Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO LƯU LƯỢNG MỨC NƯỚC ÁP SUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.52 KB, 26 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ
ĐO LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT
MÃ SỐ QT-10-41
(Sửa đổi lần thứ II)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3770 /QĐ-PPC-KT
ngày 14 tháng 10 năm 2009)

Hải Dương, tháng 10 năm 2009


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
2 / 26



Ngày hiệu lực: /
9/2009

NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI:

1. Phó Tổng Giám đốc sản xuất
2. Phòng kỹ thuật
3. Phân xưởng Vận hành I
4. Lưu trữ phòng kỹ thuật
5. Lưu phân xưởng Vận hành Điện -Kiểm nhiệt
6. Văn phòng
7. Trưởng các đơn vị và bộ phận có liên quan









CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: PHÂN XƯỞNG VẬN HÀNH ĐIỆN -KIỂM NHIỆT
NGƯỜI LẬP

NGƯỜI KIỂM TRA

Chữ ký :

Chữ ký :


Họ và tên : Phạm Đình Cơ

Họ và tên : Nguyễn Văn Nhất
Chức vụ : Quản đốc VH Điện-KN

Chức vụ : KTV- PX VH Đ-KN

Chữ ký :

Họ và tên :
Nguyễn Văn Thuỷ
Chức vụ : Trưởng phòng kỹ thuật
THAM GIA XEM XÉT:

NGƯỜI DUYỆT:

Phòng kỹ thuật

Chữ ký:

Họ và tên : Vũ Xuân Cường
Chức vụ :
P. Tổng Giám đốc
TÓM TẮT SỬA ĐỔI
LẦN SỬA
NGÀY SỬA

TÓM TẮT NỘI DUNG SỬA ĐỔI



CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
3 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

Lần 1
Lần 2

04/2005
09/2009

Bổ sung và chỉnh sửa

Bổ sung và chỉnh sửa

MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

Mục đích

4

2

Phạm vi sử dụng

4

3

Các tài liệu có liên quan

4

4

Định nghĩa


4

5

Trách nhiệm

4

6

Nội dung quy trình

5

6.1

Những quy định chung

5

6.2

Khái niệm chung về đo áp lực, lưu lượng, mức nước của
chất lỏng, hơi, chất khí.

5

6.3


Thuyết minh kỹ thuật và hướng dẫn vận hành các đát trích
và các đồng hồ nhị thứ đo mức nước lưu lượng và áp suất sử
dụng ở dây chuyền I Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.

8

6.4

Bảo dưỡng, vận hành thiết bị đo lường

18

6.5

Các biện pháp an toàn khi vận hành thiết bị đo lường

20

6.6

Cấp điện cho các Panel lắp đặt thiết bị đo lường

23

6.7

Vị trí các đồng hồ ở các Panel của các khối

24


7.

Hồ sơ lưu

24

8.

Phụ lục

24


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02

4 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

1. MỤC ĐÍCH
1.1. Để phù hợp đáp ứng được những tiến bộ kỹ thuật và thiết bị mới,
công nghệ mới đưa vào sản xuất, thay thế thiết bị cũ nên phải soạn thảo bổ
sung quy trình cho phù hợp công nghệ mới, thiết bị mới.
1.2. Cắt bớt, loại bỏ những phần quy trình mà công nghệ đã bỏ không sử
dụng tới, hoặc đã được thay thế thiết bị công nghệ mới.
1.3. Chuyển đổi các cụm từ, câu chữ, niên hiệu cho phù hợp với mô hình
quản lý kinh tế mới của Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt và Công ty
cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
1.4. Chỉnh sửa một số câu chữ, nội dung để tăng thêm tính chặt chẽ, dễ
hiểu; bổ sung thêm một số nội dung cho quy trình.
2. PHẠM VI SỬ DỤNG
2.1. Quy trình này áp dụng bắt buộc đối với các phân xưởng, phòng ban,
các cá nhân trong Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại khi tiến hành các công
việc tại thiết bị liên quan đến các thiết bị đo lưu lượng, mức chất lỏng, áp suất
trong dây chuyền I mà Phân xưởng Vận hành Điện-Kiểm nhiệt và Phân
xưởng Vận hành 1 quản lý
2.2. Quy trình này cũng áp dụng bắt buộc đối với các đơn vị bên ngoài
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đến thực hiện các công việc tại thiết bị
liên quan đến các hệ thống đo lưu lượng mức chất lỏng, áp suất thuộc dây
chuyền I
3. CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- TCVN ISO 9001: 2000;
- Sổ tay chất lượng;
- Dựa vào quy trình tái xuất bản tháng 1 năm 2003



CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
5 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

- Quy định thể thức trình bày văn bản trong Công ty cổ phần nhiệt điện
Phả Lại mã số QĐ-01-01 ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Công ty
cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
4. ĐỊNH NGHĨA (Không áp dụng)
5. TRÁCH NHIỆM
Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật, Quản đốc, Phó Quản đốc, Kỹ thuật viên

phân xưởng Vận hành Điện-Kiểm nhiệt và Vận hành 1 phải nắm vững, đôn
đốc công nhân trong đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này.
Trưởng, Phó phòng kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật an toàn của Công ty cùng
cán bộ kỹ thuật, phòng kỹ thuật phụ trách khối lò hơi và tua bin phải nắm
vững, đôn đốc chỉ đạo công nhân, kiểm tra thực hiện.
Trưởng ca thuộc dây chuyền 1, Trưởng kíp Phân xưởng Vận hành Điện
-Kiểm nhiệt và Phân xưởng Vận hành 1 phải nắm vững chỉ đạo, đôn đốc và
bắt buộc các chức danh dưới quyền mình phải thực hiện nghiêm chỉnh quy
trình này.
6. NỘI DUNG QUY TRÌNH
6.1. Những quy định chung
Bản quy trình này dùng cho nhân viên vận hành của phân xưởng vận
hành Điện – Kiểm nhiệt và nhân viên sửa chữa đồng hồ đo lường PGH đồng
thời cũng dùng cho nhân viên vận hành của phân xưởng vận hành I. Trong
quy trình này xác định rõ trách nhiệm cho nhân viên vận hành của phân
xưởng vận hành Điện –Kiểm nhiệt và nhân viên sửa chữa đồng hồ đo lường
PGH khi vận hành bảo dưỡng kiểm tra các đồng hồ đo lường để đo lưu lượng,
mức nước và áp lực. Đồng thời cũng nêu các khái niệm chung về đo lưu
lượng, mức nước và áp lực. Liệt kê tất cả các đồng hồ nhị thứ các loại đát
trích áp kế.
Thuyết minh các đặc tính của chúng và nguyên lý hoạt động của các loại
đồng hồ này hoặc loại khác, trình tự đóng điện, hiệu chỉnh và kiểm tra.
Hướng dẫn phương pháp vận hành các đồng hồ đo lường và các biện pháp an
toàn khi vận hành chúng cơ cấu cấp điện cho các tủ bảng phòng điều khiển


