Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Về công tác quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn huyện từ liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.16 KB, 38 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN I.
LỜI NÓI ĐẦU
Giao thông vận tải đô thị gồm có các hệ thống công trình giao thông và các
phương tiện vận chuyển đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người và phương tiện
trong đô thị. Giao thông vận tải đô thị có vai trò quan trọng và có ý nghĩa lớn lao đối
với sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Từ Liêm là Huyện ngoại thành Hà Nội có tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh
chóng kéo theo đó là tốc độ đô thị hoá diễn ra một cách nhanh chóng. Đây là cơ hội
thuận lợi để Huyện nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển cơ cấu lao động
và phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật. Từ Liêm có một vị trí chiến lược
quan trọng. Có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch như: Quốc lộ 32 chạy
ngang giữa Huyện nối liền sang địa phận Hà Tây cũ, đường 70 (Hà Đông-Thượng
Cát), các tuyến đường mới như đường Phạm Hùng- Phạm Văn Đồng- Cầu Thăng
Long đi Sân bay Nội Bài, đường Láng Hoà Lạc (Trần Duy Hưng), đường đê hữu
ngạn Sông Hồng đi Sơn Tây… Sự phát triển kinh tế- xã hội của Từ Liêm góp phần
thúc đẩy đáng kể cho sự phát triển của thành phố. Từ Liêm có tốc độ đô thị hoá
nhanh kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế nhất là các ngành dịch vụ.
Vỉa hè, lòng, lề đường là những điểm quan trọng thuộc hệ thống giao thông trong
đô thị cũng như hệ thống giao thông của Huyện. Hiện nay vỉa hè, lòng đường được
sử dụng rất nhiều để kinh doanh, buôn bán gây không ít trở ngại đến việc lưu thông
trên đường. Không những gây ùn tắc giao thông mà còn gây ô nhiễm môi trường và
ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.Vì vậy việc quản lý vỉa hè, lòng đường là một vấn
đề bức thiết cần được quan tâm quản lý để một phần giải quyết nạn ùn tắc giao
thông và xây dựng một đô thị văn minh.
Vì thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm thực tế còn thiếu, nội dung quản lý nhà
nước về đô thị lại rộng nên việc xem xét tìm hiểu nghiên cứu tài liệu văn bản pháp
lý và học hỏi kỹ năng quản lý còn hạn chế, hơn nữa do tính thời sự cấp thiết của vấn
đề vì vậy trong phạm vi bản báo cáo này tôi chỉ xin đề cập đến một lĩnh vực nhỏ
trong hoạt động của phòng quản lý đô thị đó là: “Về công tác quản lý và sử dụng
vỉa hè, lòng đường trên địa bàn Huyện Từ Liêm”.



Nguyễn Thị Ngạn

1

KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ phòng Quản lý đô thị huyện Từ
Liêm. Đặc biệt là chú Đỗ Anh Tuấn- trưởng phòng Quản lý đô thị đã giúp đỡ và
hướng dẫn tôi rất nhiệt tình chu đáo trong suốt thời gian thực tập tại phòng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Học Viện Hành Chính, các thầy các cô
khoa Quản lý Nhà nước về kinh tế. Đặc biệt là Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Quytrưởng đoàn, giảng viên Th.S Đỗ Kim Tiên đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành
bản báo cáo thực tập tôt nghiệp này.
Bản báo cáo chỉ là việc tìm hiểu sơ bộ về công tác quản lý và sử dụng vỉa hè,
lòng đường vì vậy không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót rất mong nhận được
những đóng góp của thầy cô, cơ quan thực tập và các bạn để bản báo cáo của tôi
được hoàn thiện hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Nguyễn Thị Ngạn

Nguyễn Thị Ngạn

2

KH6H



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ UBND HUYỆN TỪ LIÊM VÀ
PHÒNG QUẢN LÝ- ĐÔ THỊ
I. KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN TỪ LIÊM
1.1 Đặc điểm tự nhiên- Kinh tế- Xã hội của huyện
Từ Liêm là một huyện nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội có diện tích 75,15 km 2
với dân số 24.994 người (trong đó có khoảng trên 3000 sinh viên). Toàn huyện bao
gồm 15 xã và 01 thị trấn, đó là thị trấn Phú Diễn. Huyện có vị trí như sau:
- Phía Bắc giáp với huyện Đông Anh, quận Tây Hồ;
- Phía Nam giáp với huyện Thanh Trì và Thành Phố Hà Đông;
- Phía Đông giáp với 03 quận: Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân;
- Phía Tây giáp với huyện Hoài Đức, Đan phượng ;
Từ Liêm là một Huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, mạnh, hạ tầng kỹ thuật được
nâng cấp đảm bảo đồng bộ phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội chung của thủ
đô và của cả nước. Theo quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của thủ đô đến năm
2010 hơn 1/2 diện tích của huyện nằm trong vành đai phat triển đô thị. Diện tích đất
nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, các khu đất công nghiệp, khu đất đô thị mới từng
bước được hình thành, đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến tất cả những lĩnh
vực, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. Trong tương lai, Từ Liêm sẽ có nhiều khu
đô thị mới xây dựng theo quy hoạch hiện đại với các khu làng xóm được nâng cấp
trên cơ sở hạ tầng tạo thành một khu đô thị mới ở phía Tây. Nhận thức được vấn đề
đó, Đảng bộ và nhân dân Huyện Từ Liêm đã và đang phát huy mọi tiềm năng, lợi
thế, đẩy nhanh quá trình phát triển đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh, bền
vững, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đảm bảo ổn định an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 15/07/1994 sửa đổi bổ sung một
số điều năm 2003;

- Căn cứ Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND mỗi
cấp, ngày 03 tháng 7 năm 1996;
- Căn cứ Quyết định số 03/2000/QĐ-UB ngày 26/6/2000 của huyện Từ Liêm.
UBND huyện Từ Liêm có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau:
3
Nguyễn Thị Ngạn
KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
UBND huyện Từ Liêm là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung.
Thông qua hoạt động chấp hành và điều hành của mình, UBND huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh tế-chính trị, văn hóa-xã hội, an
ninh-quốc phòng…trên địa bàn huyện. UBND huyện chịu trách nhiệm quản lý hành
chính ở địa phương và đảm bảo cho bộ máy hành chính được vận hành thông suốt.
UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội để giữ gin an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố
an ninh quốc phòng và cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương mình quản lý, đồng
thời đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nước tư Trung ương đên địa phương.
Nhiệm vụ, quyền hạn được thể hiện trên các lĩnh vực được khái quát cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm trên địa bàn huyện; lập
dự toán, phương án phân bổ và quyết toán ngân sách huyện;
- Lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương; thực hiện thẩm quyền
giao đất, cho thuê đất, giải quyết các tranh chấp đất đai theo quy định;
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ.
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế,
thể dục thể thao, phát thanh và công tác xây dựng
- Thực hiện các nhiệm vụ thành phố giao về khoa học công nghệ, ứng dụng các
tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

