Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích tác động củakhoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, TỉnhSóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.41 KB, 10 trang )

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong tất cả các ngành sản xuất thì ngành sản xuất nông nghiệp là có thu nhập
thấp nhất, sự phát triển của trồng trọt tất yếu sẽ nâng cao mức sống của người dân. Do
đó, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật là phương pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Có thể thấy rằng phân tích việc áp dụng khoa học kỹ thuật trở thành là một
trong những vấn đề cần thiết hiện nay nên em đã chọn đề tài “Phân tích tác động của
khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh
Sóc Trăng”.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mô tả thực trạng sản xuất của nông hộ liên quan các nguồn lực sẵn có.
- Phân tích sự lựa chọn áp dụng khoa học kỹ thuật mới của nông hộ.
- Nhận định và phân tích chính sách liên quan đến việc hỗ trợ ứng dụng KTM.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ đối với việc áp dụng KHKT mới.
- Đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạn chế
trong quá trình triển khai và ứng dụng kỹ thuật đối với nông hộ sản xuất.
III. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
HỘ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Thực trạng sản xuất và hoạt động kinh doanh tại vùng nghiên cứu liên quan
đến nguồn lực sẵn có của nông hộ chủ yếu tập trung vào bốn nguồn lực chủ yếu sau:
- Nguồn lực lao động.
- Nguồn lực vốn đầu tư cho sản xuất lúa.
- Nguồn lực đất đai canh tác.
- Nguồn lực kỹ thuật sản xuất.
1. Nguồn lực lao động
Để nghiên cứu về quá trình sản xuất của các nông hộ chúng ta tiến hành xem
xét các vấn đề: số nhân khẩu, số lao động trực tiếp, trình độ văn hóa.
1.1. Số nhân khẩu
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng số nhân khẩu của các nông hộ trung bình là
5 người. Trong đó, số nhân khẩu cao nhất là 12 người (2,5%), thấp nhất là 1 người
(2,5%) và đa số các hộ có khoảng 4 người (35%) đến 5 người (22,5%).



1


Bảng: Tỷ lệ phần trăm (%) số nhân khẩu của hộ
Số nhân khẩu
Số hộ
Phần trăm (%)
Dưới 4 người
2
5,0
Từ 4 người đến 6 người
29
72,5
Trên 6 người
9
22,5
Tổng
40
100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Qua đó cho thấy, các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu thì tổng số người trong
một gia đình là trung bình, không có đông con, đa số là từ 4 đến 6 người (72,5%).
Điều đó cho thấy người dân tại đây đã từng bước áp dụng triệt để chính sách “kế
hoạch hóa gia đình” do xã, huyện đề ra.
1.2. Lao động trực tiếp tham gia sản xuất
Đặc điểm của ngành là không đòi hỏi số lao động có trình độ kỹ thuật cao, mà
các thành viên trong gia đình có thể thay phiên nhau tham gia vào sản xuất.
Bảng: Lao động gia đình tham gia sản xuất lúa
Lao động tham gia sản xuất

Số hộ
Phần trăm (%)
Dưới 3 người
22
55
Từ 3 người đến 5 người
12
30
Trên 5 người
6
15
Tổng
40
100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì số lao động tham gia trực tiếp vào
quá trình sản xuất trung bình là 3 người. Trong đó cao nhất là 9 người (2,5%), thấp
nhất là 1 người (7,5%) và đa số có lao động trực tiếp là dưới 3 người (55%). Điều này
cho thấy là trong sản xuất lúa không cần nhiều lao động tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất (chỉ cần nhiều lao động ở giai đoạn chuẩn bị đất và thu hoạch lúa).
1.3. Trình độ học vấn của nông hộ
Bảng: Trình độ văn hoá
Trình độ văn hóa

Số hộ

Phần trăm (%)

Không đi học
4

10,0
Học cấp 1
15
37,5
Học cấp 2
17
42,5
Học cấp 3
3
7,5
Cao đẳng/Đại học
1
2,5
Tổng
40
100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
2