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-


Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
6 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

khối. Hợp bộ bản quy trình này còn có các sơ đồ và phụ lục kèm theo nêu rõ
việc bố trí các đồng hồ trên các tủ bảng, bố trí các giá đỡ đát trích có liên
quan đến sơ đồ thiết bị phân bố các đát trích trên các giá đỡ chỉ rõ số liệu mã
hiệu và thông số của môi trường cần đo.
6.2. Khái niệm chung về đo áp lực, lưu lượng, mức nước của chất
lỏng, hơi, chất khí.
6.2.1. Khái niệm chung và đơn vị đo áp suất.
Áp suất được sử dụng rộng rãi nên cần phải sử dụng nhiều phương tiện
khác nhau về nguyên lý làm việc để đo áp suất và độ chêch áp, áp suất được
phân chia là áp suất tuyệt đối và chân không. Áp suất tuyệt đối cần hiểu trong
trường hợp khi ảnh hưởng của áp suất khí quyển không thể bỏ qua được. Khi
kiểm tra các quá trình công nghệ đại bộ phận các trường hợp ta đo áp suất dư

và chân không, hoặc đo hiệu áp.
Về thuật ngữ “Áp suất tuyệt đối” nên hiểu là áp suất toàn phần của chất
lỏng, chất khí hay của hơi nước, áp suất tuyệt đối bằng tổng số của áp suất dư
Pi và áp suất khí quyển Pa.
P = Pi + Pa
Từ phương trình đó Pi = Pa - P
Đồng hồ đo áp suất khí quyển gọi là barômét hay phong vũ biểu, đồng
hồ để đo áp suất tuyệt đối gọi là áp kế tuyệt đối.
Đồng hồ đo áp suất và chân không tương ứng gọi là áp kế dư và chân
không kế. Đồng hồ đo áp suất dư nhỏ (ví dụ như áp suất không khí đưa vào
buồng đốt) và sức hút của khói (ví dụ trên đường khói của lò) gọi là áp kế và
đồng hồ đo sức hút (trong tiếng Việt vẫn gọi là chân không). Đồng hồ sử
dụng để đo cả chân không và áp suất dư gọi là áp kế chân không, còn để đo áp
suất nhỏ và sức hút của khí cũng gọi là áp kế chân không. Đồng hồ dùng để
đo hiệu áp gọi là áp kế vi sai (vi áp kế ).
Đơn vị áp suất theo đơn vị quốc tế SI là Pa (Pascan). Pa là áp suất của
lực 1N (Niu tơn) tác dụng lên diện tích là 1 m2 (N/m2). Người ta cũng sử dụng


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO

LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
7 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

đơn vị áp lực là Mili mét cột nước (mm H20) hoặc Mili mét thuỷ ngân (mm
Hg).
Khi đồng hồ dùng chất lỏng có mặt phân cách nhìn thấy được trong
nhiều trường hợp đồng hồ dược khắc độ theo đơn vị áp suất là: kilôgam lực
trên mét vuông Kg/m2 (hoặc xăng ti mét vuông Kg/cm2).
6.2.2. Đo lưu lượng và khối lượng chất lỏng, chất khí, hơi nước.
Số lượng vật chất thường thể hiện theo đơn vị thể tích và khối lượng.
Đơn vị thể tích là mét khối (m 3) và lít (l), còn khối lượng là kilôgam (kg) và
tấn (T).
Đồng hồ đo lượng vật chất chảy qua một tiết diện đường ống cho trước
trong khoảng thời gian nào đó gọi là công tơ (hay điếm lưu lượng). Khi đó
lượng vật chất được xác định là hiệu số của hai chỉ số liên tiếp của công tơ ở
đầu và cuối thời gian đó.
Đồng hồ đo lưu lượng, tức là lượng vật chất đi qua một tiết diện đường
ống cho trước trong một đơn vị thời gian giờ (h) gọi là lưu lượng kế. Nếu như
đồng hồ có lắp thêm thiết bị tích phân cùng với công tơ để cùng một lúc đo
lưu lượng và lượng vật chất thì được gọi là lưu lượng kế có công tơ (máy
đếm). Lưu lượng thể tích ký hiệu là Q0 và lưu lượng khối lượng ký hiệu là
QM và thể hiện theo các đơn vị sau : m3/sec, m3/h, lít/h, kg/h và T/h. Cho

phép sử dụng các đơn vị thể tích hay khối lượng theo phút. Một trong các
phương pháp hay dùng nhất để đo lưu lượng chất lỏng, khí, hơi trong đường
ống là phương pháp đo chênh áp ở màng tiết lưu (màng đo lưu lượng). Màng
tiết lưu thực hiện chức năng là bộ biến đổi sơ cấp. Độ chênh áp đo màng tiết
lưu tạo lên là chỉ số đo lưu lượng vật chất. Lưu lượng càng lớn thì độ chênh
áp ở màng tiết lưu càng lớn. Đo độ chênh áp đó bằng vi áp kế xác định được
trị số của lưu lượng vật chất. Màng tiết lưu sử dụng rộng rãi màng ngăn, vòi
phun và ống Ven tu ri.
6.2.3. Đo mức chất lỏng.
Đo mức chất lỏng giữ một vai trò quan trọng trong việc vận hành nhà
máy điện. Việc đo mức chất lỏng đặc biệt cần thiết khi giữ mức cố định nào
đó như mức trong bể chứa ở máy móc và các thiết bị khác có liên quan đến


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:


Lần sửa đổi: Lần 02
8 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

điều kiện làm việc an toàn của thiết bị. Đồng hồ đo mức chất lỏng dùng để
giữ chất lỏng ở mức không đổi thì có thang đo cả hai phía. Đồng hồ đo mức
chất lỏng ở trong các bình, bể và các thiết bị khác thì có thang đo một phía.
Đồng hồ đo mức chất lỏng dùng để giữ chất lỏng ở mức không đổi trong giới
hạn nhất định được trang bị thiết bị phát tín hiệu sự dao động mức khỏi giới
hạn của đối tượng đó. Để đo từ xa mức chất lỏng dưới áp lực khí quyển, chân
không hay có áp suất dư người ta sử dụng phương pháp đo hiệu áp suất nhỏ vi
áp kế. Hiệu áp suất tạo ra nên nhờ các bình cân bằng.
Bảng kê các thiết bị đo lường mức lưu lượng và áp suất sử dụng ở dây
chuyền 1 Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
1. KПД1 –501.

9.KCД2–056.

16. KПД1 –510.

2. KПД1 –503.

10.KCД2–052.

17. HP –51.

3. KCД1 –003.


11.ДM–23573.

4. KCД1–002.

12. ДM–23574

18.MЭД –
22364.

5. KCД1–001.

13. ДM–3583.

19. MЭД–
22364.

6 . KПД1–517.

14 . ДKO–3702.

20.ЭKM.

7 . KПД1–504.

15 . ДCC–712H..

21. MTП.

8 . KПД1–502.