- Tổ chức thực hiện công tác quốc phòng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội.
- Tuyên truyền giáo dục nhân dân về đường lối chính sách dân tộc , tôn giáo, chỉ
đạo việc thực hiện chính sách dân tộc tôn giáo.
- Thực hiện công tác thi hành pháp luật ở địa phương.
1.3. Cơ cấu, tổ chức của UBND huyện
- Lãnh đạo huyện bao gồm:
+ 01 Chủ tịch
+ 03 Phó chủ tịch
+ 01 Chánh văn phòng
+ 12 Trưởng phòng của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
- Các phòng ban chuyên môn của huyện gồm có:
+ Văn phòng UBND và HĐND;
4
Nguyễn Thị Ngạn
KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Phòng Nội vụ;
+ Phòng Thanh tra ;
+ Phòng Tài chính- Kế hoạch;
+ Phòng Tài nguyên- Môi trường;
+ Phòng Xây dựng- Đô thị;
+ Phòng Lao động- Thương binh- Xã hội;
+ Phòng Văn hóa thông tin và thể dục thể thao;
+ Phòng giáo dục đào tạo;
+ Phòng tư pháp;
+ Phòng Kinh tế;
+ Phòng Y tế.

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG QUẢN LÝ- ĐÔ THỊ.
Phòng quản lý Quản lý- Đô thị là cơ quan chuyên môn, thuộc UBND huyện
được thành lập theo quyết định số 201/2004/QĐ-UB của UBND thành phố ngày 30
tháng 12 năm 2004 về việc thành lập Phòng Quản lý- Đô thị thuộc UBND quận
huyện. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2005
Phòng Quản lý- Đô thị huyện Từ Liêm là cơ quan chuyên môn của UBND
huyện, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mặt phát triển Đô thị, kiến trúc,
quy hoạch, và cơ sở hạ tầng kỹ thuật…được thành lập trên cơ sở tách từ phòng Địa
chính Nhà đất và Đô thị quận huyện
Phòng Quản lý- Đô thị là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận huyện,
chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Sở, Ngành, Thành phố. Phòng có tư
cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước.
2.1. Chức năng, nhiệm vụ.
Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc
quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, của phòng chuyên môn thuộc UBND quận
huyện. Được cụ thể hóa trong quyết định 201/2004/QĐ-UBND của UBND Thành
phố Hà Nội về việc thành lập Phòng Quản lý- Đô thị thuộc UBND cấp quận huyện.
Căn cứ Quyết định số 1601 /2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội
ngày 06 tháng 5 năm 2008 về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân Quận, Huyện và được cụ thể chi tiết hóa bằng Thông tư liên tịch số
12/2008/TTLT-BGTVT-BNVcủa Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội Vụ ngày 05 tháng
12 năm 2008 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức
5
Nguyễn Thị Ngạn
KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
quận huyện và Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV của Bộ Xây dựng,

Bộ Nội vụ ngày 16 tháng 12 năm 2008 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực
quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng.
2.1.1 Chức năng
Tham mưu giúp UBND quận huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
quy hoạch, xây dựng, kiến trúc nhà ở và công sở, giao thông, bưu chính viễn thông.
Thực hiện các nhiệm vụ công tác chuyên môn theo quy định của nhà nước và
của ngành dọc.
2.1.2. Nhiệm vụ
 Quản lý quy hoạch kiến trúc
- Trình UBND huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị theo sự phân
cấp của thành phố; lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, quy hoạch xây
dựng, sửa chữa nhà ở, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị
của địa phương.
- Quản lý các mốc chỉ giới,cốt xây dựng theo quy hoạch đã được xác định trên
địa bàn; công bố quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của địa phương tại
trụ sở UBND huyện và trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Hướng dẫn kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy hoạch xây dựng đã
được phê duyệt và các quy định về quản lý kiến trúc; phối hợp với các cơ quan chức
năng chuyên môn xác định và xây dựng các quy định về quản lý các công trình có
giá trị kiến trúc cần được bảo tồn.
 Quản lý xây dựng, giao thông đô thị
- Thụ lý hồ sơ xin cấp phép xây dựng, hồ sơ xin cấp phép đào đường, trình
UBND huyện quyết định theo phân cấp của UBND thành phố.
- Quản lý về chất lượng các công trình xây dựng, sản phẩm vật liệu xây dựng
thuộc huyện quản lý. Quản lý hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế xây dựng, hồ sơ hoàn
công các công trình thuộc quyền quản lý của UBND huyện;
- Hướng dẫn lập dự án đầu tư, luận chứng các kinh tế kỹ thuật các công trình
xây dựng, cải tạo sửa chữa, kiểm tra thiết kế kỹ thuật những công trình được thành

phố phân cấp;
6
Nguyễn Thị Ngạn
KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc quản lý khai thác sử dụng các công trình hạ
tầng kỹ thuật giao thông đô thị, phát hiện và đề xuất các biện pháp xử lý đối với
những công trình bị hư hỏng nặng cần sửa chữa với UBND huyện;
- Kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản giúp
UBND huyện tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu đối với các công trình thuộc nguồn
vốn phân cấp cho huyện quản lý; tham gia hội đồng đền bù và giải phóng mặt bằng
xây dựng của huyện;
- Phối hợp chặt chẽ với thanh tra chuyên ngành xây dựng và công an huyện,
UBND xã kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ và sử dụng các công trình
công cộng ở địa phương, giữ gìn trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn;
- Quản lý trật tự vệ sinh môi trường trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng,
vận chuyển vật liệu xây dựng vệ sinh công cộng và giao thông.
 Quản lý kinh doanh xây dựng
- Kiểm tra tư cách hành nghề kinh doanh xây dựng, dịch vụ tư vấn hành nghề
xây dựng, thiết kế và sản suất vật liệu xây dựng theo quy định của thành phố và Nhà
nước
- Phối hợp với Phòng Tài nguyên môi trường quản lý và kiểm tra các đối tượng
khai thác tài nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn theo đúng quy định
của Thành phố và nhà nước
- Hướng dẫn UBND xã, phường và các tổ chức cá nhân trên địa bàn huyện thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, văn bản hướng dẫn của cơ quan
chuyên ngành về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị, kỹ thuật xây dựng, sản xuất
vật liệu xây dựng, các quy định về công tác giữ gìn vệ sinh công cộng và trật tự giao

