dầu là 230.000 tấn đã thải ra một lượng lớn bụi, khí SO2, CO và NO2 gây tác động xấu
đến chất lượng không khí.

9



Trong số các cơ sở công nghiệp này, mới chỉ có khoảng 65%-70% có xây dựng hệ thống
xử lý nước thải, tuy nhiên các hệ thống này tại nhiều cơ sở là chưa đạt yêu cầu về tiêu
chuẩn, doanh nghiệp xây dựng với hình thức đối phó là chủ yếu, mặt khác khi cơ quan
chức năng phát hiện thì do văn bản pháp luật còn hạn chế cũng như doanh nghiệp sử
dụng hình thức hối lộ để cơ quan chức năng bỏ qua vấn đề này và tiếp tục hoạt động để
rồi từ đó, mỗi năm bầu không khí Hà Nội lại tiếp nhận thêm khoảng 80.000 tấn khói bụi,
9000 tấn SO2, 19.000 tấn khí NO2....
2.2.2/ Hoạt động giao thông đô thị và xây dựng.
2.2.2.1/ Hoạt động giao thông đô thị
Với mức độ tăng trưởng trung bình hằng năm về xe máy là 15%, oto là 10%, năm
1996 thành phố Hà Nội có 600.000 xe máy và 34.000 ô tô nhưng sau 16 năm thì lượng xe
máy tăng thêm gấp 5 lần ( 3.000.000 chiếc ) và lượng ô tô tăng thêm 10 lần ( 340.000
chiếc ) đây chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu
trên các tuyến đường giao thông của Hà Nội. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng giao thông còn
thấp ( Tiêu chuẩn luồng đường, tốc độ lưu thông, chất lượng con đường…) cường độ
dòng xe lớn, đạt trên 2.500 – 4.000 xe/h, đường hẹp, nhiều giao điểm ( ngã ba, ngã tư ), ý
thức người tham gia giao thông kém…, Tất cả những yếu tố trên dẫn đến lượng khí độc
hại như CO, SO2, NO2 và các hợp chất chứa bụi, chì, khói được thải ra tăng, gây ô
nhiễm môi trường không khí tại các trục giao thông chính và các nút giao thông đặc biệt
vào giờ cao điểm.
Bên cạnh đó, chất lượng các phương tiện giao thông cũng như ý thức người tham gia giao
thông là nguyên nhân làm tăng nồng độ chất ô nhiễm. Hàng loạt các yếu tố như : quá cũ,
hay quá thời gian sử dụng, hệ thông thải không đạt yêu cầu, lượng khí thải không đảm
bảo tiêu chuẩn thải… Theo con số thống kê, tại bốn địa điểm là khu vực đuôi cá, đê Sông
Hồng và đường Láng – Hòa Lạc, chân cầu Thăng Long có đến 95% số xe tải chở vật liệu
xây dựng không bảo đảm yêu cầu vệ sinh như thùng xe không kín, không có nắp đậy chở
vật liệu quá thùng…. các phương tiện vận chuyển chất thải, phế thải, vật liệu xây dựng
không hề được che chắn đúng quy định, các xe chở cát, sỏi phế liệu không được rửa sạch
nước khi rời khỏi bãi tập kết làm rơi rớt ra đường. Đây chính là nguồn bụi chủ yếu gây

tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay. Theo kết quả quan trắc 6 tháng đầu năm 2011
10


hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí tại một số điểm trên địa bàn Hà Nội đang ở mức
báo động. Có nơi hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí vượt quá 11 lần tiêu chuẩn cho
phép (TCVN 5937 – 2005) như đường Nguyễn Trãi, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh. Và
phần lớn các địa điểm khác vượt quá 5 lần tiêu chuẩn cho phép.
2.2.2.1/ Ô nhiễm không khí do xây dựng
Tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra khá nhanh và mạnh, thành phố như một “
công trường ” lớn. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn có hơn 1.800 công trình
xây dựng lớn nhỏ được thi công. Trong đó có đến hàng chục dự án cải tạo, xây dựng các
nút giao thông, các khu đô thị mới quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài hằng năm gây ô
nhiễm bụi cả khu vực rộng lớn. Ngoài ra mỗi tháng còn có khoảng 16.000m2 đường bị
đào bới để thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật. Thành phố hiện nay có khoảng hơn
1.000 điểm tập trung buôn bán vật liệu xây dựng. Mà phần lớn tại những điểm buôn bán
không có đủ điều kiện kinh doanh bảo đảm vệ sinh môi trường, diện tích nhỏ hẹp, không
có hàng rào che chắn thường sử dụng vỉa hè làm nơi tập kết vật liệu, vì vậy luôn phát tán
bụi vào môi trường. Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho tình trạng ô nhiễm bụi ở
Hà Nội vẫn ở mức cao.
2.2.2/ Hoạt động sinh hoạt và dịch vụ của cộng đồng.
Môi trường không khí không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên mà còn bị ảnh
hưởng bởi hoạt động sinh hoạt của người dân như : Khí thải từ gia đình dùng bếp than tổ
ong để đun nấu ( Bình quân một gia đình tiêu thụ 2kg than/ ngày cũng đóng góp một
phần đáng kể trong việc làm suy giảm chất lượng môi trường không khí tại Hà Nội. Hoạt
động của làng nghề Bát Tràng, Triều Khúc…các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nằm rải rác
khắp các ngõ xóm, khu dân cư ( Đặc biệt là khu vực ngoại thành ) cũng gây ra những tác
động không nhỏ. Hoạt động sinh hoạt, dịch vụ của người dân cũng thải ra một lượng rác
rất lớn - Theo số liệu thống kê được thì mỗi ngày, Hà Nội thải vào môi trường từ 13001500 tấn rác thải mỗi ngày, lượng chất thải tăng 5% mỗi năm, trong đó 38% là chất thải
nguy hại, lượng rác tồn đọng lâu ngày không được thu dọn qua quá trình phân hủy biến

đổi chất tạo thành những tạp chất nguy hiểm, làm ô nhiễm bầu không khí của Hà Nội.
Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng 7 triệu người, một phần lớn số lượng người trung
niên, và thanh niên có thói quen hút thuốc, với lượng tiêu thụ thuốc lá khá lớn, đồng
11


nghĩa với việc một lượng lớn khói, và hóa chất độc hại lan tỏa ra môi trường làm cho tình
hình ô nhiễm không khí lại càng thêm khó kiểm soát.

PHẦN III : CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
12


Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm bụi cũng như hạn chế đến mức tối đa những tác
động tiêu cực của ô nhiễm bụi đến sức khỏe và cuộc sống, kinh tế của người dân các
quận nội thành nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Thành phố cần áp dụng những
giải pháp sau :
1/ Các giải pháp về chính sách:
- Thành phố cần đưa ra những quyết định mang tính cụ thể, toàn diện để kiểm soát ô
nhiễm bụi và các nguồn gây ô nhiễm bụi, động viên các ngành, các cấp và các tầng lớp
nhân dân cùng tham gia giũ gìn bảo vệ sự trong sạch của bầu không khí. Hạn chế mức
thấp nhất những hành động, hoạt động có nguy cơ làm gia tăng bụi gây ảnh hưởng xấu
đến chất lượng bầu không khí.
- Thắt chặt các tiêu chuẩn môi trường có liên quan (tiêu chuẩn xăng dầu, tiêu chuẩn khí
thải của các phương tiện giao thông cơ giới);
- Cơ quan quản lý môi trường phải tăng cường công tác thanh tra , kiểm tra việc thực thi
pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý một cách nghiêm minh, công bằng, công khai,
minh bạch và xử phạt kinh tế một cách đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm luật
pháp bảo vệ môi trường;
- Cần phải ban hành ngày Luật khí sạch như ở rất nhiều nước trên thế giới đã và đang áp

