Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Chương trình xoá đói giảm nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.65 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................1
PHẦN I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO...................................2
I/ Nghèo khổ về thu nhập............................................................................2
II/ Nghèo khổ của con người (nghèo khổ tổng hợp).................................3
1. Khái niệm..............................................................................................3
2. Chỉ số đánh giá......................................................................................3
III/ Đặc trưng của người nghèo và chiến lược xoá đói giảm nghèo........3
1. Đặc trưng của người nghèo...................................................................3
2. Chiến lược xoá đói giảm nghèo............................................................4
3. Chỉ số đánh giá thành công trong giảm nghèo......................................4
PHẦN II - THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở TỈNH LÀO CAI..................................................................................5
I/ Tổng quan chung về Lào Cai..................................................................5
1. Vị trí địa lý............................................................................................5
2. Dân số - dân tộc.....................................................................................5
3. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai...................................................6
II/ Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai...........................7
1. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở Lào Cai.................................7
a) Thực trạng nghèo đói ở Lào Cai......................................................7
b) Nguyên nhân nghèo đói...................................................................9
2. Các chính sách xoá đói giảm nghèo đã và đang được thực hiện ở tỉnh
Lào Cai....................................................................................................10
a) Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo................10
b) Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2006-2010........................12
c) Chương trìng 135 giai đoạn 1, 2....................................................14
d) Chương trình 134..........................................................................22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
III/ Đánh giá chung về xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai...........................29
1. Kết quả đã đạt được.............................................................................29
2. Những tồn tại khó khăn.......................................................................30


3. Bài học kinh nghiệm...........................................................................31
PHẦN III - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XOÁ ĐÓI
GIẢM NGHÈO Ở LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020...................................33
I/ Định hướng và mục tiêu xoá đói giảm nghèo đến năm 2020.............33
1. Định hướng xoá đói giảm nghèo ở lào Cai đến năm 2020:.................33
2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai đến năm 2020:....................34
II/ Giải pháp tăng cường xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai đến năm 2020
.....................................................................................................................34
1. Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế..........................34
2. Thúc đẩy phát triển thành phần kinh tế tư nhân ở Lào Cai.................39
3. Thúc đẩy thương mại cửa khẩu...........................................................39
4. Ngoài ra còn các giải pháp khác như..................................................42
5. Bên cạnh đó tỉnh Lào Cai còn cho tiến hành thực hiện rất nhiều chiến
lược để phối hợp và hỗ trợ cho công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn
toàn tỉnh, vi dụ như.................................................................................42
PHẦN IV - ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ....................................................43
I/ Về quy hoạch..........................................................................................43
II/ Về cơ chế, chính sách...........................................................................43
III/ Về đầu tư cơ sở hạ tầng......................................................................43
IV/ Về huy động và đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học phục
vụ phát triển kinh tế xã hội ở miền núi...................................................43
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đảng và nhà nước ta đã xác định: Xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm mục tiêu “
Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong thời kì đổi mới,
nền kinh tế đất nước đã có sự tăng trưởng, phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ
phận nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít
người và nông thôn vẫn còn một bộ phận dân cư đang phải sống trong cảnh đói
nghèo. Vì vạy phải thực hiện “Chương trình xoá đói giảm nghèo” để có những giải
pháp tác động trực tiếp đến người nghèo, xã nghèo, giúp họ có điều kiện tự vươn lên

xoá đói giảm nghèo.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO
I/ Nghèo khổ về thu nhập
- Khái niệm:
Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng chogiai đoạn 2006-2010 quy định chuẩn nghèo
theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ ở từng vùng như sau:
+ Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ
200.000đồng/ngươì/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuồng là hộ nghèo.
+ Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ
260.000đồng/ngươì/tháng (3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
- Cách tiếp cận:
Cách thông thường và đã được các nước đang phát triển và WB sử dụng là dựa
vào kết quả các cuộc điều tra về thu nhập (chi tiuêu) của hộ gia đình (phương pháp
thống kê). Những người đang sống trong nghèo khổ tuyệt đối là những người mà 4/5
chi tiêu của họ là dành cho nhu cầu về ăn mà chủ yếu là lương thực và một chút ít
thực phẩm (thịt hoặc cá); tất cả đều thiếu dinh dưỡng; chỉ khoảng 1/3 số người lớn
biết chữ; và tuổi thọ trung bình của họ vào khoảng 40 năm.
Một cách tiếp cận khác cũng thường được sử dụng để xem xét nghèo đói là chia
dân cư thành các nhóm khác nhau (theo 5 nhóm). Nhóm 1/5 nghèo nhất là 20% dân
số, những người sống trong các hộ gia đình có mức thu nhập (chi tiêu) thấp nhất.
- Chỉ số đánh giá:
Dựa trên cách tiếp cận định nghĩa sự nghèo khổ nói trên, thước đo sử dụng phổ
biến hiện nay để đánh giá nghèo khổ về thu nhập là đếm số người sống dưới chuẩn
nghèo. Gọi là “chỉ số đếm đầu người” (HC – Headcount index).
Từ đó xác định tỷ lệ nghèo (tỷ lệ đếm đầu – HCR). Tỷ lệ nghèo được tính bằng
tỷ lệ phần trăm của dân số. Việc sử dụng chỉ số này là cần thiết để đánh giá tình trạng
nghèo và những thành công trong mục tiêu giảm nghèo của quốc gia và thế giới .
Để phản ánh được tính chất gay gắt của nghèo đói và để có chính sách cần thiết