22. OБM

6.3. Thuyết minh kỹ thuật và hướng dẫn vận hành các đát trích và
các đồng hồ nhị thứ đo mức nước lưu lượng và áp suất sử dụng ở dây
chuyền I Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.
6.3.1. Áp kế vi phân kiểu màng loại ДM lắp lẫn được.
Áp kế vi phân kiểu màng loại ДM lắp lẫn được (Tiếp sau chỉ dùng từ “Vi
áp kế”) loại 23573, 23574, 23582 là bộ biến đổi đo lường tĩnh tại đó biến đổi
độ chênh áp của hệ thống đồng hồ và đưa ra tín hiệu quy chuẩn xoay chiều,
trên cơ sở sự thay đổi độ cảm ứng. Các vi áp kế sử dụng để đo lưu lượng chất
lỏng, chất khí hay hơi theo phương pháp thay đổi độ dãn ở mảng tiết lưu thì


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02

9 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

gọi là lưu lượng kế. Để đo độ chênh lệch áp của áp suất chân không hay áp
lực dư thì gọi là chênh áp kế. Để đo mức chất lỏng dưới áp suất khí quyển, áp
suất dư hay chân không thì gọi là đồng hồ đo mức. Các vi áp kế sử dụng làm
việc đồng bộ với đồng hồ nhị thứ kiểu biến áp vi sai.
Tính chất thay đổi lẫn nhau của đồng hồ đảm bảo khả năng cho đồng hồ
nhị thứ cũng làm việc với một số vi áp kế khi định kỳ chuyển đổi các điểm
đo, đồng thời đảm bảo nhanh chóng thay những đồng hồ bị hỏng mà không
phải chỉnh định lại cho hợp bộ. Môi chất đo cần phải không hại đối với các
vật liệu tiếp xúc trực tiếp, vi áp kế chỉ làm việc ở chỗ an toàn về cháy nổ. Giới
hạn áp suất dư cho phép làm việc đối với vi áp kế mô đen 23573 là 6,3 MPa;
mô đen 23574 là 16 MPa và 25Mpa; mô đen 23582 là 63 Mpa.
Nguồn cấp cho cuộn dây nhất thứ của bộ biến đổi biến áp vi sai của vi áp
kế lấy từ thiết bị nhị thứ điện áp xoay chiều U = 24 ÷ 36 V, dòng I = 125 mA,
tần số 50Hz. Tín hiệu ra của vi áp kế là độ cảm ứng giữa mạch thứ cấp và sơ
cấp của bộ biến đổi biến áp vi sai, phụ thuộc vào giá trị chênh áp cần đo. Khi
độ chênh áp cần đo thay đổi từ 0 đến giới hạn chênh áp định mức thì độ cảm
ứng thay đổi từ 0 đến giá trị giới hạn trên là 10 mH .
Nguyên lý làm việc của vi áp kế dựa trên cơ sở sử dụng độ biến dạng của
phần tử cảm ứng đàn hồi dưới tác dụng của độ chênh áp cần đo. Phần tử cảm
ứng đàn hồi của vi áp kế là khối màng mỏng bao gồm hai hộp màng được kẹp
giữ ở hai phía phân chia của màng đó và nén chặt giữa hai nắp đậy. Lõi sắt
của biến áp vi sai nối với hộp mạng phía trên bằng thanh nối và đai ốc và
chuyển dịch bên trong ống phân chia. Cuộn dây của biến áp vi sai được bọc
kín. Áp lực được dẫn qua đường ống xung có đặt van hãm và van cân bằng.
Trên vô lăng ống van có ký hiệu: Ô van dương là “+”, ô van âm là “–”, ở van

cân bằng là “0”. Mỗi ngăn của vi áp kế có lắp van để thông thổi và làm đầy vi
áp kế. Dưới tác động của chênh áp hộp màng phía dưới nén lại và chất lỏng
trong đó chảy lên hộp phía trên làm nó giãn ra, gây lên sự di chuyển các lõi
sắt bộ biến thế vi phân, sự di chuyển của lõi sắt gây lên sự thay đổi từ cảm
giữa mạch thứ cấp và mạch sơ cấp của biến thế vi phân, sự biến dạng của bộ
phận cảm ứng xẩy ra cho đến khi lực gây lên do độ giáng áp cân bằng với lực
đàn hồi của hộp màng mỏng. Trong trường hợp nếu như độ chênh áp vượt quá
tính toán hay một trong hai hộp màng mỏng bị tác động quá tải, hộp sẽ không
bị hỏng vì các màng sẽ sếp lại và đưa chất lỏng sang hộp thứ hai, khi đó sự


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
10 / 26


Ngày hiệu lực: /
9/2009

dịch chuyển của màng sẽ ở trong độ đàn hồi cho phép, ở mỗi vi áp kế đều có
gắn một biển trên đó có ghi :
- Dấu hiệu sản phẩm của nhà chế tạo.
- Dấu …
- Ký hiệu của đồng hồ.
- Loại mô den và số xuất xưởng của nhà máy chế tạo.
- Năm sản xuất.
- Giá trị độ chênh áp định mức ∆P.
- Thông số nguồn cấp ( tần số, dòng điện ).
- Áp suất dư làm việc cho phép Pp.
- Cấp chính xác.
- Tín hiệu ra 0 - 10mH.
- Tiêu chuẩn quốc gia.
- Dòng chữ “chế tạo tại Liên Xô”
Sau đó đã lắp vi áp kế, đưa nó vào làm việc bằng cách sau :
Khi đo các thông số của chất khí và chất lỏng không bẩn độc, đầu tiên
mở các van chặn, không đóng van cân bằng, sau đó mới đóng van cân bằng.
Khi đo thông số của hơi hay các môi chất độc có sử dụng bình phân cách
và chất lỏng bảo vệ, đầu tiên đóng van cân bằng sau đó mở các van chẵn (đầu
tiên “+”, sau đó “-”).
Không được phép đưa môi chất có nhiệt độ cao hơn 800 vào vi áp kế vì
có thể làm sôi chất lỏng đổ đầy trong khối màng mỏng và làm hỏng màng,
không cho phép đo thông số các chất khí dễ bay hơi mà không sử dụng bình
phân cách.


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI


Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
11 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

Bảo dưỡng kỹ thuật vi áp kế bao gồm :
- Kiểm tra và đặt điểm “không”.
- Kiểm tra các đặc tính đo lường.
Nếu như vi áp kế làm việc trọn bộ trong tổ hợp gồm một vi áp kế và một
đồng hồ nhị thứ cho phép thực hiện việc kiểm tra điểm không theo thang đo
của đồng hồ nhị thứ. Khi không có độ chênh áp ΔP xác định kim chỉ trên
thang đo của đồng hồ nhị thứ. Nếu như kim lệch khỏi vị trí “không” tiến hành
đặt lại điểm “không” bằng núm chỉnh điểm “không” của đồng hồ nhị thứ.
Trong trường hợp này khi cần đặt điểm “không” mà phải sử dụng quá nửa

khoảng điều chỉnh của đồng hồ nhị thứ thì nên dịch chuyển cuộn dây, bộ biến
áp vi áp kế của áp kế vi sai. Muốn vậy, tháo nắp đậy khối vi áp kế, tháo đai ốc
công và quay cụm cuộn dây bộ biến áp vi phân. Nếu trong khi dịch chuyển
cụm cuộn dây, độ dài dây dẫn không đủ, nên tháo phích cắm. Sau khi đặt
được điểm “không” cần xiết chặt lại đai ốc công.
Nếu như tổ hợp bao gồm một đồng bộ nhị thứ và một số vi áp kế thì nhất
thiết phải đặt điểm “không” bằng cách dịch chuyển cuộn dây bộ biến áp vi
phân của vi áp kế kiểm tra các đặc tính đo lường (sai số chính và sự biến
thiên) được tiến hành với các điều kiện sau:
- Các vi áp kế cần phải đóng điện trước ít nhất 45 phút.
- Giá trị dòng điện cấp cho mạch sơ cấp các vi áp kế phải bằng: 125+
2,5mA.
- Tần số nguồn cấp 50 ± 0,5Hz hay 60 ± 0,5Hz.
- Độ chênh áp ΔP phải thay đổi đều đặn.
Các va đập, rung, lắc ảnh hưởng đến sự làm việc của vi áp kế phải được
loại trừ.
Vi áp kế phải đặt ở vị trí điểm “không”.
Trước khi kiểm tra vi áp kế phải đổ chất lỏng ra khỏi vi áp kế và sấy khô
cả hai ngăn bằng cách thổi không khí khô vào. Cần loại trừ khả năng quá tải


