Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Phát triển hoạt động xuất khẩu gốm sứ tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.99 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu .......................................................................................................

2

Chương I. Tổng quan về xuất khẩu gốm sứ Việt Nam ..............................

4

1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng gốm sứ Việt Nam .....................

4

2. Triển vọng xuất khẩu hàng gốm sứ Việt Nam ......................................

4

3. Thuận lợi và khó khăn ............................................................................

6

3.1.

Thuận lợi ............................................................................................

6

3.2.

Khó khăn ............................................................................................


7

4. Giải pháp và định hướng phát triển .......................................................

8

Chương II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu gốm sứ tại công ty TNHH xuất
nhập khẩu Lửa Việt ................................................................... 10
1. Khái quát về công ty TNHH xuất nhập khẩu ........................................ 10
2. Thực trạng hoạt động xuất của công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt 11
2.1.

Tình hình hoạt động trong những năm gần đây ............................... 12

2.2.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu ............................................................. 15

2.3.

Khả năng cạnh tranh ......................................................................... 21

3. Đánh giá chung ...................................................................................... 22
3.1.

Những kết quả đạt được .................................................................... 22

3.2.

Những hạn chế và nguyên nhân ....................................................... 23


Chương III. Phương hướng và giải pháp phát triển hoạt động xuất khấu
gốm sứ tại công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt ................................

25

1. Phương hướng phát triển công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt..... 25
2. Các giải pháp công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt........................ 26
3. Kiến nghị đối với nhà nước và công ty công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa
Việt........................................................................................................... 30
Kết luận ............................................................................................................ 31
Các danh mục tài liệu tham khảo ................................................................. 32
1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hố nền kinh tế hiện nay, thương mại
quốc tế đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia trong đó có Việt Nam. Từ lâu, xuất khẩu đã trở thành hoạt động kinh doanh
thế mạnh của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Đây
là lĩnh vực kinh doanh đã thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, góp một
phần khơng nhỏ trong cơng cuộc Cơng nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước.
Với tư duy đổi mới “Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và
dân tộc trên thế giới” đã tạo điều kiện cho sự mở rộng thị trường xuất nhập khẩu
và tìm kiếm các đối tác thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam.
Xuất khẩu đóng vai trị quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, là
phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu
nhập ngoại tệ cho tài chính, học tập kinh nghiệm quản lý, công nghệ, tạo điều
kiện phát triển cơ sở hạ tầng và phát huy nội lực là mục tiêu quan trọng nhất của
chính sách thương mại. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy

các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích tư nhân mở rộng xuất
khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng doanh thu cho đất nước.
Đẩy mạnh sản xuất và sản xuất hàng gốm sứ sẽ mang lại lợi ích to lớn
khơng chỉ về kinh tế mà cịn về văn hóa, xã hội. Sản phẩm gốm sứ đem lại lợi
nhuận sau khi xuất khẩu rất cao so với nhiều nhóm hàng khác. Bên cạnh đó, phát
triển xuất khẩu sản phẩm gốm sứ sẽ tạo việc làm cho rất nhiều lao động góp phần
ổn định kinh tế và làm giảm tệ nạn xã hội. Đồng thời, mở rộng xuất khẩu các sản
phẩm gốm sứ còn ý nghĩa giới thiệu với bạn bè thế giới biết thêm về nền văn hóa
Việt Nam.
Việc phát triển xuất khẩu mặt hàng gốm sứ, cũng như các mặt hàng khác
trong nền kinh tế thị trường, sẽ không tránh khỏi những thăng trầm nhưng ta có
thể thấy tiềm lực xuất khẩu mặt hàng này là rất lớn, nhất là đây lại là mặt hàng
mang tính truyền thống của Việt Nam nên việc ta thu được kết quả tốt từ việc
xuất nhập khẩu mặt hàng gốm sứ chỉ còn là vấ đền khai thác tiềm lực ấy như thế
nào?
2


Công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt kể từ ngày thành lập đến nay,
công ty đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, có lúc tưởng chừng như khơng
vực dậy được song với sự nỗ lực cố gắng không mệt mỏi của Ban lãnh đạo và
toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã từng bước ổn định và phát triển, đạt
được những thành tựu nhất định. Nhưng khơng dừng lại ở những gì đạt được,
cơng ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt tiếp tục tìm tịi nghiên cứu cho mình
một hướng đi thích hợp để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của công
ty.
Trong bối cảnh như vậy, em chọn đề tài “Phát triển hoạt động xuất khẩu
gốm sứ tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt” với hy vọng đóng góp một
số ý kiến giúp đẩy mạnh hơn việc xuất khẩu mặt hàng gốm sứ truyền thống của
Việt Nam ra nước ngoài.

Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của báo cáo thực tập gồm 3 chương như
sau:
Chương I. Tổng quan về xuất khẩu gốm sứ Việt Nam.
Chương II. Thực trạng hoạng động xuất khẩu gốm sứ tại Công ty TNHH xuất
nhập khẩu Lửa Việt.
Chương III. Phương hướng và giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu gốm
sứ tại công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt và Việt Nam.
Bằng những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập cũng như quá
trình thực tập, cùng với nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cô chú, anh chị
trong công ty và đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ tận tình cơ giáo hướng dẫn Th.S
Phạm Thu Hương, em đã cố gằng hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp một
cách tốt nhất theo đúng yêu cầu đặt ra.
Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo để bài
viết của được được hoàn thiện hơn.

3


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU GỐM SỨ
VIỆT NAM.
1. Thực trạng hàng gốm sứ Việt Nam.
Sản phẩm gốm sứ vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền
với các làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công
độc đáo. Ngày nay, đất nước đang trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa,
máy móc dần thay thế sức lao động của con người, các sản phẩm gốm sứ không
mất đi mà tồn tại, phát triển song song với công nghệ và sản phẩm hiện đại. Cùng
với sự phát triển đi lên của nền kinh tế, một số tiến bộ mới đã được áp dụng thay
thế lao động thủ công như: công nghệ nhào trộn đất, dập, phay kim loại,… bằng
máy như: lò nung đốt bằng gas. Hơn nữa, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, phương
tiện vận tải, thông tin và kỹ thuật hiện đại nên sức lao động giảm, số lượng sản

