Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.62 KB, 7 trang )

Quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Quá trình phát triển hoạt
động xuất khẩu hàng hoá
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Giai đoạn trước khi Mỹ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
Trước năm 1975.
Thời kỳ trước năm 1975 Mỹ có quan hệ kinh tế với c hính quyền Sài Gòn cũ. Kim ngạch
buôn bán không lớn, chủ yếu là hàng nhập khẩu của Mỹ để phục vụ cuộc chiến tranh
xâm lược. Về xuất khẩu sang Mỹ có một số mặt hàng như cao su, gỗ, hải sản, đồ gốm
v.v…với số lượng ít ỏi.
Từ tháng 5 năm 1964. Mỹ thực thi cấm vận miền Bắc nước ta và khi Việt Nam thống
nhất, Mỹ đã mở rộng cấm vận tới toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực
thương mại, tài chính, tín dụng ngân hàng… đồng thời Mỹ khống chế các nước đồng
minh và ngăn cản tổ chức tiền tệ và tài chính quốc tế cho Việt Nam vay tiền.
Theo số liệu thống kê của Việt Nam, xuất khẩu sang Mỹ thời kỳ 1986 - 1989 hầu như
không có gì.
Những năm đầu thập kỷ 990.
Bước sang thập kỷ 90 quan hệ ngoại giao cũng như quan hệ kinh tế thương mại giữa hai
nước Việt Nam và Mỹ đã có những bước tiến đáng kể, lỗ lực hướng tới các mối quan hệ
hữu nghị, hợp tác, bình đẳng cùng có lợi, vì lợi ích của mỗi nước cũng như hoà bình và
thịnh vượng chung trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Để đến được với lộ trình này, cả hai phía đã có những lỗ lực vượt bậc theo hướng cuẩ
"bản lộ trình" được đưa ra dưới thời cực tổng thống G.Bush, trong đó đưa ra các bước
tiến tới bình thường hoá quan hệ với Việt Nam mà trong tâm là vấn đề rút quan khỏi
Campuchia và vấn đề người Mỹ mất tích, tù binh chiến tranh ở Việt Nam (POW/MIA).
Sự hợp tác tích cực và có hiệu quả của chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc giải
quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh được dư luận Mỹ đánh giá cao, đã


1/7


Quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá

làm thay đổi thái độ của một bộ phận không nhỏ các lực lượng vốn có thái độ tiêu cực ở
Mỹ, có lợi cho việc cải thiện dần đàn quan hệ Việt Nam - Mỹ.
Cuối năm 1988, Mỹ cho phép gửi sách báo và văn hoá phẩm từ Mỹ về Việt Nam với
số lượng không hạn chế. Đồng thời chính phủ Mỹ cho phép Bộ Ngoại giao cấp thị thực
vào Mỹ cho những người Việt Nam đến Mỹ với mục đích trao đổi khoa học với thời hạn
theo nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ.
Trong năm 1991, cùng với việc Việt Nam đồng ý cho Mỹd mở văn phòng POW/MIA
ở Hà Nội (8/7) và ký hiện định hoà bình Camphuchia tại Paris (23/10), phía Mỹ đã có
nhiều nới lỏng như chính thức bỏ hạn chế đi lại trong vòng 25 dặm đối với cán bộ ngoại
giao Việt Nam tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (23/10), chính thức bỏ hạn chế
các nhóm du lịch, cựu chiến binh, các nhà báo, các nhà kinh doanh trong việc tổ chức
đoàn đi Việt Nam *17/11) và bắt đầu viện trợ nhân đạo cho Việt Nam (ngày 25/4, Mỹ
lần đầu tiên tuyên bố viện trợ 1 tỷ USD giúp Việt Nam trong lĩnh vực chân tay giả).
Với những chuyển biến tích cực này, ngày 22/11 thứ trưởng ngoại giao Lê Mai và trợ
lý ngoại trưởng Mỹ R.Solomon tiến hành cuộc đàm phán chính thức đầu tiên về bình
thường hoá quan hệ Việt Nam - Mỹ.
Sang năm 1992 đã có 3 cuộc gặp gỡ cấp Bộ trưởng ngoại giao và 5 lần Mỹ cử đặc phái
viên tổng thống vào Việt Nam để xúc tiến vấn đề POW/MIA, do đó vấn đề này có những
cải thiện rõ rệt và phía Mỹ một lần nữa thực hiện dỡ bỏ một loạt các hạn chế trong quan
hệ Việt Nam: Cho phép lưu bưu chính viễn thông Mỹ - Việt Nam (13/4), cho phép xuất
sang Việt Nam những mặt hàng phục vụ nhu cầu cơ bản của con người và bỏ các hạn
chế đối với việc các tổ chức phi chính phủ Mỹ viện trợ nhân đạo cho Việt Nam (30/40);
đặc biệt là cho phép các công ty Mỹ được lập văn phòng đại diện và ký các hợp đồng
kinh tế ở Việt Nam nhưng chỉ được giao dịch kinh doanh sau khi bỏ cấm vận (14/120).
Năm 1993, ông B. Clinton lên nắm quyền, đã tán thành và cam kết tiếp tục "bản lộ trình"