hữu hiệu nhằm giảm nghèo cho mọi đối tượng là người nghèo, các nhà kinh tế đã dây
dựng chỉ số: “ khoảng cách nghèo”. Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức
chi tiêu của người nghèo so với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng
nghèo. Khi so sánh các nhóm dân cư trong một nước, khoảng cách nghèo cho biết
tính chất và mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II/ Nghèo khổ của con người (nghèo khổ tổng hợp)
1. Khái niệm
Khái niệm do liên hợp quốc đưa ra trong “ Báo cáo về phát triển con người”
năm 1997: Nghèo khổ của con người là khái niệm biểu thị sự nghèo khổ đa chiều của
con người – là sự thiệt thòi khốn cùng theo 3 khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống
con người.
Chẳng hạn dối với các nước đang phát triển sự thiệt thòi đó là:
+ Thiệt thòi xét trên khía cạnh cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh, được xác định
bởi tỷ lệ người dự kiến không thọ quá 40 tuổi.
+ Thiệt thòi về tri thức, được xác định bởi tỷ lệ người lớn mù chữ.
+ Thiệt thòi về đảm bảo kinh tế, được xác địng bởi tỷ lệ người không tiếp cận
được các dịch vụ y tế, nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
2. Chỉ số đánh giá
Để đánh giá nghèo khổ của con người, Liên Hợp Quốc đã sử dụng chỉ số nghèo
khổ của con người – HPI (Human Poor Index) hay còn gọi là chỉ số nghèo khổ tổng
hợp.
Giá trị HPI của một nước nói lên rằng sự nghèo khổ của con người ảnh hưởng
lên bao nhiêu phần dân số của nước đó.
So sánh các giá trị HDI và HPI cho thấy sự phân phối thành tựu của tiến bộ con
người. Các nước có thể có giá trị HDI như nhau nhưng giá trị HPI lại khác nhau.
Ở Việt Nam HPI năm 1999 là 29,1% và xếp hạng theo HPI nước ta đứng thứ 45
trên 90 quốc gia được Liên Hợp Quốc nghiên cứu.
III/ Đặc trưng của người nghèo và chiến lược xoá đói giảm nghèo
1. Đặc trưng của người nghèo

+ Điều khái quát có thể nhận thấy trong các nhóm nghèo đại bộ phận là sống ở
khu vực nông thôn và chủ yếu là tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Họ là các
nông dân thiếu các phương tiện sản xuất, đặc biệt là đất đai.
+ Ở thành thị, người nghèo thường tập trung ở các khu vực phi chính thức, nơi
mà họ nhận được thu nhập là do lao động tự tạo việc làm (những người buôn bán
nhỏ, bán hàng rong, trẻ đánh giầy).
+ Họ là những người không có vốn hoạc vốn rất ít và trình độ giáo dục thấp.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Các quan sát thực tế cho thấy, nghèo đói ở những gia đìng do phụ nữ làm chủ
và nghèo đói của phụ nữ nhìn chung liên quan trực tiếp đến địa vị của họ. Họ ít được
học hành hơn, ít có cơ hội kiếm việc làm hơn và được trả lương thấp hơn nam giới.
2. Chiến lược xoá đói giảm nghèo
+ Tập trung vào việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế với hy vọng tăng thu
nập quốc dân sẽ cải thiện mức sống cho những người rất nghèo.
+ Tấn công trực tiếp vào nghèo đói bằng các chính sách và kế hoạch tập trung
vào chống nghèo đói trong cả ngắn hạn và dài hạn.
3. Chỉ số đánh giá thành công trong giảm nghèo
Để đánh giá thành công trong giảm nghèo, người t thường xem xét mức độ
giảm tương ứng với mỗi % tăng trưởng kinh tế.
Theo nhận xét của WB, tiêu dùng bình quân đầu người tăng 1% sẽ làm giảm
trung bình 2% tỷ lệ nghèo (đối với bộ phận dân cư sống dưới mức 1USD/ngày); tỷ lệ
giảm này sẽ là 1% nếu hệ số GINI là 0,6 và tỷ lệ giảm này sẽ tăng lên gấp đôi (3%)
nếu như hệ số GINI có giá trị là 0,2.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN II - THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở TỈNH LÀO CAI.
I/ Tổng quan chung về Lào Cai
1. Vị trí địa lý
Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới nằm phía tây bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà
Nội 296km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ.

