Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Quản lý việc bán hàng cho công ty cổ phần thực phẩm công nghệ hữu nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 62 trang )

MỤC LỤC
Ứng dụng cơ sở dữ liệu chạy trên nền Windows. Visual Basic có các công
cụ cho phép ADO-Activex Data Object..........................................................................27

1


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, việc ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào cuộc sống
đã và đang mang lại rất nhiều hiệu quả thiết thực. Đặc biệt là ngày càng có nhiều
doanh nghiệp, công ty, cửa hàng , siêu thị đưa tin học vào hoạt động kinh doanh
buôn bán và nhất là đưa tin học vào ứng dụng trong công tác quản lý.
Do vậy, tin học hóa trong công tác quản lý nhằm làm giảm bớt sức lao động
của con người, tiết kiệm đựợc thời gian, độ chính xác cao, gọn nhẹ và tiện lợi
hơn rất nhiều so với làm công tác quản lý thủ công trên giấy tờ như trước đây.
Tin học hóa giúp thu hẹp không gian lưu trữ tránh thất lạc dữ liệu. Tin học còn
giúp cho mọi nười xích lại gần nhau hơn và chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm
bài học do chính mình rút ra từ cuộc sống một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong lĩnh vực kinh
doanh, cũng như nắm được nhu cầu của thị trường về các phần mềm quản lý và
để tạo hướng đi cho sinh viên sau này. Các thầy cô đã giao cho sinh viên rất
nhiều đề tài về quản lý trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong kỳ làm đồ án
tốt nghiệp, em được nhận đề tài “Quản lý việc bán hàng cho công ty cổ phần
thực phẩm công nghệ hữu nghị” do thầy giáo Bùi Ngọc Tuấn hướng dẫn về
bản thân mình, em nhận thấy đây là một đề tài hay và mang ý nghĩa thực tế rất
cao và nó thực sự cần thiết để giúp cho sinh viên chúng em có những định hướng
rõ ràng hơn trong tương lai.
Sinh viên

2



CHƯƠNG 1
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THỰC TẾ
1.1. Giới thiệu chung về công ty.
Công ty “Công ty cổ phần thực phẩm công nghệ hữu nghị” do ông Trần
Văn Hương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc thành lập năm 2006.
Trụ sở chính của công ty được đặt ở: 439 Trần Nhân Tông – Phường Phan Đình
Phùng – Thành phố Nam Định.
Điện thoại 03503.837646 – 0912366388

Fax:03503.837646

Chức năng nhiệm vụ chính của công ty là:
-Mua bán hàng công nghệ phẩm: đường sữa, bánh, kẹo và các đồ hải sản.
-Mua bán bia, rượu, nước giải khát, thuốc lá điếu nội.
Cơ cấu tổ chức của công ty gồm có:
1-Ông Trần Văn Hương:

Nam

-Chức danh:Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc.
-Sinh ngày:16/02/1974. Dân tộc: Kinh. Quốc tịch: Việt Nam.
-Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 16 Lê Hồng Sơn – Phường Cửa Bắc –
Thành Phố Nam Định.
- Chỗ ở hiện tại: 16 Lê Hồng Sơn – Phường Cửa Bắc – Thành Phố Nam Định.
Và các cổ đông khác như:
2-Ông Trần Văn Huyên
-Sinh ngày:28/07/1984. Dân tộc: Kinh. Quốc tịch: Việt Nam.
3 -Ông Phạm Viết Hùng
-Sinh năm: 1971. Dân tộc: Kinh. Quốc tịch: Việt Nam.

4-Ông Kim Mạnh Hùng
-Sinh năm:1977. Dân tộc: Kinh. Quốc tịch: Việt Nam.
5-Ông Phạm Hồng Trường.
-Sinh năm:1963. Dân tộc: Kinh. Quốc tịch: Việt Nam.

3


Mục tiêu trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty.
Công ty được thành lập nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong
kinh doanh các mặt hàng như: đường, sữa, bánh kẹo, bia rượu, nước giải khát,
thuốc lá, mĩ phẩm, đồ gia dụng…
Đảm bảo việc làm cho nhân viên, xây dựng công ty ngày càng phát triển.
Quyền hạn và nghĩa vụ của công ty
Quyền hạn của công ty
-

Sở hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của công ty trong từng thời kỳ cụ thể để

phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
-

Mở rộng kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu thị trường.

