Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tìm Hiểu Gis Và Xây Dựng Bản Đồ Tội Phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.68 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
---------------  ---------------

Tìm Hiểu Gis Và Xây Dựng Bản Đồ Tội Phạm

Bộ môn

: Hệ Thống Thông Tin Địa Lý

GVHD

: PGS TS. Trần Vĩnh Phước

Thực hiện : Nguyễn Khánh Ngọc
CH1001117

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 5 Năm 2012


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................


.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................


GVHD: PGS TS. Trần Vĩnh Phước

Họ tên: Nguyễn Khánh Ngọc
MSHV: CH1001117

I. Giới thiệu đề tài
Hiện nay, các hệ thống thông tin phân tích về tội phạm trong các tổ chức cảnh sát chưa thật
sự hiệu quả. Các hệ thống này thiếu các phân tích toàn diện về không gian và thời gian trên
dạng bản đồ, thêm vào đó là thiếu dữ liệu về nhân khẩu xã hội học. Vì thế hệ thống bản đồ tội
phạm và phân tích tội phạm theo không gian và thời gian ra đời để khắc phục các vấn đề trên.
GIS đã được sử dụng để liên kết dữ liệu tội phạm với vị trí xuất hiện và kiểm tra tình hình
tội phạm của một khu vực trên bản đồ. Việc sử dụng GIS để phân tích tội phạm bằng cách liên
kết tội phạm, địa điểm, nhân khẩu học - xã hội và các dữ liệu thời gian giúp các cảnh sát “lập
bản đồ tội phạm” để xác định các điểm nóng tội phạm, xu hướng tội phạm và mô hình hoạt
động tội phạm, cung cấp thông tin hữu ích có hiệu quả phân bổ nguồn lực cho phòng, chống
tội phạm có hiệu quả.

II. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và bản đồ tội phạm (crime mapping)
1. Các thành phần chức năng của hệ thống
a. Thành phần không gian (Spatial component)
Bao gồm chủ yếu là GIS. ArcView GIS 3.2a và ArcExplorer được sử dụng để hiển thị bản
đồ, hiển thị địa điểm xảy ra tội phạm, đặc biệt là các điểm tội phạm, xu hướng tội phạm, loại
tội phạm phổ biến trong một khu vực và thời gian xảy ra tội phạm.
b. Thành phần phi không gian (Non spatial component)
Các chức năng chính của thành phần này là để đối chiếu dữ liệu được cung cấp bởi các đơn

vị cảnh sát khác nhau. Nó cũng được sử dụng cho việc cập nhật, chỉnh sửa và duy trì kho dữ
liệu. Các thành phần cập nhật dữ liệu các tội phạm, nạn nhân của tội phạm, người bị cáo buộc
và các dữ liệu thời gian có liên quan. Các nạn nhân của tội phạm và người bị buộc tội là dữ
liệu nhân khẩu học - xã hội. Nguồn dữ liệu chủ yếu là từ các đơn vị cảnh sát và các dữ liệu
này lần lượt được lưu trữ trong kho dữ liệu người bị buộc tội, tội phạm và nạn nhân của các
tội phạm. Các dữ liệu này được truy cập trong quá trình phân tích tội phạm.(Những dữ liệu
này có thể lưu trữ trong các hệ cơ sở dữ liệu như: SQL server, Oracle, MySql …)
2. Phân tích bản đồ tội phạm
a. Nhận dạng những điểm “nóng” của tội phạm (crime hotspots)
Cảnh sát có thể xác định các khu vực nơi tội phạm tập trung nhiều hơn bằng cách mô hình
hóa nó trên bản đồ và tập trung nguồn lực lần lượt kiểm soát tội phạm.
Hình 1 cho thấy Quận 4, Quận 8, Quận 5, Quận 9, Quận Thủ Đức, có tội phạm cao hơn
những nơi khác, trong khi các Quận 1, Quận 3, Quận 7, Quận 10 có tội phạm ít hơn. Bằng
cách quan sát bản đồ, cảnh sát có thể thấy những khu vực cần phải chú ý ngay lập tức để kiểm
soát tội phạm và cũng có thể xem xét vị trí của các Quận này và cơ sở hạ tầng của từng Quận
có ảnh hưởng đến sự xuất hiện tội phạm. Ví dụ, ở Quận 8 có các khu nhà ổ chuột tập trung
đông đúc, nên tình hình tội phạm ở đây hết sức phức tạp. Quận Thủ Đức và Quận 9 giáp ranh
Trang 1


GVHD: PGS TS. Trần Vĩnh Phước

Họ tên: Nguyễn Khánh Ngọc
MSHV: CH1001117

với Bình Dương và Đồng Nai, nên khu vực này là có tình hình tội phạm rất phức tạp do tội di
chuyển qua lại giữa các khu vực này. Quận 5 tập trung các chợ thương mại, khu buôn bán lớn
nhỏ … tạo điều kiện thu hút nhiều tội phạm.

Hình 1: Điểm tội phạm (Crime Hotspots)

b. Thời gian xảy ra tội phạm
Cảnh sát có thể biết sự cố tội phạm xảy ra vào giờ nào, ngày nào, tuần nào, tháng nào hoặc
năm nào trong một khu vực cụ thể. Điều này giúp cảnh sát phân bổ nguồn lực cho cả phòng
ngừa và chống tội phạm. Bằng cách xem xét thời gian khi hầu hết các tội phạm diễn ra trên
bản đồ, lập kế hoạch để kiểm soát tội phạm và phân bổ nguồn lực trở nên hiệu quả hơn. Từ
Hình 3, có thể được suy luận rằng Quận 5 có sự cố tội phạm cao hơn trong ngày nhiều hơn
đêm, bởi vì Quận 5 có các địa điểm, và chợ, không hoạt động trong đêm. Các địa phương như
Quận 8, Quận Tân Bình, Quận 7, Quận 4, có tội phạm vào ban đêm nhiều hơn ban ngày.