- Có toạ độ:
+ 22
0
50’30” vĩ độ 103
0
30’24” kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc với đường biên giơi dài 203 km,
trong đó : Đất liền là 59km, suối 1400 km.
+ Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.
+ Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang.
+ Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.
- Diện tích tự nhiên: 638.389,59 ha (số liêu công bố năm 2007), chiếm 1,93%
và đứng thứ 19/64 tỉnh thnành phố trong cả nước; Trong đó:
+ Đất nông nghiệp :76.855,69ha, chiếm 12,04 %.
+ Đất lâm nghiệp: 296.174,94 ha, chiếm 46,39 %.
+ Đất phi nông nghiệp là 30.67,37ha ,chiếm 4,81%.
+ Đất chưa sử dụng là 232.681,59ha , chiếm 36,44%.
2. Dân số - dân tộc
- Tổng dân số toàn tỉnh là 595.980 người (số liệu năm 2007); Trong đó:
+ Số người trong độ tuổi lao động là 314.520 người, chiếm khoảng 53%.
+ Mật độ dân số bình quân là 91 người/km2.
- Dân tộc: có 25 dân tộc anh em cùng chung sống hoà thuận, trong đó:
+ Dân tộc Kinh chiếm 35,91%.
+ Dân tộc Mông chiếm 21,21%.
+ Dân tộc Tày chiếm 15,84%.
+ Dân tộc Dao chiếm 14,05%.
+ Dân tộc Dáy chiếm 4,7%.
+ Dân tộc Nùng chiếm 4,4%.
+ Còn lại 4,49% là các dân tộc ít người khác như: Phù Lá, La Chí, Bố Y, Sán
Dìu, Sán Chay, Hà Nhì, Thái, Sa Phó…

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá dân tộc riêng biệt,
truyền thống đấu tranh bền bỉ với thiên nhiên, cần cù lao động sáng tạo, đã tạo nên
bức tranh cuộc sống, phong phú, sinh động,chung cho bản sắc văn hoá các dân tộc
trong miền núi, rất thuận lợi cho việc giữ gìn, bảo tồn, khai thác và phát triển vốn văn
hoá bản địa trong tiến trình phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội và hội nhập của
tỉnh.
- Đơn vị hành chính: Gồm một thành phố Lào Cai và tám huyện là: Sa Pa, Bát
Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà; với 164 xã
phường thị trấn, trong đó có 125 xã vùng cao, 26 xã biên giới.
- Tỉnh Lào Cai dược chia thành 3 khu vực:
+ KV 1: Là các xã có điều kiện phát triển KT - XH thuận lợi. Chủ yếu là các xã
ở vùng thấp, gồm chung tâm các huyện ở thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội
thuận lợi (15 xã).
+ KV 2: Là các xã có điều kiện phát triển KT - XH khó khăn. Phần lớn các xã
này ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối khó khăn; các dịch vụ xã hội
cơ bản đã dược đáp ứng tương đối tốt (40 xã)
+ KV 3: Là các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, các xã ở vùng
sâu, vùng biên giới xa các trung tâm huyện, thành phố; địa hình bị chia cắt mạnh,
giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, các dịch vụ xã hội còn hạn chế (108 xã).
3. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai
- Tỉnh Lào Cai được tái lập năm 1991, sau gần 20 năm phấn đấu và trưởng
thành, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã dành được những thắng lợi đáng trân trọng,
đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được ổn định và có những mặt
bền vững. Đặc biệt trong nhưng năm gần đây 2001 – 2007 đã có những bướctăng tốc
khá trên tất cả các lĩnh vực KT – XH, đối ngoại và quốc phòng an ninh.
- Số liệu cập nhật năm 2007:
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 12,7 13,5 14
2. GDP bình quân đầu người/năm (tr đ) 5,08 5,8 6,6

3. Cơ cấu kinh tế % 100 100 100
- Nông lâm nghiệp % 35,7 33,6 31,1
- Công nghiệp-xây dựng % 25,7 27,7 29,5
- Thương mại-dịch vụ % 38,6 38,7 39,4

- Môi trường đầu tư: các thành phần kinh tế, các doanh nhân trong và ngoài tỉnh
tiếp tục đầu vào Lào Cai; Theo đánh giá của phòng thương mại và Công nghiệp Việt
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nam về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2007, tỉnh Lào Cai được xếp thứ
5/64 tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Văn hoá – xã hội:
+ Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi 164/164 xã, phường, thị trấn.
+ Tỷ lệ huy động trr em trong độ tuổi đến trường đạt 97,8%.
+ Các hoạt dộng văn hóa thể dục thể thao, thông tin, phát thanh, truyền hình đáp
ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.
+ Công tác y tế: khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng
dân cư được duy trì và đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận các
dịch vụ y tế để chủ động phòng ngừa các dịch bệnh.
- Tình hình chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn
xã hội được đảm bảo.
II/ Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai
1. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở Lào Cai
a) Thực trạng nghèo đói ở Lào Cai
Khi mới tái lập tỉnh (1991) tỷ lệ nghèo đói toàn tỉnh 54,8% (đói 31%). Năm
1995 tỷ lệ đói là 33,75% (đói 15%). Đến năm 2000 điều tra theo chuẩn nghèo mới, tỷ
lệ nghèo toàn tỉnh là 29,96%, cuối năm 2003 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,31% , tách
huyện Than Uyên là 12,2% .
Số hộ nghèo và tỷ lệ nghèo ở Lào Cai năm 2003
Toàn tỉnh
Bảo thắng