phẩm làm ra nhiều hơn, chất lượng tăng. Do vậy, mặt hàng gốm sứ truyền thống
nằm trong số 15 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của cả nước với
kim ngạch xuất khẩu được 235 triệu USD năm 2002 và 331 triệu USD năm 2003
( tăng 40,8% ) đứng sau một số hàng chủ lực của nền kinh tế như: Cao su, cà phê,
gạo, lạc nhân, hạt điều, chè, rau quả, thủy sản, dầu thô, than đá, hàng dệt may,
giày dép ( theo số liệu của Bộ Thương Mại)
Thị trường xuất khẩu ngành hàng này ngày càng được mở rộng hơn bao
gồm: Nhật Bản, Singapore, Anh…Nhà nước ta vẫn tiếp tục khuyến khích sản
xuất các mặt hàng gốm sứ truyền thống trong tương lai. Bởi lẽ, nhu cầu về mặt
hàng này vẫn gia tăng trên thị trường thế giới và việc sản xuất mặt hàng này giúp
Việt Nam phát huy được lợi thế so sánh của mình về nguồn ngun liệu sẵn có và
nguồn lao động thủ cơng có tay nghề mà giá nhân cơng lại rẻ.
2. Triển vọng xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam.
Việt Nam hiện nay đã có hàng gốm sứ xuất khẩu ra các nước, chứng tỏ thị
trường đã chấp nhận hàng gốm sứ của nước ta. Nhung trong thời gian qua việc
phát triển xuất khẩu của các mặt hàng này chưa thực sự tương ứng với triển vọng
của nó.
4


Theo nhận định của nhà sử học Dương Trung Quốc, nét đặc sắc của gốm
sứ Bát Tràng có thể tìm thấy trong chất đất Dâu Canh là đò đàn hay chất cao lanh
của Đông Triều làm đồ sành trắng, trong chất men rạn ngọc có từ cuối thời Trần,
men gio đầu Lê, hay men lam, men rạn … đã tạo nên những sản vật đặc sắc giúp
ta nhận mặt được gốm sứ Bát Tràng. Chính nhờ những nét truyền thống trong
mỗi sản phẩm của mình, các làng gốm đang khẳng định được những chỗ đứng
vững chắc trong lòng người tiêu dùng, đặc biệt là các bạn hàng nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam cũng có những nhận
định tốt về kiểu dáng và chất lượng. Theo giám đốc thương mại quốc tế Clive
Drinkwater, Phòng thương mại Bắc Stafforshire thì chất lượng, kiểu dáng, văn

hoa, men, kỹ thuật nung … của các sản phẩm gốm sứ sử dụng trang trí trong nhà
và các vật dụng bằng sứ cao cấp của Việt Nam được nhiều người Châu Âu ưa
dùng và chọn mua, đặc biệt là sản phẩm từ các vùng Bát Tràng, Bình Dương,
Đồng Nai. Các sản phẩm này của Việt Nam vượt xa về mặt chất lượng và đẳng
cấp so với các sản phẩm của các quốc gia khác trong khu vực, thậm chí qua mặt
cả hàng hóa của Trung Quốc. Đây là một nhận định cho thấy kiểu dáng và chất
lượng của các sản phẩm sản xuất ở Việt Nam có thể so sánh với các sản phẩm
trên thị trường thế giới, đồng thời nó cũng cho thấy khả năng phát triển vốn có
của gốm sứ Việt Nam.
Một ưu điểm nữa là một sản phẩm được sản xuất với công nghệ hiện đại
không thua kém so với công nghệ sản xuất gốm sứ trong khu vực. Hiện nay, các
lò gốm đã dần chuyển sang sử dụng ga để nung, mang lại hiệu quả cao cho sản
phẩm gốm.
Các doanh nghiệp Việt Nam có thế chắc chắn nhận được sự hỗ trợ và hậu
thuẫn của Asean Cica Excom (hiệp hội gốm sứ bao gồm 6 nước Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Philippin và Việt Nam), nhất là trong khâu tìm kiếm thị
trường và quảng bá sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt sau thời kỳ đổi mới khi mọi đơn vị sản
xuất kinh doanh được phát huy quyền tự chủ, các mặt hàng gốm sứ truyền thống
không những khơng mất đi mà cịn đứng vững và cịn có thể mở rộng quy mơ sản
xuất. Mang đậm nét truyền thống, văn hóa dân tộc, các sản phẩm gốm sứ đã đáp
5


ứng được nhu cầu về thưởng thức những tinh hoa văn hóa của dân tộc, các khu
vực địa lý. Sự giao lưu kinh tế và văn hóa du lịch giữa các nước ngày càng phát
triển là những cơ hội rất tốt để giới thiệu, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các sản
phẩm gốm sứ. Khi đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm cần phải nhìn nhận
một cách thỏa đáng. Tiềm năng phát triển cần dựa trên tiềm năng tiêu thụ của sản
phẩm. Sản phẩm gốm sứ không những tiêu thụ tốt trong nước mà cịn ra nước

ngồi.
Đối với thị trường trong nước, khi cuộc sống của người dân được nâng cao,
sức mua được cải thiện, điều mà con người hướng tới là sự quay lại với thiên
nhiên, gắn bó với truyền thống. Đó là một quy luật phổ biến không chỉ đối với
tầng lớp trung lưu mà với mọi tầng lớp dân cư. Vì vậy sản phẩm gốm sứ khơng
chỉ phục vụ cho mục đích nghệ thuật, trang trí nội thất mà nó cịn hữu dụng cho
cuộc sống của người Việt Nam.
Đối với thị trường nước ngoài, hiện nay người phương Tây dần dần bị nét
đẹp kín đáo, duyên dáng, thanh lịch của phương Đông quyến rũ. Những vật dụng
mang tính hiện đại đơi khi làm cho cuộc sống con người trở nên nặng nề, căng
thẳng thì người nước ngồi lựa chọn các sản phẩm thủ cơng để tô điểm cho cuộc
sống của họ dường như làm cho cuộc sống thêm ngọt ngào, lãng mạn hơn.
Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với rất nhiều nước trên thế
giới. Cùng với việc thâm nhập và khai thác các thị trường thương mại mới như:
EU, Mỹ, Canada, Hàn Quốc … chúng ta cũng đang khôi phục lại những thị
trường truyền thống như: Nga, các nước SNG và Đông Âu. Việc gia nhập
ASEAN, tham gia vào vào diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và việc kí
kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã mở ra cho các doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh gốm sứ những thị trường tiềm năng.
3. Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu gồm sứ
truyền thống ở Việt Nam hiện nay
3.1.Thuận lợi
Đầu tiên phải kể đến những nghệ nhân, thợ lành nghề có bàn tay tài hoa tạo
ra tất cả các mặt hàng gốm sứ. Con người là yếu tố quyết định trong việc tạo ra
6


