Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ LINH KIỆN PHÒNG MÁY KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.42 KB, 66 trang )

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
QUẢN LÝ LINH KIỆN PHÒNG MÁY KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Giáo viên hướng dẫn: Phan Việt Anh
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Đức Toàn
Phạm Thị Hải Yến
Nguyễn Thị Thu Hương

- Hà Nội 2012 MỤC LỤC



PHẦN 1. YÊU CẦU HỆ THỐNG
Khảo sát hệ thống – yêu cầu hệ thống

1.

Mục đích và phạm vi

1.

Mục đích

1.

Mục đích của việc khảo sát hệ thống quản lý linh kiện phòng máy khoa Công nghệ thông


tin nhằm hiểu rõ và sâu sắc về hệ thống từ cách quản lý tới cách thức hoạt động của hệ
thống, đồng thời thu thập được các thông tin cần thiết để phát triển hệ thống.
Phạm vi

2.

Phạm vi của việc khảo sát là toàn bộ quy trình có trong hệ thống.
Phát hiện yêu cầu

2.

Các kỹ thuật thực hiện

1.

Để phát hiện được các yêu cầu của hệ thống cần sử dụng kỹ thuật phỏng vấn là chính.
Ngoài ra cần quan sát công việc hàng ngày của hệ thống để thu được kết quả tốt nhất.
Phỏng vấn

2.

Mục đích của phỏng vấn là gợi mở quan điểm của người được phỏng vấn để tìm hiểu chức
năng hiện tại, các vấn đề phát sinh và mong muốn cải thiện của khách hàng.
Phỏng vấn cần được lập kế hoạch trước với đầy đủ các thông tin như thời gian, địa điểm,
loại chủ đề sẽ phỏng vấn, .... Trong quá trình phỏng vấn cần ghi lại đầy đủ và chính xác các
câu trả lời phỏng vấn của người được phỏng vấn.
Bảng phỏng vấn dùng cho hệ thống quản lý linh kiện phòng máy được mô tả như sau:
Kế hoạch phỏng vấn hệ thống quản lý linh kiện phòng máy khoa CNTT
Hệ thống: Quản lý linh kiện phòng máy
Người tham dự:


Project reference : Sem9/01

Mr V.Anh (Quản lý hệ thống)
Toàn Nguyễn (Developer)

Ngày

Thời gian bắt đầu

Thời gian hỏi

Địa điểm

08/09/2012

12h30

30p

H9

Mục đích của buổi phỏng vấn:
Thảo luận về hệ thống quản lý linh kiện phòng máy: yêu cầu và các phát sinh thường gặp
trong quá trình quản lý.


Danh sách công việc:
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của hệ thống.
Tìm hiểu quy trình hoạt động của hệ thống.

Những vấn đề với hệ thống hiện tại.
Yêu cầu của khách hàng về hệ thống sắp xây dựng.
Tài liệu mang kèm:
N/A

