Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp việt nam sang thị trường mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.93 KB, 4 trang )

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ

Giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu của các doanh nghiệp
Việt Nam sang thị trường Mỹ
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Trong quan hệ kinh tế-thương mại Việt-Mỹ, Nhà nước chỉ có tác dụng tạo ra một khuôn
khổ pháp lý ổn định và môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.
Việc tận dụng và phát huy được những lợi thế của mình hay không là phụ thuộc vào các
doanh nghiệp. Sau đây là các giải pháp đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu:

Giải pháp về vốn.
Thành lập các tập đoàn công ty lớn hoặc liên kết các công ty có quy mô nhỏ để sản xuất
và xuất khẩu những mặt hàng chủ lực trên quy mô sản xuất lớn, có khả năng cạnh tranh
cao, tạo ra nguồn cung cấp hàng hoá xuất khẩu ổn định và lâu dài, đáp ứng được nhu
cầu đặt hàng nhanh với số lượng lớn của các đối tác Mỹ.
Thực tiễn cho thấy đối với mặt hàng dệt may, Mỹ không đặt đơn hàng lẻ. Một đơn hàng
của Mỹ có thể lên tới cả triệu sản phẩm mà thời gian cung ứng hàng lại rất nhanh. Do
vậy, cần đưa năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ngành may lên cao và cần liên kết
lại nhằm đủ sức thực hiện một đơn hàng.
Quy mô sản xuất của ta hiện nay còn quá nhỏ để có thể cạnh tranh vì sản xuất còn phân
tán theo vùng và sản xuất thủ công là chính nên giá thành còn cao, chất lượng chưa đồng
đều và sức cạnh tranh kém. Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta cần tổ chức lại sản
xuất ở quy mô hợp lý, kết hợp sử dụng lao động lành nghề và giản đơn, áp dụng phương
thức quản lý tiên tiến, đưa hệ thống sản xuất của ta vào định hướng xuất khẩu các loại
hàng hoá mà các đối tác nước ngoài cần chứ không phải dựa vào những gì mình có, cố
gắng tận dụng phát huy những lợi thế so sánh của mình để tăng khả năng xuất khẩu sang
thị trường Mỹ.

1/4




Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ

Để có quy mô sản xuất lớn hai yếu tố chính là vốn và thị trường. Vì vậy việc thu hút
vốn là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh nhưng nếu thiếu thị trường thì cũng không thể
tăng quy mô sản xuất.
Trung bình một công ty quy mô vừa ở Mỹ vào khoảng 100 triệu USD doanh số. Các
công ty dưới mức này thường liệt vào dạng nhỏ. Các công ty siêu quốc gia cũng đang
trên đường hội nhập và đang có xu thế sáp nhập để nâng cao sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, về vốn cần phát huy nội lực là chính, đồng thời có
thể dựa vào nguồn vốn của các ngân hàng trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính,
các nguồn viện trợ, các khoản vay ngắn, trung và dài hạn, các nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài hoặc tiếp cận vốn trên thị trường chứng khoán. Kinh doanh càng phát
triển sẽ tích luỹ được nhiều vốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng đầu tư chiều sâu,
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về thị trường, các doanh nghiệp phải dựa một phần lớn vào hệ thống toàn cầu mới giải
quyết được trên cơ sở hội nhập tiểu khu vực, khu vực, châu lục, liên châu lục và toàn
cầu, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên cơ sở giá thành hạ, chất lượng cao thì
mới có khả năng mở rộng, giữ vững và phát triển thị trường. Sau khi Hiệp định thương
mại Việt- Mỹ có hiệu lực, cánh cửa thị trường Mỹ sẽ được mở rộng với các hàng hoá
xuất khẩu nếu như các doanh nghiệp của ta có khả năng sản xuất được các mặt hàng đạt
tiêu chuẩn chất lượng được phía bạn chấp nhận, giá cả mang tính cạnh tranh.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
Mỗi doanh nghiệp cần đặt lên hàng đầu mục tiêu nâng cao chất lượng hàng hóa của
mình, từ đó nâng sức cạnh tranh của hàng hóa. Cùng với việc nâng cao chất lượng là
việc giảm giá thành, đa dạng hóa mẫu mã, cải tiến bao bì ... sao cho phù hợp với thị hiếu
tiêu dùng của người Mỹ. Các doanh nghiệp không thể đổ lỗi cho thiếu vốn hay thiết bị

lạc hậu để biện hộ cho khả năng cạnh tranh yếu kém của hàng hóa của mình bởi vì còn
rất nhiều yếu tố khác cũng tác động vào sức cạnh tranh của sản phẩm như các yếu tố vĩ
mô (tỷ giá hối đoái, lãi suất, thuế khóa) và các yếu tố vi mô (quy trình sản xuất, kinh
nghiệm quản lý của từng doanh nghiệp). Vì vậy trong tình hình hiện nay, do các nguồn
vốn còn hạn hẹp, các doanh nghiệp cần chủ động vạch ra chiến lược cạnh tranh dài hạn
cho hàng hóa của mình bằng cách tạo ra nét độc đáo cho sản phẩm dựa trên khả năng
cắt giảm chi phí bình quân trong ngành cũng như hợp lý hóa quy trình sản xuất.
Trong điều kiện quốc tế hoá hiện nay, nền sản xuất nhỏ như ở Việt Nam có những điểm
lợi thế tương đối là giá nhân công rẻ và có thể đầu tư thêm công nghệ để dần nâng cao
chất lượng sản phẩm, nhưng cũng phải thấy rằng chỉ có thể làm thuê gia công và làm vệ
tinh cho các công ty lớn mà thôi. Muốn vươn lên tự chủ cần phải tính đến quy mô sản

2/4


Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ

xuất hợp lý, cần có vốn, nhân lực, công nghệ và thị trường là những yếu tố quan trọng
nhất.