những sản phẩm gốm sứ tuyệt mỹ, độc đáo. Trải qua nhiều thế hệ, bí quyết nghề
ln được các nghệ nhân tiền bối giữ gìn và chỉ truyền cho những nhân tài trong
dịng họ. Vì vậy, hàng trăm năm đã đi qua nhưng các sản phẩm gốm sứ truyền

thống vẫn tồn tại, phát triển và ngày càng tuyệt mỹ, độc đáo hơn.
Thị trường giành cho mặt hàng gốm sứ ngày càng mở rộng do xu hướng
tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Các hàng rào thuế quan, phi thuế quan
dần được dỡ bỏ. Các hiệp định, hiệp ước giữa các quốc gia, khu vực tạo điều kiện
cho sản phẩm gốm sứ xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng
được nâng cấp, mạng Internet, dịch vụ viễn thông phát triển giúp cho việc tìm
hiểu nhu cầu, thị hiếu và đối tác nước ngồi trở nên thuận tiện hơn. Điều đó hứa
hẹn một tương lai tương sáng về phát triển sản xuất mặt hàng gốm sứ truyền
thống của nước ta.
Chính sách của Chính phủ trong việc khuyến khích xuất khẩu mặt hàng
gốm sứ truyền thống và những ưu đãi đối với các làng nghề thủ công truyền
thống như Bát Tràng, Đông Triều…Và các chủ trương cho vay vốn sản xuất,
phong tặng danh hiệu nghệ nhân, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các mặt
hàng gốm sứ truyền thống.
3.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đảm bảo cho sự phát triển thì sản xuất
mặt hàng này cũng gặp khơng ít khó khăn.
Tình trạng thiếu chủ động về nguyên liệu xảy ra đối với hầu hết các doanh
nghiệp.
Khả năng tiếp cận thị trường yếu, khâu tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra
từ các làng nghề cho các khách hàng lớn thường phải thông qua các doanh nghiệp
trung gian (doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ) nên hạn chế trong việc nắm bắt
thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra, việc giới thiệu các sản phẩm ở các hội chợ

7


quốc tế rất tốn kém, chi phí giành cho quảng cáo, tiếp thị nhỏ và việc xây dựng
thương hiệu cho mặt hàng gốm sứ là những vấn đề đặt ra cấp bách.
Vốn là một yếu tố cần thiết nhưng khả năng cung ứng về vốn còn yếu. Các

cơ sở sản xuất chủ yếu có quy mơ nhỏ chưa thuyết phục được ngân hàng cho vay
vốn. Các ngân hàng cũng chưa tìm ra cơ chế thích hợp để cho các đơn vị sản xuất
vay vốn nhiều hơn và tăng thời hạn vay dài hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng gốm sứ truyền thống.
Số thợ giỏi có trình độ tay nghề ngày càng một ít đi. Lí do chính là bí quyết
nghề chỉ truyền cho một hoặc một số ít người có tài năng trong gia đình, khơng
phổ biến rộng nhằm tránh tình trạng rị rỉ bí quyết, vơ tình tạo ra các đối thủ cạnh
tranh. Ngồi những khó khăn nêu trên cịn nhiều khó khăn khác như chất lượng
sản phẩm chưa đồng đều, hệ thống thị trường chưa ổn định, tình trạng ô nhiễm
môi trường…
Do vậy, chúng ta cần tận dụng những thuận lợi có được, đồng thời khắc
phục các khó khăn còn tồn tại để mặt hàng gốm sứ tiếp tục phát triển và tỏa sáng
hơn nữa.
4. Giải pháp và định hướng.
Việc phát triển sản xuất hàng gốm sứ dựa rất nhiều vào nguyên liệu để làm
ra sản phẩm, vì thế muốn phát triển xuất khẩu mặt hàng này trước tiên phải giải
quyết vấn đề thiếu nguyên liệu hiện nay. Đối với nguyên liệu thô, nên tập trung
khau thác các mỏ hiện có trong nước, nhằm giảm tối đa chi phí nhập khẩu nguyên
liệu thô, lý do làm giá sản phẩm gốm sứ của chúng ta chưa có tính cạnh tranh.
Đối với các loại men màu, để sản phẩm tạo được chỗ đứng vững chắc ở thị
trường trong nước cũng như nước ngoài, các nghệ nhân cần nỗ lực nghiên cứu
những sản phẩm men mới, đặc biệt như men Thúy Hồng (một loại men trước đây
chỉ có ở Trung Quốc) đã được sản xuất thành công và đưa ra thị trường những
sản phẩm, kiểu dáng đa dạng, chất lượng cao.
Về phía các cơ quan chức năng: tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh
nghiệp xuất khẩu những mặt hàng của mình như vay vốn với lãi xuất ưu đãi,
8


khuyến khích hỗ trợ bằng thuế, tạo điều kiện cho đăng ký thương hiệu, tạo điều

kiện cho các doanh nghiệp được cấp chứng nhận sản xuất hàng hóa, đồng thời tổ
chức các hội chợ, cuộc thi tay nghề nhằm giới thiệu sản phẩm và nâng cao tay
nghề.
Về phía các doanh nghiệp: các nhà sản xuất cần tăng cường tiếp thị, đặc
biệt là tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm tiêu thụ ở từng thị trường cụ thể, từ đó đưa
ra những chính sách phát triển cho từng thị trường đó.
Ngồi chất lượng, các yếu tố kỹ thuật như độ tráng, thấu quang, sáng, bóng
… các nhà sản xuất cần đặc biệt lưu ý việc tạo ra những sản phẩm phù hợp với
những nét đặc trưng về văn hóa, yêu cầu về thời trang của người tiêu dùng bản
địa. Do đó muốn thành cơng, các nhà sản xuất cịn phải nghiên cứu sâu về công
nghệ chế biến sứ cùng đặc điểm của các dòng sản phẩm sứ hiện nay trên thế giới
để sản phẩm ln đồng bộ và có chất lượng.
Theo các chuyên gia thương mại, ngoài việc đầu tư cho nghiên cứu, hiện
đại hóa trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà sản xuất gốm sứ
cần tằng cường tìm hiểu, khảo sát thị trường nước ngồi bằng cách tham dự các
hội chợ triển lãm quốc tế howcj thông qua cơ quan xúc tiến xuất khẩu.
Bên cạnh những vấn đề đầu tư cơng nghệ, đầu tư lị nung cũng là những
yếu tố hết sức quan trọng để có được những sản phẩm được thị trường chấp nhận.
Ngồi ra, việc cộng tác liên kết giữa các nhà sản xuất để có thể đáp ứng được
những yêu cầu lớn của bạn hàng cũng là một yếu tố cần thiết.
Việt Nam đang đặt ra mục tiêu thực hiện việc xuất khẩu 500 triệu USD
hàng gốm sứ vào năm 2011. Mục tiêu này khó có thể đạt được trong thời gian
hiện nay khi chúng ta chưa khắc phục được những yếu điểm của mình, trong khi
đó các nước xuất khẩu lớn trong khu vực chưa khai thác hết công suất. Thêm vào
đó các nước này có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn Việt Nam như quan hệ bạn hàng
rộng, kinh nghiệm nhiều, sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp hơn, chi phí
thấp hơn (chi phí vận tải của Việt Nam cao hơn hẳn các nước tới 1,5 lần). Nhưng
mục tiêu này cho thấy quyết tâm xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam từ đó làm
động lực, mục tiêu cho việc xuất khảu mặt hàng này phát triển.
9



CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GỐM
SỨ TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU LỬA VIỆT.
1. Khái quát về công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, hội nhập đã trở thành một
vấn đề tất yếu. Hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt là ngoại thương đang ngày
cảng thể hiện tầm quan trọng của mình là một lĩnh vực không thể thiếu ở bất kỳ
quốc gia nào, là cầu nối giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Tuy
nhiên xuất nhập khẩu không phải là vấn đề có thể thực hiện tốt trong thời gian
ngắn mà đay là cả một q trình mới có thể thực hiện được. Các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu đã và đang làm tốt nghiệp vụ tăng xuất khẩu, thu hút nguồn thu
ngoại tệ của mình. Và Cơng ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt ra đời cũng nhằm
nâng cao kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
Tên gọi chính: Cơng ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt.
Trụ sở chính: số 9 ngõ 554 Nguyễn Văn Cừ, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 043.8744726
Fax: 043.8744726 - 727
Email:
Số giấy phép đăng ký kinh doanh: 0102023827
Giám đốc/ chủ doanh nghiệp: Lương Ngọc Quang
Ngày đăng ký kinh doanh: 03/01/2006
Năm 2006, cơng ty cịn gặp phải một số khó khăn vì bước đầu mới thành
lập cịn bỡ ngỡ khi gia nhập vào thị trường có khá nhiều doanh nghiệp đang hoạt
động. Ngồi ra, quy mơ của công ty là một doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn huy
động có hạn, chưa có thương hiệu và chưa có nhiều đối tác.
Từ năm 2008 đến nay là thời kỳ khởi sắc của Công ty. Hoạt động sản xuất
kinh doanh đã đi vào quỹ đạo và đem lại lợi nhuận cho công ty. Các mặt hàng
xuất khẩu truyền thống của công ty ngày càng tăng về kim ngạch xuất khẩu, dẫn
đầu là mặt hàng Terraa d’Aqua(gốm đất đỏ) và Classia (gốm tráng men) luôn đạt

10


trên 500.000 USD/ năm trong ba năm gần đây. Những mặt hàng như hàng Zinc (chậu
kim loại), hàng đá mài nhẹ Light Terrazzo … dần chiếm lĩnh được thị trường.
Những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản … đặc biệt là thị trường như Tây
Ban Nha, Pháp, Bỉ đã nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa của Cơng ty trong ba
năm gần đay và kim ngạch xuất khẩu ln đạt trên 1 triệu USD mà ít có khiếu nại
hoặc từ chối thanh tốn.
 Chức năng.
Cơng ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt đã hoạt động được gần 5 năm. Về
quy mơ thì cơng ty thuộc loại quy mơ nhỏ, ra đời với chức năng thiết kế, sản xuất lắp
ráp và kinh doanh đồ gốm, thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất.
 Nhiệm vụ.
Kinh doanh theo đúng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động đã đăng kí.
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tình
hình thị trường, khả năng phát triển của công ty cho từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ
thể, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đã đề ra.
Chấp hành đầy đủ các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, tuân thủ
pháp luật, thực hiện các đơn vị đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động
tham gia quản lý theo đúng Bộ Luật Lao Động.
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu gốm sứ tại Cơng ty TNHH xuất nhập
khẩu Lửa Việt.
2.1.

Tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty trong những
năm gần đây.

11



Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2007 đến năm 2010
(Đơn vị: Triệu đồng)

2007

2008

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh

25.618

27.813

37.877 37.073

Doanh thu thuần

25.618

27.813

37.877 37.073

Giá vốn hàng bán

14.532

16.053


21.680 17.272

Lợi nhuận gộp

9.678

11.728

11.119

9.088

Doanh thu hoạt động tài chính

226

335

5.967

6.311

Chi phí tài chính

350

400

2.937


2.00

Trong đó chi phí lãi vay

264

-

-

-

-

-

-

1.629

2.270

2.267

2.748

2.768

8.763


9.396

11.401 12.957

Thu nhập khác

271

271

25

37

Chi phí khác

180

252

-

277

Lợi nhuận khác

20

19


25

1.718

Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuếá

9.013

9.415

11.426 12.718

Chi phí thuế TNDN

1.215

1.318

1.113

Lợi nhuận sau thuế TNDN

9.723

8.097

10.313 11.700

NĂM


Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh

2009

2010

1.018

(Báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 2007 – 2010, Phịng tài chính)

Do năm đầu bước vào hoạt động nên nhìn chung thu nhập năm 2007 ở mức
không cao. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu ổn định trong 3 năm
gần đây, năm 2008 là 27 tỷ 813 triệu đồng sau đó tăng đột biến lên 37 tỷ 877
12


triệu đồng năm 2009 và giảm nhẹ còn 37 tỷ 073 triệu đồng trong năm 2009. Con
số thay đổi rõ rệt giữa năm 2008 và 2009 chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh
của công ty ngày càng mở rộng, mặt hàng kinh doanh phong phú hơn, số lượng
hàng hóa nhiều hơn. Lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng, năm sau cao
hơn năm trước nhưng tổng doanh thu năm 2010 lại nhỏ hơn năm 2009. Kết quả
như vậy là do năm 2010 doanh nghiệp phải chi phí lớn hơn cho chi phí bán hàng
và chi phí quản lý trong khi năm 2008 và 2009 công ty chưa thực sự đẩy mạnh
hoạt động giới thiệu sản phẩm và quy mơ cơng ty chưa được mở rộng. Chi phí
bán hàng 1 tỷ 629 triệu đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp 2 tỷ 768 triệu đồng
một con số quả là khơng nhỏ đối với một doanh nghiệp có doanh thu là 37 tỷ 073
triệu đồng.