Trình độ văn hoá của các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu là không cao, đa số
người dân chỉ học đến cấp 1 và cấp 2 là không học tiếp. Qua đó nó cũng phản ánh rằng
khả năng tiếp thu các kiến thức về khoa học kỹ thuật mới của nông dân cũng còn nhiều
hạn chế.
2. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất lúa
2.1. Nhu cầu về vốn
Bảng: Nhu cầu vốn sản xuất của nông hộ trong một vụ trên một công
Nhu cầu về vốn sản xuất

Sô hộ


Phần trăm (%)

Dưới 0,4 triệu
9
22,5
Từ 0,4 đến 0,5 triệu
15
37,5
Từ 0,5 đến 0,6 triệu
7
17,5
Từ 0,6 đến 0,7 triệu
4
10,0
Từ 0,7 đến 0,8 triệu
3
7,5
Trên 0,8 triệu
2
5,0
Tổng
40
100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì nguồn vốn cần để sản xuất thì không
nhiều bằng các ngành nghề khác. Tuy nhiên để sản xuất có hiệu quả cao thì họ cũng
cần phải có một số vốn đủ để chăm sóc cho đồng ruộng của họ. Các hộ khác nhau thì
có nhu cầu về vốn khác nhau, những hộ có điều kiện kinh tế khá thì họ có nhu cầu vốn
nhiều để đầu tư, chăm sóc cho cây lúa tốt hơn, những hộ không có điều kiện kinh tế thì

họ chỉ cần một số vốn vừa đủ để mua các nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất
lúa như: mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu…
Sản xuất lúa không cần nguồn vốn nhiều như những ngành nghề khác, để
chăm sóc tốt cho ruộng lúa của mình thì chỉ cần nguồn vốn dưới 1.000.000 đồng/công.
2.2. Nhu cầu về vay vốn
Trong quá trình sản xuất thì bên cạnh những hộ có đủ điều kiện về vốn thì
cũng còn có những hộ không có đủ khả năng về vốn để chăm sóc tốt cho đồng ruộng
của mình, do đó họ phải đi vay để bổ sung vào nguồn vốn còn thiếu.
- Về số lượng vay: hầu như các nông hộ thường vay với số lượng không nhiều
chỉ có hai hộ là vay với số lượng nhiều (10.000.000 đồng và 20.000.000 đồng) vì hai
hộ này có diện tích đất nhiều (khoảng 20 công đất).
- Về các tổ chức cho vay: chủ yếu vay của ngân hàng Nông Nghiệp (10%) với
số lượng vay cao nhất là 20.000.000 đồng và thấp nhất là 2.000.000 đồng trong một
3


lần vay, với lãi suất hàng tháng trung bình là 1,2% trong thời hạn cao nhất là 60 tháng
và thấp nhất là 4 tháng (tùy vào số tiền vay nhiều hay ít mà thời hạn trả là lâu hay
mau). Ngoài vay ở các ngân hàng thì nông hộ còn vay vốn ở những người quen trong
gia đình, họ hàng, làng xóm (chiếm 5%) với số tiền không nhiều và cũng tùy vào số
tiền vay mà thời hạn trả có thể lâu hay mau.
- Về điều kiện vay: Khi nông hộ vay ở các Ngân hàng thì họ phải thế chấp
bằng khoán đất của mình (ngân hàng cho vay theo diện tích đất bình quân cho vay
300.000 đồng/công). Vay của người quen thì nhiều khi không cần thế chấp bằng khoán
đất và họ vay được đúng số tiền mà họ cần vay.
3. Nguồn lực đất đai canh tác
Bảng: Diện tích đất trồng lúa của nông hộ
Diện tích đất
Số hộ
Phần trăm (%)

Dưới 5 công
5
12,5
Từ 5 công đến 10 công
18
45,0
Từ 10 công đên 15 công
6
15,0
Từ 15 công đến 20 công
5
12,5
Trên 20 công
6
15,0
Tổng
40
100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Tổng diện tích trồng lúa của các hộ tương đối nhiều, định hướng tương lai của
họ cũng tiếp tục duy trì ngành nghề này và có phần phát triển mở rộng thêm qui mô
sản xuất (7 hộ là có diện tích đất tăng trong 5 năm gần đây), điều đó cho thấy rằng
trồng lúa là một ngành nghề truyền thống lâu dài của họ và họ không có ý định chuyển
sang làm nghề khác.
4. Kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
4.1. Năm kinh nghiệm
Bảng: Kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp
Năm kinh nghiệm
Số hộ
Phần trăm (%)

