Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH THÍCH DỰ PHÒNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.02 KB, 13 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH HỆ THỐNG
KÍCH THÍCH DỰ PHÒNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN
MÃ SỐ QT – 10 - 09
(Sửa đổi lần thứ III)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3843 /QĐ-PPC-KT
ngày 20 tháng 10 năm 2009

Hải Dương, tháng 10 năm 2009


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH
THÍCH DỰ PHÒNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

Mã số: QT-10-09

Ngày sửa đổi: /10/2009

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

Trang:

2 / 13

Ngày hiệu lực: /10/2009


NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI





1. Tổng Giám đốc
2. Các phó tổng giám đốc
3. Trưởng các đơn vị và bộ phận có liên quan
CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: PHÂN XƯỞNG VH ĐIỆN - KIỂM NHIỆT
NGƯỜI LẬP
NGƯỜI KIỂM TRA

Chữ ký:

Chữ ký:

Họ và tên: Lê Thanh Bình
Chức vụ: KTV.PX VH Điện -KN

Họ và tên: Nguyễn Văn Nhất
Chức vụ: Quản đốc VH Điện-KN
Chữ ký:

Họ và tên: Nguyễn Văn Thuỷ
Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật
THAM GIA XEM XÉT

NGƯỜI DUYỆT


1. Phòng Kỹ thuật

Chữ ký:

Họ và tên: Vũ Xuân Cường
Chức vụ:
TÓM TẮT SỬA ĐỔI

P. Tổng Giám đốc

TÓM TẮT NỘI DUNG SỬA ĐỔI

LẦN SỬA

NGÀY SỬA

Lần 1

01/2003

Bổ sung và chỉnh sửa

Lần 2

12/2007

Bổ sung và chỉnh sửa

Lần 3


10/2009

Bổ sung và chỉnh sửa


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH
THÍCH DỰ PHÒNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

Mã số: QT-10-09

Ngày sửa đổi: /10/2009

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

Trang:

3 / 13

Ngày hiệu lực: /10/2009

MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang


1

Mục đích

4

2

Phạm vi sử dụng

4

3

Các tài liệu liên quan

4

4

Định nghĩa

4

5

Trách nhiệm

4


6

Nội dung quy trình

5

6.1

Mở đầu

5

6.2

Công dụng và thông số kỹ thuật

5

6.3

Cấu tạo và nguyên lý làm việc

6

6.4

Chỉ dẫn các biện pháp an toàn

8


6.5

Thứ tự làm việc của hệ thống kích thích dự phòng

9

6.6

Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục

12

7

Hồ sơ lưu

13

8

Phụ lục

13


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH
THÍCH DỰ PHÒNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

Mã số: QT-10-09


Ngày sửa đổi: /10/2009

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

Trang:

4 / 13

Ngày hiệu lực: /10/2009

1. MỤC ĐÍCH
1.1. Để phù hợp đáp ứng được những tiến bộ kỹ thuật và thiết bị mới,
công nghệ mới đưa vào sản xuất, thay thế thiết bị cũ nên phải soạn thảo bổ
sung quy trình cho phù hợp công nghệ mới, thiết bị mới.
1.2. Cắt bớt, loại bỏ những phần quy trình mà công nghệ đã bỏ không
sử dụng tới, hoặc đã được thay thế thiết bị công nghệ mới.
1.3. Chuyển đổi các cụm từ, câu chữ, niên hiệu cho phù hợp với mô
hình quản lý kinh tế mới của Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt và
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
1.4. Chỉnh sửa một số câu chữ, nội dung để tăng thêm tính chặt chẽ, dễ
hiểu trong quy trình..
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
2.1. Quy trình này áp dụng bắt buộc đối với các phân xưởng, phòng ban,
các cá nhân trong Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại khi tiến hành các công
việc tại khu vực máy phát điện kích thích dự phòng do phân xưởng vận hành
Điện - Kiểm nhiệt quản lý.
2.2. Quy trình này cũng áp dụng bắt buộc đối với các đơn vị bên ngoài

Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại đến thực hiện các công việc tại khu vực
máy phát điện kích thích dự phòng do phân xưởng vận hành Điện - Kiểm
nhiệt quản lý.
3. CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- Quy trình vận hành hệ thống kích thích dự phòng của máy phát điện
TBΦ-120-2T3.
- Quy định thể thức trình bày văn bản trong Công ty cổ phần nhiệt điện
Phả Lại mã số QĐ-01-01 ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Công ty
cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
4. ĐỊNH NGHĨA (Không áp dụng)
5. TRÁCH NHIỆM