Năm 2009 là năm đặc biệt với doanh nghiệp Việt Nam, việc Việt Nam gia
nhập WTO đã mang đến cho doanh nghiệp cả nước nói chung và các cơng ty xuất
khẩu nói riêng trong đó có cả Cơng ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt nhiều cơ
hội mới đẩy mạnh xuất khẩu và tạo thêm quan hệ với nhiều đối tác mới. Thị
trường chủ đạo của công ty là Tây Ban Nha, tuy tăng trưởng kinh tế nhưng nhu
cầu về các mặt hàng gốm thủ công mỹ nghệ của người dân sụt giảm, dẫn tới sụt
giảm các đơn hàng từ các doanh nghiệp Tây Ban Nha khiến kim ngạch xuất khẩu
của công ty tại thị trường này bị giảm theo. Tuy nhiên, công ty lại đạt được nhiều
đơn hàng từ các nước Châu Âu khác như Pháp, Ý, Bỉ, Áo … Do đó, giá vốn bán
hàng của công ty tăng lên 21 tỷ 860 triệu đồng trong năm 2009 là tất yếu do công
ty đã mở rộng mặt hàng và tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu.
Đến năm 2010, công ty đã cải tiến kỹ thuật nhằm sản xuất hàng hóa với số
lượng lớn hơn nhưng chi phí thấp hơn. Đặc biệt là hoạt động tài chính trong năm
này cũng đã mang lại 6 tỷ 331 triệu đồng co công ty, chứng tỏ lĩnh vực tài chính
doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2010 chũng đánh dấu một
năm kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và khối EU
cũng khơng thốt khỏi vịng suy thối nghiêm trọng đó, các tập đồn lớn ráo riết
lên kế hoạch đóng cửa nhà máy, sa thải nhân viên, còn các doanh nghiệp vừa và
nhỏ thì thu hẹp sản xuất kinh doanh, đề phịng trường hợp thua lỗ. Việt Nam cũng
khơng nằm ngồi xu thế đó, bằng chứng là việc giá cả leo thang, lạm phát gia
tăng khiến khơng ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ, các doanh nghiệp
13


xuất nhập khẩu thiếu đơn hàng trầm trọng, đối với công ty TNHH Lửa Việt một
mặt chịu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế trong nước, mặt khác phải đối mặt với
nguy cơ thiếu đơn hàng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác. Nhưng nhờ
uy tín và quan hệ tốt với các bạn hàng nên doanh thu xuất khẩu vẫn tăng tỷ trọng
và lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 11 tỷ 700 triệu đồng, tuy chỉ tăng 0.13% so
với năm 2009. Đây là kết quả của công ty trong tình hình kinh tế hiện nay, qua đó

thấy được cơng ty đã có những chiến lược và tầm nhìn cụ thể cho hoạt động kinh
doanh năm 2011.
Cũng từ bảng trên ta thấy lĩnh vực kinh doanh chính mang lại lợi nhuận
cho công ty là lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Cịn về hoạt động tài chính và hoạt
động thu lợi nhuận khác tuy có mang lại hiệu quả nhưng khơng ổn định. Như vậy
doanh nghiệp cần có kế hoạch phân phối nguồn đầu tư hợp lý hơn nữa để nguồn
vốn đầu tư của doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trên đây là phân tích sơ bộ tình hình kinh doanh của cơng ty trong 4 năm
gần đây. Nhìn vào bảng biểu ta cũng thấy một thực tế là tổng doanh thu từ hoạt
động xuất khẩu của công ty vẫn tương đối ổn định. Điều đó chứng tỏ rằng, để phù
hợp với những biến động của thị trường, chiến lược kinh doanh của cơng ty cũng
đã thay đổi. Đó cũng chính là lý do mà cơng ty đưa ra bản chi phí bán hàng và
giảm thiểu tối đa chi phí tài chính trong năm 2010 với mục tiêu tập trung nguồn
lực để thâm nhập thị trường nước ngoài, duy trì quan hệ với các đối tác cũ và tìm
kiếm các đối tác mới. Đó là chiến lược kinh doanh đúng đắn của cơng ty trong
tình hình hiện nay khi mà xu hướng tồn cầu hóa đang và sẽ tác động đến mọi
ngành nghề, mọi thành phần kinh tế. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
được trên thị trường quốc tế - một thị trường đầy cơ hội nhưng cũng đầy thách
thức phải luôn biết tự vận động thay đổi bản thân không ngừng.

14


2.2.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu.

Bảng 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty từ năm 2007 dến năm 2010
(Đơn vi: USD)


STT

Thị trường

1

2007
Tỷ lệ %

2009
Tỷ lệ %

Hồng Kông

-

-

79,726.00

3.58

190,339.00 8.52

2

Nhật

-


-

13,900.00

0.62

100,432.00 4.50

3

Ý

-

-

25,845.00

1.16

209,881.00 9.40

4

Bỉ

40,562.00

3.43


49,735.00

3.04

9,942.00

0.45

11,154.00 0.50

5

Pháp

223,685.00

18.93

234,496.00

14.33

374,672.00

16.82

550,106.00 24.63

6


Đức

10,234.00

0.87

18,032.00

1.10

33,588.00

1.51

40,693.00 1.82

7

Tây Ban Nha

897,598.00

75.99

1,318,250.00

80.57

1,439,567.00


64.61

783,332.00 35.07

8

Canada

4,235.00

0.36

6,726.00

52,948.00

2.38

70,099.00 33.14

9

Các nước khác

4,899.00

0.42

8,849.00


0.54

197,877.00

8.88

277,701.00 12.43

1,181,213.00

100

1,636,088.00

100

2,228,065.00

100

0.41

Giá trị

2010

Giá trị

Tổng cộng


Giá trị

2008

Tỷ lệ %

Giá trị

Tỷ lệ %

2,233,737.00 100

(Báo cáo thị trường xuất khẩu từ năm 2007 – 2010, Phòng kinh doanh )

15


Bảng 3: So sánh cơ cấu thị trường xuất khẩu từ năm 2007 đến năm 2010
(Đơn vị: USD)

STT Thị trường

2008/2007
Giá trị

Tỷ lệ%

2009/2008
Giá trị


Tỷ lệ%

2010/2009
Giá trị

Tỷ lệ%

1

Hồng kông

110,613.00

58,11

2

Nhật

86,532.00

86,16

3

Ý

184,036.00

87,69


4

Bỉ

9,173.00

18.44

- 39793.00

- 400,25

1,212.00

10,87

5

Pháp

10,811.00

4,71

140176.00

37,41

175,434.00


31,89

6

Đức

7,798.00

43,25

15556.00

46,31

175,434.00

17,46

7

Tây Ban Nha

420,652.00

31,92

121317.00

8,43


- 656,235.00

- 83,77

8

Canada

2,491.00

37,04

46222.00

87,30

17,151.00

24,47

9

Các nước khác

3,950.00

44,64

189028.00


95,53

79,824.00

28,74

Tổng số

454,875.00

27.80

591,977.00

26,57

56,72.00

0,25

(Báo cáo thị trường xuất khẩu năm 2007 – 2010, Phòng kinh doanh)