Dưới 10 năm
4
10,0
Từ 11 năm đến 20 năm
13
32,5
Từ 21 năm đến 30 năm
10
25,0
Từ 31 năm đến 40 năm
10
25,0
Trên 40 năm
3
7,5
Tổng
40
100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)

4


Nhìn chung các hộ đều có kinh nghiệm sản xuất trên 10 năm chiếm rất cao
(90%), điều này thể hiện rằng các nông hộ ở đây sống chủ yếu dựa vào nghề nông
(trồng lúa) là chủ yếu hầu như họ biết làm ruộng từ 15 tuổi nên đã tích lũy rất nhiều
năm kinh nghiệm.
4.2. Tham gia tập huấn kỹ thuật
Bảng: Tổng hợp các hộ tham gia tập huấn kỹ thuật
Số hộ

Phần trăm (%)
Có tham gia tập huấn
25
62,5
Không có tham gia tập huấn
15
37,5
Tổng
40
100
Các hộ không tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật là vì điều kiện đi lại còn
khó khăn và cũng một phần vì họ không có thời gian để đi dự các buổi tập huấn kỹ
thuật này vì nơi tổ chức xa chỗ ở của họ.
Do kinh phí không có đủ cho việc tổ chức các buổi tập huấn tại những nơi
thuộc vùng xa, vùng sâu nên không thể tránh khỏi tình trạng có một số hộ không tham
gia các buổi tập huấn.
4.3. Áp dụng mô hình sản xuất
Trong 40 hộ thì có 10 hộ là không áp dụng các mô hình sản xuất mới trong
việc sản xuất lúa (25%). Còn lại 30 hộ là có áp dụng các mô hình mới trong việc sản
xuất lúa (75%). Tùy vào điều kiện tự nhiên của từng hộ mà các hộ chọn các mô hình
khác nhau để áp dụng ngay tại đồng ruộng của mình.
Bảng: Tổng hợp các mô hình kỹ thuật mới được các hộ áp dụng
Số hộ
Mô hình giống mới
27
Mô hình IPM
18
Mô hình 3 giảm – 3 tăng
16
Mô hình khác

11
(Nguồn: Tổng hợp 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Trong các mô hình trên thì các nông hộ thường áp dụng nhiều nhất là mô hình
giống mới (27 hộ tương ứng 67,5%), để áp dụng được mô hình này các hộ không cần
đầu tư nhiều chỉ cần lựa chọn các loại giống mới trồng có năng suất cao để mua về
trồng là được. Ngoài ra, còn có các mô hình được áp dụng rộng rãi như mô hình IPM
(có 18 hộ tương ứng 45%), mô hình 3 giảm – 3 tăng (có 16 hộ tương ứng 40%) và các
mô hình KTM khác như: mô hình lúa – màu, mô hình lúa – thủy sản,… cũng được các
hộ áp dụng (có 11 hộ áp dụng tương ứng 27,5%).
5


IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ ĐỐI VỚI VIỆC ÁP
DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT MỚI
1. Tình hình sản xuất chung của các nông hộ
Trong những năm gần đây thì thói quen trồng 3 vụ lúa trong một năm của
người dân đã thay đổi họ chỉ trồng có 2 vụ trong một năm.
Bảng 23: Số vụ sản xuất trong năm
Số vụ sản xuất trong năm

Tần số

Phần trăm (%)

