Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Xử lý sự cố trong mạng điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.29 KB, 40 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN
MÃ SỐ QT – 10 - 06
(Sửa đổi lần thứ III)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3678/QĐ-PPC-KT
ngày 08 tháng 10 năm 2009

Hải Dương, tháng 10 năm 2009


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

2 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009



NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI





1. Tổng Giám đốc
2. Các phó tổng giám đốc
3. Trưởng các đơn vị và bộ phận có liên quan
CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: PHÂN XƯỞNG VH ĐIỆN - KIỂM NHIỆT
NGƯỜI LẬP
NGƯỜI KIỂM TRA

Chữ ký:

Chữ ký:

Họ và tên: Lê Thanh Bình
Chức vụ: KTV.PX VH Điện -KN

Họ và tên: Nguyễn Văn Nhất
Chức vụ: Quản đốc VH Điện-KN
Chữ ký:

Họ và tên: Nguyễn Văn Thuỷ
Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật
THAM GIA XEM XÉT

NGƯỜI DUYỆT


1. Phòng Kỹ thuật

Chữ ký:

Họ và tên: Vũ Xuân Cường
Chức vụ:
TÓM TẮT SỬA ĐỔI

P. Tổng Giám đốc

TÓM TẮT NỘI DUNG SỬA ĐỔI

LẦN SỬA

NGÀY SỬA

Lần 1

01/2003

Bổ sung và chỉnh sửa

Lần 2

12/2007

Bổ sung và chỉnh sửa

Lần 3


10/2009

Bổ sung và chỉnh sửa


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

3 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

MỤC LỤC
TT

Nội dung


Trang

1

Mục đích

5

2

Phạm vi sử dụng

5

3

Các tài liệu liên quan

5

4

Định nghĩa

5

5

Trách nhiệm


5

6

Nội dung quy trình

6

6.1

Mở đầu

6

6.2

Những chỉ dẫn chung về cách xử lý của nhân viên khi có sự
cố

7

6.3

Những người chịu trách nhiệm xử lý sự cố

8

6.4


Gọi nhân viên khi có sự cố

9

6.5

Quyền hạn và nhiệm vụ của nhân viên vận hành phụ trách
xử lý sự cố

9

6.6

Khắc phục hậu quả sự cố

11

6.7

Xử lý sự cố và hư hỏng máy phát điện

12

6.8

Xử lý sự cố và hư hỏng máy biến thế

22

6.9


Hư hỏng máy ngắt

27

6.10

Sự cố dao cách ly

27

6.11

Xử lý sự cố và hư hỏng động cơ điện

29

6.12

Tần số lưới dao động

30


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009


QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

4 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.13

Tụt điện áp lưới

30

6.14

Quá trình phi đồng bộ

31

6.15

Xử lý sự cố trên đường dây


32

6.16

Sự cố ở sơ đồ chính của Công ty

33

6.17

Xử lý sự cố ở hệ thống tự dùng

35

6.18

Tìm chạm đất ở hệ thống tự dùng

38

6.19

Tìm chạm đất ở hệ thống một chiều

39

7

Hồ sơ lưu


40

8

Phụ lục

40


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

5 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

1. MỤC ĐÍCH

1.1 Để phù hợp đáp ứng được những tiến bộ kỹ thuật và thiết bị mới,
công nghệ mới đưa vào sản xuất, thay thế thiết bị cũ nên phải soạn thảo bổ
sung quy trình cho phù hợp công nghệ mới, thiết bị mới.
1.2 Cắt bớt, loại bỏ những phần quy trình mà công nghệ đã bỏ không sử
dụng tới, hoặc đã được thay thế thiết bị công nghệ mới.
1.3 Chuyển đổi các cụm từ, câu chữ, niên hiệu cho phù hợp với mô hình
quản lý kinh tế mới của Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt và Công ty
cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
1.4 Chỉnh sửa một số câu chữ, nội dung để tăng thêm tính chặt chẽ, dễ
hiểu trong quy trình..
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
2.1. Quy trình này áp dụng bắt buộc đối với các phân xưởng, phòng ban,
các cá nhân trong Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại khi tiến hành xử lý sự
cố các thiết bị điện thuộc phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt quản lý.
2.2. Quy trình này cũng áp dụng bắt buộc đối với các đơn vị bên ngoài
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại đến thực hiện các công việc xử lý sự cố
các thiết bị điện thuộc phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt quản lý.
3. CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- Quy trình thao tác chuyển đổi trạm phân phối 110kV.
- Quy định thể thức trình bày văn bản trong Công ty cổ phần nhiệt điện
Phả Lại mã số QĐ-01-01 ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Công ty
cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
4. ĐỊNH NGHĨA (Không áp dụng)
5. TRÁCH NHIỆM
Phó tổng Giám đốc kỹ thuật, Quản đốc, phó Quản đốc,


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06


Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

6 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

Kỹ thuật viên phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt phải nắm vững,
đôn đốc công nhân trong đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này.
Trưởng, Phó phòng Kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật an toàn của Công ty cùng
cán bộ kỹ thuật phòng kỹ thuật phụ trách khối thiết bị điện, phải nắm vững,
đôn đốc, chỉ đạo công nhân kiểm tra thực hiện.
Trưởng ca dây chuyền 1, Trưởng kíp phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm
nhiệt phải nắm vững, chỉ đạo, đôn đốc và bắt buộc các chức danh dưới quyền
quản lý của mình phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này.
6. NỘI DUNG QUY TRÌNH
6.1. Mở đầu
6.1.1. Quy trình này nêu những qui định chính về xử lý sự cố phần điện
của Nhà máy điện Phả Lại. Quy trình này không thể bao quát hết những tình
huống sự cố trong khi vận hành. Nên nhân viên vận hành không những phải

nắm được quy trình này để xử lý sự cố mà còn phải chủ động sáng tạo trong
khi giải quyết các sự cố cụ thể mà quy trình này không đề cập tới.
6.1.2. Khi xử lý sự cố cần phải tách riêng thiết bị hư hỏng để:
6.1.2.1. Đề phòng sự cố phát triển.
6.1.2.2. Đảm bảo an toàn cho nhân viên vận hành và thiết bị không có sự
cố.
6.1.2.3. Đảm bảo cấp điện tự dùng liên tục.
6.1.2.4. Trong thời gian ngắn nhất khôi phục nguồn điện cho các hộ tiêu
thụ và khôi phục chất lượng điện bình thường.
6.1.2.5. Khôi phục sơ đồ chắc chắn của Nhà máy sau khi sự cố.
6.1.2.6. Tìm hiểu tình trạng của các thiết bị cắt khi có sự cố và khả năng
đóng chúng vào làm việc. Do đó nhân viên vận hành và cán bộ kỹ thuật các
cấp cần phải nắm các quy trình vận hành, quy trình thao tác chuyển đổi và
quy trình an toàn.
6.1.3. Trong quy trình có dùng các chữ viết tắt sau:
+ TЭC: Nhà máy nhiệt điện.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03


XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

7 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

+ ABP: Tự động đóng nguồn dự phòng.
+ AГП: Áptômát dập từ.
+ OPY: Trạm phân phối ngoài trời.
+ PYCH: Trạm phân phối tự dùng.
+ CH: Tự dùng.
+ TTЩY: Phân xưởng cung cấp nhiên liệu.
+ ГДЭM: Trực điện chính.
+ ЭЭM: Trực điện.
+ CШ: Hệ thống thanh cái.
+ ШCB: Máy ngắt thanh cái.
+ OBB: Máy ngắt vòng.
+ БЩY: Bảng điều khiển khối
6.2. Những chỉ dẫn chung về cách xử lý của nhân viên khi có sự cố
6.2.1. Khi có sự cố nhân viên vận hành phải căn cứ vào các chỉ dẫn sau
đây để xử lý:
6.2.1.1. Dựa vào các hiện tượng bên ngoài và chỉ số các đồng hồ, các tín
hiệu ánh sáng, âm thanh và con bài, nhanh chóng phán đoán xem sự việc gì đã
xảy ra, để xác định vị trí sự cố, đặc điểm và mức độ hư hỏng.
6.2.1.2. Nhanh chóng tìm mọi cách đảm bảo an toàn cho nhân viên và
thiết bị trước khi ngừng.
6.2.1.3. Cấm tách các thiết bị tự động nếu chúng đang làm việc bình
thường.

6.2.1.4. Tìm mọi cách đảm bảo cấp điện tự dùng liên tục, đảm bảo thiết
bị chính làm việc bình thường và tìm cách khởi động thiết bị dự phòng.
6.2.1.5. Khi cần phải tìm mọi cách tăng phụ tải của Công ty nếu do sự cố
phụ tải bị giảm.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

8 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.2.1.6. Sau khi đảm bảo các thiết bị không bị hư hỏng, làm việc bình
thường. Các thiết bị hư hỏng đã được cắt khỏi hệ thống vận hành thì phải tìm
cách khôi phục lại thiết bị để đưa vào vận hành. Khi xử lý sự cố nhân viên
vận hành phải thực hiện các biện pháp an toàn theo qui phạm kỹ thuật an toàn

vận hành các thiết bị điện. Nếu nhân viên vận hành không khắc phục được hư
hỏng thì phải yêu cầu nhân viên sửa chữa xử lý. Trong khi chờ đợi nhân viên
sửa chữa thì nhân viên vận hành phải chuẩn bị vị trí công tác cho nhân viên
sửa chữa đồng thời phải báo cho phân xưởng quản lý thiết bị đó để có biện
pháp khắc phục sự cố.
6.3. Những người chịu trách nhiệm xử lý sự cố
6.3.1. Trưởng ca là người chịu trách nhiệm về việc xử lý sự cố. Nếu
Trưởng ca vắng mặt thì Trưởng kíp Vận hành Điện-Kiểm nhiệt hoặc người
khác do Phó Tổng giám đốc vận hành chỉ định chịu trách nhiệm xử lý sự cố.
Trong khi Công ty có sự cố, tất cả các nhân viên đều thuộc quyền quản lý của
Trưởng ca. Quản đốc các phân xưởng có thiết bị sự cố cần phối hợp với
Trưởng ca để khôi phục nhanh chóng sự cố. Nhưng mọi mệnh lệnh của Quản
đốc với nhân viên vận hành phải được Trưởng ca đồng ý mới được thực hiện.
6.3.1.1. Ở sơ đồ nối điện chính (Máy phát, máy biến áp tự ngẫu, OPY
110-220kV, PYCH-6kV) do Trực chính trung tâm đảm nhận.
6.3.1.2. Ở phần tự dùng của khối việc xử lý sự cố do trực chính khối đảm
nhận.
6.3.1.3. Ở phần tự dùng 0,4kV việc xử lý sự cố do trực phụ điện tự dùng
đảm nhận.
6.3.2. Trưởng kíp Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt phải thống
nhất cách xử lý sự cố với Trưởng ca Công ty. Trực chính điện phải thống nhất
cách xử lý sự cố ở phần điện tự dùng của khối với Trưởng kíp Phân xưởng
Vận hành Điện - Kiểm nhiệt và Trưởng kíp Vận hành I. Trực chính khối phải
xử lý theo mệnh lệnh của Trực chính hay Trưởng kíp Phân xưởng Vận hành
Điện-Kiểm nhiệt.
6.3.3. Khi có sự cố Trưởng ca phải có mặt tại phòng điều khiển trung
tâm, khi cần ra ngoài phải nói rõ địa điểm. Khi xử lý sự cố, Trưởng kíp Vận
hành I phải có mặt ở phòng điều khiển khối còn Trưởng kíp Phân xưởng Vận
hành Điện - Kiểm nhiệt do Trưởng ca quy định.



CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

9 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

Mọi nhân viên vận hành khi xử lý sự cố phải có mặt ở vị trí công tác của
mình, tập trung chú ý để đảm bảo an toàn thiết bị đang làm việc. Chỉ được rời
vị trí của mình trong các trường hợp sau:
+ Tính mạng con người bị đe doạ.
+ Cấp cứu người bị nạn.
+ Tìm mọi cách bảo toàn thiết bị.
+ Người phụ trách xử lý sự cố ra lệnh.
6.3.4. Khi có sự cố tại các phòng điều khiển có thể có mặt trực tiếp các
nhân viên tham gia xử lý sự cố hoặc các nhân viên kỹ thuật hành chính của

Công ty. Những nhân viên này nằm trong danh sách đã được Phó Tổng giám
đốc Công ty duyệt.
6.4. Gọi nhân viên khi có sự cố
Khi có sự cố thì Trưởng kíp hoặc nhân viên vận hành cấp dưới phải báo
cho Trưởng ca những sự việc đã xảy ra. Nếu Trưởng ca vắng mặt thì Trưởng
kíp Vận hành Điện - Kiểm nhiệt hoặc Trực chính trung tâm phải thông báo
cho trực điện thoại biết. Sau khi nhận được tín hiệu sự cố nhân viên trực điện
thoại phải nhanh chóng thông báo cho những người theo danh sách do Phó
Tổng giám đốc Công ty phê duyệt.
Thông báo sự cố trong các trường hợp sau:
+ Tắt lò, ngừng khối, nhảy máy ngắt khối có thể gây mất phụ tải.
+ Khối bị giảm phụ tải do sự cố.
+ Ngắn mạch ở sơ đồ điện hoặc hư hỏng lớn ở sơ đồ nhiệt
+ Có cháy hoặc tai nạn.
+ Trong các trường hợp khác, nhân viên vận hành không phải gọi các
nhân viên trên nhưng phải báo cáo cho Quản đốc phân xưởng có thiết bị sự cố
và Phó Tổng giám đốc vận hành Công ty biết.
6.5. Quyền hạn và nhiệm vụ của nhân viên khi có sự cố


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:


Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

10 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.5.1. Trưởng ca khi có sự cố phải báo ngay cho điều độ lưới biết và tìm
cách xử lý.
Nếu sự cố của Công ty ảnh hưởng đến lưới điện thì điều độ nhận trách
nhiệm trực xử lý sự cố chung và mọi nhân viên vận hành phải tham gia xử lý
thông qua Trưởng ca điều độ. Mọi mệnh lệnh của điều độ đều phải được nhân
viên vận hành cấp dưới thi hành. Nếu mệnh lệnh của điều độ đe doạ trực tiếp
đến tính mạng con người và an toàn thiết bị thì bất luận trường hợp nào cũng
đều không được thi hành mệnh lệnh đó.
Sau khi nhận lệnh như vậy, Trưởng ca phải nói rõ cho điều độ và Phó
Tổng giám đốc vận hành biết rõ về việc mình không thi hành mệnh lệnh, ghi
vào sổ nhật ký vận hành và xử lý theo hướng dẫn của Phó Tổng giám đốc vận
hành.
6.5.2. Nếu Trưởng ca thấy hướng dẫn của Phó Tổng giám đốc vận hành
không phù hợp với trình tự xử lý sự cố do mình dự kiến hoặc chỉ dẫn đó sai
thì Trưởng ca phải nói rõ cho Phó Tổng giám đốc vận hành Công ty biết.
Trong trường hợp này Trưởng ca có quyền không thực hiện theo hướng dẫn
của Phó Tổng giám đốc vận hành.
Khi có mặt ở phòng điều khiển, nếu Phó Tổng giám đốc vận hành thấy
cách xử lý của Trưởng ca lại không thi hành hướng dẫn của mình hoặc Phó
Tổng giám đốc vận hành thấy Trưởng ca không thể xử lý được thì Phó Tổng

giám đốc vận hành có quyền truất quyền phụ trách xử lý sự cố của Trưởng ca.
Lúc đó Phó Tổng giám đốc vận hành sẽ nhận phần trách nhiệm xử lý sự cố về
phần mình hoặc giao cho một trong số các Quản đốc phân xưởng hoặc
Trưởng ca không đi ca phụ trách xử lý sự cố. Phải thông báo cho điều độ ghi
vào nhật ký vận hành về việc thay đổi Trưởng ca bằng một trong số những
người trên.
6.5.3. Trong khi đang xử lý sự cố cấm không được giao nhận ca, tuỳ theo
mức độ cần thiết người phụ trách xử lý sự cố có thể huy động, sử dụng số
nhân lực đến nhận ca. Tuỳ theo đặc điểm của sự cố, nếu việc xử lý sự cố kéo
dài thì điều độ hoặc Phó Tổng giám đốc vận hành có thể ra lệnh cho phép
giao ca.
6.5.4. Các Quản đốc phân xưởng, Phó quản đốc, Kỹ sư, Kỹ thuật viên
phân xưởng nếu làm ở Công ty thì khi có sự cố phải có mặt ở phân xưởng
mình.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN


Trang:

11 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.5.5. Quản đốc phân xưởng có quyền truất quyền phụ trách xử lý sự cố
của nhân viên vận hành cấp dưới nếu người này không thể xử lý nổi hoặc giao
cho nhân viên đó một thao tác giới hạn cụ thể và xử lý dưới sự hướng dẫn
chung của Trưởng ca.
Việc thay nhân viên trực ca phải thông báo cho nhân viên vận hành cấp
dưới và cấp trên biết rõ.
6.5.6. Khi xử lý sự cố thì người ra lệnh phải yêu cầu nhắc lại mệnh lệnh
đó. Nếu mệnh lệnh nhắc lại không đúng thì người ra lệnh phải ra lệnh lại lần
hai và giải thích. Mệnh lệnh được coi là thực hiện xong sau khi người nhận
lệnh báo cáo về việc đã thực hiện xong.
6.5.7. Phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên biết về từng giai
đoạn xử lý.
6.5.8. Trong nhiều trường hợp nhân viên vận hành phải thực hiện những
biện pháp khẩn cấp để ngăn ngừa sự cố phát triển mà không cần trao đổi với
điều độ.
Những thao tác có thể tiến hành không cần trao đổi sơ bộ với điều độ:
- Khôi phục nguồn tự dùng.
- Cấp cứu các tai nạn.
- Khi có hoả hoạn.
6.6. Khắc phục hậu quả sự cố
6.6.1. Sau khi xử lý sự cố và khôi phục phương thức làm việc của Công
ty cần phải nhanh chóng đưa các thiết bị hư hỏng do sự cố gây ra về tình trạng
tốt thích hợp. Quản đốc Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt phụ trách về
việc khắc phục hậu quả sự cố ở phần điện của khối. Nếu cần thiết Quản đốc

Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt có thể giao cho Phó quản đốc hoặc
các Trưởng kíp thực hiện việc này. Trong trường hợp quan trọng việc phụ
trách khắc phục sự cố có thể do Phó Tổng giám đốc Công ty đảm nhận.
6.6.2. Trước khi khắc phục hậu quả sự cố, người phụ trách công tác phải
cùng với thanh tra vận hành điều tra những bộ phận hư hỏng, mô tả chính xác
những bộ phận hư hỏng. Việc mô tả phải làm ngay, làm tại chỗ, không được
để lại hoặc dựa vào trí nhớ.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

12 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.6.3. Nếu khi sửa chữa sự cố thiết bị có thay đổi kết cấu thì phải có bản

vẽ, có kích thước và số liệu tính toán cần thiết, phải được Quản đốc hoặc Phó
Tổng giám đốc vận hành duyệt.
6.6.4. Những thiết bị hư hỏng trong khi sự cố, chỉ sau khi đã kiểm tra thử
nghiệm và ghi vào sổ xác nhận thiết bị sẵn sàng làm việc mới được cho phép
chạy lại. Nếu cho chạy lần đầu sau khi sửa chữa thì phải có mặt Quản đốc
phân xưởng và người phụ trách công tác sửa chữa.
6.6.5. Quản đốc phân xưởng phải chuẩn bị mọi tài liệu, số liệu cần thiết
để điều tra sự cố:
- Các chi tiết thiết bị hư hỏng phải có bản vẽ mô tả, hồ sơ thiết bị và các
ghi chép về tình trạng của thiết bị trong quá trình vận hành về các chi tiết đó.
- Các báo cáo về bản sao nhật ký vận hành của nhân viên trực, giấy đồng
hồ tự ghi, biểu đồ các dao động kế tự động, các chỉ số của đồng hồ đo lường.
6.7. Xử lý sự cố hư hỏng máy phát điện
6.7.1. Ngừng sự cố.
6.7.1.1. Máy phát cần ngừng sự cố và cần ngừng khi:
- Đe doạ tính mạng con người.
- Máy phát đột ngột rung mạnh.
- Nhiệt độ dầu ra từ trong các Paliê tăng cao quá 650C.
- Các gối trục và các vành chèn máy phát có tia lửa hoặc khói.
6.7.1.2. Cần phải cắt máy phát khỏi lưới và ngừng sau khi đã thống nhất
với Phó Tổng giám đốc vận hành hoặc thời gian cho phép vận hành theo chế
độ không bình thường đã hết. Ngừng máy phát trong các trường hợp sau:
- Khi máy phát đang làm việc mà không khắc phục được những hư hỏng
trong hệ thống kích thích gây khó khăn cho việc thực hiện bình thường.
- Khi chạm đất ở hệ thống kích thích hoặc ở cuộn dây Rôto.
- Khi chạm đất ở các mạch điện áp máy phát.
- Khi hyđrô bị rò nhiều và áp lực tụt nhanh.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI


Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

13 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

- Mất nước vào các bộ làm mát khí máy phát và nhiệt độ khí ra cao quá
52 C.
0

- Khi Stato máy phát có hiện tượng không đối xứng. Cho phép quá tải
10% về dòng điện kéo dài 3÷5 phút, nếu không thể khắc phục được thì phải
giảm phụ tải và cắt máy ra khỏi lưới.
6.7.2. Quá tải sự cố: Nếu máy phát bị quá tải trên 105% phụ tải định mức
thì nhân viên vận hành phải thông báo ngay cho điều độ trực nhật về hiện
tượng đó không cần đợi chỉ thị hướng dẫn.
Trong các điều kiện sự cố, cho phép quá tải cường độ dòng điện Stato và

Rôto trong thời gian ngắn. Theo bảng 7.1 và 7.2.
Bảng 7.1
Thời gian quá
tải (phút)
Độ bội cường
độ so với định
mức (I/Iđm)
Cường độ
Stato (A)

60

15

6

5

4

3

2

1

1,1

1,15


1,2

1,25

1,3

1,4

1,5

2

8536 8924 9312 9700 10088 10864 11640 15520

Bảng 7.2
Thời gian quá tải không quá (phút)

60

4

1

Độ bội cường độ so với định mức (I/Iđm)
Cường độ Rôto khi:
Iđm = 1750A
Iđm = 1830A

1,06


1,2

1,5

1/3
(20s)
2

1855
1939,8

2100
2196

2625
2745

3500
3500

Nếu khi máy phát bị quá tải trong một phút mà không tự động khôi
phục được các thông số bình thường thì nhân viên trực ca phải tìm mọi cách
giảm dòng điện Rôto và Stato bằng cách giảm bớt phụ tải vô công .
6.7.3. Mất đồng bộ.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06


Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

14 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

Do ngắn mạch bên ngoài hoặc do nhân viên xử lý bộ điều chỉnh tự
động kích thích không đúng máy phát có thể bị mất đồng bộ. Khi máy phát
mất đồng bộ các đồng hồ đo cường độ, điện áp, công suất hữu công và vô
công thường bị dao động mạnh do từ trường tăng và thay đổi không đều. Máy
phát mất đồng bộ thường gây ra tiếng kêu có chu kỳ. Căn cứ vào chỉ số các
đồng hồ và các dấu hiệu chỉ dẫn sau khi xác định máy phát mất đồng bộ, nhân
viên vận hành phải tăng hết điện áp kích thích. Nếu bộ tự động điều chỉnh
kích thích APB không điều chỉnh được. Khi đó nếu đồng hồ cường độ, điện
áp, công suất vẫn dao động thì phải giảm phụ tải hữu công đến khi máy phát
trở lại đồng bộ.
Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà máy phát vẫn chưa trở lại
đồng bộ thì trong vòng hai phút phải cắt máy phát ra khỏi lưới. Sau đó phải
nhanh chóng chuẩn bị hoà máy phát vào lưới.
6.7.4. Cắt tự động.

