Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ NHẬP VÀ TRA CỨU SÁCH THƯ VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tel. (84-511) 736 949, Fax. (84-511) 842 771
Website: itf.ud.edu.vn, E-mail:

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
MÃ NGÀNH: 05115

ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ NHẬP VÀ TRA CỨU SÁCH
THƯ VIỆN

SINH VIÊN :
ĐƠN VỊ
CBHD

:
:

PHAN NGỌC LONG
NGUYỄN THỊ VƯỢNG
CÔNG TY TNHH SỐ HUẾ
HÀN THANH TUẤN

HUẾ, Tháng 8, Năm 2013



LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian 2 tháng thực tập với sự cố gắng của bản thân cùng với sự
giúp đỡ tận tình của quý thầy cô và đơn vị thực tập, chúng em đã hoàn thành đồ
án báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Chúng em xin kính gửi đến quý thầy cô khoa Công Nghệ Thông Tin
Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, các thầy cô bộ môn lời cảm ơn chân
thành nhấ.,Ccác thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền thụ những kiến thức
cần thiết cho chúng em để áp dụng vào đồ án cũng như thực tế.
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý ban lãnh đạo công ty TNHH Số
Huế đã tạo điều kiện cho chúng em được tham gia thực tập tại công ty cũng như
cung cấp tất cả các thông tin, cơ sở vật chất và trang thiết bị có thể cho chúng
em trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn anh Hàn Thanh
Tuấn và các anh chị trong công ty đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ chúng em
trong suốt thời gian tham gia thực tập.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực tập nhưng do kiến thức
còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Một lần nữa chúng
em chân thành cảm ơn quý thầy cô, các anh và các đồng nghiệp đã hết lòng chỉ
bảo, hướng dẫn tận tình chúng em. Những kiến thức kinh nghiệm này sẽ là hành
trang vào đời hết sức quý báu đối với công việc của chúng em sau này.
Xin chân thành cám ơn!
Nhóm thực hiện

i


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan:
1 Những nội dung trong báo cáo này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Nguyên.
2 Mọi tham khảo dùng trong báo cáo đều được trích dẫn rõ ràng

tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố.
3 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian
trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên
Phan Ngọc Long
Nguyễn Thị Vượng

ii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
I. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP..............................................................1
I.1.Lịch sử phát triển của công ty..............................................................................1
I.2.Cơ cấu tổ chức công ty.........................................................................................2
I.3.Các lĩnh vực hoạt động.........................................................................................2
II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.........................................................................................3
2.1.Bối cảnh đề tài.....................................................................................................3
2.2.Mục đích..............................................................................................................3
2.3.Hướng nghiên cứu...............................................................................................4
I. C# VÀ .NET FRAMEWORK..............................................................................5
1.1.Visual Studio.NET...............................................................................................5
1.2.NET Framework..................................................................................................6
1.3.Ngôn ngữ C#........................................................................................................8
II. MÔ HÌNH 3 LỚP (3 LAYER)............................................................................9
2.1.Presentation Layer.............................................................................................10
2.2.Business Logic Layer........................................................................................10
2.3.Data Access Layer.............................................................................................11


PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG............................................12
I. KHẢO SÁT HỆ THỐNG...................................................................................12
I.1 Mô tả hệ thống cũ...............................................................................................12
I.2 Đánh giá hệ thống cũ..........................................................................................12
iii


I.3Yêu cầu của bài toán...........................................................................................13
II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG................................................................................13
II.1.Phân tích các chức năng....................................................................................14
2.2.Phân tích chức năng...........................................................................................15
2.3.Phân tích các thực thể........................................................................................22
III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG..................................................................................23
3.1.Thiết kế cơ sỡ dữ liệu........................................................................................23
3.2.Thiết kế giao diện..............................................................................................28

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.............32
THUẬT TOÁN SỬ DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH...................................32
I.1.Thuật toán mã hóa MD5....................................................................................32
QUẢN LÝ SOURCE CODE.................................................................................35
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.........................................................................................37
I.1.Giao diện chính..................................................................................................38
I.2.Trang thông tin người dùng...............................................................................38
I.3.Cấu hình kết nối.................................................................................................39
I.4.Quản lý sách.......................................................................................................39
I.5.Thêm, sửa thông tin sách....................................................................................40
I.6.Quản lý nhân viên...............................................................................................40
I.7.Tra cứu, thống kê................................................................................................41
I.8.Đổi mật khẩu người dùng...................................................................................41