2 vụ
30
75,0
3 vụ
10
25,0

Tổng
40
100
(Nguồn: Tổng hợp từ 40 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Qua thực tế cho thấy, sở dĩ có xu hướng trồng 2 vụ trong một năm là vì:
+ Vụ Thu – Đông (tức vụ 3) các nông hộ làm không có hiệu quả cao, do
nguồn nước tưới tiêu không đáp ứng đủ, năng suất thấp.
+ Trồng màu hoặc nuôi thủy sản để thay thế vụ lúa thứ 3, như vậy vừa tăng
thêm thu nhập cho nông hộ vừa cải thiện độ màu mỡ của đất
3. Đối với hộ áp dụng khoa học kỹ thuật mới
3.1. Áp dụng mô hình giống mới
Mô hình này được người dân ở đây bắt đầu áp dụng từ năm 1999 và cho đến
nay thì ngày càng có nhiều hộ áp dụng vì mô hình này là một mô hình dễ áp dụng
nhất.
Bảng: So sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mô hình GM
Chênh lệch sau/trước
khi áp dụng
ĐVT
Trước khi Sau khi áp
Tương đối
Tuyệt đối
áp dụng
dụng
(%)
Đồng/công
658.705
563.455
-95.250
-14,46
Đồng/công

1.276.123 1.736.781 460.658
36,10
Đồng/công
617.419 1.173.326 555.907
90,04
Lần
1,94
3,08
1,14
58,76
Lần
0,94
2,08
1,14
121,28
Lần
0,48
0,68
0,2
41,67
Ngày
40
34
-6
-15,00
Đồng/công/NC
15.435
34.510
19.075
123,58

Đồng/công/NC
31.903
51.082
19.179
60,12
Đồng/công/ngày
5.880
12.351
6.471
110,04
(Nguồn: Tổng hợp từ 27 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Giá trị trung bình

Khoản mục
Tổng chi phí
Thu nhập
Thu nhập ròng
TN/CP
TNR/CP
TNR/TN
Ngày công (NC)
TNR/NC
TN/NC
TNR/ngày

6


Trước khi áp dụng mô hình giống mới thì bình quân 1 vụ kéo dài trung bình
105 ngày, còn sau khi áp dụng thì 1 vụ kéo dài khoảng 95 ngày.

Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra cho 1 công thì nông hộ thu về 3,08 đồng
thu nhập (tăng 58,76%) và 2,08 đồng thu nhập ròng (tăng 121,28%).
Với 1 đồng thu nhập thì sẽ mang lại cho nông dân 0,68 đồng thu nhập ròng
(tăng 41,67%).
Tổng ngày công lao động cho đồng ruộng giảm 6 ngày so với trước khi áp
dụng mô hình này (giảm 15%).
Với 1 ngày làm việc của nông dân (ngày công) sẽ mang lại thu nhập là 51.082
đồng/công (tăng 60,12%) và mang lại 34.510 đồng/công thu nhập ròng (tăng
123,58%). Một vụ là 95 ngày, nếu tính cho một ngày thì người dân thu được 12.351
đồng/công thu nhập ròng (tăng 110,04%)
Các tỷ số đều tăng lên đáng kể điều này thể hiện là việc áp dụng mô hình
giống mới của các nông hộ đạt hiệu quả cao. Do đó, thu nhập ròng của các nông hộ
cũng được cải thiện đáng kể (tăng trên 110%).
3.2. Áp dụng mô hình IPM
Mô hình IPM đã và đang được các hộ nông dân áp dụng rộng rãi. Mô hình này
được người dân ở đây bắt đầu áp dụng từ năm 1991 và cho đến nay thì ngày càng có
nhiều hộ áp dụng vì mô hình này là một mô hình tương đối dễ áp dụng.
Bảng: So sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mô hình IPM
Chênh lệch sau/trước
khi áp dụng
Khoản mục
ĐVT
Trước khi Sau khi áp
Tương đối
Tuyệt đối
áp dụng
dụng
(%)
Tổng chi phí
Đồng/công

652.029
543.018 -109.011
-16,72
TN
Đồng/công
1.314.739 1.869.843 555.104
42,22
TNR
Đồng/công
662.709 1.326.825 664.116
100,21
TN/CP
Lần
2,02
3,44
1,42
70,42
TNR/CP
Lần
1,02
2,44
1,42
139,71
TNR/TN
Lần
0,50
0,71
0,21
40,77
NC

Ngày
44
34
-10
-22,73
TNR/NC
Đồng/công/NC
15.062
39.024
239.62
159,09
TN/NC
Đồng/công/NC
29.880
54.995
25.115
84,05
TNR/ngày
Đồng/công/ngày
6.312
13.268
6.956
110,21
(Nguồn: Tổng hợp từ 18 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Giá trị trung bình