16


Nhìn vào bảng ta thấy, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty là thị
trường Tây Ban Nha, trong 4 năm gần đây mặc du có xu hướng giảm nhưng khu
vực thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 3,541,149 USD trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đứng thứ hai là thị trường Pháp, kim ngạch

xuất khẩu thị trường này tăng đột biến trong giai đoạn từ năm 2008 – 2010
chiếm 1,159,274 USD và chiếm 24,63% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty
trong năm 2010. Ngoài ra cũng phải kể đến thị trường đầy triển vọng – thị
trường Ý. Từ khi thâm nhập năm 2008, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này
của công ty có sự tăng trưởng vượt bậc với giá trị đạt 209,881 USD trong năm
2009, tăng 72,08% về giá trị xuất khẩu so với năm 2009. Cơng ty có quan hệ
làm ăn rộng rãi với nhiều nước trên khu vực thị trường Châu Âu nên kim ngạch
xuất khẩu vào thị trường này hàng năm vẫn chiếm tỷ trọng cao và lớn nhất.
Năm 2007, các thị trường xuất khẩu của công ty chưa nhiều, thị trường
chủ lực là Tây Ban Nha chiếm 75,99% tỷ trọng.
Năm 2008, thị trường chủ đạo vẫn là Tây Ban Nha chiếm đến 80,57% tỷ
trọng xuất khẩu, đạt giá trị 1,318,250 USD. Đứng thứ 2 là thị trường Pháp với
con số 234,946 USD. Ngoài ra, thị trường Châu âu có thêm sự góp mặt của Bỉ
và Đức nhưng nhìn chung tỷ trọng chưa cao.
Sang năm 2009, cơng ty đã thâm nhập thêm các thị trường tiềm năng khác
ở Châu Âu như Croatia, Ý, Hà Lan … Tuy nhiên, Tây Ban Nha vẫn là thị trường
chủ đạo với kim ngạch xuất khẩu tăng 9,2% (tăng 121,317 USD) và chiếm tỷ
trọng là 64,61% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Cơng ty. Bên cạnh đó,
Cơng ty cũng đã mở rộng sang các thị trường khác ở Châu Á đầy triển vọng là
Nhật Bản và Hồng Kơng. Nhìn chung tỷ trọng xuất khẩu đều tăng trưởng mạnh
chỉ có kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Bỉ là giảm 80,01% về số tương đối,
tương ứng với 39,793 USD so với năm 2008.
Năm 2010 đánh dấu sự xâm nhập mạnh mẽ của Công ty vào thị trường
Châu Âu nâng tổng số các quốc gia ở khu vực này lên 13 nước, trong đó Cộng
hịa Séc vẫn là một thị trường mới nên đây cũng là thị trường có tỷ trọng kim
ngạch xuất khẩu thấp nhất của Công ty trong năm (4,454 USD). Năm 2010 cũng
là năm có sự sụt giảm đáng kể của các thị trường Úc, Hà Lan cả về kim ngạch
17



và tỷ trọng. Ngược lại, đây lại là năm đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ về
kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Ý. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường nay
tăng 184,036 USD tương đương với 72,08% so với năm trước. Năm 2010, cơ
cấu thị trường xuất khẩu của Cơng ty có sự biến động khá lớn. Tây Ban Nha
mặc dù có giảm tỷ trọng đáng kế 656,235 USD nhưng vẫn là thị trường số một
có kim ngạch xuất khẩu cao nhất 35,07% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Cơng ty. Nhìn chung thị trường Châu Á lại có mức tăng trưởng ổn định và rõ
rệt, Hồng Kông tăng 38,74% và Nhật Bản tăng 62,53% so với năm 2009.
Qua sự phân tích ở trên ta thấy thị trường Châu Âu nói chung và thị
trường Tây Ban Nha là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty. Đặc biệt có
sự tăng trưởng đều và đáng kể về kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng trên thị
trường Pháp, Đức, Ý. Đồng Thời cũng thấy được rằng thị trường Châu Á là một
thị trường tiềm năng và đầy triển vọng, kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng xuất
khẩu của Công ty vào thị trường này có xu hướng tăng mạnh trọng những năm
gần đây. Qua đó, Cơng ty TNHH Lửa Việt nên chú trọng giữ tăng trưởng ổn
định trên các thị trường chủ đạo và có biện pháp tích cực để khai thác thị trường
Châu Á triển vọng để tiếp tục nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
Cơng ty.

18




Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty từ năm 2007 đến năm 2010.
(Đơn vị: USD)

MẶT HÀNG


2007
GT

2008
TL %

GT

2009
TL %

GT

2010
TL%

GT

TL%

Terraa d’Aqua(gốm đất đỏ)

300,786

27,78

381,699

27,45


518,025

27,44

568,930

29,32

Classiaca (gốm tráng men)

290,835

26,86

313,638

22,55

420,881

22,29

422,660

21,78

Light Terrazo (đá mài nhẹ)

220,210


20,34

270,936

19,48

363,843

19,27

365,556

18,83

Zinc (chậu kim loại)

150,245

13,87

235,597

16,95

332,650

17,62

332,208


17,13

Hàng khác

120,500

11,15

188,477

13,56

252,440

13,38

251,044

12,94

1,082,576

100

1,390,347

100

1,887,839


100

1,940,398

100

Tổng

(Báo cáo mặt hàng xuất khẩu từ năm 2007 – 2010, Phòng kinh doanh)

19


Bảng 5: So sánh cơ cấu mặt hàng xuất khẩu từ năm 2007 đến năm 2010.
(Đơn vi: USD)

2008/2007

2009/2008

2010/2009

CL

TT%

CL

TT%


ST

Terraa d’Aqua(gốm đất đỏ)

80,913

21.2

136,326

26.32

50,905

8.95

Classiaca (gốm tráng men)

22,803

7.27

107,243

25.48

1,779

0.42


Light Terrazo (đá mài nhẹ)

50,726

18.73

92,907

25.53

1,713

0.47

Zinc (chậu kim loại)

85,352

36.23

97,053

29.18

- 442

-0.13

Hàng khác


67,977

36.07

63,963

26.57

- 1,396

0.25

Tổng

307,771

22,14

497,492

26,35

52,559

2,70

Mặt hàng

TT%


(Báo cáo mặt hàng xuất khẩu năm 2007 – 2010, Phòng kinh doanh)