I.9.Tạo hóa đơn nhập sách.......................................................................................42

KẾT LUẬN............................................................................................... 43
iv


I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ.......................................................................................43
II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN....................................................................................43

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty....................................................................2
Hình 2: Các thành phần của .NET Framework.......................................7
Hình 3: Mô hình 3 lớp................................................................................ 9
Hình 4: Sơ đồ phân cấp chức năng BFD................................................15
Hình 5: Chức năng quản lý sách.............................................................16
Hình 6: Quản lý tìm kiếm sách................................................................16
Hình 7: Quản lý báo cáo thống kê...........................................................17
Hình 8: Sơ đồ ngữ cảnh............................................................................ 18
Hình 9: Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh....................................................19
Hình 10: Sơ đồ luồng dữ liệu dưới mức đỉnh – chức năng quản lý sách
(Mức 1)...................................................................................................... 20
Hình 11: Sơ đồ luồng dữ liệu dưới mức đỉnh – chức năng quản lý sách
(Mức 2)...................................................................................................... 21
Hình 12: Sơ đồ luồng dữ liệu dưới mức đỉnh – chức năng báo cáo
thống kê..................................................................................................... 21
Hình 13: Bảng quan hệ cơ sở dữ liệu......................................................27

Hình 14: Giao diện menu hệ thống.........................................................28
Hình 15: Giao diện menu quản lý...........................................................28
Hình 16: Giao diện menu tra cứu – thống kê.........................................29
Hình 17: Giao diện menu hướng dẫn......................................................30
Hình 18 giao diện menu trái....................................................................30
Hình 19: Giao diện menu chính...............................................................31
Hình 20: Giao diện chính.........................................................................38
vi


Hình 21: Giao diện trang thông tin cá nhân nhân viên.........................38
Hình 22: Giao diện trang cấu hình kết nối.............................................39
Hình 23: Giao diện trang quản lý sách...................................................39
Hình 24: Giao diện trang thêm, chỉnh sửa thông tin sách.....................40
Hình 25: Giao diện trang quản lý nhân viên..........................................40
Hình 26: Giao diện trang tra cứu, thống kê...........................................41
Hình 27: Giao diện trang đổi mật khẩu nhân viên................................41
Hình 28: Giao diện trang tạo hóa đơn nhập sách..................................42

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Nhân Viên........................................................................................ 24
Bảng tác giả............................................................................................... 24
Bảng Nhà xuất bản................................................................................... 24
Bảng Thể loại............................................................................................ 25
Bảng Sách.................................................................................................. 25
Bảng Quyền hạn....................................................................................... 26
Bảng Hóa Đơn........................................................................................... 26

Bảng Chi tiết hóa đơn............................................................................... 26

viii


ix


Hệ Thống Nhập Và Tra Cứu Sách Thư Viện

MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I.1.

Lịch sử phát triển của công ty

Công Ty TNHH Số Huế chính thức ra đời vào năm 2011. Ban đầu thành lập công
ty chỉ có 3 thành viên. Với độ ngũ trẻ năng động và lòng say mê công việc nên công ty
đã dám vay vốn huy động từ các ngân hàng để phát triển công ty, ký kết được những
hợp đồng khác nhau. Nhờ những hợp đồng này, công ty đã dần có thế mạnh vững vàng
về kinh tế và tạo sự tin cậy với khách hàng là tiền đề để công ty ngày càng phát triển
hơn.
Ban đầu hoạt động chính của công ty là phát triển ứng dụng theo yêu cầu. Nhưng
với sự tìm tòi sáng tạo của Ban giám đốc cùng với đội ngũ nhân viên trẻ đầy nhiệt
huyết với công việc, công ty đã đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng. Những hoạt động ban đầu thành công đã thúc đẩy
ban lãnh đạo công ty mạnh dạn mở rộng quy mô. Qua mỗi năm số lượng nhân viên của
công ty ngày càng tăng lên. Cùng với sự mở rộng của công ty thì các phòng ban được
hình thành rõ rệt và đi vào hoạt động có chiều sâu như phòng kinh doanh, phòng kỹ
thuật, phòng kế toán…

Trong tương lai với những ý tưởng mạnh bạo trong kinh doanh và công nghệ
cùng với sự nhiệt huyết năng động và sáng tạo của các thành viên trong công ty, Công
ty TNHH Số Huế chắc chắn đạt được những thành công nhất định.
Địa chỉ : Số 10 Trường Chinh – Tp Huế
ĐT: 0969.252.525
Giám Đốc: Hàn Thanh Tuấn

Phan Ngọc Long – Nguyễn Thị Vượng – Lớp 11TH2LT

Trang 1


Hệ Thống Nhập Và Tra Cứu Sách Thư Viện
I.2.