Trước khi áp dụng mô hình IPM thì bình quân 1 vụ kéo dài trung bình 105
ngày, còn sau khi áp dụng thì 1 vụ kéo dài khoảng 100 ngày.
7



Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra cho 1 công thì nông hộ thu về 3,44 đồng
thu nhập (tăng 70,42%) và 2,44 đồng thu nhập ròng (tăng 139,71%)
Với 1 đồng thu nhập thì sẽ mang lại cho nông dân 0,71 đồng thu nhập ròng
(tăng 40,77%).
Tổng ngày công lao động cho đồng ruộng giảm 10 ngày so với trước khi áp
dụng mô hình này (giảm 22,73%).
Với 1 ngày làm việc của nông dân (ngày công) sẽ mang lại thu nhập là 54.995
đồng/công (tăng 84,05%) và mang lại 39.024 đồng/công thu nhập ròng (tăng
159,09%). Một vụ là 100 ngày, nếu tính cho một ngày thì người dân thu được 13.268
đồng/công thu nhập ròng (tăng 110,21%).
Các tỷ số đều tăng lên đáng kể điều này thể hiện là việc áp dụng mô hình IPM
của các nông hộ đạt hiệu quả cao. Do đó, thu nhập ròng của các nông hộ cũng được cải
thiện đáng kể (tăng trên 110% so với trước).
3.3. Áp dụng mô hình 3 giảm – 3 tăng
Mô hình 3 giảm – 3 tăng hiện nay được các hộ nông dân áp dụng rộng rãi. Có
16 hộ là hiện đang áp dụng mô hình này (chiếm 45%). Mô hình này được người dân ở
đây bắt đầu áp dụng rộng rãi từ năm 2000 (mô hình này tương đối mới với các nông
hộ).
Bảng: So sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mô hình
3 giảm – 3 tăng
Chênh lệch sau/trước
khi áp dụng
ĐVT
Trước khi Sau khi áp
Tương
Tuyệt đối
áp dụng
dụng
đối (%)

Đồng/công
641.354
533.464 -107.890
-16,82
Đồng/công
1.269.456 1.760.045
490.589
38,65
Đồng/công
628.101 1.226.582
598.481
95,28
Lần
1,98
3,30
1,32
66,69
Lần
0,98
2,30
1,32
134,78
Lần
0,49
0,70
0,21
40,85
Ngày
46
40

-6
-13,04
Đồng/công/NC
13.654
30.665
17.010
124,58
Đồng/công/NC
27.597
44.001
16.404
59,44
Đồng/công/ngày
5.982
12.266
6.284
105,05
(Nguồn: Tổng hợp 16 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Giá trị trung bình

Khoản mục
Tổng chi phí
Thu nhập
Thu nhập ròng
TN/CP
TNR/CP
TNR/TN
Ngày công (NC)
TNR/NC
TN/NC

TNR/ngày

Trước khi áp dụng mô hình 3 giảm – 3 tăng thì bình quân 1 vụ kéo dài trung
bình 105 ngày, còn sau khi áp dụng thì 1 vụ kéo dài khoảng 100 ngày.
8


Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra cho 1 công thì nông hộ thu về 3,30 đồng
thu nhập (tăng 66,69%) và 2,30 đồng thu nhập ròng (tăng 134,78%).
Với 1 đồng thu nhập thì sẽ mang lại cho nông dân 0,70 đồng thu nhập ròng
(tăng 40,85%).
Tổng ngày công lao động cho đồng ruộng giảm 6 ngày so với trước khi áp
dụng mô hình này (giảm 13,04%).
Với 1 ngày làm việc của nông dân (ngày công) sẽ mang lại thu nhập là 44.001
đồng/công (tăng 59,44%) và mang lại 30.665 đồng/công thu nhập ròng (tăng
124,58%). Một vụ là 100 ngày, nếu tính cho một ngày thì người dân thu được 12.266
đồng/công thu nhập ròng (tăng 105,05%).
Các tỷ số đều tăng lên đáng kể điều này thể hiện là việc áp dụng mô hình 3
giảm – 3 tăng của các nông hộ đạt hiệu quả cao. Do đó, thu nhập ròng của các nông hộ
cũng được cải thiện đáng kể (tăng trên 100%).
3.4. Áp dụng các mô hình kỹ thuật mới khác
Mô hình mới khác bao gồm: mô hình lúa – thủy sản, lúa – màu, sử dụng bảng
so màu lá lúa. Các mô hình này được người dân ở đây bắt đầu áp dụng từ năm 2003
(mô hình này tương đối mới với các nông hộ) và cho đến nay thì chưa có nhiều hộ áp
dụng vì các mô hình này hiện nay chưa có mở nhiều lớp tập huấn cho bà con.
Bảng: So sánh các tỷ số tài chính trước và sau khi áp dụng mô hình
KHKT mới khác
Chênh lệch sau/trước
khi áp dụng
Khoản mục