Qua bảng trên ta thấy rằng mặt hàng xuất khẩu của công ty TNHH Lửa Việt
là tương đối đa dạng, song tập trung lớn vào hai mặt hàng chủ đạo là Terraa d’Aqua
(gốm đất đỏ) và hàng Classiaca (gốm tráng men) (chiếm 1/3 tổng kim ngacgj xuất
khẩu của công ty). Hai mặt hàng này ln là hai mặt hàng có tỷ trọng cao nhất trong
số những mặt hàng xuất khẩu của công ty.
Năm 2009 ta thấy kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này đều tăng lên
đáng kể. Trong năm này, mặt hàng truyền thống của công ty là gốm đất đỏ đột biến
tăng một cách mạnh mẽ 136,326 USD tương đương 21,2%, các mựt hàng gốm tráng
men cũng tăng 107,243 USD tương ứ 25,48%. Tiếp đó là kim ngạch của các mặt
hàng Light Terrazo (đá mài nhẹ), Zinc (chậu kim loại), … cũng tăng đều khoảng 25 30%. Chính vì thế tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2008 tăng lên 591,977
USD tương đương với 26,35% so với năm 2008.
Sang năm 2010 cả kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng các mặt hàng đều có thay
đổi, một số mặt hàng thì bị giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng. Cụ thể là
hàng Terraa d’Aqua (gốm đất đỏ) tăng 50,905 USD tương ứng 8,95%, còn hai mặt
hàng Classiaca (gốm tráng men) và Light Terrazo (đá mài nhẹ) chỉ chỉ tăng thêm
0,42% và 0,47%. Tuy nhiên, các mặt hàng như Zinc (chậu kim loại) và một số mặt
hàng khác giảm đáng kể, hàng Zinc (chậu kim loại) giảm 0,13% và các mặt hàng
20


khác cũng đồng loạt giảm so với năm 2009. Nhìn chung năm 2009 kim ngạch xuất
khẩu vẫn tăng.
2.3.

Khả năng cạnh tranh của Công ty.

 Đối thủ cạnh tranh của công ty.
Hiện nay nền kinh tế thị trường luông diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa

những thành phần kinh tế, cũng như các cơng ty trong và ngồi nước nhằm để tồn tại
và phát triển trong đó có Cơng ty TNHH Lửa Việt.
Đối thủ cạnh tranh chủ yếu hiện nay của Công ty TNHH Lửa Việt là các công
ty gốm thủ công mỹ nghệ: công ty TNHH My Quý, công ty cổ phần Phú Vinh, Gốm
sứ mỹ nghệ Bát Tràng … Đây được xem là những đối thủ cạnh tranh mạnh, có tầm
cỡ của Cơng ty TNHH Lửa Việt hiện tại và tương lai. Ngồi ra cơng ty cịn phải đối
đầu với một số nhà cung ứng hàng trước nay cho công ty, các nhà cung ứng này đã
mở rộng sản xuất và kinh doanh trực tiếp với khách hàng bán lẻ thay vì trước nay họ
chỉ bao tiêu cung ứng cho công ty mà thôi, phần lớn các đối thủ cạnh tranh hiện nay
đều có được đội ngũ nhân viên giỏi về nghề nghiệp lẫn chuyên môn, công nhân có
tay nghề. Mặc dù vậy Lửa Việt vẫn xem đây là động lực thúc đẩy chính bản thân
mình ngày càng nỗ lực để tự khẳng định mình trong lĩnh vực chế biến thủ công mỹ
nghệ.
 Định hướng phát triển của cơng ty.
Cố gắng, nỗ lực tìm kiếm và khai thác thị trường mới một cách có hiệu
quả, đồng thời cũng phải chú trọng nâng cao chất lượng của sản phẩm để tăng
khả năng cạnh tranh của công ty trong tương lai.
Mở rộng hơn nữa khả năng xuất khẩu sang thị trường Úc và EU trong
khoảng thời gian ngắn nhất.

3. Đánh giá chung.
3.1.

Những kết quả đạt được.

21


Cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế, từ năm 2000 trở lại đây,
Công ty TNHH Lửa Việt hoạt động tương đối hiệu quả. Công tác tổ chức hoạt

động xuất khẩu luôn được chú trọng đầu tư, tìm các giải pháp nhằm hồn thiện
quy trình xuất khẩu. Trong thời gian qua, công ty luôn thực hiện tốt 100% hợp
đồng đã ký kết. Đạt được kết quả đó phải kể đến việc tận dụng các mặt thuận lợi
sau: Hiện nay, cơng ty có đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên nhiệt tình và
giàu kinh nghiệm. Quan hệ nội bộ công ty luôn được củng cố: các phịng nghiệp
vụ được sự quản lý, đơn đốc trực tiếp của giám đốc và sự hỗ trợ tích cực của
phịng phát triển thị trường và mặt hàng mới, phòng kế tốn phịng thị trường đã
tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ phát huy được khả năng chuyên môn. Công ty
đã xây dựng được mối quan hệ tốt với các hãng vận tải, cơng ty bảo hiểm và
ngân hàng. Vì vậy, thời gian làm thủ tục được rút ngắn, các chi phí liên quan
giảm làm tăng lợi nhuận cho cơng ty.
Thị trường xuất khẩu trực tiếp của công ty đặc biệt rộng lớn, trải dài khắp
các châu lục. Với thuận lợi như vậy, việc mở rộng quy mô xuất khẩu, xây dựng
chỗ đứng của mình là điều khơng khó khăn, việc có hệ thống khách hàng rộng
khắp như vậy cịn khiến cho Công ty học hỏi được nhiều kinh nghiệm khác nhau
khi làm ăn với các đối tác thuộc các nước khác nhau, ngày càng làm hoàn thiện
khả năng xuất khẩu hàng hóa cua Cơng ty.
Cơng ty thiết lập được mối quan hệ truyền thồng với nguồn cung cấp hàng
xuất khẩu có chất lượng và uy tín. Do vậy, việc thu gom hàng hóa thuận lợi và
hàng hóa xuất khẩu ln có mẫu mã, màu sắc, kích cỡ…phù hợp với nhu cầu
của khách nước ngồi. Hàng hóa của cơng ty đa dạng, phong phú và mẫu mã thể
hiện được phong cách độc đáo, vừa truyền thống vừa hiện đại. Chất lượng,
chủng loại, số lượng luôn đáp ứng được nhu cầu khách hàng nước ngồi cho dù
đó là khách hàng khó tính. Uy tín của cơng ty ngày càng được nâng cao nhờ quy
trình thực hiện hợp đồng mà trong đó có khâu giao nhận ln diễn ra theo đúng
thỏa thuận, không gây phiền hà cho khách hàng.
Công ty đã trang bị hệ thống thông tin khá tốt nhằm tận dụng thế mạnh
của Internet trong việc tìm kiếm bạn hàng, sử dụng trang Web như một hình
thức quảng cáo tiếp thị mặt hàng, tên tuổi công ty.
22