thông; tổng hợp và kiến nghị với cấp trên bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách, quy
định cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
 Tổ chức hướng dẫn kiểm tra
- Đây là công tác được tổ chức thường xuyên, công tác hướng dẫn, kiểm tra được
thực hiện trên cơ sở chuyên môn theo sự hướng dẫn của sở Bưu chính viễn thông
thành phố.
 Thực hiện công tác báo cáo
- Phòng Quản lý- Đô thị có nhiệm vụ báo cáo cho UBND huyện và cấp có thẩm
quyền xử lý các vi phạm pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, giao thông đô
thị trên địa bàn huyện.
7
Nguyễn Thị Ngạn
KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Thực hiện công tác tổng hợp báo cáo cho cơ quan cấp trên
- Tổ chức tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất với UBND huyện, Sở Xây
dựng, Sở Giao thông- công chính, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Bưu chính viễn thông
về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2. Cơ cấu tổ chức.
- Phòng Quản lý- đô thị huyện Từ liêm có 8 cán bộ công chức trong đó bao gồm:
+ 01 Trưởng phòng
+ 02 Phó phòng
+ 05 Chuyên viên
Biên chế của phòng do UBND huyện quy định trên cơ sở tổng biên chế của
UBND huyện được UBND thành phố giao hàng năm.
2.3. Quy chế làm việc của phòng.
 Trưởng phòng.
Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các

sở chuyên ngành về các nôi dung chức năng, nhiệm vụ của phòng quản lý đô thị;
Trực tiếp phụ trách các công việc sau đây:
- Tổ chức, điều hành mọi hoạt động của phòng; phân công nhiệm vụ phù hợp với
chuyên môn, nghiệp vụ từng cán bộ thuộc biên chế của phòng;
- Tham mưu, giúp UBND huyện lập kế hoạch theo nhiệm kỳ và hàng năm về
triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý đô thị trên địa bàn huyện; thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, quản lý
nhà và công sở, vật liệu xây dựng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn;
- Tham mưu, giúp UBND Huyện lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, triển
khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý trên địa bàn Huyện đối với Huyện ủy, HĐND
huyện và các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên;
- Tham mưu trình UBND huyện phê duyệt nhiệm vụ lập, quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; giấy phép xây dựng theo
phân cấp;
- Thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công, dự toán xây dựng các công trình xây dựng;quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị,
quy hoạch xây dựng điể dân cư nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ được phân cấp;
- Báo cáo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sở chuyên ngành về tình hình nhiệm
vụ được giao của phòng;
8
Nguyễn Thị Ngạn
KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Thu thập, lưu trữ các tai liệu, văn bản về lĩnh vực quản lý đô thị; tham gia phối
hợp với các cơ quan chức năng giải quyêt các công việc có liên quan tới chức năng,
nhiệm vụ của phòng;
- Tham gia hội đồng giải phóng mặt bằng;
- Tham gia các công tác khai thác theo yêu cầu của Huyện ủy, HĐND, UBND

huyện;
 Phó phòng.
- Thay mặt trưởng phòng giải quyết công việc ở phòng và chịu trách nhiệm về
công việc đã làm khi trưởng phòng đi vắng hoặc những công việc được giao phụ
trách.
- Giúp trưởng phòng trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm với các công việc
sau:
+ Công tác chuyên môn hồ sơ xin cấp phép xây dựng. Tổ chức hướng dẫn,
kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt
và các quy định về quản lý kiến trúc, phối hợp với các cơ quan chức năng chuyên
môn xác định và xây dựng các quy định cụ thể để quản lý các công trình có giá trị
kiến trúc.
+ Tổ chức và hướng dẫn các tổ chức và nhân dân thực hiện các văn bản pháp
quy của nhà nước và thành phố về quy hoạch xây dựng, kiến trúc xây dựng, xây
dựng đô thị sản xuất các vật liệu xây dựng, các quy định của thành phố về công tác
vệ sinh công cộng và giao thông, tổng hợp và kiến nghị với cấp trên bổ sung chính
sách, thể lệ quy định cho phù hợp với yêu cầu thực tiến ở địa phương.
 Các chuyên viên khác trong phòng.
- Nhận trả hồ sơ do bộ phận một cửa chuyển lên, lưu trữ và quản lý con dấu của
phòng, hồ sơ khảo sát thiết kế xây dựng. Thụ lý hồ sơ xin cấp phép, đào đường
thuộc phân cấp của huyện. Trực tiếp tổng hợp theo dõi kiểm tra, phát hiện những sai
phạm trong xây dựng và đề suất những biện pháp xử lý. Đánh giá việc báo cáo quản
lý khai thác sử dụng những công trình hạ tầng giao thông đô thị bị hư hỏng cần sửa
chữa với UBND cấp huyện, Sở giao thông công chính.
- Trong phòng có một nhân viên kiêm nghiệp thêm công tác kế toán và một nhân
viên làm thủ quỹ của phòng.

Nguyễn Thị Ngạn

9


KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Tổng hợp theo dõi phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý đánh giá quản lý khai
thác, sử dụng đối với các công trình kỹ thuật giao thông đô thị bị hư hỏng cần sử
chữa.
- Thẩm định, kiểm tra thiết kế thi công, thiết kế bản vẽ thi công các công trình
giao thông thủy lợi theo phân công của lãnh đạo phòng;
- Làm công tác báo cáo lên cấp trên, công tác kế toán của phòng, thủ quỹ của
phòng;
- Tổng hợp quản lý vệ sinh môi trường công cộng và giao thông trên địa bàn
huyện;
- Phối hợp chặt chẽ với công an huyện kiểm tra việc thực hiện các quy định về
bảo vệ và sử dụng công trình công cộng, giữ gìn trật tự trên địa bàn.
- Tham gia công tác theo yêu cầu của lãnh đạo.

Nguyễn Thị Ngạn

10

KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNHG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG
ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM.
I.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG
ĐƯỜNG.

Vỉa hè, lòng đường là bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc
sở hữu của Nhà nước. Vỉa hè, lòng đường còn bao chứa các công trình cấp, thoát
nước, chiếu sáng, thông tin, môi trường và các công trình khác. Vỉa hè phục vụ chủ
yếu cho người đi bộ. Lòng đường phục vụ chủ yếu cho các phương tiện tham gia
giao thông.
Khi sử dụng vỉa hè, lòng đường vào các mục đích khác phải được phép của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Việc sử dụng vỉa hè, lòng đường phải bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và phải dựa trên một số
nguyên tắc cơ bản:
1.1. Nguyên tắc quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường.
1.1.1. Hè phố, lòng đường là bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
thuộc sở hữu nhà nước phải được xây dựng chặt chẽ theo đúng quy hoạch, chỉ giới,
mốc giới, các công trình cấp nước, thoát nước, điện lực, chiếu sáng, thông tin, môi
trường, tuy nen kỹ thuật và các công trình khác.
Hè phố, lòng đường chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Khi sử dụng hè
phố, lòng đường vào mục đích khác phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền và thực hiện đúng các quy định của UBND Thành phố.
1.1.2. Những hành vi vi phạm quy định về xây dựng và sử dụng hè phố, lòng đường
bị xử phạt theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp vi phạm nghiêm
trọng, tuỳ theo tính chất, phạm vi, mức độ vi phạm, có thể bị áp dụng các hình thức
xử lý khác theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Sở Giao thông công chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm
trong xây dựng, sử dụng hè phố, lòng đường trên phạm vi toàn Thành phố và chịu
trách nhiệm xây dựng việc Xây dựng, sử dụng, duy tu đối với đường phố đã đặt tên.
UBND các quận, huyện có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm
trong xây dựng, sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn xây dựng và chịu trách
nhiệm xây dựng việc Xây dựng, sử dụng, duy tu đường phố chưa đặt tên và toàn bộ
hè phố trên địa bàn.