Cơ cấu tổ chức công ty

Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty
I.3.

Các lĩnh vực hoạt động

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Số Huế là một công ty kinh doanh về các dịch vụ và
giải pháp Công nghệ thông tin của DBIZ Group. Các sản phẩm và dịch vụ của công ty
cung cấp bao gồm:










Phát triển phần mềm
Giải pháp và ứng dụng quản trị nội dung web (CMS), dịch vụ quản trị nội dung
Tư vấn giải pháp và phát triển các sản phẩm TMĐT
Các giải pháp về quản trị quan hệ khách hàng sử dụng mã nguồn mở (CRM)
Các giải pháp quản trị nhân sự (HRM)
Giải pháp Marketing online
Cung cấp phần mềm có bản quyền
Dịch vụ hosting và đăng ký domain

Phan Ngọc Long – Nguyễn Thị Vượng – Lớp 11TH2LT

Trang 2


Hệ Thống Nhập Và Tra Cứu Sách Thư Viện

II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
2.1.

Bối cảnh đề tài

Với sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của công nghệ thông tin của nước ta hiện
nay, việc ứng dụng tin học vào đời sống, công việc và học tập đã trở nên rất phổ biến
và cần thiết. Tin học đã làm thay đổi phương pháp làm việc một cách mạnh mẽ và
mang lại kết quả công việc tốt hơn. Trong đó việc ứng dụng tin học vào việc quản lý
thư viện ở các trường đại học là hết sức quan trọng và cần thiết.

Qua nghiên cứu và tìm hiểu ở các thư viện các trường Đại Học, chúng em nhận
thấy rằng việc quản lý và tra cứu sách ở thư viện các trường còn mang tính thủ công,
điều này làm cho việc quản lý, tra cứu gặp nhiều khó khăn, trùng lặp và không có tính
khoa học cao. Chính vì vậy chúng em đã quyết định xây dựng phần mềm hỗ trợ Nhập
và Tra Cứu Sách Thư Viện để làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.
Bài toán đặt ra lúc này là Xây dựng một hệ thống quản lý, nhập và tra cứu sách
một cách cách trực quan, thuận tiện và chính xác. Cụ thể là hệ thống phải có các chức
năng sau:
 Quản lý đầu sách, thông tin tác giả, nhà xuất bản…
 Hỗ trợ tra cứu sách cách nhanh chóng và chính xác.
 Tạo hóa đơn, báo cáo theo yêu cầu của thư viện.
2.2.

Mục đích

Trong bối cảnh trên, bằng những kiến thức đã học và sự hướng dẫn tận tình của
giáo viên, chúng em thực hiện đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu vấn đề đang gặp
phải trong việc quản lý thư viện, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục và cuối cùng là cụ
thể hóa bằng việc Xây dựng hệ thống nhập và tra cứu sách thư viện.

Phan Ngọc Long – Nguyễn Thị Vượng – Lớp 11TH2LT

Trang 3


Hệ Thống Nhập Và Tra Cứu Sách Thư Viện
2.3.

Hướng nghiên cứu


2.3.1. Công cụ hỗ trợ xây dựng đề tài






Bộ Microsoft Visual Studio 2010
Microsoft SQL Server 2008.
Microsoft Visio 2010.
Microsoft Office 2010.
Component Devexpress 12.1.5.
2.3.2. Dự kiến kết quả đạt được

 Quản lý Sách
o Quản lý thông tin sách bao gồm tên sách, số lượng, giá tiền, nhà xuất
bản, tác giả…
o Với các chức năng: Thêm, sửa, xóa, tìm kiếm, nhập sách từ nhà cung cấp
rồi lưu vào cơ sở dữ liệu.
 Quản lý nhân viên
o Quản lý các thông tin của nhân viên như tên, ngày tháng năm sinh, giới
tính, quyền hạn…
o Với các chức năng: thêm, sửa, xóa, tìm kiếm, phân quyền cho nhân
viên…
 Báo cáo thống kê:
o Các loại thống kê: thống kê đầu sách, sách theo tác giả, thể loại, nhà xuất
bản. Thống kê sách theo đợt nhập sách, nhân viên nhập sách.
Với kết quả dự kiến đạt được của chương trình, luận văn được tổ chức thành các
chương cụ thể như sau:
 Mở đầu: Giới thiệu tổng quan đề tài.