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC


QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
12 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

một phía vi áp kế khi thông thổi. Về môi chất làm việc để tạo độ chênh áp ΔP
có thể sử dụng không khí hay một chất khí trung tính. Nếu sử dụng bàn áp lực
thì giữa bàn áp lực và vi áp kế cần kiểm tra phải đặt bình phân cách. Mức chất
lỏng có trong bình phân cách cần ngang với bề mặt của dầu pittông. Sơ đồ
đấu nối bàn áp lực và bình phân cách với vi áp kế cần kiểm tra cho ở phụ lục I
hình 4. Để lấy đặc tính đo lường phải lập sơ đồ theo hình 3 phụ lục I.
Khi giá trị chênh áp bằng “0” dùng hộp từ cảm tổ hợp để triệt tiêu độ từ
cảm dư ở các thao tác tiếp theo, vị trí các núm vặn của hộp từ cảm không thay
đổi. Đưa vào ngăn dương của vi áp kế một áp suất bằng 0; 25; 50; 75; 100%
độ chênh áp giới hạn. Ở mỗi giá trị trên của áp suất đã cho trên hành trình
thuận và nghịch làm cân bằng lại sơ đồ điện bằng cách xoay núm “M” và “E”
của hộp từ cảm và ghi lại giá trị tín hiệu ra. Sơ đồ điện được coi là cân bằng
khi kim chỉ thị không nằm ở vị trí giới hạn bên trái. Sai số chính ?m xác định
theo công thức :
P
Đối với áp kế : X = PlvMax
P

Đối với chân không kế : X = PckMax

6.3.2. Áp kế chân không kiểu chuông ДKO-3702.
Vi áp kế làm việc trong tổ hợp cùng với đồng hồ nhị thứ loại KCД,
KПД..
Giới hạn thay đổi tín hiệu ra của vi áp kế trên cơ sở sự thay đổi từ cảm:
-10 ÷ 0 ÷ 10 mH.
Giới hạn áp suất dư làm việc cho phép là 0,25 MПa (2,5 Kg/cm2).
Nguyên lý làm việc của vi áp kế dựa trên cơ sở sự khác nhau của chênh áp tác
động lên chuông đặt nổi trên chất lỏng phân chia (đầu biến thế). Khi lõi từ ở
điểm giữa tương đối với cuộn dây tức là độ chênh áp bằng một nửa độ chênh
áp cho phép thì từ cảm ở mạch ra sẽ bằng không. Khi lõi từ ở vị giới hạn thấp
nhất tức là độ chênh áp bằng 0 thì từ cảm ở mạch ra sẽ bằng –10 mH còn khi
lõi từ ở vị trí giới hạn cao nhất bằng + 10mH.


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:

Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
13 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

Bảo dưỡng kỹ thuật vi áp kế bao gồm các phần đã mô tả ở mục 6.3.1.
6.3.3. Áp kế vi phân kiểu màng ДM–3583M.
Áp kế vi phân ДM–3583M dùng để biến đổi thông số đo thành tín hiệu
ra tiêu chuẩn. Nguyên lý làm việc của áp kế dựa vào sự biến dạng của phần tử
nhạy cảm khi có tác động của chênh áp lên nó làm chuyển dịch lõi thép của
bộ biến áp vi sai được nối cứng với phần nhạy cảm.
Sự dịch chuyển của lõi thép làm biến đổi tỷ lệ độ cảm ứng tương hỗ giữa
cuộn kích thích nhất thứ với hai phân đoạn của cuộn nhị thứ mắc ngược nhau.
Đổ chất lỏng đo hay chất lỏng bảo vệ vào vi áp kế cần phải tiến hành tại
chỗ lắp ráp. Đổ qua đường xung dương van cân bằng nằm trong vi áp kế, khi
đổ mở nó ra 2 vòng (đầu có ký hiệu 0). Để xả khí ra khỏi ngăn trên, trên ống
phân ly có bố trí nút đậy để vặn tại chỗ. Việc quản lý vận hành ДM–3583M
như đã nêu ở mục 6.3.1.
6.3.4. Đồng hồ chỉ thị nhị thứ kiểu biến áp vi sai loại KПД1.
Đồng hồ KПД1 dùng để đo, báo tín hiệu (điều chỉnh) áp suất, lưu lượng,
chênh áp, áp lực, sức hút, mức chất lỏng, chân không và các đại lượng không
điện khác đã được đát trích kiểu biến áp vi sai biến đổi thành cảm ứng tương
hỗ 0 ÷ 10 hay -10 ÷ 0 ÷10 mH.
Các loại đồng hồ KПД1 được kê trong bản phụ lục 2, cấp chính xác 1
giới hạn sai số quy dẫn cơ bản cho phép của chỉ thị đồng hồ tính bằng % trị số
tiêu chuẩn của tín hiệu đo vào tất cả các vạch đo của thang đo không vượt qúa
± 1,0% Đồng hồ KПД1 gồm có những phần sau :

a) Biến áp vi phân cùng với biến áp vi phân của đát trích (đồng hồ nhất
thứ) tạo thành sơ đồ đo.
b) Khuếch đại bán dẫn.
c) Động cơ cân bằng làm việc theo sự thay đổi của tín hiệu.
d) Sơ đồ chuyển động.


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
14 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

Tuỳ loại của đồng hồ có thể có bộ phận báo tín hiệu ra (xem phụ lục 2)