Nguyễn Thị Ngạn


11

KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.2. Chức năng quản lý sử dụng, vỉa hè, lòng đường của UBND Quận,
huyện.
- Quận huyện quản lý đường nhánh và đường ngõ xóm đô thị, hệ thống đường
huyện, duy tu, cải tạo hè phố trên địa bàn, cấp phép sử dụng tạm thời hè phố, quản
lý sử dụng, cấp phép đào hè đường ngõ xóm khu vực đô thị thuộc phạm vi quản lý
để thi công công trình.
- Phối hợp với Sở Văn Hoá Thông Tin tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn
nội dung của Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên địa
bàn quản lý.
- Cấp các giấy phép: Tạm thời sử dụng hè phố để xe đạp, xe máy, ô tô, trung
chuyển vật liệu xây dựng. Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra sau cấp phép, xử lý vi
phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật liên quan trên địa bàn xây dựng.
Khi cấp phép phải gửi cho Sở Giao thông công chính, UBND phường, xã, thị trấn để
cùng kiểm tra, giám sát và xử lý theo thẩm quyền.
- Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông công chính và Công an Thành phố xác định
các điểm để xe đạp, xe máy, ô tô tạm thời trên hè phố thuộc địa bàn quản lý.
- Lập và thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, duy tu, quản lý sử dụng đường
chưa đặt tên và toàn bộ hè phố thuộc địa bàn quản lý.
- Tổ chức đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ
quan đô thị trên địa bàn.
- Kiểm tra và xử lý vi phạm về mức thu phí và quản lý phí theo quy định của Nhà
nước và Thành phố.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm việc quản lý và sử dụng hè phố,

lòng đường theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
+ Các lực lượng công an quận, huyện phối hợp với đội Thanh tra giao thông,
thanh tra xây dựng để tập trung xử lý các tuyến trọng điểm của quận, huyện và hỗ
trợ phường, thị trấn giải quyết những tồn tại mà cơ sở không đủ điều kiện giải quyết
triệt để.
+ Công an phường, thị trấn, đồn, trạm chỉ đạo lực lượng cảnh sát khu vực thực
hiện các nội dung nêu tại điểm 1- mục III của Kế hoạch này. Đồng thời tổ chức lực
lượng tại chỗ tập trung ra quân xử lý các vi phạm trên địa bàn phụ trách. Đồng thời
thực hiện các biện pháp duy trì không để tái phạm. Những trường hợp đã xử lý nhiều
lần nhưng vẫn tái phạm thì đề xuất cấp có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh.
12
Nguyễn Thị Ngạn
KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Những trường hợp chống người thi hành công vụ nếu có đủ yếu tố xử lý hình sự thì
lập hồ sơ đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự
+ Công an quận, huyện, phường, xã, thị trấn, đồn, trạm tham mưu cho chính
quyền các cấp vận dụng các quy định hiện có của địa phương để tiếp tục bổ sung
củng cố lực lượng tự quản, dân phòng để tăng cường thực hiện công tác đảm bảo và
duy trì trật tự giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường tại cơ sở.
1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với việc xây dựng và sử dụng vỉa
hè, lòng đường.
Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND Thành phố Ban
hành quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố Hà
Nội.
 Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường để xe đạp, xe máy, ô tô.
- UBND Thành phố ban hành danh mục các tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ô
tô trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông công chính và Công an thành phố.

- UBND quận huyện chủ trì, phối hợp với Sở giao thông công chính và công an
Thành phố khảo sát, thống nhất vị trí các điểm để xe tạm thời trên hè phố.
- Các điểm để xe đạp, xe máy, ô tô tạm thời trên hè phố phải được UBND quận,
huyện cấp phép. Việc cấp phép phải theo quy định: điểm để xe phải cách nút giao
thông 20m và kẻ vạch sơn, xe đạp, xe máy phải xếp thành hàng, cách mép hè 0,2m,
quay đầu xe vào trong. Không được cắm cọc, chăng dây, rào chắn trên hè phố,
không cản trở lối đi cho người đi bộ, sang đường.
Hạn chế sử dụng những tuyến hè phố có bề rộng nhỏ hơn 3,0m để xe đạp, xe
máy. Nếu sử dụng thì phải dành lối đi tối thiểu 1,5m cho người đi bộ.
- Sở giao thông công chính tổ chức cấp phép các điểm đỗ xe tạm trên lòng đường
phải tuân thủ theo luật Giao thông đường bộ và nội dung của quy định này.
- Tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao
thông phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định giấy phép.
- Sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe phải đảm bảo các yêu cầu về chiều
rộng lòng đưòng
+ Đối với đường hai chiều: Lòng đường tối thiểu là 10,5m thì cho phép để xe
một bên, tối thiểu là 14,0m thì cho phép để xe hai bên.
Nguyễn Thị Ngạn

13

KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Đối với đường một chiều: Lòng đường tối thiểu là 7,5m thì cho phép để xe
bên phải phần xe chạy.
- Sử dụng tạm lòng đường, hè phố làm nơi trông giữ xe đạp, máy thì phải phù
hợp với quy hoạch bến bãi đỗ xe đã được phê duyệt. Không để xe trước mặt tiền của

các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở, trên các tuyến phố
tại trung tâm chính trị, văn hoá, du lịch.
 Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh buôn bán.
- UBND Thành phố ban hành danh mục các tuyến phố không được kinh doanh
buôn bán trên hè phố theo đề nghị của Sở Giao thông công chính và Sở Thương mại.
- Các tuyến phố không có trong danh mục không được sử dụng hè phố để kinh
doanh buôn bán thì việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh buôn bán phải thực
hiện theo đúng quy định của Thành phố.
 Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố để trung chuyển vật liệu phục vụ thi
công, xây dựng công trình.
- Việc sử dụng tạm thời hè phố để trung chuyển vật liệu phục vụ thi công xây
dựng công trình phải được UBND các quận, huyện cấp phép.
- Thời gian sử dụng từ 22h00 đêm đến 6h00 sáng và phải đảm bảo an toàn giao
thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị. Phải dành lối đi tối thiểu 1,5m cho người
đi bộ.
 Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố phục vụ việc cưới, việc tang.
- Khi các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng hè phố phục vụ việc cưới, việc tang, đại
diện gia đình báo cáo UBND phường, thị trấn cho phép sử dụng tạm thời hè phố.
Việc sử dụng tạm thời hè phố không được quá 48 giờ kể từ khi được UBND
phường, thị trấn cho phép và phải dành lối đi rộng tối thiểu 1,5m cho người đi bộ.
- UBND phường, thị trấn chịu trách nhiệm kiểm tra và xử lý các vi phạm trong
việc sử dụng hè phố theo quy định.
 Quản lý đào, lấp hè phố, lòng đường để thi công công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Tổ chức cá nhân có nhu cầu đào, lấp hè phố, lòng đường để xây lắp các công
trình hạ tầng kỹ thuật, phải được Sở Giao thông công chính cấp phép và thực hiện
theo các quy định hiện hành về đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh
môi trường và các nội dung ghi trong giấy phép.