Nội dung cuộc phỏng vấn:
1. Cơ cấu tổ chức của hệ thống.
Q: Mô tả cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý linh kiện phòng máy khoa CNTT?
A: Hệ thống phòng máy thực hành của khoa bao gồm nhiều phòng máy, mỗi phòng máy
đều có nhân viên trực chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của phòng máy, mỗi phòng máy
có khoảng trên dưới 40 máy tính và một số trang thiết bị khác đi kèm như máy chiếu, trang
thiết bị mạng, điều hòa.... Các trang thiết bị, linh kiện mới, cũ được giữ tại kho linh kiện,
khi cần thiết thì sẽ được lấy ra sử dụng. Bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm bảo trì hệ thống
máy tính, kiểm tra, thay thế cũng như sửa chữa khi có hỏng hóc xảy ra.
2. Quy trình hoạt động của hệ thống.
Q: Công việc cần thực hiện khi có linh kiện, trang thiết bị mới nhập?
A: Mỗi khi có linh kiện, máy tính hay trang thiết bị mới được trung tâm kỹ thuật của học
viện kỹ thuật quân sự bàn giao hay các thiết bị đã được sửa chữa xong, bên kho sẽ yêu cầu
phòng kỹ thuật dựa vào phiếu giao hàng sẽ kiểm tra về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm
xem có đảm bảo tiêu chuẩn hay không. Nếu đủ số lượng và đạt chất lượng thì sẽ cho nhập
vào kho. Bộ phận quản lý kho sẽ cập nhật các linh kiện, thiết bị mới, cập nhật lại thông tin
kho. Nếu trong quá trình kiểm tra, phát hiện có sự sai sót hay phát hiện sản phẩm không đạt
chất lượng, không đúng chủng loại trên phiếu giao hàng thì kho sẽ lập phiếu trả lại sản
phẩm cho trung tâm kỹ thuật của học viện có ghi rõ lý do.
Q: Công việc cần làm khi có linh kiện, trang thiết bị bị hỏng hóc hay cần bổ sung mới?
A: Mỗi khi có hỏng hóc, cần thay thế hay bổ sung mới, bộ phận quản lý phòng máy và bộ
phận kỹ thuật sẽ lập danh sách những linh kiện, trang thiết bị cần thiết đồng thời gửi hết
những linh kiện, thiết bị hỏng và yêu cầu thay thế cho bộ phận kho. Bộ phận kho sau khi
tiếp nhận xem xét và đáp ứng theo phiếu yêu cầu và giao đủ linh kiện, trang thiết bị. Nếu



thiếu sẽ lập phiếu yêu cầu nhập thêm và gửi lên trung tâm kỹ thuật của học viện và sẽ bổ
sung ngay khi có đủ linh kiện, trang thiết bị.
Q: Việc quản lý linh kiện, trang thiết bị được thực hiện như thế nào?
A: Về mặt quản lý linh kiện, trang thiết bị của từng phòng máy, mỗi ngày, nhân viên phòng
máy có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng linh kiện, trang thiết bị của từng phòng máy. Nếu phát
hiện có hỏng hóc phải báo ngay cho bộ phận kỹ thuật để có phương án sửa chữa, khắc phục
ngay. Nếu không thể khắc phục được thì phải cập nhật tình trạng linh kiện trang thiết bị.
Sau đó lập danh sách yêu cầu thay mới tới bộ phận kho. Với những thiết bị, linh kiện có thể
sửa chữa được thì lập danh sách yêu cầu sửa chữa. Kho sẽ tiến hành lập phiếu xuất các thiết
bị cần sửa và gửi thiết bị đi sửa chữa đồng thời có kế hoạch thay thế những linh kiện, trang
thiết bị trong thời gian sửa chữa.
Q: Phòng máy có lập báo cáo gửi lên cấp trên hay không? Nếu có thì cho biết thời gian?
A: Cuối mỗi tháng và từng quý, bộ phận quản lý kho sẽ lập báo cáo tình trạng nhập, xuất
linh kiện, trang thiết bị, gửi linh kiện, thiết bị hỏng và báo cáo lên trung tâm kỹ thuật của
học viện. Đồng thời lập bảng dự trù danh sách các thiết bị, linh kiện sẽ cần trong thời gian
tới.
3. Những vấn đề với hệ thống hiện tại.
Q: Các vấn đề đang tồn tại với hệ thống hiện tại?
A: Hệ thống hiện tại hoạt động chủ yếu dựa trên giấy tờ do đó mỗi khi cần tìm kiếm hay lập
các báo cáo, thống kê mất nhiều thời gian và khó khăn.
4. Yêu cầu của khách hàng về hệ thống sắp xây dựng.
Q: Các yêu cầu về hệ thống sắp xây dựng?
A: Hệ thống sắp xây dựng cần hoạt động hiệu quả, lưu lại được đầy đủ thông tin về linh
kiện, trang thiết bị cũng như tình trạng, lịch sử sử dụng,... của chúng đồng thời việc quản lý
phòng máy và máy tính trong phòng phải chi tiết, cụ thể hơn. Hệ thống mới cần có giao
diện thân thiện, dễ sử dụng, tạo báo cáo tự động, đơn giản. Việc tìm kiếm phải diễn ra
nhanh, tự động.
2.
1.