Bắc Hà
Mường Khương
Văn Bàn
Bảo Yên
Bát xát
Sa Pa
Si Ma Cai
Thành phố Lào Cai
hộ nghèo 2003 (hộ) 13.418 3.082 1.714 1.938 1.641 1.105 1.274 1.134 1.131 399
Tỷ lệ % 12,2 13,66 19,02 22,97 13,09 7,72 11,13 16,02 26,44 1,97
Huyện Bảo Thắng có số hộ nghèo lớn nhất: 3.082 hộ, chiếm 23,36% tổng số hộ
nghèo toàn tỉnh, tám huyện thị cò lại đều dưới hai nghìn hộ nghèo, trong đó ba huyện
Bắc Hà , Mường Khương , Văn Bàn có trên 1500 hộ nghèo.
Về tỷ lệ hộ nghèo, có 2/9 huyện thị có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%, 6/9 huyện tỷ lệ
trên mức trung bình toàn tỉnh, 3/9 huyện tỷ lệ dưới mức trung bình toàn tỉnh là: TP
Lào Cai, huyện Bảo Yên, huyện Bát Xát. Tuy một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhưng so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh thì chỉ chiến tỷ trọng thấp, như huyện Si Ma
Cai tỷ lệ hộ nghèo chiếm 26,44%, nhưng chỉ chếm 8,45 tổng số hộ nghèo toàn tỉnh,
Sa pa tỷ lệ hộ nghèo 16,02% nhưng hỉ chiếm 8,43% tổng số hộ nghèo.
- Phân chia theo vùng:
Số hộ đói nghèo chủ yếu ở vùng nông thôn. Năm 2003 toàn tỉnh có 12.387 hộ
nghèo sống ở vùng nông thôn chiếm 92,32% tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh, ở thành
thị chỉ có 1.031 hộ chiếm7,685 tổng số.Tỷ lệ hộ nghèo khá cao ở các xã đặc biệt khó
khăn, trong 125 xã đặc biệt khó khăn dân số chiếm 62% dân số toàn tỉnh nhưng
chiếm 78,48% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh, 42 xã vùng thấp còn lạ dân số chiếm 38%
dân số toàn tinht nhưng hộ nghèo chỉ chiếm 21,53% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.
- Phân chia theo các nhóm thu nhập :
Những hộ có mức thu nhập thấp bình quân đầu người dưới 55.000 đồng/
người/tháng còn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2003 có 3224 hộ chếm 24,02% tổng số hộ

nghèo toàn tỉnh. Nhóm có thu nhập cận dưới chuẩn nghèo (trên 135.000
đòng/người/tháng đối với vùng thành thị và trên 75.000 đồng /người/tháng đối với
vùng nông thôn) có 2025 hộ chiếm 15,09% tổng số hộ nghèo, nhiều hộ thu nhập còn
thấp, vẫn ở trong giới hạn hộ cận trên chuẩn nghèo (có thu nhập bình quân từ 80-100
ngàn đồng /người/tháng ở nông thôn và 150-180 ngàn đồng/người/tháng ở thành thị)
số này có 4003 hộ chiếm tỷ lệ 63,28% tổng số hộ đã thoát nghèo.
- Nhà ở, tài sản của hộ nghèo:
Nhìn chung các hộ nghèo dều ít tài sản và hầu như không có tài sản có giá trị
cao, chỉ gồm ngững vật dụng tối thiểu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Về nhà ở
chủ yếu vách nứa, vách đất, hoạc toóc xi đơn giản và lợp lá thuộc dạng nhà đơn sơ,
số này có 7175 hộ chiếm 53,47% tổng số hộ nghèo, nhà bán kiên cố (khung gỗ lâu
bền, xây cấp 4) có 6020 hộ chiếm 44,87% tổng số hộ, nhà kiên cố chỉ có 105 hộ
chiếm 0,78% tổng số hộ nghèo.
- Về nghèo đói trong đồng bào dân tộc;
Dân tộc Mông có số hộ nghèo lớn nhất là 5151 hộ chiếm 38,39% tổng số hộ
nghèo toàn tỉnh, tiếp đến là dân tộc Kinh, Dao, Tày, Nùng. Hầu hết các dân tộc đều
có tỷ lệ hộ nghèo trên mức trung bình của toàn tỉnh.
Số hộ nghèo và tỷ lệ nghèo theo các dân tộc của Lào Cai
Toàn
tỉnh
Mông Dao Kinh Tày Nùng Giáy
Phù


Nhì
Thái
DT
khác
Hộ nghèo
2003(hộ)