Nguyễn Thị Ngạn


14

KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Tổ chức, cá nhân đào, lấp hè phố, lòng đường phải thực hiện các biện pháp đảm
bảo an toàn giao thông và hạn chế ảnh hưởng đến việc đi lại của người, phương tiện
tham gia giao thông.
- Sở giao thông công chính khi cấp giấy phép đào, lấp hè phố, lòng đường phải
thông báo cho chính quyền nơi sẽ quản lý để cùng giám sát thực hiện kiểm tra việc
tiếp nhận hồ sơ hoàn công và chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn
công theo giấy phép được cấp.
 Quản lý việc xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên hè phố, lề đường.
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt các hạng mục công trình nổi như
: hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ công cộng, phải được Sở Giao
thông công chính cấp phép.
- Tổ chức, cá nhân khi xây dựng lắp đặt các công trình nổi trên hè phố, lề đường
phải thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép và các quyết định về đảm bảo an
toàn trật tự giao thông đô thị, vệ sinh môi trường.
Không được lắp đặt, xây dựng bục bệ dắt xe, bậc tam cấp ảnh hưởng đến hoạt
động của phương tiện giao thông và người đi bộ trên hè phố, lòng đường làm mất
mỹ quan đô thị.
- Tổ chức, cá nhân khi lắp đặt mới, thay thế đường dây điện lực, thông tin liên
lạc, chiếu sáng ở những tuyến phố, khu vực mà thành phố thực hiện ngầm hoá hệ
thống hạ tầng kỹ thuật, phải bố trí đi ngầm dưới hè phố, lòng đường.
 Quản lý việc lắp đặt kiốt, mái che trên hè phố.
- Việc lắp đặt tạm thời kiốt trên hè phố để phục vụ các hoạt động du lịch, bưu
chính viễn thông phải theo đúng thiết kế mẫu, đảm bảo mỹ quan và được Sở Giao
thông công chính cấp phép.

- Tổ chức, cá nhân lắp đặt mái che mưa, che nắng phải thực hiện đúng hướng dẫn
của Sở Quy hoạch- Kiến trúc về thiết kế, bảo đảm mỹ quan đô thị, không ảnh hưởng
tới trật tự, an toàn giao thông.
 Quản lý việc lắp đặt biển báo hiệu giao thông trên hè phố, lề đường.
- Sở Giao thông công chính chịu trách nhiệm xây dựng việc lắp đặt các biển báo,
biển chỉ dẫn giao thông, bảo đảm đúng vị trí, đúng quy định của điều lệ Báo hiệu
đường bộ.

Nguyễn Thị Ngạn

15

KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Tổ chức, cá nhân khi được cấp phép lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo, biển chỉ
dẫn trên hè phố, lề đường, dải phân cách, phải thực hiện đúng các nội dung, kích
thước, màu sắc, vật liệu được quy định trong giấy phép và các quy phạm pháp luật.
 Quản lý công tác vệ sinh hè phố, lòng đường.
- Tổ chức, đơn vị, hộ gia đình có trách nhiệm giữ gìn, bảo đảm vệ sinh hè phố,
lòng đường và mỹ quan đô thị phía trước trụ sở cơ quan, đơn vị
và nhà riêng, kịp thời ngăn chặn và thông báo tới UBND phường, xã, thị trấn và các
cơ quan chức năng những trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm làm ảnh
hưởng vệ sinh hè phố, lòng đường, để có biện pháp xử lý.
- Mọi hành vi vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường, làm rơi vãi chất
thải, nguyên liệu, vật liệu, đổ rác, phế thải ra hè phố, lòng đường phải được xử lý
theo các quy định, Nghị định của Chính phủ và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông, đô thị và vệ sinh môi trường.
 Quản lý duy tu vỉa hè, lòng đường

Quy trình thực hiện công tác duy tu vỉa hè, lòng đường.
Bước 1: Tờ trình về việc phê duyệt dự toán công tác duy tu hè trên địa
bàn Huyện.
Bước 2: phải có kết quả thẩm định dự toán.
Bước 3: lập hồ sơ dự toán- thẩm định. Trong đó có:
- Thuyết minh dự toán:
+ Căn cứ lập dự toán.
+ Tình hình hiện trạng và giải pháp.
+ Bảng khối lượng công việc.
+ Kinh phí dự toán.
- Tổng hợp kinh phí dự toán duy tu hè trên địa bàn Huyện.
- Bảng dự toán kinh phí duy tu.
- Bảng phân tích vật tư
- Bảng chênh lệch vật tư
- Bảng phân tích nhiên liệu ca máy.
- Bảng chênh lệch nhiên liệu ca máy.
- Bảng khối lượng sửa chữa.

Nguyễn Thị Ngạn

16

KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.4. Những hành vi vi phạm và xử lý vi phạm về quản lý vỉa hè, lòng
đường.
1.4.1. Đối với công tác quản lý cấp giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy phép đào
đường đô thị cho tổ chức cơ quan, cá nhân có hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp giấy
phép, cơ quan này phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Khi cấp phép đào đường đô thị,cơ quan cấp phép phải thông báo cho chính
quyền địa phương nơi sẽ xây dựng để giám sát thực hiện.
- Cơ quan quản lý và cán bộ công chức có thẩm quyền, nếu không thực hiện
đúng quy định hoặc thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, phải
chịu trách nhiệm và bị xử lý theo pháp lệnh cán bộ công chức và các quy định của
pháp luật.
Trường hợp để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng, người đứng đầu cơ quan
quản lý phải chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố và bị xử lý theo quy định của
pháp luật.
- Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ để xảy ra vi phạm trên địa bàn, tuỳ
theo mức độ vi phạm để xem xét khi đánh giá thi đua khen thưởng hàng năm, đồng
thời người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức, lợi dụng quyền hạn để thực hiện những hành vi trái Quy
định đều phải xử lý trách nhiệm theo pháp luật hiện hành.
1.4.2. Đối với các tổ chức, cá nhân.
Tổ chức, cá nhân vi phạm nội dung của công tác quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng
đường, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính
và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, còn bị áp dụng các hình thức
sau:
- Thông báo trên các phương tiện truyền thông tại nơi cư trú hoặc các phương
tiện thông tin đại chúng để cộng đồng dân cư, gia đình, chính quyền, địa phương
biết, giáo dục.
- Thông báo về nơi làm việc, công tác để xem xét, đánh giá về phẩm chất đạo
đức và ý thức chấp hành pháp luật. Trường hợp các cơ quan, đơn vị vi phạm thì thủ
trưởng trực tiếp cơ quan sẽ bị thông báo về nơi cư trú và cơ quan quản lý cấp trên
của cơ quan, đơn vị đó để xem xét trách nhiệm theo quy dịnh của pháp luật.
17