Đặc tả yêu cầu
Mục đích
Mục đích của việc đặc tả yêu cầu là đối chiếu, sắp xếp trình tự và ghi lại lượng thông tin thu
thập được trong suốt quá trình phát hiện những yêu cầu.

2.

Bản đặc tả yêu cầu hệ thống


PROBLEM DEFINITION
Những vấn đề đối với hệ thống thực:
Quy trình quản lý hồ sơ linh kiện, trang thiết bị phức tạp, mất nhiều thời gian, công
đoạn.
Quản lý phòng máy và máy tính trong phòng còn đơn giản.
Hoạt động của các phòng ban quản lý còn rời rạc, chưa hiệu quả.
Những ý kiến khách quan về hệ thống mới:
Hoạt động nhanh và hiệu quả hơn.
Lưu trữ thông tin chi tiết về linh kiện, trang thiết bị, lịch sử, tình trạng sử dụng.
Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
Phạm vi của hệ thống:
Quản lý hồ sơ linh kiện, trang thiết bị.
Quản lý nhập, xuất linh kiện, trang thiết bị.
Quản lý phòng máy.
Quản lý máy tính.
Quản lý nhân viên.
Những ý tưởng sơ bộ:
Cung cấp đầy đủ thông tin về linh kiện, trang thiết bị để dễ dàng tìm kiếm cũng như
quản lý.

Đơn giản hóa việc nhập, xuất linh kiện
Cập nhật nhanh nhất tình trạng của linh kiện, trang thiết bị.
Quản lý nhân viên tốt hơn
Quản lý phòng máy và các máy tính của phòng chi tiết, tốt hơn.

3.
1.

Xác nhận yêu cầu
Mục đích


2.

Mục đích của giai đoạn xác nhận các yêu cầu để đảm bảo rằng các nhà phát triển đã hiểu và
ghi lại một cách chính xác những mong muốn và nhu cầu của khách hàng và người sử dụng
với hệ thống.
Tóm tắt phỏng vấn
Sau khi phỏng vấn có thể tóm tắt 1 bản thông tin yêu cầu từ người quản lý (người dùng) để
xác nhận lại một lần nữa các yêu cầu đề ra, đảm bảo rằng người phát triển đã nắm được
những yêu cầu đã được nêu khi phỏng vấn.
Tóm tắt phỏng vấn
Hệ thống: Quản lý linh kiện phòng máy
Người tham dự:

Project reference : Sem9/01

Mr V.Anh (Quản lý hệ thống)
Toàn Nguyễn (Developer)


Ngày

Thời gian bắt đầu

Thời gian hỏi

Địa điểm

08/09/2012

12h30

30p

H9

Mục đích của buổi phỏng vấn:
Thảo luận về hệ thống quản lý linh kiện phòng máy: yêu cầu và các phát sinh thường gặp
trong quá trình quản lý.
TT

3.

Thông tin

Hành động yêu cầu

1

Quy trình quản lý hồ sơ linh kiện, trang Cung cấp đầy đủ thông tin về linh kiện,

thiết bị phức tạp, mất nhiều thời gian, trang thiết bị để dễ dàng tìm kiếm cũng
công đoạn.
như quản lý. Cập nhật nhanh nhất tình
trạng của linh kiện, trang thiết bị.

2

Quản lý phòng máy và máy tính trong Quản lý phòng máy và các máy tính của
phòng còn đơn giản.
phòng chi tiết, tốt hơn.