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH
THÍCH DỰ PHÒNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

Mã số: QT-10-09

Ngày sửa đổi: /10/2009

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

Trang:

5 / 13

Ngày hiệu lực: /10/2009


Phó tổng Giám đốc kỹ thuật, Quản đốc, phó Quản đốc, Kỹ thuật viên
phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt phải nắm vững, đôn đốc công nhân
trong đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này.
Trưởng, Phó phòng Kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật an toàn của Công ty cùng
cán bộ kỹ thuật phòng kỹ thuật phụ trách khối thiết bị điện, phải nắm vững,
đôn đốc, chỉ đạo công nhân kiểm tra thực hiện.
Trưởng ca dây chuyền 1, Trưởng kíp phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm
nhiệt phải nắm vững, chỉ đạo, đôn đốc và bắt buộc các chức danh dưới quyền
quản lý của mình phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này.
6. NỘI DUNG QUY TRÌNH
6.1. Mở đầu
6.1.1. Mô tả kỹ thuật và qui trình vận hành dùng để nghiên cứu nguyên
lý làm việc, cấu tạo qui tắc vận hành và trông coi hệ thống kích thích dự
phòng của máy phát điện TBΦ-120-2T3 Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
6.1.2. Ngoài quy trình này ra còn phải tham khảo thêm tài liệu thiết kế,
các qui trình vận hành, các chi tiết riêng biệt của hệ thống kích thích của nhà
chế tạo.
6.2. Công dụng và các thông số kỹ thuật
6.2.1. Máy kích thích dự phòng được dùng khi hệ thống kích thích chính
bị hư hỏng hoặc đã đưa vào sửa chữa.
Máy kích thích dự phòng dùng để dự phòng cho hệ thống kích thích máy
phát của khối 1 và khối 2, 3, 4.
6.2.2. Máy kích thích dự phòng gồm có: Máy phát điện một chiều được
kéo bằng động cơ điện không đồng bộ 3 pha lấy điện từ ngăn N40 của phân
đoạn 1BB-6kV.
6.2.2.1. Máy phát điện một chiều:
- Kiểu: GΠC-900-1000T4.
- Công suất:550kW.
- Điện áp: 300V.



CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH
THÍCH DỰ PHÒNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

Mã số: QT-10-09

Ngày sửa đổi: /10/2009

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

Trang:

6 / 13

Ngày hiệu lực: /10/2009

- Dòng điện: 1850A.
6.2.2.2. Động cơ:
- Kiểu: ДA-1612-6T3.
- Công suất: 800kW.
- Điện áp: 6kV.
- Dòng điện: 93A.
6.2.2.3. Biến trở trượt của máy kích thích dự phòng PP dùng để điều
chỉnh dòng điện trong cuộn dây kích thích của máy kích thích dự phòng kiểu:
PBM-2.
Trong biến trở có lắp đặt điện trở không điều chỉnh được để hạn chế

dòng điện kích thích của máy kích thích khi làm việc ở chế độ cường hành.
6.2.2.4. Áp tô mát của máy kích thích dự phòng B2 dùng để đóng mạch
lực của máy kích thích dự phòng vào mạch kích thích của máy phát:
- Kiểu: 2B030-2Π.
- Dòng điện: 3000A.
- Điện áp: 560V.
6.3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc
6.3.1. Điều khiển, bảo vệ và tín hiệu của động cơ máy kích thích dự
phòng.
Việc đóng và ngắt máy cắt của động cơ kích thích dự phòng được tiến
hành từ panen N8 của bảng điều khiển trung tâm bằng khoá SA. Cũng có thể
ngừng động cơ bằng nút sự cố đặt ở gần động cơ. Có thể kiểm tra vị trí máy
cắt của máy kích thích dự phòng qua các đèn tín hiệu đặt ở panen N8 của
bảng điều khiển trung tâm.
Đèn đỏ HLR báo máy cắt ở trạng thái đóng. Đèn xanh HLG báo máy cắt
ở trạng thái cắt.
Bảo vệ của động cơ máy kích thích dự phòng được thực hiện bằng các
thiết bị sau:


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH
THÍCH DỰ PHÒNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

