Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nguồn gốc của thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.95 KB, 2 trang )

Nguồn gốc của thương mại quốc tế

Nguồn gốc của thương mại
quốc tế
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Nguồn gốc của thương mại quốc tế
TMQT có từ hàng ngàn năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vị trí trung
tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
TMQT trước hết là sự trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các quốc gia. Tiền đề xuất hiện sự
trao đổi là phân công lao động xã hội. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật, phạm vi chuyên
môn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu con người ngày
một dồi dào, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn. Thương mại bắt
nguồn từ sự đa dạng và điều kiện tự nhiên của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn
hoá sản xuất một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài
mà sản xuất trong nước kém lợi thế thì chắc chắn đem lại lợi nhuận lớn hơn.
Sự khác nhau về điều kiện sản xuất ít nhất cũng giải thích được sự hình thành TMQT
giữa các nước trong kinh doanh các mặt hàng như dầu lửa, lương thực, dịch vụ du lịch...
Song như chúng ta đã biết phần lớn số lượng thương mại trong các mặt hàng không xuất
phát từ điều kiện tự nhiên vốn có của sản xuất. Một nước có thể sản xuất được mặt hàng
này tại sao lại nhập khẩu chính mặt hàng đó từ một nước khác? Làm sao nước ta với
xuất phát điểm thấp, chi phí sản xuất hầu như lớn hơn tất cả các mặt hàng của các cường
quốc kinh tế lại có thể vẫn duy trì quan hệ thương mại với các nước đó? Để giải thích
những câu hỏi trên chúng ta hãy xem xét quy luật lợi thế tương đối (hay lý thuyết về lợi
thế so sánh) của nhà kinh tế học David Ricardo (1772- 1823).
Quy luật lợi thế tương đối nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất coi đó là chía
khoá của các phương thức thương mại. Lý thuyết này khẳng định nếu mỗi quốc gia
chuuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối hay có hiệu
quả sản xuất cao nhất thì thương mại có hiệu quả cho cả hai nước. Nếu một quốc gia
có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản


phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào TMQT để tạo ra lợi ích. Khi tham gia vào
TMQT quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc
sản xuất chúng ít bất lợi nhất (đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối). Còn nhiều lý
1/2


Nguồn gốc của thương mại quốc tế

do khác nhau khiến TMQT ra đời và ngày càng trở lên quan trọng, đặc biệt trong một thế
giới hiện đại. Một trong những lý do đó có thể là TMQT tối cần thiết cho việc chuyên
môn hoá để có hiệu quả kinh tế cao trong các ngành công nghiệp hiện đại. Chuyên môn
hoá quy mô lớn làm chi phí sản xuất giảm và hiệu quả kinh tế theo quy mô sẽ được thực
hiện trong hàng hoá các nước sản xuất. Sự khác nhau về sở thích và mức cầu cũng là
một nghuyên nhân khác để có TMQT. Ngay cả trong trường hợp hiệu quả tuyệt đối ở
hai nơi giống hệt nhau, TMQT vẫn có thể diễn ra do sự khác nhau về sở thích.
Trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế, con đường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
theo kiểu cô lập với bên ngoài, tự cấp, tự túc hay thay thế nhập khẩu đã hoàn toàn không
có sức thuyết phục. Thực tế cho thấy con đường dẫn đến phát triển nhanh, bền vững
không phải qua chuyên môn hoá ngày càng sâu rộng để sản xuất ra những sản phẩm sơ
chế, mà thông qua việc mở rộng và phát triển các ngành sản xuất chế biến sâu, có giá
trị thặng dư cao, hướng về xuất khẩu là chính, đồng thời thay thế những sản phẩm trong
nước sản xuất có hiệu quả hơn để khai thác tốt nhất lợi thế so sánh về nguồn nhân lực,
tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường cho sự phát triển. Để thấy rõ
điều này chúng ta hãy xem xét những vai trò sau đây của TMQT nói chung và của xuất
khẩu nói riêng.

2/2




×