Hình 2: Thời gian xảy ra tội phạm ( Time Of Crime)
Trang 2


GVHD: PGS TS. Trần Vĩnh Phước

Họ tên: Nguyễn Khánh Ngọc
MSHV: CH1001117

c. Loại tội phạm trong khu vực
Cảnh sát có thể lập bản đồ loại tội phạm và biểu diễn “loại tội phạm” xảy ra thường xuyên
trong một khu vực cụ thể. Hình 3 cho thấy “loại tội phạm” ở mỗi địa phương bằng cách sử
dụng biểu đồ “pie chart”. Điều này rất quan trọng đối với cảnh sát bởi vì các loại tội phạm
khác nhau sẽ chiến lược khác nhau trong việc ngăn ngừa và kiểm soát chúng. Ví dụ, để giảm
nguy cơ của vụ giết người có thể xảy ra, vụ tấn công phải được kiểm soát hoặc ngăn chặn.
Hình 3 cho thấy, rằng có được tiền bằng cách lừa đảo phổ biến ở Quận 1 và các trường hợp
trộm cắp thông thường ở Quận 8, Quận 5 và Quận 6. Đây là loại thông tin hướng dẫn trong
việc phân bổ các nguồn lực cho các “loại tội phạm” cụ thể.

Hình 3: Loại tội phạm (Type Of Crime)
d. Xu hướng tội phạm


Hình 4: Xu hướng tội phạm(Trend Of Crime)
Sử dụng GIS, chúng ta có thể thấy xu hướng tội phạm của một khu vực. Vài giai đoạn có
thể được so sánh để đánh giá tình hình tội phạm ngày càng tăng, giảm hoặc ổn định. Bản đồ
Trang 3


GVHD: PGS TS. Trần Vĩnh Phước

Họ tên: Nguyễn Khánh Ngọc
MSHV: CH1001117

xu hướng tội phạm cho cảnh sát biết chiến lược sử dụng trong kiểm soát tội phạm có kết quả
tốt hay không. Tương tự, xu hướng tội phạm cho thấy sự di chuyển của tội phạm. Hệ thống
cho cảnh sát thấy tội phạm đã thực sự giảm, hay chỉ chuyển sang khu vực khác, và nếu nó đã
di chuyển, thì nó di chuyển đi đâu. Gis cũng cung cấp thông tin về lý do tại sao tội phạm theo
một hướng nhất định. Xu hướng tội phạm được biểu diễn trong hình 4. Các con số màu “xanh
biển” hiển thị hình ảnh tội phạm trong khoảng thời gian quá khứ trong khi con số màu “xanh
ngọc” cho thấy tình hình tội phạm trong hiện tại. Hình 4 cho thấy một sự gia tăng tội phạm ở
Thủ Đức, Quận 7, Quận 4, Gò Vấp Quận 12 trong hai khoảng thời gian so sánh. Nó cũng cho
thấy rằng, có sự giảm tội phạm ở Quận 2, Quận 6, Quận Bình Thạnh. GIS như là một công cụ
có khả năng so sánh tội phạm cho mỗi thời gian nhất định tùy thuộc vào nhu cầu của người sử
dụng. Lập bản đồ xu hướng tội phạm giúp các cảnh sát biết công tác phòng, chống tội phạm
và chiến lược kiểm soát được sử dụng có đạt được hiệu quả hay không, bằng cách so sánh tình
hình trước và sau khi các chiến lược, phương pháp phòng chống tội pháp đã được áp dụng.
e. Kết hợp bản đồ điểm tội phạm (hotspots) và loại tội phạm (type of crime)
Hệ thống cho phép chúng ta kết hợp dữ liệu Hotspots va loại tội phạm giúp cảnh sát xác
định những điểm nóng tội phạm đa số là loại tội phạm nào, để có chiến lược kiểm soát tốt hơn

Hình 5: Kết hợp các điểm hotspots và loại tội phạm


III. Kết luận
GIS là một công cụ quan trọng trong phân tích tội phạm, bởi vì nó giúp kết hợp dữ liệu phi
không gian và không gian trong phân tích tội phạm. Từ các kết quả trên, chúng ta thấy rằng tội
phạm xảy ra tại một số địa điểm và thời gian nhất định, đây là một vấn đề phải được quản lý.
Các phân tích không gian để xác định các mô hình tội phạm và các khu vực mất an ninh. Đây
là hướng nghiên cứu tạo điều kiện để đưa ra quyết định chiến lược để chống lại các tội phạm
hình sự. Hướng phát triển cho đề tài này là “Dựa trên hệ thống GIS chúng ta có thể nghiên
cứu các mô hình dự báo tình hình tội phạm”, đưa ra dự đoán những nơi có nguy cơ xảy ra tội
phạm, thời gian thường xảy ra tội phạm, để giúp công tác phòng chống tội phạm tốt hơn.
Trang 4


GVHD: PGS TS. Trần Vĩnh Phước

Họ tên: Nguyễn Khánh Ngọc
MSHV: CH1001117

Tài liệu tham khảo
Slide Bài giảng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý – TS. Trần Vĩnh Phước
Ferreira, J, João, P and Martins, J. “GIS for Crime Analysis - Geography for Predictive
Models”
GIS and Crime Mapping - Spencer Chainey
Introductory Guide to Crime Analysis and Mapping - Rachel Boba, Ph.D
Practical GIS Analysis - David L. Verbyla
Mapping Crime: Principle and Practice - National Institute of Justice
Spatial analysis and GIS - Stewart Fotheringham and Peter Rogerson

Trang 5




×