của chính quyền ông G.Bush: ngày 2/7 tổng thống Clinton quyết định không ngăn cản
các tổ chức tài chính quốc t ế nối lại viên trợ cho Việt Nam. Quyết định có ý nghĩa hơn
nhiều đối với doanh nghiệp Mỹ là ngày 14/9/1993 tổng thống Clinton cho phép các công
ty Mỹ tham gia đấu thầu các dự án phát triển ở Việt Nam do các tổ chức tài chính quốc
tế tài trợ.
Song song với những nỗ lực cải thiện quan hệ của hai chính phủ, của các tổ chức hoạt
động ngoại thương giữa 2 nước trong những năm đầu thập kỷ 90 này đã có được những
bước đột phá ban đầu. Theo số liệu thống kê, nếu xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ thời
kỳ 1986 - 1989 hầu như không có gì, thì năm 1990 đã xuất khẩu được lượng hàng trị
giá khoảng 5.000 USD tăng lên 9.000USD năm 1991,11.000USD năm 1992 và lên tới
58.000USD năm 1993.

2/7


Quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Giai đoạn sau khi Mỹ lệnh cấm vận được huỷ bỏ
Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận
chống Việt Nam. Tiếp đó, Bộ Thương mại Mỹ chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm Bắc
Triều Tiên, CuBa và Việt Nam) lên nhóm Y ít hạn chế thương mại hơn (gồm Liên Xô
cũ, các nước thuộc khối Vacsava cũ, Anbani, Mông Cổ, Lào, Campuchia và Việt Nam).
Bộ Vận tải và Bộ Thương mại Mỹ bãi bỏ lệnh cấm tàu biển và máy bay Mỹ vận chuyển
hàng hoá sang Việt Nam, cho phép tàu mang cờ Việt Nam vào cảng Mỹ. Chính phủ Mỹ
cũng đồng thời tiến hành các công việc chuẩn bị về chính sách và luật pháp nhằm mục
đích phát triển hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại với Việt Nam.
Đây chính là những sự kiện quan trọng đầu tiên, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong củng
cố và phát triển quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước.
Trước năm 1990, quan hệ thương mại mang tính một chiều, chỉ có Mỹ xuất khẩu hàng
hoá sang Việt Nam, còn về phía Việt Nam thì hầu như chưa có hàng hoá xuất khẩu sang

