Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Phong cách lãnh đạo của một số nhà lãnh đạo – những nhân vật điển hình của thế giới từ trước đến nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.06 KB, 39 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những yếu tố cần được quan tâm hàng đầu của một doanh nghiệp
đó là yếu tố con người. Đây là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của
doanh nghiệp, và quan trọng hơn cả đó chính là nhà lãnh đạo. Người lãnh đạo là
người quyết định đường đi phương hướng của doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm
về hoạt động của công ty. Khi không thuận lợi thì họ là người phải chịu trách
nhiệm đầu tiên. Thật không dễ để có thể trở thành một nhà lãnh đạo theo đúng
nghĩa của nó. Một nhà lãnh đạo theo đúng nghĩa của nó. Đúng vậy, đó là một
người có khả năng nhìn xa trông rộng, một người biết sử dụng người đúng lúc
đúng chỗ, một người biết dẫn dắt các thành viên còn lại đi đến thành công, họ biết
nhìn... và hơn cả đó là họ xây dựng được một phong cách lãnh đạo riêng của mình.
Một phong cách lãnh đạo riêng mang hơi hướng cá nhân của chính họ khi đã dựa
trên những nền tảng những cái có sẵn của tinh hoa văn hóa nước nhà. Đó là việc họ
xây dựng cho mình một hình ảnh riêng, một thương hiệu riêng và hình ảnh của họ
là đại diện cho cả một doanh nghiệp hay một nhãn hàng nổi tiếng nào đó. Mỗi nhà
lãnh đạo phải xây dựng một phong cách lãnh đạo riêng của mình. Xây dựng phong
cách lãnh đạo để làm gì? Nó có tác dụng như thế nào đối với nhà lãnh đạo cũng
như doanh nghiệp? Đây là một câu hỏi lớn cần được chúng ta nghiên cứu và giải
đáp. Đó cũng là lý do lớn mà nhóm 3 quan tâm và đã đi tìm hiểu sâu và kĩ hơn về
phong cách lãnh đạo của một số nhà lãnh đạo – những nhân vật điển hình của thế
giới từ trước đến nay.

CHƯƠNG I: STEVEN JOBS
I.

Sơ lược tiểu sử của Steven Jobs


Steven Paul Jobs (24/2/1955 - 5/10/2011) là một nhà quản trị và doanh nhân nổi
tiếng người Mỹ. Ông là một trong những người sáng lập của hãng Apple và là một
trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính. Trước đây


ông từng là tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar; sau đó trở
thành thành viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney năm 2006, sau khi
Disney mua lại Pixar.
Cuối những năm 1970, Steve Jobs cùng nhà đồng sáng lập Apple Steve
Wozniak, Mike Markkula và một số người khác, thiết kế, phát triển và đưa ra thị
trường một trong những dòng máy tính cá nhân thành công thương mại đầu tiên,
dòng Apple II. Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn
thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách
sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh.
Năm 1984, Jobs rút khỏi Apple và sáng lập NeXT, một công ty phát triển nền
tảng máy tính chuyên về giáo dục và kinh doanh cao hơn
Năm 1986, ông mua lại bộ phận đồ họa vi tính của công ty Lucasfilm, sau đó
tách ra thành hãng phim hoạt hình Pixar.
Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Steve Jobs tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều
hành của Apple.
Ngày 5 tháng 10, 2011, Apple chịu mất đi một nhà lãnh đạo tài ba Steve
Jobs đã qua đời ở tuổi 56.
II.
1.

Môi trường văn hóa quốc gia
Văn hóa quốc gia
Những khía cạnh văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến quan điểm kinh doanh

của ông có thể nói là rất nhiều, trong đó rõ nhất là:
(1)
(2)
a)

Là một nền văn hóa non trẻ nhưng sức sống mạnh mẽ

Là một nền văn hóa đa dạng của nhiều chủng tộc.
Kiểm sóat trực tiếp đối với môi trường: Văn hóa Mỹ mang tính năng động
cao: Họ quan niệm là con người có thể kiểm soát đối với tự nhiên, có thể làm


thay đổi số phận chứ không phụ thuộc vào số phận. Họ đánh giá thành tựu cá
nhân, những người luôn vươn lên. Họ có định hướng tương lai, nghĩ về tương
b)