 Cơ sở lý thuyết: Giới thiệu tổng quan lý thuyết và công cụ xây dựng đề tài .
 Phân tích và thiết kế hệ thống: Trong chương này, chúng em trình bày phần
phân tích hệ thống và thiết kế cơ sở dữ liệu.
 Xây dựng chương trình và kết quả đạt được: Trình bày phần phát triển
chương trình, hướng dẫn cài đặt và các kết quả đạt được.
 Kết luận: Đánh giá kết quả và hướng phát triển.
Phan Ngọc Long – Nguyễn Thị Vượng – Lớp 11TH2LT

Trang 4


Hệ Thống Nhập Và Tra Cứu Sách Thư Viện

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.

C# VÀ .NET FRAMEWORK
1.1.

Visual Studio.NET

Visual Studio.NET cung cấp một môi trường phát triển mức cao để xây dựng
các ứng dụng trên .NET Framework. Với bộ Visual Studio.NET chúng ta có thể đơn
giản hoá việc tạo, triển khai và tiếp tục phát triển các ứng dụng Web và các dịch vụ
Web có sẵn một cách an toàn, bảo mật và khả nǎng biến đổi được. Visual Studio.NET
là một bộ đa ngôn ngữ các công cụ lập trình. Ngoài C#, Visual Studio.NET còn hỗ trợ
Visual Basic, Visual C++, Visual J#.NET và các ngôn ngữ script như VBScript và
JScript. Tất cả các ngôn ngữ này đều cho phép truy cập vào .NET Framework.
 Visual C# .NET: là một ngôn ngữ lập trình đơn giản, hiện đại, hướng đối tượng an
toàn kiểu (type-safe) và có nguồn gốc từ các ngôn ngữ C và C++. C# là một ngôn

ngữ rất thân thiện với người lập trình C và C++. C# là kết quả của việc kết hợp hiệu
nǎng cao của Visual Basic và sức mạnh của C++. C# được Microsoft giới thiệu để
xây dựng với Web và đòi hỏi quyền được cung cấp một môi trường đồng bộ với
HTML[3], XML[1] và SOAP[4]. Tóm lại C# là một ngôn ngữ lập trình hiện đại và
là một môi trường phát triển đầy tiềm nǎng để tạo ra các dịch vụ Web XML, các
ứng dụng dựa trên Microsoft .NET và cho cả nền tảng Microsoft Windows cũng
như tạo ra các ứng dụng Internet thế hệ kế tiếp một cách nhanh chóng và hiệu quả.
 Visual Basic .NET (VB.NET): cho phép bạn tạo ra những ứng dụng đầy sức mạnh
cho nền tảng Microsoft Windows với thời gian ngắn nhất. Kết hợp chặt chẽ việc
truy cập dữ liệu từ một phạm vi rộng của các kịch bản dữ liệu, tạo ra những thành
phần với mã nhỏ nhất và xây dựng các ứng dụng trên cơ sở Web khi sử dụng những
kỹ nǎng hiện tại.
 Visual C++ .NET: là phiên bản kế tiếp của Microsoft Visual C++ 6.0. Microsoft
Visual C++ là công cụ C++ hiệu quả nhất để tạo ra những ứng dụng hiệu nǎng cao
Phan Ngọc Long – Nguyễn Thị Vượng – Lớp 11TH2LT

Trang 5


Hệ Thống Nhập Và Tra Cứu Sách Thư Viện
cho Windows và cho World Wide Web. Visual C++ .NET mang đến một cấp độ
mới về hiệu nǎng so với Visual C++ mà không làm ảnh hưởng đến tính mềm dẻo,
hiệu suất thực hiện cũng như điều khiển.
 Visual J# .NET: là một công cụ phát triển cho các nhà phát triển ngôn ngữ Java để
xây dựng các ứng dụng và các dịch vụ trên nền Microsoft .NET Framework. Visual
J# .NET cho phép những người phát triển ngôn ngữ Java có thể chuyển tiếp vào thế
giới của các dịch vụ Web XML và cải thiện đáng kể khả nǎng vận hành của các
chương trình viết bằng ngôn ngữ Java với những phần mềm hiện tại được viết bằng
nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
 JScript .NET: là bộ thực hiện của Microsoft cho JavaScript. Jscript.NET thêm rất

nhiều đặc tính mới vào Jscript, bao gồm cả việc hỗ trợ trực tiếp các kỹ thuật lập
trình hướng đối tượng.
1.2.