3

Giao diện

Thân thiện, dễ sử dụng

4

Tạo báo cáo

Đơn giản, nhanh, tự động

5

Việc xuất, nhập linh kiên

Đơn giản hóa, nhanh

6


Tìm kiếm thông tin

Nhanh, tự động

Danh sách yêu cầu cho hệ thống


Đây là các yêu cầu được lấy từ cuộc phỏng vấn với người quản lý. Nó chỉ là danh sách cơ
sở cho việc phát triển hệ thống theo hướng đối tượng.
Hệ thống quản lý linh kiện phòng máy khoa CNTT cần:
R1. Lưu trữ và cung cấp đầy đủ thông tin về linh kiện, trang thiết bị bao gồm mã, tên, nhà
sản xuất, chủng loại, số serial, các mô tả cần thiết về linh kiện, trang thiết bị cùng với trạng
thái của chúng để dễ dàng cho việc quản lý.
R2. Cập nhật thông tin linh kiện, trang thiết bị nhanh, chính xác.
R3. Lưu trữ và cung cấp đầy đủ thông tin về phòng máy như tên phòng máy, địa chỉ phòng
máy và số điện thoại phòng máy.
R4. Lưu trữ và cung cấp đầy đủ thông tin về máy tính trong phòng máy, cụ thể là từng linh
kiện trong máy tính là gì, mô tả chi tiết từng máy tính.
R5. Lưu trữ và cung cấp đầy đủ các thông tin về phiếu nhập, xuất như mã phiếu, ngày lập
phiếu, các linh kiện mỗi lần xuất, nhập vào kho và các ghi chú cho mỗi lần xuất, nhập.
R6. Tìm kiếm thông tin về linh kiện, máy tính, phòng máy đơn giản, nhanh và tự động.
R7. Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
R8. Tạo báo cáo tự động, nhanh, đơn giản.


PHẦN 2. USE CASE
1.

Mục đích

Xây dựng use case để hình thành và mô tả yêu cầu chức năng hệ thống, nó là kết quả
thỏa thuận giữa khách hàng và người phát triển hệ thống phần mềm. Nó cho phép mô tả rõ
ràng và nhất quán cái hệ thống sẽ làm do đó mô hình có khả năng được sử dụng xuyên suốt
quá trình phát triển phần mềm. Ngoài ra use case cung cấp cơ sở để kiểm tra, thử nghiệm hệ
thống, cho khả năng dễ thay đổi hay mở rộng yêu cầu hệ thống.

2.

Các khái niệm
Ca sử dụng use case

1.

Use case được xem là chức năng của hệ thống cung cấp từ quan điểm của người dùng. Nó
dùng để mô tả hệ thống mới về mặt chức năng, mỗi một chức năng sẽ được biểu diễn như
một hoặc nhiều use case. Use case không phải là thiết kế, cài đặt mà là một phần của vấn đề
cần giải quyết.
Tác nhân actor

2.

Là đối tượng bên ngoài tương tác với hệ thống theo 3 hình thức:
1.

Tương tác trao đổi thông tin với hệ thống hoặc sử dụng chức năng.

2.

Cung cấp đầu vào hoặc nhận thông tin đầu ra từ hệ thống.


3.

Không điều khiển hoạt động của hệ thống.

3.

Quan hệ
Có các quan hệ như

1.

Quan hệ kết hợp (Association)

2.

Quan hệ gộp (Includes)

3.

Quan hệ mở rộng (Extends)

4.

Quan hệ tổng quát hóa (Generalization)

3.

Tìm kiếm tác nhân, use case
Để tìm được các tác nhân cần trả lời các câu hỏi sau:


1.

Ai sẽ sử dụng chức năng chính của hệ thống?

2.

Ai giúp hệ thống làm việc hàng ngày?

3.

Ai quản trị, bảo dưỡng để hệ thống làm việc liên tục?


4.

Hệ thống quản lý thiết bị phần cứng nào?

5.

Hệ thống đang xây dựng tương tác với hệ thống khác nào?

6.

Ai hay cái gì quan tâm đến kết quả hệ thống cho lại?
Để tìm được các use case cần làm những việc sau:
Với mỗi tác nhân đã tìm ra, hãy trả lời các câu hỏi sau để tìm ra các Use case hệ

6.

thống

1.

Tác nhân yêu cầu hệ thống thực hiện chức năng nào?

2.

Tác nhân cần đọc, tạo lập, bãi bỏ, lưu trữ, sửa đổi các thông tin nào trong hệ
thống?

3.

Tác nhân cần thông báo cho hệ thống sự kiện xảy ra trong nó?

4.