Được mở rộng kinh doanh các ngành nghề khác nhau khi cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cho phép.
-

Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng, đối tác…để liên doanh liên kết


kinh doanh.
-

Lựa chọn hình thức và cách thức vay vốn trong từng thời kỳ thích hợp để

phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
-

Tổ chức quản lý bộ máy nhân sự, tổ chức kinh doanh phù hợp với nội dung

hoạt động của công ty.
-

Được quyền tuyển dụng, đào tạo, tạo hợp đồng thuê người lao động, cho

thôi việc hoặc nghỉ việc theo yêu cầu của công việc kinh doanh theo luật lao
động và kết quả sản xuất kinh doanh.
-

Chủ động áp dụng các biện pháp tiên tiến trong kinh doanh nâng cao hiệu

quả và khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường theo chế độ của Nhà nước.
Nghĩa vụ của công ty.
-

Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép và mục

đích thành lập.
-


Tổ chức kinh doanh buôn bán từng bước có hiệu quả, đảm bảo vay trả đúng

hạn, bảo toàn vốn và phát triển vốn của công ty.
-

Tuân thủ chế độ hoạch toán, thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của

Nhà nước và các ngành, chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có chức

4


năng, có thẩm quyền. Thực hiện các nghĩa vụ của thuế và các nghĩa vụ khác theo
quy định của luật hiện hành.
Sau đây là một số chứng từ:
Mẫu phiếu nhập:
PHIẾU NHẬP
Số phiếu: ...........................
Ngày bán:..........................
Họ tên nhân viên:..............................................................................................
Tuổi:.................
Giới tính:...........................
Họ tên người mua:............................................................................................
Địa chỉ:.............................................................................................................
Số điện thoại:.....................
Mã SP

Tên hàng

Tổng cộng số tiền:


Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

...............................................................................

Bằng chữ:..........................................................................................................
Số tiền đã trả: . ..................................................................................................
Ngày trả:............................................................................................................

5


Mẫu phiếu xuất hàng:
PHIẾU XUẤT
Số phiếu: ...........................
Ngày bán:..........................
Họ tên nhân viên:..............................................................................................
Tuổi:.................
Giới tính:...........................
Họ tên người mua:............................................................................................
Địa chỉ:.............................................................................................................
Số điện thoại:.....................
Mã SP


Tên hàng

Tổng cộng số tiền:

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

...............................................................................

Bằng chữ:..........................................................................................................
Số tiền đã trả: . ..................................................................................................
Ngày trả:............................................................................................................

1.2. Mô tả công tác quản lý bán hàng của công ty
Qua một thời gian tìm hiểu về hệ thống quản lý bán hàng ở công ty
dựa vào các phương pháp điều tra, em tổng kết được những thông tin về
bài toán quản lý bán hàng như sau:

6


Những vấn đề đặt ra ở công ty:
Hệ thống quản lý của chi nhánh phân công thành những phòng riêng rẽ
mỗi phòng phụ trách một mảng công việc.
+ Ban giám đốc: thâu tóm quản lý toàn bộ hoạt động của công ty, nhận

báo cáo thống kê định kỳ của phòng kế toán và phòng kinh doanh, kiểm
tra các hóa đơn để nhập_xuất tiền. Nhận các báo cáo từ phòng kinh
doanh, phòng kế toán.
+

Phòng kinh doanh:

- Nhận đơn đặt hàng dự trù từ phòng kế toán sau đó tiến hành soạn thảo
và liên lạc đặt hàng với các nhà cung cấp.
- Cập nhật những thay đổi về các loại sản phẩm như: đơn giá, tên sản
phẩm, đặc điểm,…
- Dựa vào báo cáo tổng kết và thống kê hàng tháng của phòng kế toán để
tiến hành tìm hiểu, phân tích thị trường tiêu dùng trên địa bàn các tỉnh.
Từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời điểm,
từng khu vực để tăng số lượng và lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra tùy
vào từng thời điểm để đưa ra những chương trình khuyến mại hợp lý với
khách hàng.
- Phụ trách việc đặt hàng từ các công ty , cửa hàng đại lý với công ty sau
đó tập hợp đơn đặt hàng từ phía khách hàng,Sắp xếp lịch giao hàng cho
từng nhóm hoặc liên hệ với các công ty vận chuyển thuê.
+ Phòng kế toán: phụ trách việc thu giữ, thống kê tổng hợp các loại giấy
tờ sổ sách của công ty.
Chuyên phụ trách về vấn đề nhập và xuất hàng. Khi nhập hàng mới
về thì tiến hành nhập vào máy để lưu. Từ những bản kế hoạch của phòng
kinh doanh chuyển xuống sẽ tiến hành soạn các hóa đơn xuất hàng dựa
theo hóa đơn đặt hàng của khách hàng. Sau đó tiến hành thống kê lượng
hàng bán ra_nhập về theo định kỳ.
Kiểm tra các mặt hàng còn lại trong kho, lập đơn đặt hàng dự trù
gửi lên cho phòng kinh doanh.


7


Nhập hàng vào kho: Khi nhận hàng từ công ty_ nhà cung cấp kèm
theo hóa đơn hay bản kê khai chi tiết các mặt hàng, thủ kho tiến hành đối
chiều kiểm tra lô hàng.
Xuất hàng: có hai kiểu xuất
Xuất hàng cho bộ phận bán hàng theo phiếu xuất hàng hay là các
hóa đơn giao hàng cho các công ty, đại lý, cửa hàng, khách hàng…
Và phụ trách những vấn đề về tài chính của công ty. Thống kê về tài
chính như: các khoản nợ của khách hàng, vấn đề về thuế, chi phí công
tác, tiền lương cho nhân viên trong công ty, …
+ Khách hàng:
Khách hàng phải đặt hàng với công ty bằng cách gọi điện trực tiếp
cho nhân viên kinh doanh, gửi đơn đặt hang hoặc đến mua hàng trực tiếp
từ công ty.
Sau khi nhận được hang và kiểm tra hàng khách hàng sẽ thanh toán
ngay sau khi nhận được đủ hàng, hoặc thanh toán trước, hoặc thanh toán
sau một khoảng thời gian được hai bên thống nhất.
Khách hàng có thể lựa chọn 1 trong các hình thức thanh toán sau:
- Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
- Chuyển khoản qua ngân hàng vào tài khoản của công ty.