Chủ động thực hiện tốt công tác thị trường, thông tin, tiếp thị.
Các doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin,
trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua Hội thảo khoa học,
hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt được nhu cầu của thị trường,
bám sát và tiếp cận được tiến bộ của thế giới trong sản xuất kinh doanh, chủ động tìm
bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị
hiếu thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc trông chờ
trợ giá, trợ cấp.
Việc tham gia các hội chợ triển lãm nhất là ở nước ngoài có thể gặp khó khăn về kinh
phí do giá thuê gian hàng đắt. Vì vậy các doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt thông

tin qua Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại hoặc Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ
Thương mại hoặc nối mạng Internet để từ đó có thể tìm được những bạn hàng tin cậy,
nắm bắt được tương đối chính xác nhu cầu thị trường đối với hàng hóa của mình cũng
như khả năng cung cấp của thị trường đó, giá cả, chất lượng cho những mặt hàng mà
doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất và kinh doanh trong
nước.
Trước khi ra quyết định xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, một bước quan trọng không thể
bỏ qua là phải nghiên cứu kỹ thị trường và đánh giá nghiêm túc thực lực của doanh
nghiệp, sức cạnh tranh của sản phẩm, khả năng tiếp thị và tiềm lực tài chính. Việc lựa
chọn đúng hình thức xuất khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng có chỗ đứng
trên thị trường đầy tiềm năng này. Để vào được thị trường Mỹ các doanh nghiệp có thể
xuất khẩu gián tiếp qua đại lý. Khi đã quyết định xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, phương
án tối ưu là phải vạch ra được chiến lược để thực hiện xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu
trực tiếp sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ quá trình xuất khẩu, thiết lập
được quan hệ trực tiếp với mạng lưới tiêu thụ và người tiêu dùng.
Tổng kết kinh nghiệm của các công ty nước ngoài cho thấy, con đường tiến tới chinh
phục thị trường Mỹ là phải biết sử dụng các đại diện bán hàng, đại lý, nhà phân phối và
nhà bán lẻ. Đây là một nhu cầu bức xúc nhưng rất khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp
Việt Nam phải làm dần, từng bước tìm hiểu. Mặt khác, bản thân các nhà nhập khẩu, nhà
phân phối cũng sẽ tìm đến các doanh nghiệp Việt Nam để đặt hàng. Họ sẽ đưa ra các
yêu cầu (thường là chất lượng, khối lượng hàng và thời gian giao hàng…) còn phương
thức tiếp cận thị trường không đáng lo lắm vì tiềm lực tài chính của họ khá dồi dào.
Các doanh nghiệp cùng ngành hàng ở Việt Nam nên liên kết với nhau để có thể đáp ứng
được những đơn hàng quy mô lớn, thời gian giao hàng nhanh. Các doanh nghiệp Việt
Nam cần thận trọng khi quyết định bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng bởi tại Mỹ
việc bán hàng trực tiếp này kèm theo trách nhiệm rất lớn đối với người tiêu dùng.
3/4


Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ


Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của các doanh
nghiệp Việt Nam.
Qua thực tế thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế Việt Nam, có thể thấy rõ năng lực
quản lý cũng như trình độ chuyên môn của các cán bộ, người lao động tại các doanh
nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Nội dung hợp tác với Mỹ bao gồm các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và nhiều
lĩnh vực khác về kinh tế cũng như khoa học công nghệ khá đa dạng. Trong khi đó trình
độ cán bộ của ta còn hạn chế cả về kiến thức, kinh nghiệm và ngoại ngữ. Để đáp ứng
được nhu cầu phục vụ cho mục tiêu trên, cần quan tâm thích đáng đến công tác đào tạo
cán bộ, cụ thể là tập trung vào 4 lĩnh vực sau:
- Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ có đủ năng lực hoạch định và thực hiện chính sách.
- Đào tạo cán bộ có trình độ đàm phán quốc tế.
- Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ nắm bắt được kịp thời các Hiệp ước quốc tế,
các kết quả đàm phán trên bàn hội nghị, hiểu và vận dụng được những Hiệp ước và kết
quả đàm phán đó vào thực tiễn sản xuất và kinh doanh quốc tế. Để kinh doanh được với
Mỹ, các doanh nghiệp cần hiểu và vận dụng được các luật lệ, chính sách thương mại của
Mỹ.
- Đào tạo về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để cán bộ có đủ trình độ giao dịch quốc tế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải thường xuyên đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề
để có thể sử dụng công nghệ hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu có chất
lượng cao, giá cả cạnh tranh trên thị trường Mỹ.
Tóm lại, để chuẩn bị thực hiện Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, các doanh nghiệp cần
sớm xúc tiến nghiên cứu để thâm nhập thị trường Mỹ, tìm hiểu đối tác, nhu cầu thị
trường, thị hiếu người tiêu dùng, cơ chế chính sách và luật pháp quốc tế; cần chủ động
để đổi mới công nghệ, mẫu mã nâng cao chất lượng hàng hoá, đảm bảo tiêu chuẩn quốc
tế. Đặc biệt, cần xúc tiến khẩn trương việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ tay nghề cho
công nhân, cán bộ quản lý, kể cả giám đốc để nâng cao trình độ tiếp nhận công nghệ
mới, nâng cao năng lực quản lý hiểu biết các chuẩn mực thông lệ quốc tế, chính sách
thương mại thế giới và chính sách thương mại Mỹ trong cuộc làm ăn mới trên một thị

trường mới. Sự chuẩn bị kỹ càng là điều kiện tốt để các doanh nghiệp nước ta chủ động
hội nhập đón nhận những cơ hội và thách thức mới khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
chính thức được thực thi.

4/4



×