Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin Hệ thông quản lý học phí sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.87 KB, 18 trang )

Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên

MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu
1.1. Các khái niệm cơ bản của phương pháp hướng đối tượng……………………2
1.1.1. Đối tượng (object) …………………………………………………………2
1.1.2. Lớp (class) ………………………………………………………………….2
1.1.3. Thành phần (component) ……………………………………..…………..2
1.1.4. Gói (package)……………………………………………………………….2
1.1.5.
thừa……………………………………………………………………….2

Kế

1.1.6. Phân tích hướng đối tượng………………………………………………..2
1.1.7. Thiết kế hướng đối tượng………………………………………………….3
1.1.8.
Lập
trình
hợp……………………………………………………….3



tích

1.2. UML và công cụ phát triển hệ thống……………………………….…………3
1.2.1. UML-Ngôn ngữ mô hình hóa hướng đối tượng…………….
…………..3
1.2.2.



Giới thiệu công cụ Rational Rose…………………………….

…………..4

Phần 2: Giới thiệu hệ thống
2.1. Hoạt động nghiệp vụ thu học phí :……………………………………………5
2.2. Yêu cầu chức năng của hệ thống :…………………………………………….6
2.3. Ưu điểm của hệ thống :………………………………………………………..6

Phần 3: Phân tích hệ thống :
3.1. Biểu đồ Use case………………………………………………………………7
3.2. Kịch bản chức năng Thu học phí :…………………………………………….8
3.3. Biểu đồ lớp chức năng Thu học phí.( Pha phân tích):……………….………..9
3.4. Biểu đồ tuần tự chức năng Thu học phí (Pha phân tích):……………………10
3.5. Biểu đồ tuần tự chức năng Ngoại lệ (Pha phân tích):………………….…….12
3.6. Biểu đồ trạng thái chức năng thu học phí :………………………….……….13

Phần 4: Thiết kế hệ thống, chức năng thu học phí :
1


Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên

4.1. Biểu đồ lớp thiết kế…………………………………………………………..14
4.2. Biểu đồ tuần tự chức năng thu học phí( pha thiết kế):……………………….15

Phần 5: Thiết kế giao diện cho hệ thống……….…………………………...…………..16


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Các khái niệm cơ bản của phương pháp hướng đối tượng
1.1.1. Đối tượng (object)
Một đối tượng biểu diễn một thực thể vật lý, một thực thể khái niệm hoặc một
thực thể phần mềm . Có thể định nghĩa một đối tượng là một khái niệm, sự trừu tượng
hoặc một vật với giới hạn rõ ràng và có ý nghĩa với một ứng dụng cụ thể.
1.1.2. Lớp (class)
Lớp là mô tả của một nhóm đối tượng có chung các thuộc tính, hành vi và các
mối quan hệ. Như vậy, một đối tượng là thể hiện của một lớp và một lớp là một định
nghĩa trừu tượng của đối tượng.
1.1.3. Thành phần (component)
Là một phần của hệ thống, hoạt động độc lập và giữ một chức năng nhất định
trong hệ thống.
1.1.4. Gói (package)
Là một cách tổ chức các thành phần, phần tử trong hệ thống thành các
nhóm.Nhiều gói có thể kết hợp với nhau thành một hệ thống con.
1.1.5. Kế thừa
Trong phương pháp hướng đối tượng , một lớp có thể sử dụng lại các thuộc tính và
phương thức của một hoặc nhiều lớp khác. Kiểu quan hệ này gọi là quan hệ kế thừa,
được xây dựng dựa trên mối quan hệ kế thừa trong bài toán thực tế. Ví dụ, giả sử t có lớp
Người gồm các thuộc tính: tên, ngày sinh, quê quán, giới tính. Lớp Nhân viên có quan hệ
kế thừa từ lớp Người sẽ có tất cả các thuộc tính trên và bổ sung thêm các thuộc tính mới
gồm: chức vụ, lương.
Vòng đời phát triển phần mềm hướng đối tượng cũng có các pha tương tự như các
vòng đời phát triển phần mềm nói chung. Các pha cơ bản đặc trưng trong phát triển phần
mềm hướng đối tượng bao gồm:
2



Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên

1.1.6. Phân tích hướng đối tượng
Xây dựng một mô hình chính xác để mô tả hệ thống cần xây dựng là gì. Thành
phần của mô hình này là các đối tượng gắn với hệ thống thực.
1.1.7. Thiết kế hướng đối tượng
Là giai đoạn tổ chức chương trình thành các tập hợp đối tượng cộng tác, mỗi đối
tượng trong đó là một thực thể của một lớp. Kết quả của pha thiết kế cho biết hệ thống sẽ
được xây dựng như thế nào qua các bản thiết kế kiến trúc và thiết kế chi tiết.
1.1.8. Lập trình và tích hợp
Thực hiện bản thiết kế hướng đối tượng bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình
hướng đối tượng(C++, Java…..)

1.2. UML và công cụ phát triển hệ thống
1.2.1. UML-Ngôn ngữ mô hình hóa hướng đối tượng
UML (Unified Modelling Language) là ngôn ngữ mô hình hóa tổng quát được
xây dựng để đặc tả, phát triển và viết tài liệu cho các khía cạnh cho việc phát triển phần
mềm hướng đối tượng. UML giúp người phát triển hiểu rõ và ra quyết định liên quan đến
phần mềm cần xây dựng. UML bao gồm một tập các khái niệm, các kí hiệu, biểu đồ và
hướng dẫn.
UML hỗ trợ xây dựng hệ thống hướng đối tượng dựa trên việc nắm bắt khía cạnh
cấu trúc tĩnh và các hành vi động của hệ thống.
-

Cấu trúc tĩnh định nghĩa các kiểu đối tượng quan trọng của hệ thống nhằm cài đặt và chỉ
ra các mối quan hệ giữa các đối tượng đó.
Các hành vi động định nghĩa các hoạt động của các đối tượng theo thời gian và tương tác
giữa các đối tượng hướng tới đích.

Các mục đích của ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất UML
Mô hình hóa các hệ thống sử dụng các khái niệm hướng đối tượng.
Thiết lập sự liên hệ từ nhận thức của con người đến các sự kiện cần mô hình hóa.
Giải quyết vấn đề về mức độ thừa kế trong các hệ thống phức tạp với nhiều ràng buộc
khác nhau.
-

-

3


Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

-

Hệ thông quản lý học phí sinh viên

Tạo một ngôn ngữ mô hình hóa có thể sử dụng được bởi người và máy.

UML qui định một loạt các kí hiệu và qui tắc để mô hình hóa các pha trong quá
trình phát triển phần mềm hướng đối tượng dưới dạng các biểu đồ.
1.2.2. Giới thiệu công cụ Rational Rose
Rational Rose là một bộ công cụ được sử dụng cho phát triển phần mềm hướng
đối tượng theo ngôn ngữ mô hình hóa UML. Với chức năng của một bộ công cụ trực
quan, Rational Rose cho phép chúng ta tạo, quan sát, sửa đổi và quản lý các biểu đồ. Tập
kí hiệu mà Rational Rose cung cấp thống nhất với các kí hiệu trong UML. Ngoài ra,
Rational Rose còn cung cấp chức năng hỗ trợ quản lý dự án phát triển phần mềm, cung
cấp các thư viện để hỗ trợ sinh khung mã cho hệ thống theo một ngôn ngữ lập trình nào
đó.