1.3. Đánh giá về công tác quản lý bán hàng cũ.
Qua tìm hiểu thực tế về cách thức quản lý bán hàng của Công ty Cổ phần
thực phẩm công nghệ Hữu Nghị. Em nhận thấy hệ thống và phương pháp quản lý
của Công ty còn nhiều phương pháp thủ công như:
- Hiện nay, công tác quản lý kinh doanh của Công ty hầu hết dưới dạng sổ
sách, giấy tờ, các báo cáo thống kê. Tuy đã có sự trợ giúp của máy tính, nhân
viên trực tiếp làm công tác quản lý sử dụng hệ bảng tính Excel trong công việc

của mình. Ưu điểm của Excel là thực hiện được nhiều phép tính từ đơn giản đến
phức tạp, khi có sự thay đổi dữ liệu bảng tính sẽ tự động tính toán lại số liệu
mới…
- Song việc ứng dụng tin học này chỉ dừng lại ở mức đưa ra các thông tin cá
nhân bằng cách sử dụng công cụ soạn thảo Word còn cách tính tổng số lượng
hàng nhập, hàng bán, giá thành… thì sử dụng bảng tính Excel. Việc thực hiện các

8


yêu cầu về tìm kiếm, thống kê, báo cáo, thường dựa trên hồ sơ lưu trữ và thường
làm thủ công. Điều này dẫn đến bộ máy quản lý công kềnh, gây vất vả cho ban
quản lý công ty. Việc quản lý các thông tin về nhân viên, sản phẩm kinh doanh,
thông tin về khách hàng và các thông tin chi tiết về quá trình nhập hàng và xuất
hàng… gây cho họ rất nhiều vất vả khi làm tất cả những điều đó trên giấy tờ.
Công việc thường ngày sẽ làm cho họ cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi, điều đó ít
nhiều đã làm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút …
- Do nền kinh tế ngày càng phát triển, và các ứng dụng của ngành công
nghệ thông tin ngày càng được sử dụng rộng rãi. Công ty cũng có xu hướng mở
rộng cả về quy mô lẫn chất lượng phục vụ dẫn đến việc quản lý bán hàng ngày
càng cao hơn, chính xác hơn. Trong khi đó việc quản lý thủ công như hiện nay
không còn phù hợp và không mang lại hiệu quả.
- Bằng chứng rõ ràng nhất nói lên sự cần thiết phải có sự thay đổi thể hiện
là khi có yêu cầu muốn tìm kiếm một số dữ liệu thì rất vất vả vì Exel chưa phải là
công cụ tối ưu cho việc sàng lọc dữ liệu, có khi lại phải lục tung đống giấy tờ lên
để tìm kiếm. Như vậy mất rất nhiều thời gian, công sức và nhân lực cho việc tổng
hợp thống kê để báo cáo.
- Việc lập các báo cáo định kỳ thường chậm, độ chính xác lại phụ thuộc vào
nghiệp vụ của nhân viên.
- Khó thực hiện việc thường xuyên cập nhật các thông tin về sản phẩm,

nhân viên, doanh thu, số lượng hàng còn tồn trong kho…..
- Những điều này đã gây nên những khó khăn cho việc kiểm tra của các cơ
quan chức năng như cơ quan thuế, kiểm toán,…
Chính vì những lý do trên nên cần phải xây dựng một chương trình quản lý bán
hàng để khắc phục nhược điểm của phương pháp quản lý thủ công như hiện nay
của công ty. Điều này có tác dụng vô cùng to lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp,
công ty, siêu thị hay cửa hàng nào muốn đưa tin học vào công tác quản lý điều
hành công việc. Để có thể đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý đòi hỏi
mỗi cá nhân cũng như toàn thể ban lãnh đạo cần phải nắm rõ được tác dụng của
việc tin học hóa.