cuộn nhị thứ của đát trích và đồng hồ được đấu vào sơ đồ biến áp vi phân
chung (phụ lục 2, hình 1). Cấp điện cho cuộn nhất thứ của bộ biến áp vi sai
của đồng hồ và đát trích được lấy từ cuộn biến áp lực của bộ khuếch đại 24V,
50 Hz. Các cuộn nhất thứ mắc nối tiếp với nhau.
Mỗi cuộn nhị thứ có 2 phân đoạn, đấu ngược nhau.
Khi ở vị trí cân bằng của lõi đát trích và đồng hồ thì điện áp cảm ứng
trong các cuộn nhị thứ sẽ không bằng nhau và sẽ có điện áp đưa vào bộ
khuếch đại mà độ lớn và pha của nó phụ thuộc vào vị trí của lõi thép trong
cuộn dây. Điện áp này được khuyếch đại bằng bộ khuếch đại bán dẫn và làm
quay động cơ, động cơ nhờ cam làm dịch chuyển lõi thép trong cuộn dây của
đồng hồ cho đến khi điện áp bằng không.
Trong biến áp vi phân của đồng hồ có cuộn dây phụ thứ ba dùng để
chỉnh vị trí không của lõi đát trích.
Sơ đồ đấu điện của đồng hồ theo hình 2 của phụ lục 2. Trong mạch lực
có lắp cầu chì 0,5A nối tiếp với công tắc chung công tắc lắp ở bên phải của
khung đồng hồ. Để cho đồng hồ làm việc bình thường cần phải chỉnh đúng độ
nhạy và đặc tính tự ổn định của con trượt cùng với kim chỉ thị.
Để đảm bảo như vậy phải xoay núm điều chỉnh phản hồi ngược kim
đồng hồ đến hết cỡ.
Núm điều chỉnh độ nhạy thì vặn hết cỡ theo chiều kim đồng hồ.
Sau đó từ từ xoay núm điều chỉnh phản hồi theo chiều kim đồng hồ sao
cho đạt được kim đồng hồ dao động không quá 3 cái ở mọi vị trí cân bằng.
Để đảm bảo cho đồng hồ làm việc bình thường phải đấu dây tiếp đất
bằng dây đồng tiết diện 2- 3mm2 vào đầu đấu dây ở mặt sau của đồng hồ.
6.3.5. Các đồng hồ tự động ghi KCД2 :
Đồng hồ tự động ghi 1 điểm đo kiểu sơ đồ đo biến áp vi sai loai KCД2
dùng để làm việc hợp bộ với thiết bị nhất thứ loại lắp lẫn được, bộ biến đổi


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI


Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
15 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

đại lượng đo không điện thành độ cảm ứng tương hỗ 0 -10mH hay -10÷0
÷10mH. Đồng hồ để đo từ xa và ghi đại lượng áp suất, lưu lượng, mức nước.
Phân loại và những thông số cơ bản của đồng hồ được nêu ở phụ lục 3,
tác động tương hỗ và đát trích tương tự như đồng hồ KПД1 đã thuyết minh ở
mục 6.3.4.
Đặc tính tác động của các tiếp điểm của thiết bị tín hiệu phải đảm bảo :
a) Đóng thông mạch ngoài đấu vào cầu 2A, 2Б (hàng N0- 3 ở mặt sau
của đồng hồ). Khi vị trí kim nằm trong khoảng từ đầu của thang đo đến kim
đặt bên trái (màu xanh).

b) Thông mạch ngoài đấu vào 1A, 1bБ của hàng ấy khi vị trí kim đồng
hồ trong vùng từ kim đặt bên phải (màu đỏ) đến cuối thang đo.
c) Khi kim đồng hồ ở trong vùng giữa 2 kim đặt thì 2 mạch đều hở.
Tuỳ loại mà đồng hồ có thể được lắp thêm bộ tích phân (công tơ) vào
đồng hồ. Bộ này dùng để tích phân liên tục lưu lượng chất lỏng, hơi nước, khí
theo thời gian.
Nối dây dẫn từ đát trích đến theo sơ đồ đấu dây (phụ lục 1 hình 2) cuộn
nhất thứ của đát trích đấu vào đầu dây 1Б, 2Б cuộn nhị thứ đấu vào đầu 3A và
3Б.
6.3.6. Thiết bị đo lưu lượng kiểu điện từ ИP-51.
Lưu lượng kế điện từ ИP-51 (sau này gọi tắt là lưu lượng kế) dùng để đo
lưu lượng thể tích của chất lỏng không gây nổ có độ dẫn điện từ 10-3 đến
10s/m .
Lưu lượng kế gồm bộ biến lưu lượng ПРИ và thiết bị đo ИP-51.
Lưu lượng kế có tín hiệu ra 1 chiều từ 0 đến 5mA, nó tương ứng với lưu
lượng tức thời của môi chất đó, cho phép dùng hợp bộ với đồng hồ hệ quốc
gia của các thiết bị đồng hồ công nghiệp và thiết bị tự động hoá, các mili
ampe tiêu chuẩn tự ghi và các thế điện kế một chiều KC2, KC4 và những
đồng hồ khác.


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC


QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
16 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

Nguyên lý làm việc của lưu lượng kế dựa vào hiện tượng cảm ứng điện
từ, khi chất lỏng dẫn điện đi qua từ trường đồng nhất trong chất lỏng cũng
như trong dây dẫn chuyển động và sức điện động này xuất hiện sức điện động
tỷ lệ với tốc độ trung bình của dòng chảy.
- Chuẩn bị cho thiết bị vào làm vịêc gồm các thao tác sau :
6.3.6.1. Đổ đầy môi chất đo không chuyển động vào bộ phận biến đổi
lưu lượng.
6.3.6.2. Cẩn thận đặt điểm “0” cơ khí của micrôampe kế.
6.3.6.3. Đóng điện và để 5 phút .
6.3.6.4. Chỉnh thô điểm “0” của lưu lượng kế bằng điện trở thay đổi P-10
(nhớ ấn nút công tắc “0-thô”).
6.3.6.5. Cho lưu lượng đi qua và ấn nút công tắc “0-thô” ta phải thấy kim
của miliamepe kế lệch về bên phải điểm “0”. Nếu kim lệch về phía trái thì
phải cắt điện và chuyển đổi đầu dây cấp điện của bộ biến lưu lượng.
Sau khi kiểm tra khả năng làm việc của lưu lượng kế ta tiến hành chỉnh
tinh điểm không muốn vậy là phải :
- Cho lưu lượng định mức 15 phút

- Giảm lưu lượng về “0” và trong thời gian 1 phút, tiến hành chỉnh thô
lại điểm 0.
Sau đó ấn nút công tắc “0-tinh” và tiến hành chỉnh tinh điểm 0 bằng biến
trở P-10.
Đối với lưu lượng kế đang vận hành khi chạy lại phải tiến hành chỉnh
điểm 0 sau khi sấy máy 1 giờ.
Không được ấn nút “0-tinh’’ khi có lưu lượng. Khi trong môi chất đo có
thể có cặn lắng đọng thì phải định kỳ rửa, chu kỳ rửa phụ thuộc vào điều kiện
tạo thành chất cặn lắng.


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
17 / 26


Ngày hiệu lực: /
9/2009

6.3.7. Công dụng và nguyên lý làm việc của áp kế loại OБM, MTП,
ЭKM, BЭ-16, OБMB-1.
Các đồng hồ loại này chế tạo để đo áp suất dư hay chân không. Trong
các đồng hồ này phần tử nhạy cảm là lò so ống 1 vòng.
Dưới tác động của áp suất làm dịch chuyển đầu tự do của lò so và kéo
kim chuyển động theo nhờ có cơ cấu hình quạt.
Cơ cấu hình quạt quay tạo ra thang đo một góc 2700.
Sự dịch chuyển đầu tự do của lò so và góc quay của kim tỷ lệ thuận với
áp suất đo, cho nên thang đo của nó được chia tương đối đều đặn.
Áp kế chân không kế OБMB-1 có lò so ống một vòng chỉ khác với các
áp kế đã biết (OБM, MTП) ở chỗ thang đo của nó có cả 2 phía.
Thang đo ở bên trái số không dùng để đo chân không trong khoảng từ –
1đến 0 Kg/cm2, còn thang đo bên phải số “0” để đo áp suất dư. Thang đo này
có giới hạn trên từ 0,6 đến 2,4 Kg/cm2.
Đồng hồ loại ЭKM cũng dùng để đo áp suất và chân không. Về cấu tạo
ЭKM (áp kế tiếp điểm điện) khác với áp kế thường là nó có tiếp điểm điện
đặc biệt. Có thể đặt tiếp điểm điện ở vạch bất kỳ của phần công tác của thang
đo bằng cách vặn vít ở đầu trục kim phía ngoài kính.
Áp kế tiếp điểm điện loại BЭ sử dụng ở nơi dễ nổ. Những loại áp kế
ЭKM khác không thể sử dụng ở chỗ dễ tạo ra hỗn hợp nổ được.
6.3.10. Đồng hồ do áp suất và sức của chất khí.
Đồng hồ loại TMП, HMП,THMП, ДH-100, ДHMП, ДH dùng để đo áp
suất dư hoặc chân không không lớn lắm của chất khí không ăn mòn, trị số
thường không vượt quá 400Kg/m2.
Cùng với các loại đồng hồ này người ta còn dùng các vi áp kế để đo hiệu
của chân không hay ấp suất của khói, khí.
Phần nhạy cảm đàn hồi trong đồng hồ thường là hộp màng mỏng và