6.7.4.1. Khi máy phát tự động cắt do bảo vệ tác động hoặc ngừng sự cố
máy phát bằng cách tác động lên aptômat an toàn thì nhân viên vận hành phải;
- Đảm bảo nguồn tự dùng bình thường.
- Kiểm tra xem aptômat dập từ có tác động không, nếu không thì phải
cắt bằng tay.
- Thông báo cho Trưởng ca về việc máy phát nhảy.
- Kiểm tra bảo vệ và hỏi nhân viên trực ca để xác định nguyên nhân
nhảy máy phát.
- Kiểm tra xem nhân viên có hành động, xử lý sai không.
- Căn cứ vào đồng hồ tự ghi để xác định có ngắn mạch ở lưới không.
- Để đề phòng máy phát nguội đột ngột phải đóng bớt các van xả, các
bộ làm mát khí.
6.7.4.2. Nếu máy phát nhảy do bảo vệ hư hỏng bên trong tác động thì
nhân viên vận hành phải kiểm tra máy phát và các bảo vệ của nó.
- Kiểm tra bảng bảo vệ ghi lại rơle chỉ thị tác động và nâng con bài.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN


Trang:

15 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

- Kiểm tra các bảng đồng hồ tự ghi để xác định trước khi máy phát nhảy
có bị ngắn mạch không.
- Hỏi han nhân viên xác định xem có tiếng kêu, tia lửa hoặc khói không.
- Kiểm tra bên ngoài máy phát và toàn bộ vùng tác động của bảo vệ.
Kiểm tra hệ thống làm mát, đo điện trở cách điện cuộn dây Rôto và Stato
bằng Mêgôm. Sau khi đã giải trừ sơ đồ điện và chạy bộ quay trục để quay
Rôto.
- Nếu không thấy hư hỏng gì thì phải yêu cầu nhân viên thí nghiệm kiểm
tra các bảo vệ làm việc có đúng không.
- Nếu sau khi đo và kiểm tra máy phát không thấy hư hỏng gì thì có thể
tăng điện áp máy phát bắt đầu từ 0. Khi tăng điện áp nếu thấy hư hỏng thì
phải ngừng máy phát ngay để điều tra cẩn thận và tìm chỗ hư hỏng.
- Nếu khi nâng điện áp không thấy hư hỏng gì thì có thể hoà máy phát
vào lưới.
6.7.4.3. Nếu khối nhảy do bảo vệ cực đại tác động khi ngắn mạch ở lưới
và bảo vệ so lệch dọc của máy phát tốt thì máy phát được kích thích và hoà
đồng bộ vào lưới mà không cần kiểm tra sơ bộ.
6.7.4.4. Trong trường hợp nếu máy phát nhảy do bảo vệ tác động mà
không thấy máy phát có dấu hiệu hư hỏng nào thì chứng tỏ bảo vệ tác động
sai.
Trong trường hợp này cần phải tìm và khắc phục hư hỏng và chỉ sau khi
khắc phục xong mới đưa máy phát vào lưới.
6.7.4.5. Những dấu hiệu hư hỏng máy phát khi kiểm tra là:

- Có khói, tia lửa, hoặc ngọn lửa bốc ra từ máy phát hoặc máy kích thích.
- Chổi than phát tia lửa vòng tròn.
- Hư hỏng ở các đầu ra, các máy biến dòng thanh cái.
- Điện trở cách điện cuộn dây Stato và phần đấu nối thuộc phạm vi đo
giảm nhiều (từ 3 đến 5 lần so với lần đo trước).
- Bảo vệ chạm đất kích thích.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

16 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

- Nếu khi máy phát nhảy do bảo vệ tác động mà vì nguyên nhân nào đó
át tô mát dập từ không tác động làm việc thì phải nhanh chóng dập từ máy

phát bằng cách cắt aptômat bằng tay.
- Cấm hoà máy phát vào lưới khi chưa khắc phục hư hỏng ở bộ aptômat
dập từ AГП.
6.7.5.Làm việc khi ngắn mạch.
Khi có sự cố ở lưới điện hoặc ở các máy phát làm việc song song do điện
áp giảm đột ngột, dòng điện kích thích máy phát tăng tới cực đại, nhờ bộ điều
chỉnh kích thích mà các rơle cường hành kích thích. Nhân viên vận hành
không được chạm đến thiết bị tự động kích thích trong vòng 20 giây sau đó
phải nhanh chóng tìm mọi các để giảm dòng Stato đến trị số quá tải cho phép
của máy phát.
- Khi máy phát làm việc ở chế độ ngắn mạch ở thanh cái Công ty hoặc ở
lưới điện bên ngoài thì kim Ampe kế chỉ dòng Stato sẽ tăng lên cực đại, đồng
hồ đo điện áp giảm đi.
- Trưởng kíp vận hành Điện - Kiểm nhiệt nếu vắng mặt thì trực chính sau
khi thấy hiện tượng ngắn mạch từ 20 đến 30 giây phải cắt máy phát bằng tay,
cắt bộ điều chỉnh kích thích cắt AГП.
- Thông báo cho Trưởng ca tình hình sự cố.
6.7.6. Vi phạm chế độ nhiệt.
Hệ thống làm mát máy phát cần phải đảm bảo việc làm mát sao cho nhiệt
độ cho phép lớn nhất của các bộ phận riêng biệt của máy phát kích thích môi
trường làm mát không cao quá trị số ghi ở bảng 7.5.
- Nếu nhiệt độ của máy phát sai lệch so với chế độ bình thường thì trực
chính điện phải kiểm tra ngay các đồng hồ xem có hiện tượng gì không. Bình
thường máy phát đang làm việc thì kiểm tra xem có nước vào các bộ phận
làm mát khí và thông báo cho Trưởng kíp vận hành I, Trưởng ca biết tình hình
xảy ra để xác định và tìm cách khắc phục nguyên nhân gây nóng trên.
Nhân viên trực nhật gian máy phải tìm mọi cách khôi phục chế độ làm
việc bình thường của máy phát (Tăng nước vào làm mát các chế độ mát khí).
Khẳng định nước làm mát bình thường.



CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

17 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

Bảng 7.5
Tên gọi bộ phận máy phát
- Cuộn dây Stato
+ Máy phát
+ Máy kích thích
- Cuộn dây Rôto
- Lõi thép Stato
- Khí nóng trên thân Stato
Ba vít cút xi nê của Paliê vào bộ chèn

Đầu ra từ Paliê và bộ chèn

Nhiệt độ lớn nhất 0C đo theo
Điện trở
Nhiệt kế
Điện trở
nhiệt
thuỷ ngân
110
-

120
120
120
75
80
65

75
65

- Nhiệt độ cho phép của các bộ phận máy phát.
Nếu nhiệt độ đồng, thép Stato và khí cao hơn trị số cho phép thì phải
giảm phụ tải máy phát đến cực tiểu và nếu nhiệt độ vẫn không đổi và không
giảm thì phải cắt máy phát ra khỏi lưới điện.
6.7.7.Chạm đất ở cuộn dây Stato.
Khi có tín hiệu chạm đất ở các mạch điện áp máy phát và các bảo vệ
không làm việc thì phải giảm phụ tải ngay và cắt máy phát ra khỏi lưới điện.
6.7.8. Hệ thống kích thích không bình thường
6.7.8.1. Máy phát mất kích thích có thể do các nguyên nhân sau:

- Đứt mạch Rôto (Hoặc tiếp điểm AГП tự cắt, chổi than không tiếp xúc).
- Ngắn mạch ở Rôto.
- Đứt mạch kích thích của máy kích thích làm việc hoặc dự phòng (Đứt ở
các cực) hư hỏng ở mạch biến trở sun, hư hỏng cầu chỉnh lưu.
6.7.8.2. Nếu máy kích thích chính bị hư hỏng thì phải chuyển máy phát
sang kích thích dự phòng có thể chuyển kích thích chính sang dự phòng và
ngược lại mà không cần giảm phụ tải của máy bằng cách cho các máy kích
thích làm việc song song, ngừng máy kích thích cần ngừng. Việc chuyển từ


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

18 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009


kích thích chính làm việc sang kích thích dự phòng và ngược lại phải thực
hiện theo quy trình vận hành máy phát.
6.7.8.3. Nếu điện trở cách điện các mạch kích thích máy phát đang làm
việc giảm đột ngột thì phải tìm mọi cách khôi phục lại điện trở cách điện bằng
cách dùng khí nén khô có áp lực 2ata để thổi cổ góp này.
Nếu điện trở cách điện máy phát được khắc phục thì theo dõi máy kích
thích hết sức cẩn thận khi có thể thì phải ngừng máy kích thích để vệ sinh.
6.7.8.4. Khi chạm đất trong mạch kích thích của máy phát thì cần phải
xác định chỗ hư hỏng xem nó nằm trong cuộn dây Rôto hoặc ở ngoài và
chuyển máy phát sang dự phòng. Trước khi đưa máy phát ra sửa chữa cần
phải cho bảo vệ này tác động cắt máy phát.
6.7.8.5. Nếu các vòng dây của cuộn dây Rôto bị chạm chập mà không
liên quan tới điểm chạm đất và mức độ rung của máy phát ở tình trạng bình
thường thì cho phép máy phát làm việc đến khi đưa ra sửa chữa, khi đó dòng
điện Rôto không được lớn hơn trị số cho phép trong thời gian dài.
6.7.8.6. Khi các vòng dây của cuộn dây Rôto bị chập và cuộn dây Rôto
chạm đất xảy ra cùng một lúc thì nhân viên vận hành phải:
- Giảm phụ tải của máy phát đến trị số cực tiểu có thể.
- Chuyển tự dùng khối sang nguồn dự phòng.
- Cắt máy cắt của khối.
- Cắt AГП.
- Báo cáo Quản đốc Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt biết các
thao tác đã làm.
6.7.8.7. Khi thấy các chổi than có tia lửa mạnh thì phải báo ngay cho
Trưởng kíp hoặc Trực chính. Sau khi kiểm tra tại chỗ phải thực hiện ngay các
biện pháp sau:
- Giảm phụ tải vô công của máy phát.
- Kiểm tra và xử lý tình trạng chổi than.



CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

19 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

- Nếu các biện pháp trên không có kết quả thì phải giảm phụ tải và cắt
máy phát ra khỏi lưới.
6.7.8.8. Khi mất kích thích máy phát chuyển sang chế độ không đồng bộ.
Chế độ phi đồng bộ của máy phát được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
- Điện áp Stato thấp hơn so với chế độ trước.
- Ampe kế Stato dao động và chỉ dòng điện tăng.
- Ampe kế Rôto chỉ “0” hoặc dao động gần “0”.
- Công suất hữu công giảm so với chế độ trước đó.
- Công suất vô công chỉ âm.
+ Khi mất kích thích cần phải:

- Cắt AГП.
- Trong vòng 30 giây phải giảm phụ tải hữu công xuống 60% phụ tải
định mức (72MW).
- Trong vòng 15 phút sau cần giảm xuống 40% định mức (48MW). Máy
phát được làm việc ở chế độ này trong vòng 30 phút, trong thời gian đó phải
xác định và khắc phục hiện tượng phi đồng bộ.
- Nếu mất kích thích do AГП bị cắt nhầm hoặc tự động cắt nhầm hoặc
cắt thì phải đóng ngay AГП.
- Nếu sau 30 phút không khắc phục được chế độ phi đồng bộ thì phải cắt
ngay máy phát khỏi lưới.
- Việc cho phép các chế độ phi đồng bộ của các tổ máy của Nhà máy
điện với lưới điện phụ thuộc vào điều kiện làm việc của lưới. (Hiện tại đang
đặt ở chế độ đi cắt máy phát).
6.7.8.9. Khi mất kích thích do ngắn mạch cuộn dây Rôto (Chạm chập
giữa các vòng dây của cuộn dây Rôto, cuộn dây kích thích chạm chập với vỏ)
thì trong quá trình phi đồng bộ có thể gây ra độ rung nguy hiểm cho máy phát
vì từ thông không đối xứng. Trong trường hợp này phải tác động ngay áp tô
mát an toàn dập kích thích và máy phát khối.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:


Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

20 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.7.9. Làm việc khi phụ tải không đối xứng:
Những nguyên nhân thường gặp nhất của hiện tượng không cân đối
dòng điện Stato máy phát có thể là:
- Hỏng một pha ở máy biến thế khối.
- Hỏng một pha ở máy biến thế tự dùng làm việc.
- Hỏng một pha ở đường dây đầu ra.
- Một pha máy ngắt không đóng hết.
Dòng điện không cân đối của máy phát đặc biệt lớn khi hỏng một pha
máy biến thế khối hoặc pha của máy ngắt không đóng hết.
- Nếu cuộn dây Stato xuất hiện những dòng điện không đều sẽ xảy ra
dòng điện thứ tự nghịch và dưới tác động của dòng điện này từ trường sinh ra
sẽ quay với tần số quay kép so với Rôto do đó mà làm nóng đột ngột cục bộ
các bộ phận của Rôto và làm tăng độ rung.
- Máy phát được phép làm việc lâu dài nếu hiệu dòng điện các pha
không quá 10% trị số định mức. Tuy nhiên dòng điện ở một trong các pha
không được vượt quá trị số cho phép ở điều kiện làm việc đã cho khi phụ tải
cân đối.
- Khi làm việc ở chế độ phụ tải không cân đối nằm trong giới hạn các trị
số cho phép thì cần phải đặc biệt chú ý kiểm tra cẩn thận tình trạng nhiệt của
máy phát và nếu nhiệt độ cao hơn cho phép thì phải giảm ngay phụ tải của

máy phát để khôi phục tình trạng bình thường.
Nếu độ không cân đối lớn hơn trị số cho phép thì nhân viên trực nhật
phải tìm hiểu nguyên nhân và tìm mọi cách khắc phục hoặc giảm bớt. Nếu
trong vòng 3 đến 5 phút không thể khắc phục được thì phải tách máy phát ra
khỏi lưới.
6.7.10. Làm việc ở chế độ động cơ:
Máy phát có thể chuyển sang chế độ động cơ nếu ngừng cấp hơi vào tua
bin (Bảo vệ công nghệ tác động đóng van Stôp). Do Tuabin chỉ cho phép làm
việc ở chế độ không có hơi là 4 phút, do đó máy phát có thể làm việc ở chế độ
động cơ không quá thời gian trên.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

21 / 40


Ngày hiệu lực: /10/2009

Nhân viên trực Phân xưởng vận hành I trong thời gian 4 phút phải cấp
hơi vào tuabin. Nếu trong vòng 4 phút mà không khôi phục được chế độ bình
thường thì phải cắt máy cắt ra khỏi lưới.
6.7.11. Những chế độ không bình thường:
6.7.11.1. Nếu áp lực hyđrô cao hơn trị số cho phép và có tín hiệu “Áp lực
hyđrô cao” thì phải giảm áp lực hyđrô đến trị số cho phép bằng cách mở van.
Sau đó khắc phục hư hỏng ở bộ điều chỉnh áp lực.
6.7.11.2. Độ sạch bình thường của hyđrô không được thấp hơn 98%. Nếu
độ sạch hyđrô trong hệ thống tụt xuống dưới 98% sẽ báo tín hiệu “Độ sạch
hyđrô thấp”. Khi đó phải thông thổi máy phát và bổ sung hyđrô sạch bằng tay.
6.7.11.3. Ở hộp Các-te-paliê các đường dầu xả, trong bể dầu chính và vỏ
che các thiết bị trên thực tế không thể có hyđrô do đó nếu hyđrô xuất hiện ở
đó thì tìm mọi cách khắc phục ngay.
Nếu trong các vỏ che thanh cái có hyđrô thì phải nạp khí trơ vào đó,
nhanh chóng cắt máy phát ra khỏi lưới và không đợi ngừng máy phát phải
tiến hành thông thổi hyđrô.
6.7.11.4. Độ chênh áp giữa áp lực dầu chèn và áp lực hyđrô
(0,5÷0,7)kg/cm2 kể cả trường hợp khi quay máy phát bằng thiết bị quay trục.
Nếu áp lực dầu chèn của máy giảm sự cố thì mọi cách xử lý của nhân
viên đều nhằm để giữ áp lực bình thường trong hệ thống.
Nếu áp lực dư của hyđrô không thể duy trì được thì phải cắt ngay máy
phát khỏi lưới và không đợi ngừng máy phát phải tiến hành thông thổi hyđrô.
6.7.11.5. Nếu trong thân máy phát có nước với số lượng không nhiều thì
phải xả nước đo độ ẩm của hyđrô và kiểm tra xác định xem có hiện tượng
đọng sương không và tăng cường theo dõi máy phát. Nếu tiếp tục đọng nước
thì phải lần lượt tách các bộ làm mát khí để tìm hư hỏng. Nếu tách một trong
các bộ làm mát khí thì phụ tải của máy phát không được quá 75% phụ tải định
mức.

Nếu trong thân máy phát lượng nước quá lớn 8lít/ca thì phải cắt ngay
máy phát ra khỏi lưới.
6.7.12. Dập lửa máy phát.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

22 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

Khi máy phát bị cháy thì nhân viên trực nhật phải:
- Nhanh chóng dập lửa máy phát.
- Báo cáo Trưởng ca.
- Cắt máy phát ra khỏi hệ thống.
- Cắt kích thích máy phát (AГΠ) và áp tô mát đầu vào kích thích làm

việc.
- Chạy bơm dầu sự cố.
- Điều chỉnh cấp hơi vào tua bin để giữ tốc độ vòng quay
(200÷300)vòng/phút.
- Phải giữ tốc độ trên đến khi xử lý xong hoả hoạn để tránh cong trục.
- Đóng ngay van bổ xung hyđrô cho máy phát.
- Mở van xả.
- Mở van CO2 để đẩy hyđrô ra ngoài.
- Xử lý đám cháy theo đúng quy trình cứu hoả.
6.8. Xử lý sự cố hư hỏng máy biến áp
6.8.1. Cắt sự cố:
6.8.1.1. Nhân viên vận hành khi thấy các hiện tượng không bình thường
của máy biến áp đang làm việc như:
- Tính chất tiếng kêu thay đổi.
- Nóng hơn bình thường khi ở cùng một phụ tải.
- Chảy dầu.
- Gioăng chèn bị lồi ra.
- Dầu bị biến màu
- Mức dầu thấp.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:


Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

23 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

- Sứ bị nứt hoặc phóng điện.
Thì phải báo ngay cho nhân viên vận hành máy biến thế và ghi ngay các
hiện tượng đó vào sổ nhật ký vận hành.
6.8.1.2. Phải tách máy biến áp để xác định và khắc phục khuyết tật khi
có dấu hiệu hư hỏng bên ngoài sau đây:
- Có tiếng kêu mạnh và không bình thường, rạn nứt ở bên trong máy
biến áp.
- Độ nóng và tốc độ nóng không bình thường ở phụ tải và điều kiện làm
mát bình thường.
- Dầu phụt ra từ các bình giãn nở hoặc nổ màng phòng nổ.
- Chảy dầu làm giảm mức dầu trông thấy từ trong bình giãn nở.
- Dầu biến mầu đột ngột.
- Sứ bị nứt hoặc vỡ lớn hoặc phóng điện.
6.8.2. Quá tải máy biến áp:
6.8.2.1.Hiện tượng quá tải là thường gặp hơn cả đối với chế độ làm việc
bình thường của máy biến áp.
- Khi máy biến áp bị quá tải bất kỳ thì nhân viên vận hành phải nhanh
chóng kiểm tra theo quy trình để xác định thời gian cho phép làm việc quá tải,
ở điều kiện đó là bao lâu và tìm cách để giảm phụ tải của máy biến áp bằng

cách đóng máy biến áp dự phòng hoặc giảm phụ tải máy biến áp làm việc
bằng cách cắt bớt phụ tải.
Trong thời gian máy biến áp làm việc quá tải phải tăng cường kiểm tra
máy biến áp khoảng nửa giờ kiểm tra nhiệt độ dầu một lần.
Trong các trường hợp đặc biệt cho phép quá tải sự cố không phụ thuộc
vào thời gian và giá trị phụ tải trước đó hoặc nhiệt độ môi trường làm mát
theo bảng 8.1.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

24 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009

Bảng 8.1

Máy biến thế Quá tải dòng % cao hơn dòng định mức
Khô

20(120%)
30(130%)
40(140%)
50(150%)
60(160%)

Thời gian quá tải
(phút)
60
45
32
18
5

8.2.2. Độ quá tải dòng điện ở một trong các cuộn dây của máy biến thế
lực, máy biến thế tự ngẫu cho phép là 5% cao hơn dòng định mức, nếu điện
áp không cao quá định mức. Khi máy biến thế tự ngẫu của khối bị quá tải thì
cần phải theo dõi tình trạng của máy biến thế kể cả độ nóng của máy biến thế
khối. Sau khi quá tải sự cố nên kiểm tra dầu bất thường.
6.8.3. Vi phạm hệ thống làm mát.
6.8.3.1. Hệ thống làm mát của máy biến thế đảm bảo nhiệt độ lớp dầu
thoáng không quá:
- Đối với máy biến thế tự ngẫu của khối là 750C.
- Đối với máy biến thế có quạt thổi cưỡng bức là 950C.
Nhiệt độ dầu mặt thoáng ở phụ tải nhất định đối với từng máy biến thế sẽ
khác nhau và có thể thay đổi tuỳ theo phụ tải của máy biến thế và nhiệt độ
môi trường xung quanh. Ở các điều kiện bình thường nhiệt độ thấp hơn trị số

cho phép. Do đó nếu nhiệt độ dầu tăng lên từ (5÷7)0C thì trực nhật tìm nguyên
nhân và tìm cách khắc phục.
6.8.3.2. Nhiệt độ dầu tăng có thể do:
- Phụ tải của máy biến thế tăng.
- Nhiệt độ không khí xung quanh tăng, vỏ máy biến thế bị tia mặt trời
đốt nóng.
- Vi phạm hệ thống làm mát của máy biến thế có hệ thống làm mát
cưỡng bức.
- Hư hỏng bên trong máy biến thế.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-06

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

XỬ LÝ SỰ CỐ PHẦN ĐIỆN

Trang:

25 / 40

Ngày hiệu lực: /10/2009


6.8.4. Bảo vệ khí tác động phát tín hiệu.
Khi bảo vệ khí của máy biến thế lực hoặc các máy biến thế tự dùng tác
động phát tín hiệu thì phải báo ngay cho Trưởng ca biết.
Nếu bảo vệ khí của máy biến thế làm việc, máy biến thế tự dùng phát tín
hiệu thì phải chuyển tự dùng khối sang nguồn dự phòng. Kiểm tra máy biến
thế có bảo vệ khí tác động và tìm nguyên nhân tác động của bảo vệ.
Nếu khi kiểm tra thấy khí trong máy biến thế không cháy và không màu
thì Phó giám đốc vận hành Công ty sẽ quyết định cho máy biến thế tiếp tục
làm việc.
Nếu thấy ở Rơle khí có chất khí dễ cháy hoặc các dấu hiệu hư hỏng bên
trong thì phải ngừng và cắt máy biến thế để sửa chữa.
Cần phải nhớ rằng Rơle khí tác động do không khí còn ở trong máy biến
thế bị tách ra. Khi Rơle khí tác động phát tín hiệu do không khí lọt vào thì
phải xả hết khí đọng trong Rơle và theo dõi thời gian giữa các lần phát tín
hiệu tiếp theo.
Bộ phận cắt của bảo vệ khí máy biến thế được chuyển sang vị trí phát tín
hiệu trong các trường hợp sau:
- Khi kiểm tra bảo vệ.
- Khi bảo vệ hư hỏng.
- Khi làm việc ở hệ thống dầu của máy biến thế do dầu có thể bị rung
động hoặc không khí bị lọt vào dầu.
6.8.5. Bảo vệ khí tác động cắt máy biến thế:
Khi máy biến thế tự động cắt do bảo vệ khí tác động cần phải kiểm tra
xem bình giãn nở có dầu không, lấy mẫu khí đọng ở Rơle để phân tích. Ngoài
ra kiểm tra xem dầu có trào ra khỏi ống thoát, van an toàn và bình giãn nở
không, kiểm tra các gioăng, mặt bích và nắp máy biến thế, các mối hàn xem
có nguyên vẹn không. Nếu phát hiện thấy dù chỉ một hư hỏng nhỏ cũng
không được đóng máy biến thế vào làm việc khi chưa kiểm tra bên trong. Nếu
máy biến thế tự dùng làm việc bị hư hỏng thì phải cắt ra sửa chữa và nếu cần

thì vẫn đưa khối vào làm việc còn tự dùng lấy từ nguồn dự phòng.


×