Mối quan hệ làm ăn uy tín lâu dài với các cơ sở cung cấp hàng trong nước
giúp cho công ty luôn chủ động trong việc thực hiện hợp đồng với khách hàng
nước ngồi.
Đội ngũ nhân viên được phân cơng hợp lý, năng động và có trình độ vững
chắc với tinh thần trách nhiệm cao, có thể làm việc độc lập giúp cho công ty
thực hiện tốt hợp đồng ký kết, góp phần nâng cao uy tín cho cơng ty và mang lại
lợi ích chung cho tập thể.
Các điều kiện, cơ sở giao hàng, phương thức thanh tốn mà cơng ty sử
dụng đều là những điều kiện thông dụng trong thương mại quốc tế.
3.2.

Những hạn chế và nguyên nhân.
Mặc dù trong những năm qua ngành gốm sứ trong nước đã có sự phục hồi

và phát triển về kinh tế, có những thành tựu nhất định về cải thiện và nâng cao
đời sống của nhân dân, góp phần đa dạng hố sản phẩm, nâng cao tính cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn. Cơng ty TNHH Lửa Việt
cũng có những hạn chế sau:
• Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là bán buôn với số lượng lớn cho
các nơi cho nên giá thường rẻ. Thị trưởng xuất khẩu lại có tính ổn định
khơng cao. Hàng hóa lại khơng bán trực tiếp được do lượng sản phẩm
dành cho khánh du lịch còn chưa nhiều, chưa đủ hấp dẫn nên lợi nhuận
thu được giảm đi rất nhiều.
• Trong cơng tác chuẩn bị hàng của công ty, một vấn đề đặt ra chưa được
cơng ty có biện pháp giải quyết đó là nguồn cung cấp bị phụ thuộc vào
các cơ sở sản xuất. Trong khi đó sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta về cơ
bản là một nền sản xuất manh mún, phân tán. Vì vậy, trong rất nhiều

trường hợp muốn làm thành lô hàng xuất khẩu, chủ hàng phải tiến hành
thu gom tập trung từ nhiều chân hàng. Điều này gây tăng chi phí kinh
doanh, giảm lợi nhuận.
Cơng ty chưa chú trọng và bị động trong khâu kẻ ký mã hiệu bao bì hàng
hóa gây nhiều hạn chế trong việc quảng bá hình ảnh của cơng ty ra thị trường
23


quốc tế. Nguyên nhân là nội dung ghi nhãn bao bì chủ yếu do bên nhập khẩu u
cầu, cơng ty lại giao phó cơng đoạn này cho cơ sở sản xuất. Cơng đoạn kiểm tra
hàng xuất khẩu cịn chưa đạt hiệu quả cao do thiếu các tiêu chuẩn kiểm tra và
việc kiểm tra không thực hiện một cách thường xuyên liên tục vì các cơ sở chân
hàng thường ở xa.
Mẫu mã hàng của công ty chưa đa dạng phụ thuộc quá nhiều vào mẫu do
khách cung cấp. Điều này do phòng thị trường và mặt hàng mới vừa được thành
lập nên chưa phát huy được vai trị của mình trong hoạt động kinh doanh của
công ty.
Năng lực ký kết hợp đồng còn nhiều hạn chế, một số điều khoản ký kết
cịn bị động, thiếu linh hoạt gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Điều này phụ
thuộc lớn vào trình độ chuyên môn của cán bộ nghiệp vụ. Bên cạnh đó, CBCNV
của cơng ty chưa phát huy được hết thế mạnh của mạng Internet. Do vậy, một số
thông tin về khách hàng chưa được cập nhập nhanh chóng nên dẫn đến một số
thương vụ công ty đã bị tổn thất do người mua hủy ngang hợp đồng hay khơng
thanh tốn.

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GỐM SỨ TẠI CÔNG TY
TNHH XUẤT NHẬP KHẨU LỬA VIỆT VÀ VIỆT NAM.
24



1. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu gốm sứ của công ty
TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt.
Công ty đã có một thị trường tiềm năng rất lớn để tiêu thụ sản phẩm gốm
thủ công mỹ nghệ từ các nước Tây Ban Nha, Pháp, Đức. Đây là ba thị trường
lớn, có sức mua ổn định hàng năm. Để tăng cường xuất khẩu sang các thị trường
này cần tăng cường mẫu mã, mẫu sản phẩm, duy trì mối quan hệ bạn hàng với
các đối tác này.
Cần cố gắng duy trì những khách hàng của các thị trường hiện tại. Đồng
thời phải tích cực xúc tiến thâm nhập vào các thị trường lớn có tiềm năng, đặc
biệt là thị trường Ý. Bên cạnh đó thị trường Châu Mỹ, Châu Úc cơng ty còn
đang bỏ ngỏ nhiều, trong khi các mặt hàng này đều có sức tiêu thụ lớn. Khi
nghiên cứu để tiếp cận thị trường mới, công ty cũng cần lưu ý về khoảng cách
địa lý, tập quán thương mại, phương thức thanh tốn, thơng lệ quốc tế … mà thị
trường đó đang áp dụng để xác định giá cả và thời gian giao hàng sao cho hợp
lý. Và phải nghiên cứu kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó.
Cần tận dụng hiệu quả chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với sản
phẩm nằm trong định hướng của Nhà nước trong giai đoạn tới để xác định cho
mình chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu, mặt hàng trọng điểm chiến lược
phát triển mặt hàng xuất khẩu mới và tường trình cụ thể để tiếp cận các thị
trường trọng điểm.
Cần xây dựng bộ phận Marketing quốc tế mang tính chun nghiệp,
chun mơn cao, có khả năng về ngoại ngữ, thông hiểu các đặc điểm, tập quán
buôn bán của các đối tác cũng như am hiểu những đặc trưng của thị trường quốc
tế.
Nâng cao hiệu quả hiểu biết pháp luật thượng mại quốc tế để sẵn sàng đối
phó với các tranh chấp thương mại quốc tế. Tăng cường sử dụng các dịch vụ hỗ
trợ kinh doanh như dịch vụ nghiên cứu và thăm dò thị trường và dịch vụ pháp lý

2. Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu gốm sứ của công ty

TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt.
25


×