Hệ thống cần thông báo cái gì đó cho tác nhân?

5.

Hệ thống cần vào/ra nào? Vào/ra đi đến đâu hay từ đâu?

7.

Đặt tên UC hệ thống

6.

Theo khái niệm nghiệp vụ của tổ chức

7.


Không sử dụng từ kỹ thuật, chuyên môn

8.

Sử dụng các động từ, cụm từ ngắn gọn

8.

Tùy theo tầm cỡ dự án mà mỗi hệ thống có từ 20-70 UC
Sau đó cần xác định xem đã tìm đủ use case của hệ thống chưa?

1.

Mỗi yêu cầu chức năng ở trong ít nhất một UC? Nếu yêu cầu chức năng
không ở trong UC nào thì nó sẽ không được cài đặt sau này.

2.

Đã khảo sát mọi tác nhân tương tác với hệ thống?

3.

Tác nhân cung cấp cho hệ thống thông tin nào?

4.

Tác nhân nhận thông tin nào từ hệ thống?

5.


Đã nhận biết mọi hệ thống bên ngoài tương tác với hệ thống đang xây dựng?

6.

Thông tin nào hệ thống bên ngoài nhận và gửi cho hệ thống đang xây dựng?

4.

Use case trong hệ thống quản lý linh kiện phòng máy khoa CNTT

1.

Use case tổng quát cho hệ thống quản lí


Quản lí xuất kho

Quản lí nhập kho

Quản lí linh kiện, trang
thiết bị

Quản lí phòng máy

Quản lí nhân viên


Use case “Quản lí xuất kho”


2.

Kiểm tra hàng trong kho

Lập phiếu xuất kho

Cập nhật thông tin linh
kiện

Thống kê, báo cáo

Mô tả Use case “Quản lí xuất kho”

Use case : Quản lí xuất kho
Điều kiện đầu tiên: còn thiết bị trong kho
Actor: Nhân viên quản lí kho
Mục đích: xuất các linh kiện cho phòng máy
Mô tả: Nhân viên quản lí kho lập một phiếu xuất linh kiện, trang thiết bị cho phòng máy
khi có yêu cầu.Nếu nhu cầu của phòng máy quá nhiêu mà kho không đáp ứng đủ thì sẽ
nhập thông tin vào máy để lần sau có linh kiện sẽ cung ứng nốt số còn lại. Cuối tháng, nhân
viên quản lí kho sẽ tổng kết số linh kiện còn trong kho để gửi cho cấp trên nắm bắt được
tình hình.
Hành động của actor

Hệ thống trả lời:

1.Kiểm tra hàng trong kho
2.Nếu có linh kiện thì lập phiếu xuất linh
kiện cho phòng máy
3.Cập nhật thông tin linh kiện


3.1.Hiển thị form cập nhật thông tin linh kiện


4.In phiếu
Khả năng ngoài dự tính: Không đáp ứng đủ nhu cầu của phòng máy

Use case “Quản lí nhập kho”

3.

Lập phiếu nhập kho

Cập nhật vào kho

Thống kê, báo cáo

Mô tả Use case “Quản lí nhập kho”
Use case : Quản lí nhập kho
Điều kiện đầu tiên:
Actor: Nhân viên quản lí kho
Mục đích: nhập các linh kiện vào kho
Mô tả: Mỗi khi có linh kiện, máy tính hay trang thiết bị mới được trung tâm kỹ thuật của
học viện kỹ thuật quân sự bàn giao hay các thiết bị đã được sửa chữa xong, bên kho sẽ yêu
cầu phòng kỹ thuật dựa vào phiếu giao hàng sẽ kiểm tra về số lượng lẫn chất lượng sản
phẩm xem có đảm bảo tiêu chuẩn hay không. Nếu đủ số lượng và đạt chất lượng thì sẽ cho
nhập vào kho. Bộ phận quản lý kho sẽ cập nhật các linh kiện, thiết bị mới, cập nhật lại
thông tin kho. Nếu trong quá trình kiểm tra, phát hiện có sự sai sót hay phát hiện sản phẩm
không đạt chất lượng, không đúng chủng loại trên phiếu giao hàng thì kho sẽ lập phiếu trả
lại sản phẩm cho trung tâm kỹ thuật của học viện có ghi rõ lý do.


