Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đánh giá tài sản cố định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.23 KB, 3 trang )

Đánh giá tài sản cố định

Đánh giá tài sản cố định
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Đánh giá tài sản cố định
Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền teo những nguyên tắc nhất định.
Đánh giá TSCĐ là điềukiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu hao và phân tích
hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.
Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong quá trình sử dụng, TSCĐ được
đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.

Nguyên giá TSCĐ.
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí bình thường và hợp lý mà doanh nghiệp phải bỏ ra
để có TSCĐ, đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
- Đối với TSCĐ mua sắm (kể cả trường hợp mua TSCĐ mới hay đã dùng). Là toàn
bộ chi phí từ khi mua đến khi TSCĐ được đưa vào sử dụng bao gồm giá mua, thuế
nhập khẩu, thuế trước bạ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử (nếu
có). Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm không bao gồm thuế GTGT đầu vào, hoặc
thuế GTGT ở khâuhập khẩu khimua TSCĐ (nếu TSCĐ này được dùng cho mục đích
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).
Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc TSCĐ không dùng
cho mục đích sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT hoặc sử dụng cho
các mục đích sự nghiệp, dự án, phúc lợi, thì nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT
đầu vào và thuế GTGT ở khâu nhập khẩu khi mua TSCĐ.
Đối với TSCĐ hữu hình xây dựng mới, nguyên giá được hạch toán thành 2 phần :
+ Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp và các chi phí lắp đặt chạy thử theo thiết kế kỹ
thuật sau khi trừ phần gía trị thu hồi của sản phẩm chạy thử (nếu có).
+ Phần chênh lệch do đánh giá trị công trình theo mặt bằng giá khi đưa công trình vào


sử dụng (được cấp quản lý có thẩm quyền duyệt y- Đối với doanh nghiệp Nhà nước).
1/3


Đánh giá tài sản cố định

Nguyên giá TSCĐ xây dựng mới không bao gồm thuế GTGT đầu vào (nếu TSCĐ này
được dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ). Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp,
hoặc TSCĐ không dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh, hàng hóa dịch vụ chịu thuế
GTGT thì nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT đầu vào của TSCĐ.
- Đối với TSCĐ hữu hình tự chế: Nguyên giá gồm giá thành thực tế (giá trị quyết toán)
của TSCĐ tự chế và chi phí lắp đặt chạy thử hợp lý, hợp lệ (nếu có).
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự chế không bao gồm thuế GTGT đầu vào (nếu TSCĐ này
được dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ). Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
hoặc TSCĐ không dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
GTGT thì nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT đầu vào của TSCĐ.
- Đối với TSCĐ nhận của đơn vị khác góp vốn liên doanh thì nguyên giá là giá trị thoả
thuận của các bên liên doanh cộng vói các chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử (nếu có).
- Đối với TSCĐ được cấp. Nguyên giá là giá ghi trong “biên bản bàn giao TSCĐ” của
đơn vị cấp và chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có).
- Đối với TSCĐ được tặng biếu Nguyên giá là giá tính toán trên cơ sở gí thị trường của
các TSCĐ tương đương.
- Đối với TSCĐ thuê tài chính: Nguyên giá được xác định tuỳ thuộc vào phương thức
thuê (thuê mua, thuê trực tiếp, thuê qua công ty cho thuế TSCĐ...) và tuỳ thuộc vào nội
dung ghi trong hợp đồng tài sản.
Trường hợp thuê TSCĐ trực tiếp, nguyên giá ghi sổ TSCĐ đi thuê được tính bằng giá
trị hiện tại của hợp đồng.
Việc ghi sổ TSCĐ theo nguyên giá cho phép đánh giá tổng quát năngực sản xuất, trình

độ trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và quy mô cua rdn. Chỉ tiêu nguyên giá còn là cơ sở
để tính khấu hoa, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư ban đầu và xác định hiệu suất sử
dụng TSCĐ.
Kế toán TSCĐ phải triệt dể tôn trọng nguyên tắc ghi theo nguyên giá. Nguyên giá của
từng đối tượng TSCĐ ghi trên sổ và báo cáo kế toán chỉ được xác dịnh một lần khi tăng
tài sản và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của tài sản tại doanh nghiệp, trừ
các trường hợp sau:
+ Đánh giá lại TSCĐ.
+ Xây dựng trang bị thêm cho TSCĐ.
2/3


Đánh giá tài sản cố định

+ Cải tạo, nâng cấp làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐ.
+ Tháo dỡ bớt một số bộ phận làm giảm giá trị TSCĐ.
Giá trị còn lại của TSCĐ
Trong quá trình sử dụng TSCĐ, giá trị của nó bị hao mòn dần và được tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ, do đó giá trị của TSCĐ sẽ bị giảm dần. Vì vậy, yêu cầu
quản lý và sử dụng tưc đặt ra là cần xác định giá trị còn lại của TSCĐ để từ dó có thể
đánh giá được năng lực sản xuất thực của TSCĐ trong doanh nghiệp.

Trong đó, số đã hao mòn chính là phần giá trị của TSCĐ đã được tính toán, phân bổ vào
chi phí kinh doanh để thu hồi chi phí đầu tư trong quá trình sử dụng hay nói cách khác
chính là số đã khấu hao của TSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ có thể thay đổi khi doanh
nghiệp thực hiện đánh giá lại TSCĐ. Việc điều chỉnh giá trị còn lại được xác định theo
công thức :

Ngoài ra, giá trị còn lại của TSCĐ còn được xác định theo giá trị thực tế tại thời điểm
đánh giá lại dựa vào biên bản kiểm kê va đánh giá lại TSCĐ.


3/3



×