Nguyễn Thị Ngạn
KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.5. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng
đường.
- Tình hình vi phạm, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
- Số vụ vi phạm so với trước.
- Các cơ quan quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường.
- Số giấy phép đã cấp cho công tác sử dụng vỉa hè, lòng đường.
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN TỪ LIÊM.
2.1. Công tác thống kê tuyến phố, hè phố trên địa bàn huyện Từ Liêm.
Hiện nay, khối lượng hè phố đang được quản lý trên địa bàn huyện Từ Liêm có 8
tuyến hè phố với tổng diện tích là: 155.322m 2. Trong đó:
- Hè lát gạch 30 x 30 là 3 tuyến với diện tích: 7.297m 2.
- Hè lát gạch Block là 5 tuyến với diện tích : 148.035m 2.
Qua kiểm tra thực tế tại hiện trường thì hệ thống vỉa hè tại dự án khu đô thị Mỹ
Đình II: Vỉa hè gạch BTXM là: 28010.38m2, Bó vỉa hè 18x 22x 100 là: 6779.72m2.
Tại Trung tâm hội nghị Quốc gia có chiều dài vỉa hè, lòng đường là 137m; rộng
2,5m; với diện tích 342.5m2. Lát gạch Block phần còn lại của vỉa hè của phía Tây
đường R6. Phần vỉa hè của đường giao thông đô thị phía Tây và Bắc Trung tâm hội
nghị Quốc gia.
Đường 7: Diện tích 19.537m2, chiều dài 719m.
Đường 6: Diện tích 3.492 m2, chiều dài 231.99m.
Như vậy hiện nay trên địa bàn huyện chỉ còn 8 tuyến đường có vỉa hè, còn lại
đều chỉ là đường không vỉa hè, số hộ dân sống bên cạnh đường sử dụng vỉa hè, lòng
đường để kinh doanh buôn bán, đổ vật liệu xây dựng….
2.2 Công tác quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn huyện

Từ Liêm.
2.2.1. Trong năm 2008 vừa qua huyện đã thu được một số kết quả.
- Hưởng ứng tháng An toàn giao thông 100% các xã thị trấn trên địa bàn huyện
xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện theo kế hoạch số 1084/KH-UBND về hoạt
động tháng an toàn giao thông.

Nguyễn Thị Ngạn

18

KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- UBND huyện tiếp nhận và tổ chức quản lý hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật
khu đô thị mới Mỹ Đình II, đồng thời tổ chức giao nhiệm vụ các đơn vị trực thuộc
huyện duy trì tốt công tác quản lý hè, đường, vệ sinh môi trường.
- Củng cố và duy trì hiệu quả hoạt động tổ tự quản xã, thị trấn, các tuyến đường
tự quản, văn minh đô thị, văn minh thương mại.
- Tổ chức và hoàn thành kẻ vạch sơn vị trí cho thuê hè, đường làm điểm trông
giữ phương tiện, cắm bổ sung biển báo, gờ giảm tốc trên các tuyến đường do huyện
quản lý.
- Tổng hợp báo cáo kịp thời các sự cố về giao thông trên địa bàn huyện bị hư
hỏng cần được khắc phục do úng ngập gây ra.
- Các ngành của huyện đã khảo sát và tiến hành duy tu thường xuyên các công
việc như lát hè, thay thế nắp ga cũ, mất và hư hỏng.
- Kiểm tra chất lượng các tuyến đường giao thông, chỉ đạo công tác hoàn trả
đường. Kiến nghị UBND thành phố, Sở GTVT chỉ đạo đơn vị duy tu thực hiện
công tác duy trì một số tuyến đường trên địa bàn Huyện như đường 32 (Cầu Diễn),
đường 69, đường 70, đường Nguyễn Hoàng Tôn, Trung Văn. Phối hợp chặt chẽ với

các ngành chức năng của huyện và công ty CP Công trình Giao thông II trong việc
duy tu đường.
2.2.2. Công tác cấp giấy phép và xử lý vi phạm.
 Hồ sơ xin cấp giấp phép xây dựng, cải tạo sử dụng vỉa hè, lòng đường.
Tổ chức, cơ quan cá nhân có nhu cầu đào hè phố, lòng đường để xây các công
trình ngầm, giải quyết sự cố, cải tạo hè, đường, sử dụng vỉa hè trên các đường phố
thuộc Huyện quản lý phải xin phép UBND Huyện
Hồ sơ xin cấp phép đào hè, đường thi công các công trình.
- Đối với tổ chức cơ quan
+ Công văn xin cấp phép đào hè, đường của đơn vị thi công hoặc chủ đầu tư.
+ Hồ sơ, bản vẽ thiết kế kinh tế kỹ thuật thi công được cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Đối với hồ sơ xin cấp phép đào hè, lòng đường cho các công trình thuộc dự
án đã có thiết kế cơ sở được thẩm định, chủ đầu tư cần bổ sung thêm: Hồ sơ, bản vẽ
thiết kế cơ sở đã được thẩm định và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở (đối với trường
hợp cơ quan cấp giấy phép xây dựng đồng thời là cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở
công trình đó thì chủ đầu tư chỉ phải gửi kết quả thẩm định thiết kế cơ sở ).
+ Quyết định công nhận đơn vị trúng thầu và hợp đồng thi công công trình.
19
Nguyễn Thị Ngạn
KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Biện pháp thi công- tiến độ thi công.
+ Hợp đồng hoàn trả và giám sát chất lượng hoàn trả đường hè sau khi thi
công công trình ngầm.
+ Hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để thu gom, vận chuyển phế
thải xây dựng đổ đúng nơi quy định của Thành phố.
+ Văn bản, ý kiến thoả thuận của các cấp có thẩm quyền liên quan.
+ Trường hợp giấy phép quá hạn (có lý do phù hợp với thời gian đã thi công):

đơn vị quản lý dự án có công văn đề nghị gia hạn.
Hồ sơ xin cấp phép cải tạo hè (theo chủ trương xã hội hoá).
- Đối với tổ chức cơ quan:
+ Công văn xin cải tạo hè hoặc hạ hè.
+ Hồ sơ, bản vẽ thiết kế.
+ Hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để thi công cải tạo hè.
+ Hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để thu gom, vận chuyển phế
thải xây dựng đổ đúng nơi quy định của Thành phố.
- Đối với nhà dân:
+ Đơn xin cải tạo hè có xác nhận của UBND xã, thị trấn sở tại.
+ Hồ sơ, bản vẽ thiết kế.
+ Hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để thi công cải tạo hè.
+ Hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để thu gom, vận chuyển phế
thải xây dựng đổ đúng nơi quy định của Thành phố.
 Việc thực hiện cấp giấy phép và xử lý vi phạm của phòng quản lý đô thị
huyện Từ Liêm.
Theo quyết định số: 15/2007/QĐ-UBND ngày 17/10/2007 thì hồ sơ xin cấp phép
được tiếp nhận tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và thụ lý hồ sơ trong vòng 20 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Số lượng phép đã cấp hiện nay theo số liệu hiện có tại phòng Quản lý đô thị
Huyện thì năm 2007 đã cấp được 2 giấy phép, năm 2008 là 3 giấy phép.
Năm 2007, UBND huyện cấp phép sử dụng tạm hè đường để trung chuyển vật
liệu xây dựng với diện tích 189 m 2. Chưa cấp phép khai thác hè đường vào mục đích
bán hàng, trông giữ xe. Riêng khu vực quanh khu thể thao dưới nước (Khu liên hợp
thể thao quốc gia) giao cho UBND xã Mỹ Đình quản lý cấp phép bán hàng đêm từ
Nguyễn Thị Ngạn