Giao diện chính của Rational Rose trong các biểu đồ đều được chia thành các phần
sau đây:
- MenuBar và ToolBar chứa các menu và công cụ tương tự như các ứng dụng
Windows khác.
- Phần Browser Window cho phép người sử dụng chuyển tiếp nhanh giữa các biểu
đồ trong các View.
- Phần Doccumentation Window dung để viết các thông tin liên quan đến các phần
tử mô hình tương ứng trong biểu đồ. Các thông tin này có thể là các ràng buộc, mục đích,
các từ khóa…liên quan đến phần tử mô hình đó.
- Phần Toolbox chứa các công cụ dùng để vẽ biểu đồ. Ứng dụng với mỗi loại biểu đồ
sẽ có một toolbox tương ứng.
- Phần Diagram Window là không gian để vẽ và hiệu chỉnh các biểu đồ trong mô
hình tương ứng.
- Cửa sổ Specification Window là đặc tả cho tiết của mỗi phần tử mô hình theo các
trường thông tin tương ứng với dạng biểu đồ đó.

4


Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên

PHẦN 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG
2.1. Hoạt động nghiệp vụ thu học phí :
Theo nghiệp vụ quản lý thu học phí thong thường, hoạt động thu học phí của một
trường Cao Đẳng hoặc Đại Học có thể tóm tắt như sau :
-Phòng thủ quỹ làm các danh sách chứa các thông tin liên quan tới việc thu học
phí bao gồm các thông tin sau : Khoa, Tên Lớp, Tên SV, Địa chỉ, Quê quán, Số tài khoản
(nếu có), Hình thức thanh toán,. ..

- Mỗi sinh viên khi nhập học đều được cấp một thẻ sinh viên bao gồm các thông
tin: Mã SV, Họ tên, Ngàu sinh, Hộ khẩu, Lớp, Ngành, Hệ, Khóa…
- Sau khi kiểm tra đầy đủ thông tin trên phiếu thu tiền, thủ quỹ kiểm tra điều kiện
của sinh viên và xác nhận thu tiền sau khi sinh viên đóng tiền xong. Một số thông tin
trong phiếu thu được lưu lại để quản lý.
- Mẫu biên lai thu học phí :

5


Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên

- Sinh viên nộp chậm sau thời hạn quy định sẽ bị cấm thi.
2.2. Yêu cầu chức năng của hệ thống :
- Thực hiện việc kiểm tra thông tin học phí sinh viên, cho phép nhân viên thủ quỹ
có thể quản lý được đầy đủ thông tin của sinh viên và tình trạng học phí của sinh viên đó.
- Thực hiện việc thu học phí cho sinh viên khi sinh viên có nhu cầu nộp học phí.
- Thực hiện việc in hóa đơn cho sinh viên sau khi sinh viên nộp học phí.
2.3. Ưu điểm của hệ thống :
- Giúp cho việc quản lý thông tin của sinh viên và tình trạng học phí sinh viên dễ
dàng và thuận tiện.
- Có thể tra cứu nhanh chóng thông tin về học phí khi có nhu cầu.
- Thông tin về học phí được lưu lại thông qua hóa đơn và máy tính nên có thể lật
lại hồ sơ học phí khi cần thiết.

6



Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên

PHẦN 3. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
3.1. Biểu đồ Use case
Một biểu đồ Use Case thể hiện:
-

Hệ thống.
Tác nhân.
Use case.

Trong đó:
-

Hệ thống được thể hiện qua hình chữ nhật với tên hệ thống bên trên.
Tác nhân được thể hiện qua kí hiệu hình nhân.
Use case được thể hiện qua hình ellipse.

*. Chọn biểu đồ chính (main) trong Use case view.
*. Tạo Actor và Use case:
-

Chọn các Actor trong browser và kéo Actor vào lược đồ.

-

Chọn các Use case trong danh mục và kéo vào lược đồ.


*. Tạo đường kết nối
7


Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên

-

Chọn biểu tượng Association hoặc Undirectional Association từ thanh công cụ.

-

Nhấn vào Actor khởi tạo và kéo đường kết nối vào Use case mong muốn.

*. Tạo quan hệ Extend
-

Chọn biểu tượng Undirectional Association từ thanh công cụ.