9


1.4. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống.
Nhằm đáp ứng tốt những nhu cầu cần thiết về tính chính xác, đầy đủ, hiệu
quả và lâu dài đối với hoạt động buôn bán ngày càng mở rộng cũng như khắc
phục những nhược điểm của phương pháp quản lý thủ công trước đây. Vì vậy mà
tin học hóa trong công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công việc là hết sức
cần thiết đồng thời đáp ứng được chủ trương tin học hóa công tác quản lý nói
chung của Đảng và nhà nước đối với việc ứng dụng rộng dãi trong toàn bộ các
doanh nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay việc học hỏi để sử dụng thành thạo máy vi tính là
tương đối đơn giản. Điều quan trọng là phải xây dựng được một phần mềm quản
lý đáp ứng được công tác quản lý của công ty, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý đồng thời đáp ứng được những đòi hỏi hiện nay.
Trước tiên ta đi xét những mặt thuận lợi và hướng giải quyết trong việc ứng dụng
phần mềm chuyên dụng vào công tác quản lý của công ty.
1.4.1. Thuận lợi:
- Việc áp dụng phần mềm tin học vào công tác quản lý bán hàng vào công

ty giải quyết được rất nhiều khâu trung gian không cần thiết, đáp ứng tốt nhu cầu
về tính chính xác, tiện lợi, đầy đủ, nhanh chóng.
- Ngoài ra, sự phát triển của ngành công nghệ thông tin ngày càng trở nên
mạnh mẽ không chỉ ở thế giới mà cả ở Việt Nam cũng phát triển không ngừng.
Điều này đặt ra một vấn đề, chúng ta cần phải hội nhập với nền kinh tế thế giới
cho nên đòi hỏi chúng ta phải không ngừng đổi mới về công nghệ mà còn phải
đổi mới về cách thức quản lý từ vĩ mô cho đến vi mô. Vì vậy việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác quản lý là rất cần thiết
Ngoài ra việc lưa trữ cũng cần phải có sự an toàn về dữ liệu thì tin học là công cụ
hữu hiệu nhất để lưu trữ thông tin một cách tối ưu.

10


1.4.2. Hướng giải quyết:
Bài toán đặt ra là: Công ty bán nhiều mặt hàng nên ta cần xây dựng
một cơ sở dữ liệu về các mặt hàng của công ty. Chúng ta sẽ quản lý về
các thông tin: mã sản phẩm, tên sản phẩm, đơn vị tính, đơn giá nhâp, đơn
giá xuất, số lượng trong kho, ngày nhập. Một số ứng dụng cần thực hiện:
bổ sung thêm một mặt hàng mới và lưu lại kết quả đó, cập nhật đơn giá
nhập và đơn giá xuất, cập nhật các chi phí khác như cước phí vận chuyển

+ Việc nhập hàng được quản lý bởi các thông tin: số phiếu nhập, ngày
nhập, tên nhà cung cấp, mã sảm phẩm, đơn vị tính, số lượng.
+ Xuất hàng được quản lý bởi các thông tin: nhân viên bán hàng, tên
khách. Mã sản phẩm, tên sản phẩm, số lượng, đơn vị tính.
+ Khách hàng đặt mua hàng của công ty thông qua việc gọi điện thoại,
gửi đơn đặt hàng hoặc mua trực tiếp. Công ty sẽ trả hàng tận kho cho
khách hàng kèm hóa đơn bán hàng của công ty. Ta quản lý hóa đơn bán
hàng bởi các thông tin: hóa đơn số, mã khách, mã nhân viên, ngày lập,

hình thức thanh toán, tên hàng, số lượng, đơn giá bán, tổng tiền.
+ Tương tự như vậy Công ty nhập hàng từ công ty tổng thông qua hóa
đơn đặt hàng hoặc gọi điện thoại trực tiếp hoặc đếm mua trực tiếp của
công ty.
+ Đối với nhân viên cần quản lý ở các thông tin: mã nhân viên, họ tên
nhân viên, ngày sinh, địa chỉ, điện thoại và nơi làm việc.
+ Đối với đối tác là khách hàng ta quản lý ở các mục: mã khách, tên
khách hàng, địa chỉ liên hệ, điện thoại.….Vì vậy em xây dựng một phần
mềm tin học: Chương trình quản lý bán hàng của Công ty “Công ty cổ phần
thực phẩm công nghệ hữu nghị”
1.4.3. Lợi ích của việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
- Quản lý bán hàng ở một công ty là một vấn đề hết sức quan trọng, giúp quản lý
đầy đủ các thông tin về mua bán hàng hóa.

11


- Chương trình cung cấp các thông tin về tình hình mua bán của công ty ở mọi
thời điểm để đảm bảo cho quá trình hoạt động của công ty hàng được ổn định,
giúp cho người quản lý công ty có thể xây dựng những kế hoạch phát triển mở
rộng kinh doanh của công ty.
- Chương trình cung cấp các chức năng tra cứu nhanh hỗ trợ người quản lý dễ
dàng tìm kiếm thông tin về các loại sách.
1.4.4. Mục tiêu của phần mềm quản lý bán hàng:
Qua thực tế diễn ra ở nhiều doanh nghiệp có sử dụng công nghệ thông tin trong
việc quản lý kinh doanh đã đem lại những thành công to lớn, điều này chứng
minh lợi ích của việc sử dụng tin học trong quản lý kinh doanh. Qua tìm hiểu
thực tế công việc quản lý của công ty, em nhận thấy rằng chương trình cần phải
làm đươc những điểm cơ bản như sau:
- Chương trình phải thay thế được các công việc thủ công là lập phiếu nhập,