20

KH6H



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
19h đến 23h nhằm ổn định trật tự, an ninh, trật tự an toàn giao thông ở khu vực
quảng trường Mỹ Đình.
Theo số liệu hiện tại thì số giấy phép sử dụng vỉa hè do phòng Quản lý đô thị cấp
là rất thấp. Đó là nguyên nhân giải thích vì sao số lượng các vụ vi phạm lấn chiếm
vỉa hè lòng đường mối năm một gia tăng mà trong đó trường hợp không phép chiếm
một tỷ lệ không nhỏ.
- Số vụ vi phạm thì mỗi năm một gia tăng, tăng thu về ngân sách Huyện do xử lý
các vụ vi phạm.
Bảng tổng hợp vi phạm năm 2006, 2007, 2008
TT Vi phạm
1
2

VP giao thông
VP Đô thị
Tổng số

Số vụ
2006
419
976
1.395

2007
479
1.294
1.773


2008
510
1.086
1.596

Tiền phạt
2006
2007
182.050 199.050
28.820 32.680
210.870 241.730

2008
268.910
48.000
316.910

(Nguồn số liệu : Báo cáo công tác năm của đội Thanh tra GTCC Từ Liêm)

Theo bảng số liệu thì qua 3 năm số vụ vi phạm ra tăng mỗi năm, năm sau cao
hơn năm trước, cũng theo sự gia tăng về số vụ thì số tiền phạt thu về cho ngân sách
Huyện cũng ngày một lớn. Các vi phạm về đô thị thì luôn cao hơn mức vi phạm về
giao thông nhưng số tiền phạt thu về của các vi phạm này lại thấp hơn. Như vậy có
thể người dân thấy mức tiền phạt còn thấp chăng? Biện pháp quản lý hiện nay đối
với các trường hợp vi phạm chủ yếu là phạt bằng tiền, còn hình thức cưỡng chế là ít
so với các vụ vi phạm.
Tình hình kiểm tra xử lý vi phạm:
Bảng các loại vi phạm vỉa hè, lòng đường năm 2006, 2007, 2008
STT


Tên vi phạm

1
2
3
4
5
6

Lều lán, kiốt
Công trình kiên cố
Nhà tạm
Công trình phụ
Biển quảng cáo
Cầu bắc qua mương

Nguyễn Thị Ngạn

Số lượng
2006 2007
21
9
57
195
-

21

Diện tích (m2)

2008 2006 2007 2008
200 100
36 130
3
60
250 -

KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
7
8
9
10
11
12

Bục bệ, cầu dẫn
Tường rào
Mái che, mái vẩy
Tụ điểm KDVLXD
Bến bãi trái phép
Vi phạm khác

37
3
56
-


5
6
187
-

18
9
200
5
5
-

-

-

-

( Nguồn số liệu : Báo cáo công tác năm của đội Thanh tra GTCC Từ Liêm)

Số vụ vi phạm năm 2008 tăng đột biến, đặc biệt là vi phạm về lều lán, kiốt, nếu
năm 2006 chỉ có 21 trường hợp, năm 2007 là 9 trường hợp thì sang năm 2008 số vụ
vi phạm lều lán tăng lên là 200 vụ. Số vụ vi phạm trong các loại hình khác cũng
tăng, riêng có vi phạm về bục bê, cầu dẫn thì năm 2007 giảm so với 2006 nhưng đến
2008 thì lại tăng. Chỉ trong 3 tháng 7, 8, 9 năm 2008, để thực hiện công tác xử lý các
vi phạm theo quyết định 02/2008/QĐ-UB và 20/2008/QĐ-UBND, UBND huyện đã
chỉ đạo công an huyện và thanh tra giao thông gồm 140 lượt chiến sĩ công an và
thanh tra giao thông xử lý vi phạm. Toàn huyện đã huy động 349 lượt dân phòng và
tổ trưởng tổ dân phố tham gia giải quyết thực hiện công tác này.
- Số vụ vi phạm đã xử lý.

+ Vi phạm trên tuyến phố: 217 trường hợp. Giải toả 6 bục bệ, cầu dẫn, 50 mái
che, mái vẩy, 46 biển quảng cáo các loại.
+ Vi phạm điểm trông giữ xe đạp, xe máy sai phép, quá phép quy định, kinh
doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường : 49 trường hợp.
+ Vi phạm dừng đỗ sai quy định: 100 trường hợp. Tạm giữ 13 xe máy, 14 xe
thô sơ và 9 giấy tờ.
+ Đã xử lý 129 trường hợp bán hàng rong trong khu vực không được phép.
+ Các vi phạm khác : 230 trường hợp.
Chỉ trong 3 tháng các lực lượng chức năng đã xử phạt với số tiền khoảng 49,5
triệu đồng.
Ngoài ra còn vô số những hoạt động vi phạm mà chưa bị xử lý như : đổ trộm phế
thải VLXD, đổ đất cát xây dựng của các công trình xây dựng dù đã có sự phối hợp
giữa lực lượng thanh tra giao thông, cảnh sát cơ động, dân phòng. Đưa mức thưởng
một triệu với người báo cho cơ quan chính quyền bắt quả tang vụ vi phạm, 500.000
đồng với người chụp được ảnh có biển số xe đang vi phạm đổ trộm phế thải ra lòng
đường, vỉa hè.
22
Nguyễn Thị Ngạn
KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ta có thể thấy rằng, số vụ vi phạm năm 2007 giảm so với 2006, nhưng bước
sang năm 2008 thì số vụ vi phạm lại gia tăng.
2.2.3.Công tác vệ sinh hè phố, lòng đường.
Trong 2 năm 2007 và 2008 thì công tác vệ sinh hè phố, lòng đường đều do Xí
Nghiệp MTĐT đảm nhiệm và mỗi năm xí nghiệp đều phải làm một tờ trình về việc:
“Phê duyệt kế hoạch sản xuất công tác VSMT ngoài đề án”.
Hạng mục công việc được giao cho xí nghiệp là: Quét gom rác hè, đường bằng
thủ công, quét gom cát bằng thủ công, duy trì dải phân cách, duy trì đường phố ban

ngày, tua vỉa, tưới rửa đường chống bụi, vận chuyển rác, cát thải...(Có kết quả thẩm
định chi tiết và Kế hoạch sản xuất kèm theo).
Đi kèm với tờ trình thì xí nghiệp phải lên bản kế hoạch sản xuất- tài chính công
tác duy trì VSMT ngoài đề án năm, trong đó có: “Bảng khối lượng công tác VSMT
ngoài đề án, Bảng kinh phí công tác VSMT”.
Các tuyến đường được thực hiện công tác vệ sinh hè phố như:
TT