13.418 5.151 2.112 2.032 1.872 997 443 163 152 15 483
Tỷlệ (%) 12,2 22,11 14,46 5,0 11,44 21,85 8,95 13,36 23,64 5,03 52,22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao chủ yếu rơi vào các huyện co nhiều người
Mông như huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa. Nếu tính riêng từng
dân tộc thì chỉ có 3 dân tộc Kinh, Giáy và Tày có tỷ lệ số hộ nghèo thấp dưới mức
trung bình của toàn tỉnh. Tuy một số dân tộc như Khơ Mú, Phù Lá, Hà Nhì tỷ lệ hộ
nghèo cao nhưng số lượng chỉ chiếm khoảng trên dưới 1% tổng số hộ nghèo toàn
tỉnh.
b) Nguyên nhân nghèo đói
* Nguyên nhân chủ quan: Do người nghèo tự thừa nhận qua điều tra.
- Nguyên nhân chủ yếu của các hộ nghèo là thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm
ăn. Bên cạnh đó một số yếu tố về tự nhiên và xã hội có xu hướng tác động ngày càng
tăng lên. Những thay đổi về nguyên nhân đói nghèo của các hộ từ năm 2000 đến năm
2003 như sau:
Nguyên nhân nghèo đói ở Lào Cai
NGUYÊN NHÂN ĐÓI NGHÈO
Tỷ lệ %
Năm 2000 Năm 2003
1 – Do thiếu kinh nghiệm làm ăn hoặc không biết cách làm ăn 38,39 57,13
2 – Do thiếu vốn để sản xuất 68,78 32,58
3 – Do đông con và đông người ăn theo 17,57 20,58
4 – Do thiếu lao động 11,33 10,23
5 – Do gia đình có người ốm đau tàn tật 6,26 9,64
6 – Do gia đình có người mắc tệ nạn xã hội 2,82 4,44
7 – Do thiếu đất sản xuất 27,13 31,96
8 – Do bị gặp rủi ro bởi thời tiết thiên tai 2,56 2,49
- Ngoài các nguyên nhân đã nêu trên còn có nhiều nguyên nhân khác như: Do
phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí thấp, lười lao động, do địa bàn sinh sống
xa xôi cách biệt đi lại khó khăn,...Trên thực tế các nguyên nhân thường kết hợp đan

xen, mỗi hộ đói nghèo có thể do nhiều nguyên nhân tác động, nhất là ở những hộ
đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa.
* Nguyên nhân khách quan ảnh hưởng chung đến đói nghèo:
- Do xuất phát điểm của nền kinh tế lạc hậu và chậm phát triển.
- Do điều kiện tự nhiên ở một số vùng không thuận lợi, thiếu đất sản xuất, thiếu
nước, thường xuyên bị thiên tai ảnh hưởng đời sống sản xuất.
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém: nhất lầ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, việc tôe
chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao kĩ thuật còn nhiều khó khăn.
TÓM LẠI: Nguyên nhân có rất nhiều, rất đa dạng song chủ yếu là do
+ Thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn: Phần lớn là đối với đồng bào dân tộc.
+ Thiếu vốn: Ở đây là vốn tự có đấu te cho sản xuất kinh doanh.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Đông con, thiếu lao động, đông người ăn theo là hiện tượng khá phổ biến.
Bình quân nhân khẩu hộ nghèo là 5,59 khẩu/hộ cao hơn bình quân chung toàn tỉnh
0,39 khẩu/hộ.
+ Thiếu đất sản xuất: Một số do nhiều đời để lại, địa bàn sinh sống thuộc nơi ít
đất sản xuất trong khi đó lại định cư tập trung. Một số do phải nhượng bán, cầm cố
khi gặp khó khăn hoạn nạn, bên cạnh đó là những hộ mới tách hộ hoặc di cư đến sau,
đa số nghèo vì thiếu đất sản xuất nông nghiệp.
+ Sản xuất có thu nhập thấp và ít hoạt động tạo thêm thu nhập.
+ Tai nạ rủi ro, thường xuyên ốm đau bệnh tật, gia đình có người mắc các tệ
nạn xã hội và các nguyên nhân bất khả kháng khác.
2. Các chính sách xoá đói giảm nghèo đã và đang được thực hiện ở tỉnh Lào Cai
a) Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo
Mục tiêu của chương trình
* Mục tiêu tổng quát: Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tài nghèo củng cố
thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giảm, cải thiện
một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Nâng cao
chất lương cuộc sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh
lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi,

giữa nhóm hộ giầu và hộ nghèo.
* Mục tiêu cụ thể đến năm 2010.
- Phấn giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10- 11% năm 2010
(trong 5 năm giảm 50% số hộ nghèo).
- Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005.
- Phấn đấu 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Đối tượng của chương trình
- Đối tượng là người nghèo, hộ nghèo xã đăc biệt khó khăn, xã nghèo; ưu tiên
đối tượng hộ nghèo mà chủ hộ là phụ nữ, hộ nghèo dâmn tộc thiểu số, hộ nghèo có
đối tượng bảo trợ xã hội (người già, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt).
Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2010
- Đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo cơ bản
xây dựng đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định.
- Có 6 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi
- Thực hiện khuyến nông - lâm - ngư chyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách làm
ăn cho 4,2 triệu lượt người nghèo.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Miễn, giảm học phí cho 150 nghìn người nghèo
- 100% người nghèo được Nhà nước cấp thẻ BHYT, khi ốm đau đi khám, chữa
bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định.
- Miễn giảm, học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường cho 19 triệu lượt
học sinh nghèo, trong đó có 9 triệu học sinh tiểu học.
Tập huấn nâng cao năng lực cho 170 nghìn cán bộ tham gia công tác giảm
nghèo ở các cấp, trong đó 95% là cán bộ cấp cơ sở.
- Hỗ trợ để xoá nhà tạm cho 500 nghìn hộ nghèo
- Phấn đấu 98% người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí.
Các chính sách, dự án và hoạt động chủ yếu của chương trình.
* Nhóm chính sách, dự án để tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất,
tăng thu nhập, bao gồm:

- Chích sách tín dựng ưu đãi hộ nghèo.
- Chích sách để hỗ trợ đất sản xuất cho hộ n ghèo dân tộc thiểu số
- Dự án khuyến nông- lâm-ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành
nghề.
- Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng
bãi ngang ven biển và hải đảo.
- Dự án dạy nghề cho người nghèo.
- Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo
* Nhóm chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội
- Chích sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
- Chích sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo
- Chích sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt
- Chích sách hỗ trợ giúp pháp lí cho người nghèo
* Nhóm dự án nâng cao năng lực và nhận thức
- Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo (bao gồm đào tạo cán bộ giảm nghèo và
hoạt động truyền thông).
- Hoạt động giám sát, đánh giá
* Chương trình tác động đến hộ nghèo, xã nghèo theo nguyên tác nào?
- Nhà nước tạo cơ chế, chính sách và hỗ trợ một phần kinh phí và tạo điều kiện
cần thiết cho hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, tự soá
đói nghèo nghèo chứ không làm thay.
- Địa phương tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực tại địa bàn phát huy nội
lực tại chỗ là chủ yếu.
- Hộ nghèo, xã nghèo tự vươn lên xoá đói giảm nghèo là chính
Website: Email : Tel : 0918.775.368
* Ai là người tổ chức xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã
Ban xoá đói nghèo xã bao gồm các đại diện:
- Đảng uỷ xã
- Chính quyền xã
- Các tổ chức đoàn thể: Mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, Hội nông dân, hội cựu

chiến binh, đoàn thanh niên.
- Các trưởng thôn, trưởng ban.
* Quy trình triển khai, tổ chức thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo như
thế nào?
Tiến hành theo 8 bước cơ bản sau:
- Điều tra, khảo sát, xác định thực trạng đói nghèo, tổ chức họp dân cư thôn bản
để bình xét, phân loại, lập danh sách hộ nghèo (đối với xã nghèo do huyện rà soát xác
định).
- Ban hành nghị quyết của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân xã về công tác xoá đói
giảm nghèo.
- Thành lập ban xoá đói giảm nghèo xã
- Xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo xã, bảo đảm có sự tham gia của
dân.
- Xây dựng kế hoạch xoá đói giảm nghèo hàng năm, trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt và tổ chức thực hiện các chính sách, dự án của chương trình.
- Tập huấn, nâng cao năng lực cán bộ xoá đói giảm nghèo xã, thôn, bản.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.
- Sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng.
b) Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2006-2010
Đề án được được phê duyệt tại Quyết định số 308/QĐ.UBND ngày 01/02/2007
của UBND tỉnh Lào Cai.
Mục tiêu của toàn bộ đề án:
* Mục tiêu tổng quát: Giữ vững và tăng tốc độ giảm nghèo cao hơn giai đoạn
trước, giảm tỷ lệ nghèo phát sinh, củng cố các thành quả giảm nghèo; kết quả giảm
nghèo bền vững toàn diện hơn, công bằng hơn và hội nhập tạo cơ hội cho hộ đã thoát
nghèo vươn lên khá giả, cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xã
nghèo, xã đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm hộ nghèo.
Tiếp tục phấn đấu rút ngắn khoảng cách chênh lệch tỷ lệ nghèo, mức thu nhập của
người nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng cao và vùng thấp, giữa các dân
tộc, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
* Mục tiêu cụ thể : Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 43.01% năm 2005 xuống còn 20%
năm 2010; cơ bản xoá xong tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo; 100% hộ
nghèo và nhân dân vùng đặc biệt hkó khăn được mua bảo hiểm y tế; 100% học sinh
nghèo là dân tộc thiểu số và trẻ em cóa hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc diện nghèo
được miễn toàn bộ học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, được hỗ trợ sách
giáo khoa, vở viết. Giảm 50% học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường cho
số học sinh nghèo còn lại; 100% số hộ nghèo trong nhóm 1 và nhóm 2 (chiếm 55%
số hộ nghèo) được bồi dưỡng về khuyến nông, bồi dưỡng về cách làm ăn; 100% hộ
nghèo có nhu cầu về vốn được vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh. Bình quân
hàng năm giải quyết cho khoảng 9.200 lao động; dạy nghề cho 10.000 người nghèo.
Đối tượng : Người nghèo, hộ nghèo, thôn bản nghèo, xã nghèo.
Giải pháp và nhiệm vụ của toàn bộ đề án :
+ Hoàn thiện và đổi mới hệ thống cơ chế và chính sách; đảm bảo thực hiện
công khai, dân chủ, tăng cường sự tham gia của cấp cơ sở; đa dạng, xã hội hoá nguồn
lực huy động, đẩy mạnh phân cấp, xây dựng cơ chế giám sát đề án.
Có các chính sách ưu đãi về lãi suất trong tín dụng, tiếp cận dần với lãi suất thị
trường, gắn tín dụng với tiết kiệm hộ nghèo; chính sách hỗ trợ vốn cho hộ nghèo để
phát triển sản xuất; chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; chính sách
khám chữa bệnh cho người nghèo; chính sách hỗ trợ con em hộ nghèo trong đào tạo
nghề, trong giáo dục và đào tạo; chính sách hỗ trợ hộ nghèo về đất ở, đất sản xuất,
nước sinh hoạt; chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã nghèo; mở rộng thực
hiện dự án xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo điểm; xây dựng quỹ hỗ trợ phát
triển ở các xã nghèo có tỷ lệ nghèo cao; chính sách phụ cấp cho cán bộ chuyên trách
làm công tác xoá đói giảm nghèo.
+ Giải pháp hỗ trợ người, hộ, xã nghèo thông qua các chính sách, dự án; bao
gồm: Nhóm hỗ trợ về tín dụng ưu đãi cho người nghèo; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo
tham gia vay vốn tín dụng người nghèo; hỗ trợ hộ nghèo về đất sản xuất, đất ở, nhà ở
và nước sinh hoạt; hỗ trợ về công tác khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ phát triển sản
xuất, phát triển ngành nghề; hỗ trợ về dạy nghề cho người nghèo, xây dựng và nhân