phiếu xuất, quản lý các thông tin về nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên…
- Ngoài ra chương trình phải cung cấp cho ban quản lý hay người quản lý biết
được doanh thu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian kinh doanh và đưa
ra được những thông báo về công nợ của công ty với các nhà cung cấp, của
khách hàng với công ty.
- Bên cạnh đó chức năng không thể thiếu đó là chương trình cần phải thống kê
về các mặt hàng đã nhập và xuất trong một giai đoạn kinh doanh nhất định, từ đó
thông báo chính xác số lượng hàng còn tồn kho để ban quản lý công ty có kế
hoạch rõ ràng hơn cho chính sách kinh doanh của mình.
1.4.5. Đặc điểm của phần mềm quản lý bán hàng:
- Quản lý toàn bộ thông tin về việc mua bán hàng.
- Giao diện thân thiện dễ sử dụng.
- Giảm thiểu thời gian và công sức quản lý bán hàng, tăng độ chính xác trong
việc thống kê, tính toán.
1.4.6. Chức năng của chương trình:
Phầm mềm quản lý bán hàng phải đảm bảo được những yêu cầu
sau:
Hệ thống cần đảm bảo được những chức năng sau:

12


* Phân quyền truy nhập:
+
Kế toán: được phép truy cập vào hệ thống thực hiện các công việc:
xuất hàng, nhập hàng, thống kê hàng tồn,lập phiếu xuất lập phiếu nhập,
thống kê công nợ, …
+
Phòng kinh doanh: truy cập vào hệ thống để thực hiện những công
việc: cập nhật thông tin về hàng hóa, lập hóa đơn bán hàng.

* Lưu trữ: hệ thống cần đảm bảo lưu trữ về:
+
Hàng hóa: hệ thống cần đảm bảo lưu trữ các thông tin về hàng hóa
như: tên, đặc điểm, đơn giá, số lượng, … Trong đó có các thao tác về
hàng hóa như: nhập, sửa, xóa, …
+
Khách hàng: thông tin về những khách hàng là đại lý bán và giới
thiệu các sản phẩm của công ty, bao gồm các thông tin về: họ tên, địa
chỉ, điện thoại, …
+
Phiếu nhập hàng: quản lý về các thông tin nhập từ đơn đặt hàng vào
kho, bao gồm các thông tin số phiếu, tên hàng, số lượng, đơn giá, ngày
nhập, giá thành, … Ngoài ra, công ty còn nhập hàng từ phía khách hàng
khi hàng có lỗi, ..
+
Phiếu xuất: quản lý về các thông tin số phiếu xuất, tên hàng, số
lượng, ngày xuất, đơn giá.
+
Tra cứu:
Phiếu nhập: thông tin về mặt hàng, số lượng, đơn giá, …
Phiếu xuất: thông tin về số lượng, mặt hàng, tổng số tiền, khách hàng, số
dư nợ (nếu có), …

Thống kê:
+
Thống kê lượng hàng bán ra theo tháng, quý, năm.
+
Thống kê lượng hàng nhập vào theo tháng, quý, năm.
+
Thống kê lãi suất, tiền thu chi của công ty,…

+
Thống kê lượng tồn kho, …

Báo cáo tổng kết, báo cáo công nợ, doanh thu, …

Có chức năng in ấn các văn bản như: phiếu nhập hàng, phiếu xuất
hàng, thống kê hàng đã nhập, thống kê hàng hết hạn sử dụng,, …
1.5 Giới thiệu và cài đặt Visual Basic 6.0
1.5.1 Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0
Sau một thời gian tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình em quyết định chọn
Visual Basic để làm ngông ngữ lập trình cho bài quản lý của mình vì Visual

13


Basic là một công phát triển phầm mềm, tiện lợi hơn những phần mềm khác là
tiết kiệm thời gian và công sức hơn trong lúc xây dựng một ứng dụng.
Ngôn ngữ lập trình Visual Basic sử dựng Access 2003 để xây dựng hệ cơ sở dữ
liệu
Phải thừa nhận giao diện sử dụng đã có những tiến bộ vượt bậc. Các thao
tác sử dụng ít đi, đơn giản hơn và giao diện thân thiện;
Công nghệ truy cập dữ liệu ADO- ActiveX Data Objects hoàn toàn có thể thay
thế công nghệ trước đây sử dụng trong Access là DAO-Data Access Objects bởi
nhiều lý do cả về cách thức sử dụng lẫn những tối ưu về kỹ thuật. Chúng tôi sẽ
giới thiệu kỹ công nghệ này trong phần 2 cuốn giáo trình
Ngôn ngữ lập trình VBA được cải tiến đặc biệt bản MS Access 2000 Develoer
còn cung cấp cồg cụ để đóng gói dự án Access( tức là tạo bộ gài đặt mà khi sử
dụng không cần phải gài đặt Access lên máy tính)
Có khả năng tạo các ứng dụng truy cập cơ sở dữ liệu thông quan giao diện
Web( Web- base). Điều này chưa hề có trong các phiên bản trước đây. Tuy nhiên

khả năng này vẫn còn một số giới hạn, chưa thể thực sự mạnh như các công cụ
chuyên nghiệp khác như: ASP, PHP, .NET,…
Để có thể sử dụng Access, máy tính phải được gài đặt phần mềm này thông qua
bộ Microsoft Ofice 2003. Các bước gài đặt xin tham khảo tài liệu hướng dẫn sử
dụng đi kèm đĩa CD phần mềm.
1.5.2. Cài đặt VB6
Để cài đặt VB6 cần
- Cần ít nhất 32 MB RAM
- Cần 2 GB ổ cứng (hard disk)
- CPU Pentium II
- Bộ cài VB6 (VB6 CD)
Khi đã đầy đủ các điều kiện ta thực hiện cài VB6 với các bước: Cho đĩa cài VB6
vào ổ CD, sau đó nó sẽ tự động hướng dẫn cài đặt.
Khởi động VB