Mỹ.
Việt Nam và Mỹ đang cùng hướng tới nhau trong mối quan hệ về nhu cầu rộng lớn bao
gồm cả đầu tư và thương mại hàng hoá cũng như dịch vụ đặc biệt là việc xuất nhập khẩu
các mặt hàng mang tính chất bổ sung lẫn nhau. Mỹ đang hướng tới Việt Nam như hướng
tới một khu vực đầu tư và thị trường đông dân đầy tiềm năng trong việc tiêu thụ các
mặt hàng công nghiệp, đặc biệt hàng công nghiệp điện tử- tin học- viễn thông mà hiện
nay đang còn ở dạng sơ khai và một thị trường hàng nông sản đầy triển vọng ở khu vực
Châu á. Còn Việt Nam hướng tới Mỹ như một thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nền công
nghệ kỹ thuật hiện đại và có tiềm lực dồi dào về tài chính.
Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ kim ngạch mậu dịch Việt- Mỹ năm 1994 đạt trên
222 triệu USD so với 62 triệu USD năm 1993 (tăng hơn 30 lần). Năm 1995 kim ngạch
hai chiều đã lên tới 452 triệu USD (gấp hơn 2 lần năm 1994) và năm 1996 tổng kim
ngạch đạt 924 triệu USD. Năm 1997 xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 650 triệu
USD và năm 1998 đạt 789 triệu USD (trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt
519,5 triệu USD và nhập khẩu đạt 269,5 triệu USD) đứng thứ 75 trong danh sách đối tác
thương mại của Mỹ trong năm 1998.
Thực tiễn trong năm qua cho thấy Việt Nam vẫn xuất siêu sang Mỹ và sự tăng trưởng
xuất khẩu này khá ổn định, xấp xỉ 15- 20%/năm. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chủ
yếu tập trung vào các mặt hàng mà chênh lệch giữa hai mức thuế MFN và non-MFN
bằng “0” hay không đáng kể. Những kết quả xuất khẩu trong những năm qua thể hiện
tiềm năng mở rộng và thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ nhất là khi Hiệp định
thương mại song phương đã được ký kết và hai nước cam kết dành cho nhau MFN.
Năm 1994 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hoá trị giá 50,4 triệu USD, trong
đó hàng nông nghiệp là 38 triệu (chiếm 76% giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ) và hàng

3/7


Quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá


phi nông nghiệp chỉ chiếm 12 triệu (tương ứng 24%). Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu
sang Mỹ đạt 200 triệu USD (gấp gần 4 lần năm 1994), trong đó hàng nông nghiệp chiếm
151 triệu USD (chiếm 76% giá trị hàng xuất khẩu sang Mỹ) và hàng phi nông nghiệp
đạt 47 triệu USD (24%). Năm 1996 xuất khẩu của ta sang Mỹ đạt 308 triệu USD, năm
1997 đạt 372 triệu USD.

Xét về cơ cấu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ trong thời kỳ 19941997 chủ yếu thuộc nhóm nông, lâm, thuỷ- hải sản. Trong đó, cà phê chiếm phần lớn
với kim ngạch 30 triệu USD năm 1994, 145 triệu năm 1995, 1996 và 108 triệu USD
năm 1997. Hàng công nghiệp nhẹ bắt đầu xâm nhập và tăng trưởng nhanh nhưng vẫn
chỉ mang tính giới thiệu sản phẩm. Năm 1995 kim ngạch hàng công nghiệp nhẹ đạt 20
triệu USD. Từ 1996 kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng giày dép, nguyên liệu khoáng
sản tăng nhanh. Năm 1997 kim ngạch giày dép đạt 97 triệu USD. Trong năm 19941995 nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là xuất
khẩu thiếc. Năm 1996 ta bắt đầu xuất dầu thô sang Mỹ và đạt trị giá 81 triệu USD, năm
1997 đạt 52 triệu USD, năm 1998 đạt 66 triệu USD, năm 1999 có xu hướng giảm mạnh.
Năm 1996 giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 308 triệu USD, trong đó hàng nông
nghiệp chỉ còn chiếm 46% và hàng phi nông nghiệp đã chiếm 54%.
Bảng số 7: Kim ngạch buôn bán hai chiều Việt - Mỹ
1994 – 1997

4/7


Quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá

5/7


Quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Do chưa được hưởng quy chế Tối huệ quốc (MFN) nên hàng hoá Việt Nam xuất khẩu