NET Framework

.NET Framework là một tập những giao diện lập trình và là tâm điểm của nền
tảng .NET. Nó cung cấp cơ sở hạ tầng để xây dựng và chạy các dịch vụ Web. .NET
Framework bao gồm ba thành phần chính là Common Language Runtime, Unified
Progrgamming Classes và ASP. Thực chất ở phần này còn bao gồm cả phần phát triển
các ứng dụng cho Windows có tên Windows Form như được mô tả trong hình dưới:

Phan Ngọc Long – Nguyễn Thị Vượng – Lớp 11TH2LT

Trang 6


Hệ Thống Nhập Và Tra Cứu Sách Thư Viện

Hình 2: Các thành phần của .NET Framework
 Thực thi ngôn ngữ chung CLR (Common Language Runtime): Tất cả các ngôn
ngữ lập trình đều có một runtime (thi hành), một dịch vụ hoạt động cùng với ngôn
ngữ lập trình. CLR là một thành phần cốt lõi của .NET. Nó cung cấp nền cơ sở mà
trên đó các ứng dụng cho. NET được xây dựng. CLR quản lí nhiều khía cạnh của
chu trình phát triển theo quan điểm của người phát triển. CLR cung cấp một
runtime chung mà nó được sử dụng với tất cả các ngôn ngữ. Thành phần này làm
cho .NET có một khả nǎng "hỗ trợ mọi ngôn ngữ" (language-free).
 Các lớp lập trình hợp nhất (Unified Progrgamming Classes): Những thư viện lớp
lập trình hay các giao diện lập trình ứng dụng (API) được sử dụng bởi nhiều ngôn
ngữ khác nhau. Để sử dụng những ngôn ngữ lập trình khác nhau, các nhà phát triển

nghiên cứu các bộ thư viện lớp khác nhau để làm việc với các ngôn ngữ lập trình
khác nhau. Vấn đề này đã làm chậm quá trình phát triển ứng dụng và làm cho công
việc phát triển trở nên tẻ nhạt và lãng phí khá nhiều thời gian. .NET cung cấp các
lớp lập trình hợp nhất với một bộ API dùng chung cho mọi ngôn ngữ lập trình. Các
ngôn ngữ có thể tương tác với một ngôn ngữ khác và các lớp lập trình hợp nhất
này cho phép các nhà phát triển lựa chọn bất cứ ngôn ngữ nào mà họ muốn trong
khi chỉ cần duy nhất một bộ API.
Phan Ngọc Long – Nguyễn Thị Vượng – Lớp 11TH2LT

Trang 7


Hệ Thống Nhập Và Tra Cứu Sách Thư Viện
 ASP.NET (Active Server Pages .NET): ASP.NET được sử dụng chung với các
lớp lập trình mà nó có thể tạo các ứng dụng Web một cách dễ dàng cho người lập
trình. ASP.NET cung cấp cách truy cập giao diện HTML chung và nó chạy trên
chương trình máy phục vụ nhưng thể hiện kết quả thông qua HTML. Giao diện
ASP.NET làm cho việc phát triển các ứng dụng Web trở nên nhanh hơn do bởi các
đối tượng điều khiển chung này. ASP.NET được sử dụng ở phần trên của hai thành
phần thực thi ngôn ngữ chung CLR và các ngôn ngữ lập trình hợp nhất để tạo ra
các dịch vụ Web.
1.3.

Ngôn ngữ C#

C# là một ngôn ngữ lập trình mới, và được biết đến với hai lời chào:
 Nó được thiết kế riêng để dùng cho Microsoft's .NET Framework (Một nền khá
mạnh cho sự phát triển, triển khai, hiện thực và phân phối các ứng dụng).
 Nó là một ngôn ngữ hoàn toàn hướng đối tượng được thiết kế dựa trên kinh
nghiệm của các ngôn ngữ hướng đối tượng khác.