14


Khởi động VB6 bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng Microsoft Visual
Basic 6.0 trên màn hình, khi đó ta sẽ thấy xuất hiện hộp thoại New Project.

Hình 3.1 Hộp thoại New Project.
Mỗi biểu tượng trong giao diện là một chương trình có thể tạo ra bằng VB.
- Standard EXE: đây là dạng chương trình chuẩn được tạo ra bằng VB cho phép dịch
chương trình đang viết ra một file chạy chính có đuôi .exe và các file khác đi kèm. Đây
là dạng ứng dụng phổ biến nhất khi tạo ra các chương trình trên Windows.
- ActiveX EXE: Đây là một dạng chương trình khi dịch ra nó cũng có đuôi .exe nhưng
nó thường chỉ đảm nhận một chức năng hoặc một bộ phận công việc nào đó thường
xuyên được các phần mềm khác sử dụng. Nó thường được dùng để đưa vào các phần
mềm khi đang chạy chương trình.

- ActiveX DLL: Giống như ActiveX EXE nhưng khi dịch nó có đuôi .dll.
- ActiveX Control: Giống như ActiveX EXE và ActiveX DLL nhưng dạng hiển thị của
nó ở trong chương trình mà gắn nó vào dưới dạng các điều khiển.
- VB Application Wizard: Cho phép tạo ra giao diện của chương trình một cách nhanh
chóng mà không cần phải thiết kế giao diện cụ thể.
- Data Project: Là một loại chương trình thường xuyên sử dụng với CSDL. Trong
chương trình này có sẵn các giao diện để tạo làm việc kết nối với CSDL.
- HTML Application: Đây là công nghệ ứng dựng Web động vào HTML.
- Exittin: Mở các file chương trình đã tạo trước đó.
- Recent: là nhưng Project đã làm trước đó.


Thoát khỏi VB

15


Muốn thoát khỏi VB ta chọn File / Exit sẽ xuất hiện giao diện như sau:

Hình 3.2 Giao diện nhắc lưu Form.
Chọn Yes / No để thoát khỏi chương trình.
1.5.3. Giao diện của môi trường Visual Basic
Thành phần IDE
IDE là tên tắt của môi trường phát triển tích hợp (Integrated Development
Environment), đây là nơi tạo ra các chương trình Visual Basic.
IDE của Visual Basic là nơi tập trung các menu, thanh công cụ và cửa sổ để tạo ra
chương trình. Mỗi một thành phần của IDE có các tính năng ảnh hưởng đến các hoạt
động lập trình khác nhau.
Thanh menu cho phép tác động cũng như quản lý trực tiếp trên toàn bộ ứng dụng.
Bên cạnh đó thanh công cụ cho phép truy cập các chức năng của thanh menu thông qua

các nút trên thanh công cụ.
Các biểu mẫu (Form) - khối xây dựng chương trình chính của VB - xuất hiện
trong cửa sổ Form. Hộp công cụ để thêm các điều khiển vào các biểu mẫu của đề án.
Cửa sổ Project Explorer hiển thị các đề án khác nhau mà người dùng đang làm cũng
như các phần của đề án. Người dùng duyệt và cài đặt các thuộc tính của điều khiển,
biểu mẫu và module trong cửa sổ Properties. Sau cùng, người dùng sẽ xem xét và bố trí
một hoặc nhiều biểu mẫu trên màn hình thông qua cửa sổ Form Layout.

16


Hình 3.3 Cửa sổ IDE của VB.6
Các thanh công cụ và chức năng của nó trong IDE
Thanh công cụ là tập hợp các nút bấm mang biểu tượng thường đặt dưới thanh
menu. Các nút này đảm nhận các chức năng thông dụng của thanh menu (New, Open,
Save ...).
Hình 3.4 Thanh công cụ ở dạng standard.
+ Title bar (Thanh tiêu đề)
Thông báo tên của Project và Form đang làm việc. Chọn Standard EXE. Sau đó
trên màn ảnh sẽ hiện ra giao diện của môi trường phát triển tích hợp (Integrated
Development Environment - IDE ) giống như dưới đây:

Hình 3.5 Thanh tiêu đề.

17


+ Thanh Menu (Menu bar)
Chứa đầy đủ các lệnh sử dụng để làm việc với VB6, kể cả các menu để truy cập các
chức năng đặc biệt dành cho việc lập trình như Project, Format, hoặc Debug.