rộng mô hình xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ về y tế cho người nghèo và nhân dân xã
135, hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm
công tác xoá đói giảm nghèo và trợ giúp pháp lý cho người nghèo các cấp; tăng
cường công tác truyên truyền, truyền thông về công tác xoá đói giảm nghèo, nâng cao
năng lực về giám sát đánh giá thực hiện xoá đói giảm nghèo; tiếp tục đầu tư phát
triển hạ tầng thiết yếu ở 102 xã là các xã đặc biệt khó khăn, các xã có tỷ lệ hộ nghèo
từ 20% trở lên và các xã vùng II.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tổng nhu cầu vốn đầu tư đề án :
Tổng nguồn vốn đầu tư cho đề án là 698,94 tỷ đồng, trong đó vốn tín dụng là
391 tỷ đồng (Ngân sách trung ương là 382 tỷ đồng, địa phương là 9 tỷ đồng), vốn đầu
tư từ ngân sách cho đề án là 280,64 tỷ đồng và vốn huy động từ cộng đồng, các
doanh nghiệp là 27,3 tỷ đồng.
c) Chương trìng 135 giai đoạn 1, 2
Những thuận lợi khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện:
* Thuận lợi:
- Đảng và Nhà nước có chủ trương chính sách cụ thể về phát triển kinh tế xã hội
các xã vùng cao, biên giới, xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, sự quan tâm chỉ đạo
sát sao của Bộ, ngành Trung ương đặc biệt sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, sự giám
sát của HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh đã cụ thể hoá các quy định của Trung ương bằng việc ban hành hệ
thống văn bản hướng dẫn từ tỉnh đến cơ sở;
- Sự tham gia của các cấp, ngành trong tỉnh và sự nhiệt tình ủng hộ của nhân
dân;
- Sự thống nhất cao trong Ban chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh, huyện, xã;
* Khó khăn:
- Chương trình triển khai thực hiện liên quan trực tiếp đến người dân, đến từng
thôn, bản, yêu cầu đảm bảo công bằng, dân chủ, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Do
đó để triển khai dự án đạt hiệu quả, đúng theo quy định và trình tự đòi hỏi phải có lực
lượng cán bộ huyện, xã tham gia tích cực; trong khi đó lực lượng cán bộ tại các

huyện, xã còn thiếu, yếu;
- Trình độ năng lực quản lý của cấp cơ sở, đặc biệt là cấp xã còn hạn chế, trình
tự thủ tục triển khai các dự án hợp phần còn phức tạp, việc phân cấp cho các xã làm
chủ đầu tư, tổ chức triển khai ở nhiều địa phương còn lúng túng trong việc lập hồ sơ
quyết toán;
- Nhận thức của người dân còn hạn chế, một bộ phận nhỏ người dân còn trông
chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ bao cấp của Nhà nước;
- Thủ tục, trình tự giải ngân hợp phần hỗ trợ sản xuất, vốn đầu tư phát triển
phức tạp
- Tài liệu của Trung ương phục vụ cho chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các
địa phương theo qui định chậm ban hành (đến 15/9/2008 mới có) đã ảnh hưởng đến
tiến độ kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn;
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Thời tiết diễn biến phức tạp nhất là năm 2008 trên địa bàn bị rét đậm, rét hại
kéo dài và ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 4 đã gây thiệt hại lớn về người và tài
sản tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cũng như tình hình
thực hiện các chương trình, chỉ tính riêng thiệt hại cơn báo số 4, toàn tỉnh bị thiệt hại
tới 985 tỷ đồng, cơ bản các công trình hạ tầng ở vùng sâu vùng xa bị ảnh hưởng phải
điều chỉnh danh mục bổ sung kinh phí đầu tư cho phù hợp;
- Năm 2008 giá cả thị trường có nhiều biến động, nhất là giá nguyên, nhiên liệu,
vật liệu xây dựng tăng cao, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án;
- Công tác tổ chức, quản lý, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa công trình sau đầu
tư ở cơ sở còn yếu kém, mặc dù đã được UBND tỉnh ban hành văn bản quy định,
đồng thời chỉ đạo quyết liệt, nhưng kết quả còn hạn chế, đã ảnh hưởng đến hiệu quả
của công trình đầu tư, nguyên nhân chính, do ý thức của người dân đối với công tác
quản lý, khai thác, sử dụng công trình sau đầu tư, và nguồn lực đóng góp của người
dân còn hạn chế;
- Việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo từ xã đến huyện, từ huyện đến tỉnh
còn nhiều hạn chế, thường xuyên chậm, sơ sài, thiếu thông tin khó khăn cho công tác
tổng hợp, chỉ đạo của các cấp và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của Chương