Hành động của actor:

Hệ thống trả lời:

1.Kiểm tra phiếu giao hàng và nhập linh kiện 1.1.Hiển thi giao diện nhập linh kiện vào kho


vào kho

2.1.Hiển thị form cập nhật

2.Cập nhật linh kiện vào kho
3. In phiếu
Khả năng ngoài dự tính:

Use case “Quản lí linh kiện, trang thiết bị”

4.

Kiểm tra linh kiện hàng
ngày

Cập nhật tình trạng linh kiện, thiết
bị của phòng máy

Lập damh sách thay mới
và sửa chữa

Lâp phiếu xuất thiết bị cần

sửa chữa

Mô tả Use case “Quản lí linh kiện, trang thiết bị”

Use case : Quản lí linh kiện, trang thiết bị
Điều kiện đầu tiên:
Actor: Nhân viên quản lí kho, nhân viên quản lí phòng máy
Mục đích: Quản lí linh kiện, trang thiết bị của phòng máy
Mô tả: Để quản lý linh kiện, trang thiết bị của từng phòng máy, mỗi ngày, nhân viên phòng
máy có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng linh kiện, trang thiết bị của từng phòng máy. Nếu phát


hiện có hỏng hóc phải báo ngay cho bộ phận kỹ thuật để có phương án sửa chữa, khắc phục
ngay. Nếu không thể khắc phục được thì phải cập nhật tình trạng linh kiện trang thiết bị.
Sau đó lập danh sách yêu cầu thay mới tới bộ phận kho. Với những thiết bị, linh kiện có thể
sửa chữa được thì lập danh sách yêu cầu sửa chữa. Kho sẽ tiến hành lập phiếu xuất các thiết
bị cần sửa và gửi thiết bị đi sửa chữa đồng thời có kế hoạch thay thế những linh kiện, trang
thiết bị trong thời gian sửa chữa.

Hành động của actor:

Hệ thống trả lời:

1.Kiểm tra linh kiện hàng ngày, nếu có hỏng
hóc thì báo cho bộ phận kĩ thuật
2.Cập nhật tình trạng thiết bị của phòng máy
3.Lập danh sách thay mới và sửa chữa

2.1.Hiển thị giao diện cập nhật linh kiện máy
tính


4.Lập phiếu xuất các thiếu bị cần gửi sửa
chữa

3.1.Hiện thị giao diện chọn các linh kiện,
trang thiết bị.
4.1. Hiện thị giao diện chọn các linh kiện,
trang thiết bị

Khả năng ngoài dự tính: Không

5.

Use case “Quản lí phòng máy”

Cập nhật tình thông tin
của phòng máy

Thống kê, báo cáo

Mô tả Use case “Quản lí phòng máy”


Use case : Quản lí phòng máy
Điều kiện đầu tiên:
Actor: Nhân viên quản lí phòng máy
Mục đích: Quản lí phòng máy
Mô tả: Quản lí các phòng máy của trường về tên phòng máy, địa chỉ và số điện thoại của
phòng máy
Hành động của actor:


Hệ thống trả lời:

1.Cập nhật thông tin của phòng máy

1.1.Hiển thị giao diện cập nhật thông tin của
phòng máy

Khả năng ngoài dự tính: Không


Use case “Quản lí nhân viên”

6.

Cập nhật thông tin của
nhân viên

Cập nhật tình trạng làm,
nghỉ của nhân viên

Thống kê cuối tháng

Mô tả Use case “Quản lí nhân viên”

Use case : Quản lí nhân viên
Điều kiện đầu tiên:
Actor: Nhân viên quản lí phòng máy
Mục đích: Quản lí nhân viên
Mô tả: Quản lí các nhân viên trực ở phòng máy, cập nhật thông tin của nhân viên.

Hành động của actor:

Hệ thống trả lời:

1.Cập nhật thông tin của nhân viên

1.1.Hiển thị giao diện cập nhật thông tin nhân
viên

Khả năng ngoài dự tính:


PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ LỚP
1.