Hình 3.6 Thanh Menu.
+ Thanh công cụ (Toolbar)
Hình 3.7 Thanh công cụ.
Chứa các chức năng thường xuyên được sử dụng nhất
Muốn dùng thanh công cụ chọn View | Toolbars .
+ Toolbox(hộp công cụ)
Hộp công cụ là nơi chứa các điều khiển được dùng trong quá trình thiết kế biểu
mẫu. Các điều khiển được chia làm hai loại: Điều khiển có sẵn trong VB và các điều
khiển được chứa trong tập tin với phần mở rộng là .OCX.
Đối với các điều khiển có sẵn trong VB thì ta không thể gỡ bỏ khỏi hộp công cụ,
trong khi đó đối với điều khiển nằm ngoài ta có thêm hoặc xóa bỏ khỏi hộp công cụ.
Chọn View | Toolbox để đưa hộp công cụ ra.

Hình 3.8 Hộp công cụ.
Quản lý ứng dụng với Project Explorer
+ Cửa sổ Project Explorer

Hình 3.9 Cửa sổ Project Explorer

18


Project Explorer trong VB6 giúp quản lý và định hướng nhiều đề án. VB cho
phép nhóm nhiều đề án trong cùng một nhóm. Cho phép lưu tập hợp các đề án trong
VB thành một tập tin, nhóm đề án với phần mở rộng .vbp.
+ Cửa sổ Properties
Mỗi một thành phần, điều khiển điều có nhiều thuộc tính. Mỗi một thuộc tính lại có một
hoặc nhiều giá trị. Cửa sổ Propertiescho phép ta xem, sửa đổi giá trị các thuộc tính của
điều khiển nhằm giúp điều khiển hoạt động theo đúng ý đồ của người sử dụng.


Hình 3.10 Cửa sổ Properties
1.5.4. Thiết kế giao diện
Để thiết kế giao diện trong VB cần tới các thành phần sau:
- Form
Form là một cửa sổ dùng để chứa các thành phần khác, là biểu mẫu của mỗi ứng
dụng trong Visual Basic. Ta dùng form ( như là một biểu mẫu ) nhằm định vị và sắp
xếp các bộ phận trên nó khi thiết kế các phần giao tiếp với người dùng.

Hình 3.11Form
Thông thường mỗi công việc người ta biểu diễn bằng một form.
- Tools Box ( Hộp công cụ )

19


Chứa các biểu tượng biểu thị cho các điều khiển mà ta có thể bổ sung vào biểu
mẫu, là bảng chứa các đối tượng được định nghĩa sẵn của Visual Basic. Các đối tượng
này được sử dụng trong Form để tạo thành giao diện cho các chương trình ứng dụng
của Visual Basic.
1.5.5. Biến, Hằng, Hàm trong VB
- Biến
Biến được dùng để lưu tạm thời các giá trị tính toán trong quá trình xử lý của
chương trình. Khi xử lý một chương trình ta luôn cần phải lưu trữ một giá trị nào đó để
tính toán hoặc so sánh. Mỗi biến được đặc trưng bởi tên, biến không có sẵn trong
chương trình muốn sử dụng chúng thì phải khai báo bằng một trong báo cáo cách thức
sau:
Dim / Static /Global <tên biến > as <kiểu giá trị >
Khai báo với từ khoá Dim, Static dùng cho khai báo biến cục bộ. Khai báo với từ
khoá Public, Global dùng cho khai báo biến dùng chung cho toàn bộ chương trình.

- Hằng
Dùng để chứa những dữ liệu tạm thời nhưng không thay đổi trong suốt time
chương trình hoạt động. Sử dụng hằng số làm chương trình sáng sủa, dễ đọc nhờ những
tên gợi nhớ thay vì các con số. VB cung cấp một số hằng định nghĩa sẵn, nhưng ta cũng
có thể tạo ra hằng.
Khai báo hằng
[ Public / Private ] const < tên hằng >[<kiểu dữ liệu >] = <Biểu thức>
Hằng có tầm hoạt động tương tự biến. Hằng khai báo trong thủ tục chỉ hoạt động
trong thủ tục. Hằng khai báo trong modul chỉ hoạt động trong modul. Hằng khai báo
trong phần Declarations của Modul chuẩn có tầm hoạt động trên toàn ứng dụng.
-. Hàm
Một số hàm cơ bản
- Hàm tag: Atn(a)= arctag(a).
- Hàm sin: sin (a).
- Hàm round(a,n): Là hàm làm tròn số thực a lấy n chữ số đằng sau dấu phẩy.
- Hàm str(a): Là hàm đổi chuỗi số thành số.

20


- Hàm len(a): Là hàm lấy chiều dài từ chuỗi số.
1.5.6. Một số câu lệnh khai báo, các toán tử trong VB
.