C# là một ngôn ngữ độc lập. Nó được thiết kế để có thể sinh ra mã đích trong môi
trường .NET, nó không phải là một phần của .NET bởi vậy có một vài đặc trưng được
hỗ trợ bởi .NET nhưng C# không hỗ trợ.
C# là một ngôn ngữ rất đơn giản, với khoảng 80 từ khoá và hơn mười kiểu dữ
liệu dựng sẵn, nhưng C# có tính diễn đạt cao. C# hỗ trợ lập trình có cấu trúc, hướng đối
tượng, hướng thành phần (component oriented).
Trọng tâm của ngôn ngữ hướng đối tượng là lớp. Lớp định nghĩa kiểu dữ liệu
mới, cho phép mở rộng ngôn ngữ theo hướng cần giải quyết. C# có những từ khoá
dành cho việc khai báo lớp, phương thức, thuộc tính mới. C# hỗ trợ đầy đủ khái niệm
trụ cột trong lập trình hướng đối tượng: đóng gói, thừa kế, đa hình.
Ðịnh nghĩa lớp trong C# không đòi hỏi tách rời tập tin tiêu đề với tập tin cài đặt
như C++. C# hỗ trợ khái niệm giao diện, một lớp chỉ có thể kế thừa duy nhất một lớp
cha nhưng có thể cài đặt nhiều giao diện.
Phan Ngọc Long – Nguyễn Thị Vượng – Lớp 11TH2LT

Trang 8


Hệ Thống Nhập Và Tra Cứu Sách Thư Viện

II.

MÔ HÌNH 3 LỚP (3 LAYER)

Trong phát triển ứng dụng, để dễ quản lý các thành phần của hệ thống, cũng như
không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi, người ta hay nhóm các thành phần có cùng chức
năng lại với nhau và phân chia trách nhiệm cho từng nhóm để công việc không bị
chồng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ trong một công ty có từng phòng ban, mỗi
phòng ban sẽ chịu trách nhiệm một công việc cụ thể nào đó, phòng này không được
can thiệp vào công việc nội bộ của phòng kia như Phòng tài chính thì chỉ phát lương,

còn chuyện lấy tiền đâu để phát không cần biết. Trong phát triển phần mềm, người ta
cũng áp dụng cách phân chia chức năng này. Bạn sẽ nghe nói đến thuật ngữ kiến trúc
đa tầng/nhiều lớp, mỗi lớp sẽ thực hiện một chức năng nào đó, trong đó mô hình 3 lớp
là phổ biến nhất. 3 lớp này Là Presentation, Business Logic, và Data Access. Các lớp
này sẽ giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ (services) mà mỗi lớp cung cấp để tạo
nên ứng dụng, lớp này cũng không cần biết bên trong lớp kia làm gì mà chỉ cần biết lớp
kia cung cấp dịch vụ gì cho mình và sử dụng nó mà thôi.
Mô hình 3 lớp mà Microsoft đề nghị dùng cho các hệ thống phát triển trên nền
.NET như sau:

Hình 3: Mô hình 3 lớp
Phan Ngọc Long – Nguyễn Thị Vượng – Lớp 11TH2LT

Trang 9


Hệ Thống Nhập Và Tra Cứu Sách Thư Viện
2.1.

Presentation Layer

Lớp này làm nhiệm vụ giao tiếp với người dùng cuối để thu thập dữ liệu và hiển
thị kết quả/dữ liệu thông qua các thành phần trong giao diện người sử dụng. Lớp này sẽ
sử dụng các dịch vụ do lớp Business Logic cung cấp. Trong .NET thì bạn có thể dùng
Windows Forms, ASP.NET hay Mobile Forms để hiện thực lớp này.
Trong lớp này có 2 thành phần chính là User Interface Components và User
Interface Process Components.
UI Components là những phần tử chịu trách nhiệm thu thập và hiển thị thông tin
cho người dùng cuối. Trong ASP.NET thì những thành phần này có thể là các
TextBox, các Button, DataGrid…

UI Process Components: là thành phần chịu trách nhiệm quản lý các qui trình
chuyển đổi giữa các UI Components. Ví dụ chịu trách nhiệm quản lý các màn hình
nhập dữ liệu trong một loạt các thao tác định trước như các bước trong một Wizard…
Lưu ý: lớp này không nên sử dụng trực tiếp các dịch vụ của lớp Data Access mà
nên sử dụng thông qua các dịch vụ của lớp Business Logic vì khi bạn sử dụng trực tiếp
như vậy, bạn có thể bỏ qua các ràng buộc, các logic nghiệp vụ mà ứng dụng cần phải
có.
2.2.