Mục đích
Phần này đưa ra nhằm xác định các đối tượng và lớp có trong hệ thống quản lý linh kiện
phòng máy khoa CNTT, từ đó giúp ta hiểu hơn về hệ thống sắp xây dựng.

2.

Đối tượng và lớp
Đối tượng là những gì ta nhìn thấy xung quanh ta chẳng hạn như bàn, ghế, quyển sách,
người, .... Như vậy, đối tượng chính là khái niệm để biểu diễn một cái gì đó trong thế giới
thực. Chẳng hạn, linh kiện RAM001 là một đối tượng, nó chứa đựng các thông tin về hãng
sản xuất Kingston, các thông số về dung lượng 2GB, ...., ngoài ra nó còn có các hành vi như
xác định khi nào thì còn hàng, khi nào hết hàng, .... Do đó, đối tượng cũng được coi là một
cái gì đó gói thông tin và các hành vi lại. Thông tin được lưu trữ bởi thuộc tính (Attribute)
và hành vi của đối tượng được gọi là thao tác (Operation)
Lớp (class) là cái gì đó cung cấp kế hoạch (blueprint) cho đối tượng. Lớp cung cấp

thông tin nào đó cho đối tượng lưu trữ và hành vi nào đó mà đối tượng có, đồng thời nó
cung cấp mẫu (template) cho đối tượng. Để đơn giản có thể định nghĩa lớp là mô tả tập đối
tượng chia sẻ cùng thuộc tính, thao tác, phương pháp, quan hệ và ngữ nghĩa.Ví dụ, ta có các
đối tượng SinhVien A, SinhVien B như vậy ta có lớp SinhVien.

3.

Đối tượng và lớp trong hệ thống quản lý linh kiện phòng máy khoa CNTT
Với những cách xác định như trên ta có thể thấy hệ thống quản lý linh kiện phòng máy khoa
CNTT sẽ có các đối tượng tương ứng với các lớp

1.

Linh kiện LINHKIEN

2.

Nhân viên NHANVIEN

3.

Máy tính MAYTINH

4.

Phòng máy PHONGMAY

5.

Phiếu nhập PHIEUNHAP


6.

Tài khoản TAIKHOAN



PHẦN 4. BIỂU ĐỒ LỚP
Từ những gì đã có ở phần 3, ta tiến hành xây dựng biểu đồ lớp. Biểu đồ lớp cho biết
hình ảnh tĩnh của các bộ phận hệ thống. Biểu đồ lớp bao gồm các lớp và quan hệ giữa
chúng. Thông thường mỗi hệ thống có vài biểu đồ lớp. Ta cần phải xây dựng vài biểu đồ
lớp để mô tả đầy đủ hệ thống ta đang xem xét. Biểu đồ lớp giúp người phát triển quan sát,
lập kế hoạch cấu trúc hệ thống trước khi viết mã trình. Với chương trình Rational Rose thì
biểu đồ lớp được hình thành trong Logical View. Dưới đây là biểu đồ lớp chi tiết khi đã loại
bỏ các quan hệ n-n.

Viết từ điển
Phòng máy = Mã phòng máy + Tên phòng máy + Địa chỉ + Số điện thoại
Mã phòng máy = “PM” + {digit}1
Tên phòng máy = *Tên phòng máy*


Địa chỉ = Tên nhà + Tên khu
Số điện thoại = *Số điện thoại của phòng máy*

Máy tính = Mã máy tính + Mô tả máy tính + Mã phòng máy
Mã máy tính = “Mã phòng máy” + {digit}3
Mô tả máy tính = *Mô tả máy tính đó*
Mã phòng máy = *Mã phòng máy lấy từ bảng PhongMay*


Nhân viên = Mã nhân viên + Tên nhân viên + Ngày sinh + Số điện thoại + Mã phòng máy
Mã nhân viên = {digit}3
Tên nhân viên = Họ + [Tên đệm] + Tên
Ngày sinh = Ngày + Tháng + Năm
Số điện thoại = [Mã vùng] + Số điện thoại
Mã phòng máy = *Mã phòng máy lấy từ bảng PhongMay*