sang Mỹ phải chịu các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của Việt Nam sang Mỹ gồm thuỷ sản chiếm 15,6% kim ngạch xuất khẩu năm 1998, cà
phê chiếm 18,54%, dầu thô chiếm 17%, gạo chiếm 8,38% và giày dép các loại chiếm
20,4%. Các nhóm hàng này chiếm đến 80% kim ngạch xuất khẩu và là các mặt hàng có
hàm lượng chế biến thấp.
Nhìn chung năm 1999 thương mại giữa hai nước tăng trưởng ổn định trong hoàn cảnh
nền kinh tế toàn cầu đang diễn biến rất phức tạp. Xét về tổng kim ngạch thương mại
song phương, Việt Nam hiện đang xếp thứ 72/227 nước có quan hệ buôn bán với Mỹ
trên nhiều nước như Bulgaria, Ukraina, Slovenia mặc dù hàng Việt Nam hiện đang phải
chịu mức thuế suất nhập khẩu cao hơn so với các nước này (nếu tính về kim ngạch xuất
khẩu thì Việt Nam đứng cao hơn, tức là khoảng thứ 65/227 nước xuất khẩu vào Mỹ).
Tuy nhiên so với ngay các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan (xuất khẩu đạt
gần 14,3 tỷ USD), Philippines (12,4 tỷ USD) thì xuất khẩu của ta còn thua kém nhiều.
Có nhiều lý do giải thích cho sự việc này, nhưng lý do nổi bật nhất vẫn là thuế suất nhập
khẩu quá cao mà hàng xuất khẩu của ta cho đến nay vẫn phải chịu khi nhập khẩu vào
Mỹ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đạt được khung pháp lý điều chỉnh quan
hệ thương mại giữa hai nước. Xét riêng tháng 1/2000, xuất khẩu của Việt Nam sang
Mỹ đạt 67,3 triệu USD so với 44,9 triệu USD cùng kỳ năm ngoái, đạt mức tăng trưởng
49,9%. Đây là một trong những mức tăng cao nhất trên thế giới (trung bình xuất khẩu
của thế giới vào Mỹ tăng 22,26% trong tháng 1/2000; khu vực ASEAN tăng 8,01%).
Mặc dù mức tăng trưởng này đạt được dựa trên cơ sở kim ngạch chưa cao nhưng đây là
một tín hiệu tốt, thể hiện những phản ứng tích cực từ phía các doanh nghiệp đối với các
diễn tiến trong quan hệ thương mại hai nước.

6/7


Quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Xét theo mặt hàng, hàng xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đa dạng dần về chủng loại (85

nhóm mặt hàng). Chiếm tỷ trọng cao nhất hiện nay là hàng giày dép và các bộ phận của
giày dép. Năm 1999 nhóm hàng này đạt 145,7 triệu USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ
năm ngoái (114,9 triệu USD), chiếm tỷ trọng 24,2% tổng kim ngạch hàng xuất của ta
sang Mỹ. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ ba trong số các nước xuất
khẩu sang thị trường Mỹ. Quý I năm nay, giá trị hàng giày dép của ta xuất sang Mỹ đạt
38,3 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Một thực tế là các doanh nghiệp
xuất khẩu giày dép hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp FDI cho nên kim ngạch xuất
khẩu cao nhưng phần giá trị của Việt Nam lại thấp so với các nhóm hàng xuất khẩu
khác.
Nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là cà phê (19,6%), chè gia vị. Nhóm hàng này có
xu hướng phục hồi trong năm 1999, đạt 6% (49,4 triệu so với 46,6 triệu của năm 1998).
Tuy vậy tình hình xuất khẩu đầu năm nay lại có dấu hiệu giảm sút so với 1999.
Nhóm hàng hải sản (chủ yếu là tôm và một số loại cá) và nhiên liệu khoáng sản vẫn
chiếm tỷ trọng đáng kể (tương ứng 18% và 14% tổng giá trị hàng xuất khẩu của ta). Tuy
nhiên mức tăng trưởng của nhóm hàng này khá cao đạt mức 44,9 triệu đối với hàng hải
sản và 186,17 triệu đối với hàng nhiên liệu khoáng sản trong quý I/2000. Mỹ chưa phải
là thị trường truyền thống của ta đối với mặt hàng này nhưng các yêu cầu chất lượng và
kiểm dịch của Mỹ lại không chặt chẽ và khó khăn như của thị trường EU. Khả năng tăng
trưởng xuất khẩu mạnh ở các mặt hàng này là không có trong tương lai gần vì phụ thuộc
vào tiến trình đầu tư trang thiết bị cũng như mở rộng sản xuất nuôi trồng trong nước.
Các mặt hàng muối, lưu huỳnh, đồ nội thất, dụng cụ gia đình mặc dù kim ngạch chưa
cao nhưng thể hiện khả năng thâm nhập thị trường Mỹ. Do vậy ta cần chú ý định hướng
cho doanh nghiệp củng cố thị phần để tận dụng khả năng xuất khẩu lớn khi được hưởng
mức thuế MFN của Mỹ.

7/7




×