Mã số: QT-10-09

Ngày sửa đổi: /10/2009

Mục:


Lần sửa đổi: Lần 03

Trang:

7 / 13

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.3.1.1.Cắt ngắn mạch giữa các pha (Rơle 1TP, 2PT, con bài PY1).
6.3.1.2. Bảo vệ chạm đất một pha (Rơle PT3, con bài PY2).
Các bảo vệ kể trên tác động ngừng động cơ máy kích thích dự phòng.
Khi bị đứt mạch điều khiển động cơ kéo máy kích thích, khi áp tô mát AB1
của cuộn đóng máy cắt bị ngắt hoặc khi các con bài PY1 hay PY2 tác động thì
con bài PY3 trong ngăn 6kV sẽ rơi xuống và phát tín hiệu về bảng điều khiển
khối để gọi người đến xem xét KPY-6kV.
Khi ngừng sự cố động cơ do tác động của bảo vệ hoặc bằng nút sự cố
(SB) thì còi sự cố sẽ kêu, đèn xanh HLG trên bảng N8 của phòng điều khiển
trung tâm sẽ nhấp nháy và bộ tự động dập từ AГΠ sẽ bị cắt.
Để kiểm tra nhiệt độ của các gối đỡ có đặt các đồng hồ đo nhiệt độ ở
từng gối trục của kích thích dự phòng và có ô tín hiệu “Nhiệt độ các gối đỡ
máy kích thích dự phòng ở mức sự cố” kiểm tra mức dầu các gối trục bằng
kính xem dầu tại chỗ.
6.3.2. Điều chỉnh điện áp kích thích:
Điện áp kích thích được điều chỉnh bằng biến trở phân dòng PP biến trở
được mắc nối tiếp với cuộn dây kích thích của máy kích thích và được đặt ở
trong buồng đầu ra của máy phát, khối biến trở được điều chỉnh từ xa ở bảng
điều khiển khối bằng cách quay khoá SAC3 về phía “Tăng” hoặc “Giảm”.
Khi biến trở PP đạt đến vị trí đầu cùng thì mạch điều khiển sẽ bị ngắt bởi các
tiếp điểm giới hạn. Khi máy cắt của động cơ máy kích thích bị ngắt thì biến
trở phân dòng sẽ tự động chạy về phía “Giảm” đến hết cỡ.

6.3.3. Cường hành kích thích bằng Rơle
Khi điện thế của máy phát hạ xuống đến 0,85 điện thế định mức thì
Rơle KV50 đấu vào các mạch đo lường của biến điện áp sẽ tác động và bằng
các tiếp điểm của mình nó sẽ thành lập mạch để đóng Rơle KL52. Rơle
KL52 sẽ làm việc nếu máy cắt Q3 của máy phát, áp tô mát của các mạch điện
áp và dập từ AГΠ đã được đóng sẵn.
Nếu máy kích thích dự phòng đã được chọn để dùng cho khối (Rơle
KL50 đã làm việc) và áp tô mát đầu vào của B2 đã được đưa vào làm việc thì
Rơle KL52 sẽ đóng tiếp điểm mắc song song với phần điều chỉnh của biến
trở phân dòng PP và bằng cách đó thực hiện cường hành kích thích).


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH
THÍCH DỰ PHÒNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

Mã số: QT-10-09

Ngày sửa đổi: /10/2009

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

Trang:

8 / 13

Ngày hiệu lực: /10/2009


Phần không điều chỉnh của biến trở phân dòng hạn chế bội số cường
hành. Khi đóng KΦ thì con bài 3PY “Cường hành kích thích” sẽ rơi và ô tín
hiệu “Cường hành kích thích” trên panen N8 của bảng điều khiển trung tâm
sẽ sáng.
Thời gian cường hành kích thích được hạn chế bằng Rơle thời gian PB.
Khi Rơle PB làm việc thì Rơle cắt bỏ cường hành PΠ sẽ tác động ngắt
tiếp điểm cường hành và đưa về chế độ tự duy trì. Trên panen N8 của bảng
điều khiển trung tâm sẽ bật sáng ô tín hiệu “Hạn chế thời gian cường hành”
muốn cường hành lần nữa thì phải ấn nút SB trên panen N8 của bảng điều
khiển trung tâm và nâng con bài rơi.
6.4. Chỉ dẫn các biện pháp an toàn
Khi thực hiện các công việc trên các mạch của máy kích thích phải tuân
theo các quy định kỹ thuật an toàn khi làm việc với các động cơ điện và KPY6kV ghi trong qui trình của các thiết bị ấy.
6.4.1. Những người đã được hướng dẫn về kỹ thuật an toàn nghiên cứu
cấu tạo và làm việc của hệ thống kích thích dự phòng mới được phép trông
coi vận hành hệ thống kích thích.
6.4.2. Khi trông coi hệ thống kích thích cần phải tuân theo các quy tắc kỹ
thuật an toàn vận hành thiết bị điện có điện áp cao hơn 1000V đang hiện hành
ở nhà máy điện.
6.4.3. Khi vận hành hệ thống kích thích cần phải tuyệt đối và nghiêm
chỉnh tuân theo các yêu cầu sau đây:
- Các bảo vệ Rơle của máy phát và các bảo vệ của hệ thống kích thích
phải thường xuyên được đưa vào làm việc.
- Các tín hiệu báo trước và sự cố phải luôn luôn sẵn sàng làm việc.
- Trong khi vận hành các cửa tủ bảng kích thích phải đóng kín.
- Các khung, vỏ thiết bị thuộc hệ thống kích thích phải được tiếp địa
chắc chắn.
- Khi sửa chữa các thiết bị thuộc hệ thống kích thích phải được cắt điện.



CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH
THÍCH DỰ PHÒNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

Mã số: QT-10-09

Ngày sửa đổi: /10/2009

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

Trang:

9 / 13

Ngày hiệu lực: /10/2009

- Công tác ở mạch nhị thứ hệ thống kích thích chỉ được tiến hành theo sơ
đồ hoàn công.
6.5. Thứ tự làm việc của hệ thống kích thích dự phòng
Tủ N40 (Phân đoạn 1BB) của máy cắt động cơ kích thích dự phòng phải
luôn được đóng điện sẵn. Cầu dao P của máy kích thích dự phòng trong gian
đầu ra của máy phát phải đóng.
6.5.1. Đưa kích thích dự phòng vào làm việc.
6.5.1.1. Trước hết phải kiểm tra chắc chắn rằng máy cắt của động cơ
điện máy kích thích dự phòng đã có điện. Đèn xanh HLG trên bảng N8 phòng
điều khiển trung tâm sẽ sáng.
6.5.1.2. Dùng khoá SA trên panen N8 của bảng điều khiển trung tâm
chạy động cơ điện của kích thích dự phòng. Đèn đỏ trên bảng N8 phải sáng.

Phải kiểm tra để tin chắc rằng động cơ làm việc bình thường.
6.5.1.3. Dùng nút SB trên panen N8 của bảng điều khiển trung tâm để
chọn 1 trong 4 khối sẽ làm việc với máy kích thích dự phòng. Khi đó đèn của
khối được chọn sẽ sáng và Rơle lựa chọn KL50 sẽ làm việc. Rơle KL50 dùng
các tiếp điểm của mình nối các mạnh điều khiển biến trở phân dòng, các mạch
cường hành và dập từ của máy kích thích dự phòng với khối đã chọn. Ngoài
ra Rơle KL50 còn đóng Rơle PO. Rơle PO chỉ được phép chọn một lần cho
kích thích dự phòng.
6.5.1.4. Đóng cầu dao B1 trên tủ của máy kích thích dự phòng ΠCB-1Б.
6.5.1.5. Tác động lên khoá điều khiển biến trở phân dòng SAC3 trên
bảng 8aG của bảng điều khiển khối. kiểm tra khả năng điều khiển kích thích.
Kiểm tra điện áp của máy kích thích theo vôn kế PV4 trên bảng 8aG của
bảng điều khiển khối. Kiểm tra điện trở cách điện của mạch kích thích dự
phòng bằng khoá kiểm tra cách điện SN2 trên bảng 8aG của bảng điều khiển
khối. Giảm điện thế kích thích xuống cực tiểu.
6.5.1.6. Đóng áp tô mát đầu vào kích thích dự phòng B2 bằng khoá SA2
và đóng dập từ AГП bằng khoá SA1 trên bảng 8aG của bảng điều khiển khối.
6.5.1.7. Việc nâng và điều chỉnh điện áp được tiến hành bằng cách tác
động lên khoá SAC3 điều khiển biến trở phân dòng PP.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH
THÍCH DỰ PHÒNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