Nhà sản xuất = Mã nhà sản xuất + Tên nhà sản xuất + Địa chỉ
Mã nhà sản xuất = {digit}3
Tên nhà sản xuất = *Tên của nhà sản xuất*
Địa chỉ = Số nhà + [Ngõ | Ngách | Hẻm] + Tên đường + Quận | Huyện + Tỉnh | Thành phố

Chủng loại = Mã chủng loại + Tên chủng loại
Mã chủng loại = {char}3
Tên chủng loại = *Tên chủng loại*

Linh kiện = Mã linh kiện + Tên linh kiện + Serialnumber + Mô tả + Mã nhà sản xuất + Mã
chủng loại + Tình trạng
Mã linh kiện = Mã chủng loại + {digit}5


Tên linh kiện = *Tên linh kiện”
Serialnumber = *Số serial của linh kiện, trang thiết bị”
Mô tả = *Mô tả về linh kiện, trang thiết bị”
Mã nhà sản xuất = *Lấy từ bảng NhaSX*
Mã chung loai = *Lấy từ bảng ChungLoai*
Tình trạng = {digit}1 *Tình trạng của linh kiện, trang thiết bị*

Phiếu nhập xuất = Mã phiếu + Ngày lập phiếu + Ghi chú
Mã phiếu = PN | PX + {digit}8

Ngày lập phiếu = Ngày + Tháng + Năm
Ghi chú = *Ghi chú*

Tài khoản = Username + Password + Tình trạng
Username = *Tên đăng nhập hệ thống*
Password = *Mật khẩu người dùng*
Tình trạng = {digit}1 *Tình trạng của tài khoản*


PHẦN 5: THẺ CRC
5.1. Thẻ CRC
Dùng thẻ CRC để gán các hành vi cụ thể vào từng lớp riêng biệt. Chỉ rõ sự liên quan
của các lớp do các hành vi đấy tác động lên.
Các hành vi được xác định dựa vào các động từ trong phần mô tả về yêu cầu của hệ
thống.
1.

Thẻ CRC class LINHKIEN
LINHKIEN
Responsibility

Collaborator

Cung cấp thông tin linh kiện
Tìm kiếm linh kiện

2.

Thẻ CRC class NHANVIEN
NHANVIEN

Responsibility

3.

Collaborator

Cung cấp thông tin nhân viên của phòng máy

PHONGMAY

Điều chuyển nhân viên

PHONGMAY

Tìm kiếm nhân viên

PHONGMAY

Thẻ CRC class MAYTINH
MAYTINH
Responsibility

4.

Collaborator

Cung cấp thông tin máy tính

LINHKIEN, PHONGMAY


Chuyển máy tính

PHONGMAY

Thêm (Thay) linh kiện cho máy tính

LINHKIEN, MAYTINH_LINHKIEN

Tìm kiếm máy tính

LINHKIEN, PHONGMAY,
MAYTINH_LINHKIEN

Thẻ CRC class PHONGMAY


PHONGMAY
Responsibility

Collaborator

Cung cấp thông tin phòng máy
Tìm kiếm phòng máy

5.

Thẻ CRC class PHIEUNHAP
PHIEUNHAP
Responsibility


Collaborator

Cung cấp thông tin phiếu nhập

LINHKIEN

Nhập mới

LINHKIEN

Thống kê phiếu nhập

LINHKIEN

Tìm kiếm phiếu nhập

LINHKIEN

5.2. Biểu đồ tương tác
5.2.1. Quản lý linh kiện
a. Thêm linh kiện.
- Các lớp tham gia: LINHKIEN
- Biểu đồ tuần tự

- Biểu đồ cộng tác


b. Sửa linh kiện
- Các lớp tham gia: LINHKIEN
- Biểu đồ tuần tự


- Biểu đồ cộng tác

c. Xóa linh kiện
- Các lớp tham gia: LINHKIEN
- Biểu đồ tuần tự


×