màng phi kim loại lắp chặt với tâm. Bởi vậy người ta thường gọi nó là đồng


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
18 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

hồ màng mỏng. Các loại áp kế màng mỏng kể trên chế tạo theo kiểu đồng hồ
chỉ thị có thang đo dạng thẳng đứng hoặc thang đo dạng đồng tâm. Cấu tạo
của chúng tương tự như nhau, trừ một số chi tiết trong cơ cấu truyền động.
Sơ đồ thiết bị đo sức hút màng mỏng TMП gồm có: Phần nhạy cảm đàn
hồi ở đáy là hộp màng mỏng 1, nó gồm 2 màng uốn gợn sóng hàn bằng thiếc,

hàn điện. Khoang bên trong của hộp màng mỏng được nối bằng ống qua đầu
ống 14 với chỗ cần đo áp suất hay chân không.
Chân không của chất khí làm dịch chuyển tâm nối cứng của màng phía
trên, tâm này nối với thanh giằng trên 4.
Thanh giằng làm quay tay đòn 7, nhờ thanh giằng 9 và cánh tay đòn 10
làm kim 5 dịch chuyển đi một góc theo thang đo 2. Để xử lý độ dơ trong cơ
cấu tay đòn, ở trục kim chỉ thị có lắp một lò xo xoắn 13.
Hệ số truyền của cơ cấu nối tâm cứng của màng trên với kim đồng hồ
được chọn tuỳ theo hành trình của hộp màng mỏng.
Có thể thay đổi hệ số truyền của cơ cấu bằng cách đặt lại đầu kéo của
thanh kéo 9 vào một trong các lỗ của tay đòn 10. Còn nếu muốn điều chỉnh
tĩnh tỷ số truyền thì phải thay đổi độ dài cánh tay đòn 7 bằng vít 8. Đầu của
vít này tỳ vào lõi lò so lá 6 và uốn lò so xuống đồng thời cho phép thay đổi
khoảng cách giữa trục tay đòn 7 với đầu của lò so, phía nối với thanh giằng 4.
Đặt kim vào vạch không của thang đo bằng bộ phận điều chỉnh 3. Để
nắn thẳng thang đo của đồng hồ có đặt cái chỉnh góc ở cơ cấu tay đòn.
Việc điều chỉnh được tiến hành bằng cách xê dịch ống lồng của kim 11
tương đối so với ống lót của trục 12 được gắn với tay đòn 10. Để gắn chặt ống
lồng của kim ta dùng vít 15 thay đổi góc ban đầu giữa tay đòn 10 và kim 5 từ
360 ÷ 00 có thể làm thay đổi độ không tuyến tính của cơ cấu tay đòn trong
giới hạn 2 ÷ 12%.
Do độ không tuyến tính của đặc tính hộp màng trong đồng hồ loại trên
không vượt quá 10 ÷ 15% nên hoàn toàn có thể chỉnh được.
Các áp kế HMП và THMП về cấu tạo như loại TMП


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-


Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
19 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

6.3.11. Đồng hồ loại THЖ (cột nước).
Đồng hồ áp lực chất lỏng có mức nhìn thấy. Nó chia thành 2 loại ống
(phụ lục số 9 hình 1) và loại hình cốc tức là 1 ống (phụ lục 9 hình 2).
Những áp kế loại này dùng để đo áp suất dư của không khí và những
chất khí không ăn mòn có áp suất đến 700mmH2O (7000 Pa) 735mmHg
(0,1MPa). Áp kế này còn dùng đo độ chân không đến 700mmH 20 hoặc
760mmHg. Còn vi áp kế để đo hiệu áp suất chất khí không ăn mòn hoá học có
áp suất gần bằng áp suất khí quyển và những chất lỏng, hơi không hoạt tính
hoá học có áp suất lớn hơn 1Kg/cm2. Những đồng hồ loại này lắp đặt ở chỗ
vận hành hay ở bộ phận riêng của thiết bị công nghệ.
Đồng hồ loại này dùng để làm áp kế, chân không kế kỉểm tra và dùng
làm mẫu để kiểm tra đồng hồ công tác có cùng thang đo.

6.4. Bảo dưỡng vận hành thiết bị đo lường
6.4.1. Những điều quy định chung.
6.4.1.1. Việc vận hành thiết bị đo lưu lượng, mức nước và áp suất để
kiểm tra trạng thái của thiết bị nhằm đảm bảo độ chính xác tin cậy nhằm nâng
cao tính làm việc và kinh tế của thiết bị.
6.4.1.2. Tất cả các thiết bị đo lưu lượng, mức nước và áp suất phải luôn ở
trạng thái tốt và thường xuyên vận hành.
6.4.1.3. Thiết bị đo lường kiểm tra cần phải có nguồn cấp điện dự phòng
và phải có tín hiệu ánh sáng và âm thanh để kiểm tra điện áp.
6.4.1.4. Cần phải định kỳ kiểm tra thiết bị nguồn dự phòng (ABP).
6.4.1.5. Phải tổ chức kiểm tra điện trở cách điện của đồng hồ theo lịch.
6.4.1.6. Cấm dùng mạch đo lường trong cùng một cáp với mạch lực và
mạch điều khiển.
6.4.1.7. Chỗ đặt cáp xuyên qua tường ngăn giữa các phòng, cổ cáp cũng
như các đầu kéo vào bảng cần phải được bọc kín .


