Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vị trí của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh và vai trò của kế toán trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.67 KB, 3 trang )

Vị trí của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh và vai trò của kế toán trong công tác quản
lý và sử dụng tài sản cố định

Vị trí của tài sản cố định
trong sản xuất kinh doanh và
vai trò của kế toán trong
công tác quản lý và sử dụng
tài sản cố định
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Vị trí của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh và vai trò của kế toán
trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định
Khái niệm và vai trò của TSCĐ.
Khái niệm TSCĐ.
TSCĐ được hiểu là toàn bộ hữu hình hoặc vô hình tham gia một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy theo điều kiện kinh tế,
yêu cầu và trình độ quản lý trong từng thời kỳ nhất định mà có những quy định cụ thể
về tiêu chuẩn giá trị của TSCĐ. Ở nước ta hiện nay, trong quyết định số 166/1999/QĐBTC. Ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành chế độ quản lý sử dụng và
trích khấu hao TSCĐ đã quy định tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng ở điều 4 như
sau: Các TSCĐ hữu hình hoặc vô hình.
* Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
* Có giá trị từ (năm triệu đồng) 5.000.000 đ trở lên.
Mọi tư liệu lao động hay mọi khoản chi phí thực tế đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện trên
được coi là TSCĐ.

1/3


Vị trí của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh và vai trò của kế toán trong công tác quản
lý và sử dụng tài sản cố định



Vai trò của TSCĐ.
- TSCĐ là một bộ phận tư liệu lao động sản xuất giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếu
trong quá trình sản xuất.
- TSCĐ là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh
tế quốc dân.
Đặc điểm của TSCĐ.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐ có đặc điểm như
sau:
+ TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và vẫn giữ được hình thái hiện vật ban đầu
cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
+ Giá trị của TSCĐ hao mòn dần và chuyển dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp... Như vậy TSCĐ phát huy tác dụng vào nhiều chu kỳ sản xuất
kinh doanh và chỉ được thay thế khi hết thời hạ sử dụng hoặc không có lợi về mặt kinh
tế.
+ TSCĐ được mua về với mục đích được sử dụng chứ không phải để bán., đây là một
tiêu thức để phân biệt TSCĐ với các tài sản khác và là cơ sở lý luận để tổ chức kế toán
TSCĐ.
Yêu cầu quản lý TSCĐ.
Việc tổ chức tốt công tác hạch toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng
giảm TSCĐ về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ đối với công tác
quản lý và sử dụng hợp công suất của TSCĐ góp phần thúc đẩy sản xuất, thu hồi vốn
đầu ra nhanh để tái sản xuất. Như vậy đòi hỏi phải quản lý TSCĐ là một yêu cầu cần
thiết.
Yêu cầu quản lý.
Như chúng ta biết TSCĐ bao gồm cả hình thái vật chất và giá trị cho nên TSCĐ phải
được quản lý chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị.
- Về mặt hiện vật đòi hỏi phải quản lý suốt thời gian sử dụng. Điều này có nghĩa là phải
quản lý từ việc mua sắm đầu tư, xây dựng đã hình thành, quá trình sử dụng TSCĐ ở
doanh nghiệp cho đến khi không sử dụng được nữa.

- Về mặt giá trị phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc phân bố chi phí khấu hao
một cách khoa học, quản lý để thu hồi vốn đầu tư phục vụ cho việc tái dầu tư TSCĐ,
2/3


Vị trí của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh và vai trò của kế toán trong công tác quản
lý và sử dụng tài sản cố định

xác định chính xác giá trị còn lại để giúp cho công tác đánh giá hiện trạng của TSCĐ để
có phương hướng đầu tư, đổi mới TSCĐ.
Sự cần thiết phải tổ chức kế toán TSCĐ.
Xuất phát từ yêu cầu tổ chức quản lý TSCĐ trên thì sự cần thiết là người quản lý phải
tổ chức hạch toán TSCĐ mọt cách hợp lý. Để đảm bảo ghi chép kịp thời, chính xác các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cung cấp những thông tin hữu hiệu nhất cho quản lý thì
cần tổ chức hạch toán TSCĐ một cách khoa học. Vì vậy, tổ chức hạch toán là cần thiết.
Nhiệm vụ kế toán TSCĐ.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý kế toán TSCĐ phải thực hiện tốt các nghiệp vụ sau đây:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời về
số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ
trong nội bộ doanh nghiệp, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán, phân bổ,
hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính
xác chi phí thực tế và sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa
chữa TSCĐ.
- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ tham gia đánh giá lại TSCĐ
khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.

3/3




×