Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Mạng cục bộ và giao thức điều khiển truy cập đường truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.88 KB, 2 trang )

Mạng cục bộ và giao thức điều khiển truy cập đường truyền

Mạng cục bộ và giao thức
điều khiển truy cập đường
truyền
Bởi:
Ngô Bá Hùng, Phạm Thế Phi

Mạng cục bộ và giao thức điều khiển truy cập đường truyền
Vì chỉ có một đường truyền vật lý trong mạng LAN, tại một thời điểm nào đó LAN chỉ
cho phép một thiết bị được sử dụng đường truyền để truyền tin. Nếu có hai máy tính
cùng gởi dữ liệu ở tại một thời điểm sẽ dẫn đến tình trạng đua tranh. Dữ liệu của hai
thiết bị này sẽ bị phủ lấp lẫn nhau, không sử dụng được. Vì thế cần có một cơ chế để giải
quyết sự cạnh tranh đường truyền giữa các thiết bị. Người ta gọi phương pháp giải quyết
cạnh tranh đường truyền giữa các thiết bị trong một mạng cục bộ là Giao thức điều
khiển truy cập đường truyền (Media Access Control Protocol hay MAC Protocol). Có
hai giao thức chính thường được dùng trong các mạng cục bộ là: Giao thức CSMA/CD
(Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection) và Token Passing.
Trong các mạng sử dụng giao thức CSMA/CD như Ethernet chẳng hạn, các thiết bị
mạng tranh nhau sử dụng đường truyền. Khi một thiết bị muốn truyền tin, nó phải lắng
nghe xem có thiết bị nào đang sử dụng đường truyền hay không. Nếu đường truyền đang
rãnh, nó sẽ truyền dữ liệu lên đường truyền. Trong quá trình truyền tải, nó đồng thời
lắng nghe, nhận lại các dữ liệu mà nó đã gởi đi để xem có sự đụng độ với dữ liệu của các
thiết bị khác hay không. Một cuộc đụng độ xảy ra nếu cả hai thiết bị cùng truyền dữ liệu
một cách đồng thời. Khi đụng độ xảy ra, mỗi thiết bị sẽ tạm dừng một khoản thời gian
ngẫu nhiên nào đó trước khi thực hiện truyền lại dữ liệu bị đụng độ. Khi mạng càng bận
rộn thì tần suất đụng độ càng cao. Hiệu suất của mạng giảm đi một cách nhanh chóng
khi số lượng các thiết bị nối kết vào mạng tăng lên.
Trong các mạng sử dụng giao thức Token-passing như Token Ring hay FDDI, một gói
tin đặc biệt có tên là thẻ bài (Token) được chuyển vòng quanh mạng từ thiết bị này đến
thiết bị kia. Khi một thiết bị muốn truyền tải thông tin, nó phải đợi cho đến khi có được


token. Khi việc truyền tải dữ liệu hoàn thành, token được chuyển sang cho thiết bị kế
tiếp. Nhờ đó đường truyền có thể được sử dụng bởi các thiết bị khác. Tiện lợi lớn nhất
1/2


Mạng cục bộ và giao thức điều khiển truy cập đường truyền

của mạng Token-passing là ta có thể xác định được khoản thời gian tối đa một thiết bị
phải chờ để có được đường truyền và gởi dữ liệu. Chính vì thế mạng Token-passing
thường được sử dụng trong các môi trường thời gian thực, như điều khiển thiết bị công
nghiệp, nơi mà thời gian từ lúc phát ra một tín hiệu điều khiển cho đến khi thiết bị nhận
được tín hiệu luôn đảm bảo phải nhỏ hơn một hằng số cho trước.

2/2



×