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT


Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
20 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

6.4.1.8. Thiết bị lắp trên bảng trên bàn điều khiển và lắp tại chỗ, các bộ
biến đổi nhất thứ và các đầu dây cần phải có biển ghi tên và công dụng thiết
bị.
6.4.1.9. Các bộ biến đổi nhất thứ của đo lường phải được bảo vệ khỏi ẩm
ướt.
6.4.1.10. Phần che chắn phải đảm bảo dễ kiểm tra và sửa chữa.
6.4.1.11. Trách nhiệm bảo quản và vệ sinh sạch sẽ phần ngoài của thiết
bị đo mức lưu lượng và áp suất thuộc về nhân viên vận hành của các phân
xưởng công nghệ có lắp thiết bị.
6.4.1.12. Phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt chịu trách nhiệm bảo
dưỡng kỹ thuật và sửa chữa thiết bị đo lường.
6.4.1.13. Thiết bị đo lường cần phải được định kỳ kiểm tra theo quy trình
hiện hành, theo lịch do Phó Tổng giám đốc duyệt.
6.4.1.14. Kiểm tra thống kê, theo dõi trạng thái của các thiết bị đo lường
trong phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt do bộ phận vận hành kiểm
nhiệt thực hiện.
6.4.1.15. Cấm thực hiện các công việc sửa chữa hiệu chỉnh ở thiết bị
kiểm tra mức, lưu lượng, áp suất khi đang làm việc ở trong mạch bảo vệ công
nghệ.
6.4.1.16. Các thiết bị kiểm tra mức, lưu lượng và áp suất nằm trong mạch
bảo vệ công nghệ cần phải có dấu hiệu phân biệt bên ngoài và ở trên thang đo

của đồng hồ phải có vạch đánh dấu trị số tác động bảo vệ.
6.4.1.17. Thiết bị bảo vệ có bộ phận để thay đổi trị số đặt phải được kẹp
chì (trừ các đồng hồ tự ghi ).
Chỉ cho phép tháo kẹp chì trong khi có mặt của trưởng kíp phân xưởng
Vận hành Điện - Kiểm nhiệt.
6.4.1.18. Chỉ cho phép tháo kẹp chì khi đã cắt bảo vệ.
6.4. 2. Trình tự bảo dưỡng thiết bị đo lường.


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
21 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009


6.4.2.1. Bảo dưỡng trông nom vận hành thiết bị đo lường và đát trích do
nhân viên trực ca phân xưởng Vận hành Điện – Kiểm nhiệt thực hiện.
6.4.2.2. Người thực hiện được phép trông nom bảo dưỡng vận hành thiết
bị đo lường phải qua đào tạo và kiểm tra quy trình này.
6.4.2.3. Nhân viên trực Vận hành Điện - Kiểm nhiệt chịu trách nhiệm
đảm bảo cho thiết bị đo lường làm việc đúng.
6.4.2.4. Nhân viên trực của các phân xưởng công nghệ có thiết bị đo
lường và đát trích chịu trách nhiệm bảo quản giữ gìn thiết bị đo lường, đát
trích, cáp …
6.4.2.5. Cấm nhân viên phân xưởng công nghệ sửa chữa thiết bị đo
lường.
6.4.2.6. Việc kiểm tra và đóng điện cho thiết bị đo lường vào làm việc
sau khi sửa chữa phải do nhân viên trực Vận hành Điện – Kiểm nhiệt thực
hiện.
6.4.2.7. Nhân viên Vận hành Điện - Kiểm nhiệt khi kiểm tra sửa chữa
thiết bị Kiểm nhiệt ở thiết bị đang làm việc phải được phép của trưởng kíp
phân xưởng có thiết bị theo quy định cho phép làm việc ở thiết bị đang vận
hành (quy định về chế độ phiếu công tác).
6.4.2.8. Tuyệt đối cấm nhân viên trực và sửa chữa cắt thiết bị đo lường
hoặc tách các đát trích khi chưa được phép của trưởng kíp Vận hành Điện –
Kiểm nhiệt và trưởng kíp phân xưởng công nghệ.
6.4.2.9. Tuyệt đối cấm nhân viên trực ca và sửa chữa thay đổi trị số đặt
của bảo vệ công nghệ liên động và tín hiệu cũng như can thiệp vào sự làm
việc của bảo vệ.
6.4.2.10. Nhân viên trực trong ca phải đi kiểm tra thiết bị theo biểu đồ
hành trình, việc kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện ra hư hỏng của thiết bị và áp
dụng biện pháp sửa chữa.



CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
22 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

6.4.2.11. Cấm nhân viên trực ca và sửa chữa đóng cắt cấp điện cho bảng
thiết bị đo lường khi chưa được trưởng kíp vận hành Điện - Kiểm nhiệt đồng
ý.
6.4.2.12. Sửa chữa dự phòng thiết bị đo lường được tiến hành theo lịch,
do tổ trưởng lưu lượng, mức nước áp suất lập ra đã được quản đốc phân
xưởng vận hành Điện -Kiểm nhiệt duyệt .
6.5. Các biện pháp an toàn khi vận hành thiết bị đo lường
6.5.1. Nhân viên phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt thực hiện theo

thao tác vận hành thiết bị đo lường phải được học biện pháp làm việc an toàn
và qua định kỳ kiểm tra kỹ thuật an toàn kỹ thuật an toàn vận hành thiết bị tự
động, đo lường và bảo vệ.
6.5.2. Sửa chữa đồng hồ nằm trong mạch bảo vệ công nghệ phải theo chế
độ phiếu công tác.
6.5.3. Kiểm tra cách điện của cáp chỉ tiến hành ở các thiết bị đã cắt điện.
Trước khi quay mê gôm kiểm tra phải chắc chắn là không có người làm việc ở
phần cáp được kiểm tra và áp dụng các biện pháp đề phòng người vô tình
chạm phải phần cáp thử như treo biển báo, rào chắn.
6.5.4. Sau khi dùng Mê gôm mét kiểm tra cách điện của của cáp xong
phải phải phóng điện ở cáp xuống đất.
6.5.5. Những công việc khi làm phải cắt điện thì phải cẩn thận thực hiện
theo quy phạm kỹ thuật an toàn khi bảo dưỡng thiết bị tự động, đo lường và
bảo vệ.
6.5.6. Nếu có thiết bị thổi thì có thể kiểm tra xem còn áp lực trong đường
xung đã tách ra không bằng cách nối thông đường xung với khí quyển. Ngoài
ra có thể kiểm tra bằng cách tách đường xung khỏi đát trích như sau: Cẩn thẩn
nới rắc co nối ống ra và xả áp lực sao cho đến khi xả hết thì ê-cu ở đầu ống
nối còn ăn vào rắc co khoảng 3 đến 4 đường ren.
6.5.7. Thiết bị đo lường phải có tiếp địa cố định.


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41


PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
23 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

6.5.8. Để đo áp suất Oxy phải dùng loại áp kế Oxy đặc biệt có ghi
“Oxy’’. Vỏ của áp kế đo Oxy phải sơn màu xanh lam áp kế Oxy phải đem
khử dầu mỡ trước khi lắp.
Khi tháo và lắp áp kế Oxy cấm dùng dụng cụ vật liệu có dính dầu mỡ.
6.5.9. Khi làm việc ở phòng điện phân phải dùng dụng cụ mạ đồng để
tránh gây ra tia lửa.
6.5.10. Nhân viên phân xưởng sửa chữa Điện – Kiểm nhiệt vào làm việc
ở trạm điện phân phải có phiếu công tác hoặc theo lệnh và được phép của
nhân viên vận hành của phân xưởng vận hành Điện – Kiểm nhiệt.
6.5.11. Việc khoét lỗ ở đường ống và bình chịu áp lực, việc tháo mặt
bích màng tiết lưu đo lường do nhân viên phân xưởng sửa chữa cơ nhiệt tháo
và có mặt của nhân viên phân xưởng vận hành Điện – Kiểm nhiệt.
6.5.12. Khi phải làm việc với thiết bị kiểm nhiệt gần màng phòng nổ, cửa
và lỗ chui vào lò và hệ thống than bột, chỗ mặt bích nối các van, đường ống
dẫn phải đặc biệt cẩn thận :
- Không cho phép ở gần chỗ nối mặt bích, van đường ống dẫn, van an