ĐVT
Trước khi Sau khi áp
Tương
Tuyệt đối
áp dụng
dụng
đối (%)
Tổng chi phí
Đồng/công
615.872
508.111 -107.761
-17,50
Thu nhập
Đồng/công
1.204.950 1.948.796 743.846
61,73
Thu nhập ròng
Đồng/công
589.078 1.440.685 851.607
144,57
TN/CP
Lần
1,96
3,84
1,88
96,03
TNR/CP
Lần
0,96
2,84

1,88
196,43
TNR/TN
Lần
0,49
0,74
0,25
51,22
Ngày công (NC)
Ngày
46
36
-10
-21,74
TNR/NC
Đồng/công/NC
12.806
40.019
27.213
212,50
TN/NC
Đồng/công/NC
26.195
54.133
27.939
106,66
TNR/ngày
Đồng/công/ngày
5.610
14.407

8.797
156,79
(Nguồn: Tổng hợp 11 mẫu phỏng vấn nông hộ)
Giá trị trung bình

9


Trước khi áp dụng mô hình khoa học kỹ thuật mới khác thì bình quân 1 vụ kéo
dài trung bình 105 ngày, còn sau khi áp dụng thì 1 vụ kéo dài khoảng 100 ngày.
Với 1 đồng chi phí người dân bỏ ra cho 1 công thì nông hộ thu về 3,84 đồng
thu nhập (tăng 96,03%) và 2,84 đồng thu nhập ròng (tăng 196,43%).
Với 1 đồng thu nhập thì sẽ mang lại cho nông dân 0,74 đồng thu nhập ròng
(tăng 51,22%).
Tổng ngày công lao động cho đồng ruộng giảm 10 ngày so với trước khi áp
dụng mô hình này (giảm 21,74%).
Với 1 ngày làm việc của nông dân (ngày công) sẽ mang lại thu nhập là 54.133
đồng/công (tăng 106,66%) và mang lại 40.019 đồng/công thu nhập ròng (tăng
212,50%). Một vụ là 100 ngày, nếu tính cho một ngày thì người dân thu được 14.407
đồng/công thu nhập ròng (tăng 156,79%).
Các tỷ số đều tăng lên đáng kể điều này thể hiện là việc áp dụng mô hình khoa
học kỹ thuật mới khác của các nông hộ đạt hiệu quả rất cao. Do đó, thu nhập ròng của
các nông hộ cũng được cải thiện đáng kể (tăng trên 156%).
5. Nhận xét chung
Qua việc xét các mô hình mới mà người nông dân áp dụng hiện nay thì hầu hết
các mô hình có sự tăng lợi nhuận đáng kể, sở dĩ có sự tăng đột biến như trên là do các
nguyên nhân sau:
+ Khoảng thời gian trước và sau khi áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong
sản xuất nông nghiệp thì cách nhau khá lâu (trung bình từ 3 – 5 năm) nên tình hình thị
trường trước đó không giống như hiện tại.

+ Năng suất tăng cao (do áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong canh tác).
+ Giá bán tăng cao hơn nhiều so với những năm trước đây (do sự tác động của
thị trường).
+ Các chi phí đầu vào giảm nhiều (do áp dụng KHKT mới vào trong canh tác).
+ Do các giống mới trồng với một thời gian ngắn hơn nhiều so với giống cũ
nên tính trên một ngày công thì thu nhập và thu nhập ròng tăng cao.

10



×