dụng
2/ Các giải pháp về kĩ thuật:
- Trong sản xuất cần tìm ra những công nghệ tiên tiến mà thải ra ít bụi nhất.
- Một nguyên nhân gây ra các chất độc hại là sự tiêu thụ nhiên liệu từ các phương tiện
cơ giới vì thế cần phải tìm ra các chất có thể pha thêm vào xăng hoặc dầu...mà khi tiêu
dùng thải ra ít khói bụi và các chất độc hại nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng của xăng,
dầu...
- Tắc nghẽn giao thông cũng là một nguyên nhân lớn làm gia tăng lượng bụi, lượng chát
thải độc hại vào không khí cả về số lượng lẫn thành phần các chất độc hại vì thế cần có
sự phần luồng giao thông một cách hợp lí, bố trí các đèn giao thông tại các nút một cách
phù hợp. Xây dựng, mở rộng làn đường để giảm thiểu tắc nghẽn giao thông.
13


- Do các phương tiện vận chuyển các vật liệu xây dựng làm rơi vãi gây ra bụi. Do đó cần
phải quy định những giải pháp che chắn, đậy kín thùng xe. Cần phun rửa xe một cách kĩ
càng khi xe đi vào cửa ngõ thành phố.Về điều này cần phải làm một cách nghiêm túc và
Thành phố cần có cơ chế giám sát chặt chẽ, xử lý hành chính, phạt tiền đối với những vi
phạm trên, tránh tình trạng như hiện nay chỉ làm cho có lệ, gây thất thoát lãng phí, không
hiệu quả.
- Hoàn thành việc di chuyển tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp gây ô
nhiễm nặng ra ngoài thành phố. Phát triển công nghệ sản xuất sạch hơn ở tất cả các khu
công nghiệp và cơ sở công nghiệp ở xung quanh thành phố (phát triển công nghiệp xanh).
- Để giảm bụi trên các tuyến đường thì cần tăng cường hệ thống xe rửa đường, xe hút
bụi.
- Tại những nơi nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần thì cần phải tiến
hành đo đạc một cách chính xác chất lượng không khí tại đó, từ đó đưa ra các phương án
khắc phục.
- Vận động, tạo điều kiện để di rời các nhà máy, xí nghiệp ra vùng ngoại thành để giảm
lượng khói xả từ các nhà máy.

- Tập trung phát triển những phương tiện giao thông công cộng như xe bus, tàu điện
ngầm, để giảm bớt số lượng xe lưu thông trên đường.
3/ Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục:
Giải pháp này đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc vận động cộng đồng
trong mục tiêu giữ gìn chất lượng cho bầu không khí, nâng cao chương trình kế hoạch cụ
thể, sát thực, gắn tuyên truyền với giáo dục ý thức cho người dân bảo vệ, giữ gìn sự trong
lành cho bầu không khí.
Việc tuyên truyền phải được thực hiện dưới nhiều hình thức và với nội dung đơn giản, dễ
hiểu, dễ tiếp thu để dễ nhận được sự quan tâm và ủng hộ của người dân. Ngoài việc tuyên
truyền vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng thì việc tuyên truyên bằng khẩu
hiệu, áp phích cũng đem lại những hiệu quả nhất định.

KẾT LUẬN
14


Vấn đề môi trường hiện nay không còn là vấn đề của riêng một khu vực nào, một
Quốc Gia nào hay một Châu lục nào mà nó đã trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại,
trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Trong khuôn khổ đề tài này, với những nghiên cứu
rất sơ lược mà ta đã có thể thấy ô nhiễm bụi có những tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng tiêu
cực đến tình trạng sức khỏe cũng như cuộc sống bình thường của người dân các quận nội
thành nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Gây ra những khoản chi phí rất lớn cho
người dân các quận nội thành, đồng thời gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với sự tăng
trưởng của nền kinh tế. Làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sức khỏe của người dân.
Vì thế chúng ta phait tìm cách lượng giá một cách chính xác những thiệt hại do nó gây ra
để có những biện pháp khắc phục phù hợp. Làm hài hòa giữa hai yếu tố là phát triển kinh
tế và bảo vệ chất lượng môi trường sống.

15



MỤC LỤC

16



×