- Chọn Use case chứa chức năng được mở rộng và kéo mũi tên Undirectional
Association vào Use case cơ sở.
-

Nhấn kép vào mũi tên liên kết để kích hoạt Specification.

-

Nhấn vào mũi tên trong trường Stereotype để kích hoạt menu và chọn extend.


-

Chọn OK để đóng Specification.

3.2. Kịch bản chức năng Thu học phí :
*. Tên Use case: Thu học phí
*. Tác nhân chính: Thủ quỹ
*. Tiền điều kiện:
-

Sinh viên đến nộp học phí.

-

Thủ quỹ đăng nhập thành công tài khoản.

*. Chuỗi sự kiện chính:
- Sinh viên đề nghị được nộp học phí.
-

Thủ quỹ yêu cầu sinh viên xuất trình thẻ sinh viên.

-

Sinh viên xuất trình thẻ và yêu cầu nộp học phí kì cần nộp.

- Hệ thống hiển thị Form thu học phí và yêu cầu thủ quỹ đưa thong tin sinh viên nộp
học phí.
-


Thủ quỹ nhập mã SV và chọn kì mà sinh viên muốn nộp.

8


Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên

- Hệ thống kiểm tra tình trạng học phí của sinh viên, đồng thời đưa ra thông báo tình
trạng của sinh viên như: Họ tên, ngày sinh, lớp, khoa, chuyên ngành, kỳ, tình trạng học
phí, số tiền phải nộp.
-

Thủ quỹ thông báo cho sinh viên số tiền cần nộp.

-

Sinh viên nộp tiền cho thủ quỹ.

-

Thủ quỹ nhận tiền và xác nhận sinh viên đã nộp.

-

Hệ thống thực hiện lưu trữ thông tin và thông báo đã nộp học phí thành công.

- Hệ thống in biên lai với các nội dung : Số hóa đơn, Họ tên, lớp, khoa, chuyên

ngành, khóa, số tiền nộp,.
-

Thủ quỹ thoát khỏi chức năng của hệ thống.

*. Ngoại lệ:
- Thủ quỹ nhập thông tin sinh viên, hệ thống kiểm tra và báo “Đã nộp”, thủ quỹ
thoát khỏi hệ thống.
- Hệ thống thông báo thông tin sinh viên không hợp lệ ( do sai mã sinh viên ), thủ
quỹ thoát khỏi hệ thống.
*. Hậu điều kiện:
tính.

Thủ quỹ lưu lại thông tin về sinh viên đã nộp học phí trên hóa đơn và trên máy

3.3. Biểu đồ lớp chức năng Thu học phí.( Pha phân tích):
Biểu đồ lớp biểu diễn các khái niệm lớp và mối quan hệ giữa chúng với nhau.
*. Chọn Logical view, New, Class diagram và vào tên biểu đồ.
*. Tạo các lớp bằng cách chọn biểu tượng class trên thanh công cụ.
*. Tạo các quan hệ sử dụng bằng cách chọn biểu tượng Association trên thanh công cụ.
*. Tạo các quan hệ kế thừa bằng cách chọn biểu tượng Generalization trên thanh công
cụ.

9


Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên


*. Tạo các quan hệ thành phần bằng cách chọn biểu tượng Aggregation trên thanh công
cụ

3.4. Biểu đồ tuần tự chức năng Thu học phí (Pha phân tích):

*. Chọn Logical view, New, Sequence Diagram và vào tên biểu đồ
*. Tạo các Actor bằng cách chọn tên Actor từ Use case view
10


Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên

*. Tạo các đối tượng bằng cách chọn biểu tượng Object trên thanh công cụ. Sau đó đặt
tên cho đối tượng
*. Tạo các thông điệp bằng cách chọn biểu tượng Object message trên thanh công cụ.
*. Tạo các thông điệp trả lời bằng cách chọn biểu tượng Return message trên thanh công
cụ.
*. Tạo các thông điệp gọi tới chính đối tượng đó bằng cách chọn biểu tượng Message to
self trên thanh công cụ.
*. Biểu đồ cộng tác chức năng thu học phí :