toàn, cửa lò và lỗ chui hệ thống chế biến than bột và đường khói của lò, nếu
công việc sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành thiết bị không yêu cầu.
6.5.13. Cấm thông xả đường xung khi không đảm bảo chiếu sáng chỗ xả.
6.5.14. Khi làm việc ở chỗ các đường xung có dầu thì cần phải xả hết
dầu, xả dầu bằng cách tách đường xung tại van nhất thứ vào đát trích. Nếu
đường xung tại van nhất thứ mà hàn liền không thể xả dầu qua nó được thì từ
phía áp kế dùng ống nhựa để hút dầu ra. Độ dài của ống chọn sao cho có thể
xả hết dầu ở đường ống xung ít nhất 1,5m kể từ chỗ hàn. Xả dầu vào một bình
nào đó (tránh để rơi dầu ra nền).
6.5.15. Việc thay áp kế, đát trích chỉ được phép tiến hành sau khi đã
đóng van chặn.
6.5.16. Nối thiết bị đo vào đường ống dẫn khí có áp suất cao hơn
1Kg/cm2 phải làm bằng ống kim loại. Nếu áp suất khí thấp hơn 1Kg/cm 2 thì
cho phép nối bằng ống cao su độ dài không quá 1m gắn chặt bằng vòng đai


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:

Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
24 / 26

Ngày hiệu lực: /
9/2009

kẹp, ở đầu dẫn ra đến đồng hồ cần phải có thiết bị cắt, đóng. Khi tháo đát
trích ở đường xung thì phải lắp nắp hay mặt bịt vào đường xung đã tháo.
6.5.17. Áp kế lắp ở đường dẫn khí phải có vạch đỏ ở áp suất công tác.
6.5.18. Nhân viên vận hành Điện – Kiểm nhiệt phải biết danh mục các vị
trí trong nhà máy có nguy hiểm về khí độc.
6.5.19. Làm việc ở những chỗ nguy hiểm về khí độc thì nhóm công tác
không dưới hai người.
Khi đó một người phải ở ngoài chỗ làm việc để liên tục theo dõi người
đang làm việc bên trong và cứu người khi cần thiết.
6.5.20. Khi thực hiện công việc theo phiếu công tác ở vị trí phân xưởng
hoá, cũng như ở gần đường ống, bình chứa a xít hay kiềm người cho phép vào
làm việc phải là người trực vận hành của phân xưởng vận hành Điện – Kiểm
nhiệt hay trưởng kíp vận hành Điện - Kiểm nhiệt. Khi cho phép vào làm việc
phải có mặt trưởng kíp phân xưởng hoá.
6.5.21. Nhân viên phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt và nhân viên
sửa chữa phân xưởng sửa chữa Điện – Điều khiển làm việc ở vị trí phân
xưởng hoá phải biết tính chất của hoá chất đang sử dụng và cách tiếp xúc với
hoá chất.
6.5.22. Tất cả nhân viên vận hành phân xưởng vận hành Điện - Kiểm
nhiệt cần phải biết cách cấp cứu người bị điện giật, bị bỏng, hay bị ngộ độc.
6.6. Cấp điện cho các bảng thiết bị đo lường
Cấp điện cho các bảng thiết bị đo lường, bảng điều khiển khối như sau :

Từ phân đoạn tự dùng 0,4 kV qua áp to mát nguồn cấp theo 2 tuyến cấp
điện công tác và dự phòng đến thiết bị ABP nằm ở tủ 18 - OE các khối.
Khi có điện áp công tác từ rơ le KL5 tác động, tiếp điểm thường mở tạo
thành mạch khởi động từ KM1 còn tiếp điểm thường đóng cắt mạch cuộn dây
khởi động từ KM2. Tiếp điểm KM2 nằm trong mạch cuộn dây KM1 nó xác
định cuộn dây của khởi động từ KM2 không có điện và nhóm tiếp điểm của
khởi động từ này nằm ở vị trí khi khởi động từ cắt.
Sau khi khởi động từ KM1 tác động điện 220V qua tiếp điểm công tác
KM1 đưa đến SF1. Tiếp điểm liên động của KM1 làm ngắt mạch đóng khởi
động từ KM2. Điện 220V được cấp áp tô mát SF1đến thanh cái A04H1 đồng


CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-08-

Ngày sửa đổi: /9/2009

41

PPC

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯU LƯỢNG - MỨC NƯỚC - ÁP SUẤT

Mục:
Trang:

Lần sửa đổi: Lần 02
25 / 26


Ngày hiệu lực: /
9/2009

thời làm tác động rơ le KT1, tiếp điểm của nó làm tác động tín hiệu ánh sáng
và âm thanh báo có điện 220V ở thanh cái A04 và H1.
Khi mất công tác, rơ le mất điện, tiếp điểm thường đóng các rơ le KL5
lệch đi đóng khởi động từ KM2, còn tiếp điểm thường mở làm hở mạch cuộn
dây của khởi động từ KM1. Sau khi cắt khởi động từ KM1 làm tác động khởi
động từ KM2 bởi vì mạch của cuộn dây KM2 qua tiếp điểm liên động của
khởi động từ KM1 và rơ le KL5. Qua tiếp điểm công tác KM2 đưa điện xoay
chiều 220V đến áp tô mát SF1.Khi xuất hiện điện áp công tác, mạch sẽ trở lại
trạng thái ban đầu.
Từ thanh cái A04, H1 có các áp tô mát cấp điện cho các thiết bị sau :
Áp tô mát SF-2, Biến áp TV-1 : 220V/ 12V.
Áp tô mát SF - 3 : Bảng 9-S, 10N, 11N.
Áp tô mát SF - 4 : Bảng 1N, 2N, 3N, 4N, 5R, 6S, 7S, 8G.
Áp tô mát SF5 : Bảng 19NKF, 20 - NP, 21 - NA,26.3. NP, 170KN, 160N
Áp tô mát SF6: 26.4.A0, 25 SL, 26NL, 27NL, 28NL, 290N, 30 - ST, 34 NL, 36.3. NL, 32 - NL, 31.
Áp tô mát SF7 Bảng: 37, 38 - SKF, 39 - SKF, 40 - 0KF, 41 - UKB,
42 - UL, 48 - NKB, 47 - NKB, 46 - NKF, 46.5. NKF, 44 - NKS, 43
Áp tô mát SF8 bảng: 49, 0 - NKS, 51 - NKF, 52 - NKF, 55 - NKB, 54 NKB, 58 - NKD, 57 - NKD, 56 - NKD, 55 - NKD,
Áp tô mát SF- 9 bảng: 59, 60 - RKD, 61 - RKD, 62 - RKD, 66.3. UKD,
64 - UKS, 67 - UL, 65, 66.
Kiểm tra vị trí đóng, cắt của áp tô mát SF1÷ SF9 bằng tín hiệu ánh sáng
và âm thanh thông qua việc đấu nối tiếp các tiếp điểm phụ của áp tô mát với
cầu dao một cực tương ứng từ S1÷ S9 sau đó đưa vào mạch tín hiệu công
nghệ.
6.7. Bố trí các đồng hồ ở các bảng của các khối.



×