trình.
Chương trình 135 gia đoạn I:
- Toàn tỉnh Lào Cai có 40/125 xã đặc biệt khó khăn cơ bản hoàn thành mục tiêu,
trong đó nổi bật là hai xã Tả Phời và Hợp Thành của TP Lào Cai tự nguyện rút khỏi
danh sách sớm nhất.
- Nhìn chung đến nay các xã 135 có những bước phát triển đáng kể trên 3 mặt:
+ Hạ tầng cơ sở được xây dựng làm thay dổi diện mạo nông thôn.
+ Sản xuất và đời sống của nhân dân được nâng cao dần. Tập quán canh tác một
vụ lưu cữu đã có sự hay đổi.
+ Số đông cán bộ cơ sở đã được nâng cao trình độ quản lý, phát huy tính năng
động dám chịu trách nhiệm.
Chương trình 135 giai đoạn II:
Hiện nay tỉnh Lào Cai đang tích cực triển khai giai đoạn II của chương trình
135. Qua kết quả rà soát,phân định 3 vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ
phát triển, tỉnh Lào Cai tiếp tục đề nghị Trung ương đầu tư theo chương trình 135 cho
101 xã và 200 thôn bản KV II.
Công tác tuyên truyền về Chương trình 135
- Công tác tuyên truyền đã được quan tâm sâu, rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Hình
thức đa dạng, phong phú như: biên tập các văn bản quy định, hướng dẫn của Trung
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ương, của tỉnh cấp phát đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, trên địa bàn toàn tỉnh.
Ngoài ra các phương tiện thông tin đại chúng như Báo, Đài phát thanh, Đài truyền
hình, các Bảng tin (Tuyên giáo, Dân vận, Dân tộc tỉnh uỷ, Xoá đói giảm nghèo, tin
nông nghiệp) của địa phương cũng luôn dành thời lượng đáng kể để đưa tin, tuyên
truyền về Chương trình 135, đồng thời tuyên truyền thông qua các lớp đào tạo tập
huấn. Đến nay phần lớn người dân, không chỉ ở những xã thuộc chương trình mà ở
các xã khác cũng biết về các nội dung Chương trình 135 giai đoạn II., hàng tháng
Báo Lào Cai có 2 số báo để đưa tin tuyên truyền. Ngoài ra cơ quan thường trực 135
tỉnh còn cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho các phóng viên; Thông tấn xã Việt
Nam, báo Dân tộc và Phát triển, để tham gia tuyên truyền việc triển khai thực hiện

Chương trình 135 trên địa bàn.
Hiệu quả của việc thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II
 Đánh giá chung
- Đây là chương trình đặc biệt quan trọng, là nguồn lực chủ yếu để phát triển
kinh tế - xã hội các xã 135 nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung. Sau 3 năm triển
khai thực hiện Chương trình đã đạt được kết quả to lớn góp phần đáng kể phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, đựơc các cấp, các ngành đánh giá: Chương trình đầu
tư đạt hiệu quả, Chương trình không có thất thoát, Chương trình hợp lòng dân, được
nhân dân ủng hộ cao, nhiều tổ chức quốc tế quan tâm tài trợ;
- Chương trình đã động viên, khai thác mọi nguồn lực tham gia thực hiện, quản
lý Chương trình, ngoài việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Chương trình,
việc lồng ghép các dự án trên địa bàn được thực hiện khá tốt;
- Các cơ quan được phân công đỡ đầu các xã ĐBKK đã hỗ trợ về vật chất cho
các xã, nhưng quan trọng hơn là giúp xã nắm được mục tiêu của Chương trình, biết
cách quản lý Chương trình;
- Cơ chế chính sách của Chính phủ và bộ ngành Trung ương cơ bản là kịp thời,
đầy đủ, rõ ràng.
- Tỉnh đã Ban hành văn bản quy định cụ thể, về quản lý sử dụng vốn đầu tư
trên địa bàn; các ngành có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể;
 Về công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện
- Trong công tác chỉ đạo luôn bám sát theo quy định, hướng dẫn của TW; chỉ
đạo triển khai thực hiện chương trình ở địa phương với tinh thần khẩn trương, đồng
bộ;
- Nguyên tắc chỉ đạo: huy động mọi nguồn lực, cũng như mọi lực lượng tham
gia thực hiện chương trình; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở;
Website: Email : Tel : 0918.775.368

×