11


Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên


3.5. Biểu đồ tuần tự chức năng Ngoại lệ (Pha phân tích):

*. Biểu đồ cộng tác cho trường hợp ngoại lệ :

12


Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên

3.6. Biểu đồ trạng thái chức năng thu học phí :
Biểu đồ trạng thái mô tả các trạng thái của một đối tượng và sự biến đổi từ trạng thái
này sang trạng thái khác của một đối tượng
Tạo biểu đồ trạng thái.
1. Chọn Logical view, New, Statechart Diagram và vào tên biểu đồ
2. Tạo các trạng thái của đối tượng bằng cách chọn biểu tượng State trên thanh công
cụ. Sau đó đặt tên cho trạng thái
3. Tạo các đường chuyển trạng thái bằng cách chọn biểu tượng State transition trên
thanh công cụ, sau đó đặt tên cho nó.
4. Tạo các đường không làm chuyển trạng thái bằng cách chọn biểu tượng Transition
to self trên thanh công cụ, sau đó đặt tên cho nó.
5. Tạo các trạng thái bắt đầu và kết thúc bằng cách chọn biểu tượng Start state và End
state trên thanh công cụ.

13


Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin


Hệ thông quản lý học phí sinh viên

PHẦN 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC
PHÍ _CHỨC NĂNG THU HỌC PHÍ
4.1. Biểu đồ lớp thiết kế
*. Chọn Logical view, New, Class diagram và vào tên biểu đồ
*. Tạo các lớp bằng cách chọn biểu tượng class trên thanh công cụ
*. Tạo các quan hệ sử dụng bằng cách chọn biểu tượng Association trên thanh công cụ.
*. Tạo các quan hệ kế thừa bằng cách chọn biểu tượng Generalization trên thanh công
cụ.
*. Tạo các quan hệ thành phần bằng cách chọn biểu tượng Aggregation trên thanh công
cụ.

14


Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên

4.2. Biểu đồ tuần tự chức năng thu học phí( pha thiết kế):

*. Biểu đồ cộng tác chức năng thu học phí ( pha thiết kế ):

15


Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên


PHẦN 5: THIẾT KẾ GIAO DIỆN HỆ THỐNG
(CHO CHỨC NĂNG THU HỌC PHÍ)
*. Giao diện chính chức năng thu học phí :

16


Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên

KẾT LUẬN
Một thực tế rất nan giải trong các trường trung cấp - dạy nghề, cao đẳng - đại học
hiện nay là việc thu học phí và đảm bảo quyền lợi cho mỗi sinh viên. Rất nhiều trường đã
phải tìm mọi phương án để có thể thực hiện vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng,
chính xác nhất.
Có thể nói, phần mềm Quản lý học phí trên đây đơn giản, dễ dùng, tiện lợi và tiết
kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho những người quản lý học phí. Phần mềm này có
đầy đủ các chức năng tiện ích để có thể giúp công tác thu học phí của các trường học
được nhanh chóng và chính xác một cách tuyệt đối.
Với phần phân tích thiết kế này, chúng tôi hi vọng sẽ xây dựng được một phần
mềm Quản lý học phí chuyên nghiệp, thân thiện, dễ sử dụng, mà vẫn đảm bảo được tính
chính xác cao. Nhằm đem lại lợi ích cho sinh viên và sự nhanh chóng, thuận tiện tối đa
cho người sử dụng.
Trong quá trình làm bài, tôi xin cảm ơn thầy Nguyễn Đình Hiến đã giúp đỡ chúng
tôi hoàn thành bài phân tích này. Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, nên phần
phân tích không thể tránh khỏi những thiếu xót, mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để
giúp chúng tôi hoàn thiện hơn bài viết này.
Nhóm sinh viên thực hiện.


17


Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

Hệ thông quản lý học phí sinh viên

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

18



×