Business Logic Layer

Lớp này thực hiện các nghiệp vụ chính của hệ thống, sử dụng các dịch vụ do lớp
Data Access cung cấp, và cung cấp các dịch vụ cho lớp Presentation. Lớp này cũng có
thể sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp thứ 3 để thực hiện công việc của mình.
Trong lớp này có các thành phần chính là Business Components, Business Entities và
Service Interface.


Service Interface: là giao diện lập trình mà lớp này cung cấp cho lớp

Presentation sử dụng. Lớp Presentation chỉ cần biết các dịch vụ thông qua giao diện
này mà không cần phải quan tâm đến bên trong lớp này được hiện thực như thế nào.
Phan Ngọc Long – Nguyễn Thị Vượng – Lớp 11TH2LT

Trang 10


Hệ Thống Nhập Và Tra Cứu Sách Thư Viện



Business Entities: là những thực thể mô tả những đối tượng thông tin mà

hệ thống xử lý. Trong ứng dụng chúng ta các đối tượng này là các chuyên mục
(Category) và bản tin (News). Các business entities này cũng được dùng để trao đổi
thông tin giữa lớp Presentation và lớp Data Access.


Business Components: là những thành phần chính thực hiện các dịch vụ

mà Service Interface cung cấp, chịu trách nhiệm kiểm tra các ràng buộc logic
(constraints), các qui tắc nghiệp vụ (business rules), sử dụng các dịch vụ bên ngoài
khác để thực hiện các yêu cầu của ứng dụng.
2.3.

Data Access Layer

Lớp này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu của
ứng dụng. Thường lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như
SQL Server, Oracle... để thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong lớp này có các thành
phần chính là Data Access Logic, Data Sources, Servive Agents.


Data Access Logic components (DALC): là thành phần chính chịu trách

nhiệm lưu trữ vào và truy xuất dữ liệu từ các nguồn dữ liệu - Data Sources như XML,
File systems... Trong .NET các DALC này thường được hiện thực bằng cách sử dụng
thư viện ADO.NET để giao tiếp với các hệ cơ sở dữ liệu.


Service Agents: là những thành phần trợ giúp việc truy xuất các dịch vụ


bên ngoài một cách dễ dàng và đơn giản như truy xuất các dịch vụ nội tại.

Phan Ngọc Long – Nguyễn Thị Vượng – Lớp 11TH2LT

Trang 11


Hệ Thống Nhập Và Tra Cứu Sách Thư Viện

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
I.

KHẢO SÁT HỆ THỐNG
Để xây dựng được phần mềm Quản lý thư viện, ta cần xét tìm hiểu kỹ đặc thù,

tính chất của các công việc quản lý một thư viện trên thực tế. Đi sâu vào phân tích hệ
thống Quản Lý Thư Viện ta xét đến các mặt:
I.1

Mô tả hệ thống cũ
Thư viện hoạt động dưới sự giám sát của ban quản lý thư viện và nhà trường.

Thư viện là nơi lưu trữ và bảo quản các giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
cho tất cả các đối tượng như học sinh, sinh viên, giảng viên. Nhiệm vụ của thư viện là
phục vụ người đọc với nhiều hình thức: cho mượn về nhà, cho đọc tại chỗ, hướng dẫn
độc giả khai thác thông tin của thư viện, quan hệ và đặt sách với các nhà xuất bản, tổ
chức các buổi hội thảo chuyên đề.
Một tên sách, tạp chí hay giáo trình có hàng trăm bản của nhiều tác giả khác
nhau. Sách được lưu giữ trong kho sách trong những điều kiện bảo quản tốt nhất chống

mối mọt ẩm mốc. Sách được cập nhật hàng tháng, đối với những sách mới trong thư
viện chưa có và sẽ được nhập thêm đối với những sách bị mất, hỏng. Khi cần mượn
sách, độc giả sẽ tra cứu sách theo yêu cầu cần như theo tên hay tác giả, thể loại mỗi tên
tài liệu được mô tả vắn tắt trong một phiếu trong đó có những thông tin sau: tên sách,
tên tác giả, tên nhà xuất bản, phân loại, mã lưu trữ sách các phiếu sách được nhân bản
và được để vào các tủ phiếu theo từng chuyên môn của sách
I.2

Đánh giá hệ thống cũ

 Thời gian dành cho việc lưu trữ, tìm kiếm quá lớn.
 Số thao tác trùng lặp nhiều.
 Kết xuất khó đảm bảo độ tin cậy theo yêu cầu.
Phan Ngọc Long – Nguyễn Thị Vượng – Lớp 11TH2LT