Tuyến đường

Công tác
thực hiện

Năm
1

2

3

4

5

Dài
Rộng
Thời gian
(km)
(m)
(ngày)

200 200 200 200 2007 2008
7
8
7
8

Đường 23
(10,4 km)
Đoạn 1

Quét gom rác 1,4 1,4 5
hè, đường bằng
thủ công
Đường Hồ Tùng Mậu Quét gom rác 1
10
(1m)
hè, đường bằng
thủ công
Đường Hồ Tùng Mậu Quét gom rác 0,53
18
đi Khu Đô thị Mỹ
hè, đường bằng
Đình (0,53 km)
thủ công
Đường Vành Khuyên
Đoạn 2 : (1300m)
Quét gom rác 1,3 1,3 10
bằng thủ công
Đường 32 đến Nhà
văn hoá huyện


Nguyễn Thị Ngạn

Quét gom rác hè
đường

23

0,45

5

58.22 53.43
0.820 9.624
83.17
2.600
79.33
7.419

10

108.1 99.24
24.38 5.016
0
9,5
32.63
6.342

KH6H



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tất cả chỉ có 5 đoạn đường được thực hiện VSMT, trong khi địa bàn huyện chỉ có
8 hè đường, đó không phải là số lượng hè đường lớn.
2.2.4. Công tác duy tu hè phố.
 Hồ sơ xin cấp phép duy tu cải tạo hè phố.
Hồ sơ xin cấp phép thi công cải tạo đường (đối với công tác cải tạo đường có tính
chất xây dựng cơ bản hoặc duy tu cần thiết phải đào đường):
- Công văn xin cấp phép thi công cải tạo đường của đơn vị thi công hoặc chủ đầu
tư.
- Hồ sơ, bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các công trình thuộc dự án đã có thiết kế cơ sở được thẩm định chủ đầu
tư cần bổ sung: Hồ sơ, bản vẽ thiết kế cơ sở đã được thẩm định và kết quả thẩm định
thiết kế cơ sở (đối với trường hợp cơ quan cấp giấy phép xây dựng đồng thời là cơ
quan thẩm định thiết kế cơ sở công trình đó thì chủ đầu tư chỉ phải gửi kết quả thẩm
định thiết kế cơ sở).
- Quyết định công nhận đơn vị trúng thầu, hợp đồng thi công.
- Biện pháp thi công- tiến độ thi công.
- Hợp đồng giám sát thi công cải tạo đường.
- Hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để thu gom, vận chuyển phế thải
xây dựng đổ đúng nơi quy định của Thành phố.
- Văn bản, ý kiến thoả thuận của các cấp có thẩm quyền liên quan.
 Hoạt động duy tu hè phố của huyện Từ Liêm.
Năm 2007, UBND huyện nhận bàn giao 155.322m 2 hè từ Sở GTCC, tiếp nhận
mới từ các chủ đầu tư bàn giao theo phân cấp 23.049m 2. Thực hiện công tác duy tu
thường xuyên hơn 2200m2 hè, lắp đặt 226m rãnh thoát nước trên các tuyến Tân
Xuân (Xuân Đỉnh), Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, đã kiểm tra nghiệm thu theo
đúng quy định.
Năm 2008, các tuyến đường giao thông công cộng trong khu vực đô thị Mỹ Đình
và khu liên hợp thể thao quốc gia được đưa thêm vào duy tu thường xuyên.

Đoạn đường từ Hồ Tùng Mậu (đường 32) đến cổng sau SVĐ Quốc Gia Mỹ Đình
với chiều dài 1.150m.
Đường trục chính khu liên cơ Mỹ đình I, II với chiều dài 600 m, tính từ điểm đầu
Lê Đức Thọ đến cổng sau SVĐ Quốc Gia, vỉa bên rộng 3m.
Nguyễn Thị Ngạn

24

KH6H


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thực tế tại kết quả thẩm định 135/TĐ-QLĐT ngày 19 tháng 9 năm 2008 thực
hiện duy tu hè trên địa bàn Huyện 2008 các hè đường tuyến Phạm Hùng và Lê Đức
Thọ huyện Từ Liêm- Tp Hà Nội, giao cho xí nghiệp môi trường đô thị Từ Liêm thực
hiện.
2.3. Đánh giá thực trạng Quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường.
2.3.1. Kết quả đạt được.
- Phối hợp với công an huyện, đội Thanh tra GTVT, UBND xã, thị trấn, các ban
ngành, đoàn thể mở đợt cao điểm tuyên truyền Pháp luật về giao thông. ra quân xử
lý vi phạm trật tự ATGT; đồng thời tổ chức các hoạt động tháng An toàn giao thông
năm 2006; Kế hoạch số 1084/KH- UBND ngày 29/8/2008 của UBND huyện.
- Cũng cố và duy trì hiệu quả hoạt động tổ tự quản xã, thị trấn; các tuyến đường
tự quản, văn minh đô thị, văn minh thương mại.
- Tổ chức và hoàn thành vạch kẻ sơn vị trí cho thuê hè đường làm điểm trông giữ
phương tiện; cắm bổ sung biển báo, gờ giảm tốc trên các đường do huyện quản lý.
- Kiểm tra chất lượng các tuyến đường giao thông, chỉ đạo công tác hoàn trả
đường.
- Chủ trì phối hợp với các ngành Công an, Thanh tra xây dựng kiểm tra, xử lý
các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường sử dụng sai mục đích, các trương hợp

đổ phế thải xây dựng không đúng nơi quy định.
- Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, duy tu, đào
đường, sử dụng tạm hè phố đã được chú trọng thực hiện thường xuyên liên tục.
- Bố trí, tiếp nhận đủ số lượng cán bộ, đúng chuyên môn theo yêu cầu phân cấp
đầy đủ thẩm quyền, lập thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị, cấp phép việc tu bổ, duy tu vỉa hè lòng đường của các hộ kinh doanh
trên địa bàn toàn huyện.
- Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị dần đi vào nề nếp; Lực lượng thanh tra
giao thông được củng cố theo chủ trương của Chính phủ và đi vào hoạt động bước
đầu đạt hiệu quả tốt.
- Công tác quản lý đã thực hiện theo quy định của nhà nước, cơ quan nào thực
hiện đúng chức năng của cơ quan đó.
- Công tác duy tu được thực hiện hàng năm, lên kế hoạch cụ thể về khối lượng
thực hiện và dự toán.
Nguyễn Thị Ngạn

25

KH6H


×