Một số câu lệnh khai báo

- Khai báo biến :
Cú pháp : Dim <tên biến> as kiểu dữ liệu.
Ví dụ : Dim <a> as integer
- Khai báo mảng :

Cú pháp : Dim <tên mảng>(<số phần tử>) as kiểu dữ liệu
- Khai báo hằng :
Cú pháp : const (tên hằng) [(kiểu dữ liệu)] =(giá trị hằng)
Các toán tử
Toán tử tính toán
Toán tử

ý nghĩa

+

Thực hiện phép cộng

-

Thực hiện phép trừ

*

Thực hiện phép nhân

/

Chia, trả về kiểu số thực

\

Chia lấy phần nguyên

Mod


Chia lấy dư

^

Lấy lũy thừa
Các toán tử so sánh

Toán tử
>
<
=
>=
<=
<>

ý nghĩa
So sánh số thứ nhất có lớn hơn số thứ hai không
So sánh số thứ nhất có nhỏ hơn số thứ hai không
So sánh số thứ nhất có bằng số thứ hai không
So sánh số thứ nhất có lớn hơn hoặc bằng số thứ hai không
So sánh số thứ nhất có nhỏ hơn hoặc bằng số thứ hai không
So sánh số thứ nhất có khác số thứ hai không

Các toán tử logic
Toán tử

Ý nghĩa

21



And

Trả về True nếu cả 2 đều True và ngược lại

Or

Trả vể true khi một trong hai biểu thức true

Not

Trả về true khi biểu thức là false

22


1.5.7. Các kiểu dữ liệu cơ bản trong VB
Một số kiểu dữ liệu
cơ bản trong VB

Phạm vi, ý nghĩa

String

- Là kiểu dữ liệu chuỗi, khoảng giá trị có thể đến 2 tỷ ký tự.

Byte

- Là các số nguyên, từ -2.147.483.648 đến 2.147.483.647.


Date
Currency
Object
Integer

- Ngày tháng năm: 01- 01 -100 đến 31- 12 – 9999
Thời gian từ 0:00:00 đến 23:59:59
-$922,337,203,685,477.580

đến

+

$922,337,203,685,477.5807
- Đối tượng: Chứa một địa chỉ 4 byte trỏ đến đối tượng hiện
hành hoặc các ứng dụng khác
- Là các số nguyên. Khoảng giá trị từ -32.768 đến 32.767.
- Là các số có dấu chấm thập phân. Khoảng giá trị từ

Single

- 3,402823E8 đến – 1.401298E-45 (trị âm), từ 1,401298E-45
đến 3,402823E8(trị dương).
- Là các số dấu thập phân. Từ -1,79769313486231E308 đến

Double

Boolean
Variant


-4,94065645841247E-324, từ 4,94065645841247E-324 đến
1,79769313486231E308.
- Biến logic, có giá trị là True, hay False dùng để gán giá trị
trong các câu lệnh điều kiện.
- Kiểu tuỳ ý: Có thể chứa mọi loại dữ liệu kể cả mảng.

23


Các cấu trúc điều khiển
Đây là các câu lệnh cho phép người lập trình có thể điều khiển thứ tự thi hành của các
câu lệnh trong chương trình.
a . Cấu trúc If ….then
Cú pháp
+Một dòng lệnh
If < điều kiện > then
<dòng lệnh>
End If
<Nhiều dòng lệnh>
If < điều kiện > then
<các dòng lệnh>
End If
b. Cấu trúc If ….then…else
Cú pháp
If < điều kiện 1 > then
<khối lệnh - 1 >
[elseIf < điều kiện 2 > then
<khối lệnh -2 >]…
[else

<khối lệnh - n >
End If
c. Cấu trúc Select Case
Cú pháp
Select Case < biểu thức điều kiện >
[Case < danh sách biểu thức 1 >
[< khối lệnh - 1 > ] ]
[Case < danh sách biểu thức 2 >
[< câu lệnh - 2>] ]
……..

24


[Case Else
[< Câu lệnh - n >] ]
End Select
d. Cấu trúc lặp For…Next
Cú pháp
For < biến đếm > = < Điểm đầu > To <điểm cuối >
[ Step = <bước nhảy >]
Next [ biến đếm ]
e. Cấu trúc Do…Loop
Kiểu 1: Lặp khi điều kiện la True
Do while < điều kiện >
< khối lệnh >
Loop
Kiểu 2: Vòng lặp luôn có ít nhất một lần thi hành khối lệnh.
Do < khối lệnh >
Loop White <Điều kiện>

Kiểu 3: Lặp trong khi điều kiện là False.
Do until <điều kiện >
< khối lệnh >
Loop
Lập trình giao diện


Thiết kế biểu mẫu sử dụng các điều khiển

- IDE của VB là nơi tập trung các menu, thanh công cụ và cửa sổ để tạo ra chương
trình. Mỗi phần của IDE có tính năng ảnh hưởng đến các hoạt động lập trình khác nhau.
Thanh menu cho phép bạn quản lý cũng như tác động trực tiếp lên toàn bộ ứng dụng.
Thanh công cụ cho phép truy cập các chức năng của thanh menu qua các nút trên thanh
công cụ.
- Các biểu mẫu Form - khối xây dựng chính của các chương trình VB - xuất hiện trong
cửa sổ Form. Hộp công cụ (Toolbox) để thêm các điều khiển vào Form.

25


×