Trang 12


Hệ Thống Nhập Và Tra Cứu Sách Thư Viện
 Bộ phận quản lý cần nhiều nhân lực.
 Tốn nhiều thời gian cho việc tra cứu và lập báo cáo thống kê.
 Gây nhiều bất tiện trong quản lý sổ sách.
 Dữ liệu không được an toàn do chỉ lưu trữ bằng sổ sách.
 Khi cần thống kê khó đảm bảo độ tin cậy như yêu cầu.
 Sai sót ở những công đoạn khác nhau khó phát hiện và xử lý kịp thời.
I.3

Yêu cầu của bài toán

 Tự động hoá các thao tác, phép tính số học mà từ trước tới nay làm bằng tay.

 Thực hiện các chức năng hỏi đáp nhanh.
 Công việc thủ công sẽ được thay thế bằng phần mềm tự động hóa, sẽ tiết kiệm
được nhiều thời gian và công sức, thực hiện nhanh chóng.
 Tổng hợp đầy đủ chính xác, kịp thời thông tin về các loại sách đang còn và đang
được mượn của thư viện.
 Có khả năng loại bỏ một đầu sách khi không còn phục vụ được cho việc tra cứu.
 Có khả năng tra cứu thông tin về tài liệu nhiều năm.
 Có khả năng kiểm soát được tài liệu đang được đọc tại thư viện.
 Có khả năng thêm, xoá bỏ hoặc sửa chữa thông tin về một độc giả.

II.

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
Muốn xây dựng thiết kế hệ thống thông tin quản lý thì vấn đề đầu tiên chúng ta

phải phân tích hệ thống nhằm tìm và lựa chọn giải pháp thích hợp, biện pháp cụ thể.
Phân tích là công việc đầu tiên của quá trình xây dựng hệ quản lý trên máy vi
tính. Không thể tin học hóa công tác quản lý mà không qua giai đoạn phân tích. Hiệu
quả của việc công tác quản lý hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình phân tích ban đầu.
Trong quá trình phân tích để chuyển từ bài toán quản lý lên máy tính thì các sơ đồ chức
Phan Ngọc Long – Nguyễn Thị Vượng – Lớp 11TH2LT

Trang 13


Hệ Thống Nhập Và Tra Cứu Sách Thư Viện
năng và sơ đồ luồng dữ liệu giúp ta dễ dàng xác định được yêu cầu của người dùng.
Giúp ta có cái nhìn tổng quát về cách quản lý thực tế và hệ thống sẽ thiết kế.
II.1. Phân tích các chức năng
II.1.1. Các yêu cầu đối với chương trình quản lý sách

Để có thể tin học hoá công tác quản lý nhằm giảm tối đa các công đoạn thủ công
là một chương trình quản lý phải có những chức năng sau:
 Chức năng nhập sách:
o Nhập thông tin sách: Khi sách được nhập về thư viện, nhân viên thư
viện sẽ kiểm tra các thông tin về sách đó rồi nhập các thông tin vào cơ
sở dữ liệu. Mỗi lần nhập sách về, sẽ lưu trữ thành các hóa đơn và có thể
xuất hóa đơn nhập sách bất cứ khi nào có yêu cầu.
o Tổ chức lưu trữ sách trong cơ sở dữ liệu: Sách được lưu trữ với các
thông tin như mã sách, tên sách, tên nhà xuất bản…
o Mỗi sách đại diện là một mã sách.
 Chức năng thống kê báo cáo:
o Phần thống kê báo cáo phải đảm bảo việc thống kê về tình trạng sách
trong thư viện, sách còn, số lượng, sách hư hỏng, sách mượn, sách
mất...
o Báo cáo hóa đơn nhập sách từng đợt.
 Chức năng tìm kiếm:
o Chức năng này trình cho người sử dụng và quản lý tìm kiếm các thông
tin về sách, thông tin về tác giả, nhà xuất bản hay về độc giả được dễ
dàng, nhanh chóng hơn.

Phan Ngọc Long – Nguyễn Thị Vượng – Lớp 11TH2LT

Trang 14


Hệ Thống Nhập Và Tra Cứu Sách Thư Viện
2.2.

Phân tích chức năng
2.2.1. Sơ đồ phân cấp chức năng BFD


Hình 4: Sơ đồ phân cấp chức năng BFD
II.2.1.1 Chức năng quản lý sách

Phan Ngọc Long – Nguyễn Thị Vượng – Lớp 11TH2LT

Trang 15


×