Mã số: QT-10-09

Ngày sửa đổi: /10/2009

Mục:


Lần sửa đổi: Lần 03

Trang:

10 / 13

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.5.2. Chuyển kích thích máy phát từ kích thích làm việc sang kích thích
dự phòng.
6.5.2.1. Trước hết phải kiểm tra chắc chắn rằng máy cắt của động cơ
điện máy kích thích dự phòng đã đóng điện. Đèn xanh HLG trên bảng N8
phòng điều khiển trung tâm sáng.
6.5.2.2. Đóng cầu dao B1 ở bảng ПCB-1Б máy kích thích dự phòng.
6.5.2.3. Cắt nguồn sấy của động cơ kích thích dự phòng.
6.5.2.4. Ấn nút lựa chọn SBC cho khối cần thay ở bảng N8 phòng điều
khiển trung tâm. Khi đó tại phòng điều khiển khối dùng khoá SAC3 ở bảng
8aG để tạo mạch điều khiển biến trở sun của máy kích thích dự phòng, mạch
đóng aptomat của máy kích thích dự phòng B2, mạch cường hành kích thích
máy phát và dập từ kích thích. Đèn trắng HLW1 trên bảng N8 phòng điều
khiển trung tâm sẽ sáng.
6.5.2.5. Dùng khoá SA ở phòng điều khiển trung tâm để chạy động cơ
máy kích thích dự phòng.
6.5.2.6. Dùng khoá SAC3 và vôn kế PV4 ở bàn 8aG phòng điều khiển
khối để tạo mạch điện áp máy kích thích dự phòng cao hơn điện áp rôto từ
(10-15)%.
6.5.2.7. Dùng khoá SA2 ở bàn 8aG để đóng aptomat đầu vào kích thích
dự phòng B2.
6.5.2.8. Ngay sau khi đóng khoá B2 dùng khoá SA3 để cắt aptomat đầu

vào mạch kích thích làm việc B3.
Thời gian máy kích thích làm việc và kích thích dự phòng làm việc song
song phải là khoảng thời gian cần thiết ngắn nhất đủ để thực hiện các thao tác
chuyển đổi. Sau khi cắt B3 từ công tắc tơ K3 và K4, mạch cấp điện cho APB
và PPB sẽ tự động cắt ra.
6.5.2.9. Sau đó phải dùng khoá SAC3 ở bảng 8aG để thay đổi chế độ
kích thích máy phát và tăng phụ tải vô công.
6.5.2.10. Đưa con nối XB cường hành kích thích dự phòng ở bảng 1P về
vị trí “Đưa vào”.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH
THÍCH DỰ PHÒNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

Mã số: QT-10-09

Ngày sửa đổi: /10/2009

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

Trang:

11 / 13

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.5.3. Chuyển kích thích máy phát từ kích thích dự phòng sang kích

thích làm việc.
6.5.3.1. Đóng hoặc kiểm tra vị trí đóng của các aptomat trên bảng ПCB6Б.
B7: Mạch cấp APB.
B8: Mạch cấp PPB.
B9: Mạch kiểm tra cầu chì BY.
B10: Mạch đầu vào điện áp khối БOMB-APB.
B12: Mạch cấp cho khối Y2.
6.5.3.2. Đóng hoặc kiểm tra vị trí đóng của aptomat SF3 và mạch điện áp
máy phát ở tủ chuyển mạch dòng điện và điện áp.
6.5.3.3. Đưa vào làm việc hoặc kiểm tra vị trí làm việc con
nối H1 “Cắt AГП khi APB hoặc PPB cắt” ở bảng ПCB-6Б.
6.5.3.4. Chuyển khoá SAC4 ở bàn 8aG phòng điều khiển khối về vị trí
“Tự động”. Xác định không có hư hỏng ở hệ thống kích thích.
6.5.3.5. Dùng khoá SAC5 và vôn kế PV5 để điều chỉnh trị số chỉnh định
của APB cho mạch điện áp máy phát.
6.5.3.6. Dùng khoá SA3 trên bàn 8aG để đóng aptomat đầu vào kích
thích làm việc B3.
6.5.3.7. Ngay sau khi đóng B3 dùng khoá SA2 để cắt aptomat đầu vào
mạch kích thích dự phòng B2. Thời gian hai máy kích thích làm việc song
song là thời gian cần thiết ngắn nhất đủ để thực hiện mọi thao tác chuyển đổi.
6.5.3.8. Dùng khoá SA ở bảng N8 phòng điều khiển trung tâm để ngừng
động cơ máy kích thích dự phòng.
6.5.3.9. Xoá bỏ lựa chọn máy kích thích dự phòng bằng cách ấn nút SB ở
bảng N8 phòng trung tâm.
6.5.3.10. Cắt các dao B1 ở bảng máy kích thích dự phòng ПCB-6Б.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH
THÍCH DỰ PHÒNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN


Mã số: QT-10-09

Ngày sửa đổi: /10/2009

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

Trang:

12 / 13

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.5.3.11. Đưa con nối XB “Cường hành kích thích dự phòng” ở bảng 1P
về vị trí “Đưa ra”.
Chú ý :
Chuyển kích thích máy phát từ kích thích dự phòng sang kích thích làm
việc khi PPB làm việc thì phải thực hiện như mục 6.5.2 trừ :
- Khoá SAC4 ở bàn 8aG để vị trí “Bằng tay”.
- Dùng khoá SAC6 và PV5 ở bàn 8aG để điều chỉnh trị số chỉnh định
PPB cho tương ứng với dòng rôto máy phát.
6.5.4. Kiểm tra kích thích dự phòng.
6.5.4.1. Kiểm tra bằng cách xem xét tình trạng bên ngoài của động cơ và
máy phát kích thích dự phòng tiếp địa vỏ động cơ, các hộp đầu cốt, các cáp
đầu ra….đã đấu nối chắc chắn.
6.5.4.2. Kiểm tra mức dầu, mầu dầu trong các gối trục
6.5.4.3. Kiểm tra bằng cách xem xét bên ngoài để chắc chắn rằng không
có các vết nứt, lõm trên cổ góp.

6.5.4.4. Kiểm tra tất cả các chi tiết bắt giữ, sự làm việc của các cơ cấu
giữ chỏi than, đặc biệt chú ý đến các mối cáp và xem các cơ cấu có bị kẹt
hoặc cọ xát không.
6.5.4.5.Kiểm tra trạng thái và độ mềm của các chổi than, khả năng xê
dịch tự do của chúng trong các hộp giữ chổi than.
6.5.4.6. Xem xét các cuộn dây của các cực chính và cực phụ để tin chắc
rằng cách điện không bị hư hỏng.
6.6. Các hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục
6.6.1. Các hư hỏng thường gặp của động cơ điện và máy cắt đã được nêu
trong các qui trình vận hành của các thiết bị này.
6.6.2. Để thông báo về các chế độ không bình thường của hệ thống kích
thích dự phòng trên bảng N8 của bảng điều khiển trung tâm có hệ thống các ô
tín hiệu ánh sáng.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG KÍCH
THÍCH DỰ PHÒNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

Mã số: QT-10-09

Ngày sửa đổi: /10/2009

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

Trang:

13 / 13


Ngày hiệu lực: /10/2009

6.6.2.1. Khi ô tín hiệu “Cường hành kích thích” bật sáng thì nhân viên
trực không được can thiếp vào sự làm việc của các thiết bị cường hành và
không điều khiển bằng tay dòng điện kích thích máy phát. Trong thời gian
cường hành cũng như sau khi đã phục hồi được điện áp. Nhân viên trực chỉ có
trách nhiệm theo dõi chặt chẽ mức độ quá tải của máy phát và hành động theo
qui trình vận hành máy phát.
6.6.2.2. Khi ô tín hiệu “Hạn chế thời gian cường hành kích thích” bật
sáng sau một thời gian đủ để làm mát rô to (khoảng 7-10phút) thì ấn lên nút
SB trên bảng N8 của bảng điều khiển trung tâm để xoá bỏ tự duy trì của Rơle
PΠ, bằng cách đó thiết bị cường hành lại có thể đưa vào làm việc, nâng con
bài
6.6.2.3. Khi ô tín hiệu “Nhiệt độ các gối đỡ máy kích thích ở mức sự cố”
bật sáng phải tìm nguyên nhân và nếu có thể thì khắc phục hư hỏng. Nếu
nhiệt độ vẫn còn cao thì phải dừng máy kích thích dự phòng.
7. HỒ SƠ LƯU
(Không áp dụng)
8. PHỤ LỤC



×