lai
Quan niệm về sự thay đổi: (change): Thay đổi là tốt. Nếu không thay đổi con
người rất dễ bị trì trệ: (stagnate). Giá trị đối lập: tôn trọng truyền thống, sự ổn
định. Ông luôn thay đổi theo ý muốn của bản thân mặc cho người xung quanh
phản đối thế nào đi nữa. Ông cảm thấy thay đổi sẽ đem lại sự khác biệt cho
mình và quan điểm đấy của ông là đúng khi ông áp dụng cái đó và việc kinh

c)

doanhh của mình
Kiểm sóat đối với thời gian: (control over time): Con người bị áp lực của thời
gian, làm việc theo lịch và thời khóa biểu: giờ nào việc đó rõ ràng. Steve jobs
luôn yêu cầu cao các nhân viên trong công việc như thời gian, công việc và tỉ
mỉ trong mọi khâu của việc để đưa ra một sản phẩm mới. Ông luôn muốn mọi

d)

thứ phải hoàn hảo và vô hình dung đã tạo áp lực lên nhân viên của chính mình
Chủ nghĩa cá nhân và sự riêng tư: các nhu cầu của mỗi cá nhân và sự riêng tư
được đề cao đúng mức. Văn hóa Mỹ nhấn mạnh đến tự do cá nhân : bắt nguồn
từ lịch sử hình thành nước Mỹ: từ những di dân châu Au nghèo hoặc bị xua

đuổi họ tha hương, phiêu lưu, mạo hiểm, dũng cảm, tự tin, dám nghĩ, dám làm
mà lập nên sự nghiệp. Do đó, Steve Jobs phần nào đã bị ảnh hưởng bởi chủ
nghĩa đó, ông dám nghĩ dám làm đánh đổi tất cả để thực hiện ước mơ và hoài

e)

bão của mình. Cái gì ông thấy đúng thì ông sẽ theo đuổi cho bằng được.
Quan niệm đối với cuộc đời số phận của mình: (self-help): con người nên và cố
gắng cải thiện cuộc sống của mình để vươn lên. Giá trị đối lập: con người ta
sinh ra hoặc là giàu có hoặc nghèo đói là do số phận hay định mệnh. Định
hướng tương lai: (future orientation): người Mỹ nhìn về tương lai chứ không
phải nhìn về quá khứ. Giá trị đối lập: (past and present orientation): con người
nên sống vì hiện tại và cho tổ tiên, nên sống sao cho phù hợp với truyền thống.
Ông luôn có những định hướng rõ ràng và mục tiêu trong tương lai không vì


những thất bại trong quá khứ để chán nản mà ông luôn xem thất bại để phấn
đấu nhiều hơn nữa.
2. Văn hóa kinh doanh trong công ty Apple:
Các nhân viên làm việc ở vị trí nhạy cảm của Apple thường phải trải qua quy
trình kiểm tra gắt gao nhất trước khi vào tới phòng làm việc của mình. Họ cũng
không được tham gia blog, hoặc chia sẻ thông tin trên diễn đàn. Mọi thứ đều được
phủ một bóng đen bí mật và Apple sử dụng chính sách đó để tạo nên sự thành công
cho riêng mình.
Luật im lặng: ở Apple có một thứ luật bất thành văn, luật im lặng. Ai đó, dù vô
tình hay hữu ý, hoặc chỉ dính chút xíu sai sót, hoặc chỉ với vai trò liên quan tới cái
gọi là tiết lộ bí mật kinh doanh của Apple đều bị xa thải.
Các thông tin về sản phẩm, về người lãnh đạo Apple (ở đây là Steve Jobs) được
xem là chủ đề cấm kị, mà mỗi nhân viên Apple đều sợ hãi khi được hỏi tới. Không
những họ buộc phải tuân thủ luật của Apple, mà còn lo bị xa thải hoặc bị kiện nếu

thông tin đó lọt ra ngoài.
Không những thông tin về các sản phẩm sắp ra mắt được bảo vệ nghiêm ngặt,
mà ngay cả chủ đề có vẻ không mấy liên quan như sức khỏe của lãnh đạo cao cấp,
cũng bị kiểm soát chặt chẽ.
Ví dụ:
1)

Hồi đầu năm 2009, Jobs đã phải đi chữa bệnh chừng 6 tháng, và kể từ đó cho
tới khi vị CEO này quay trở lại làm việc, không ai trong Apple hay bên ngoài
biết về tình trạng sức khỏe thực sự của ông. Đại diện Apple luôn nói rằng, Jobs
vẫn khỏe, trong khi báo chí thì nói rằng ông phải phẫu thuật và có nhiều vấn đề
về sức khỏe. Còn nhân viên của Apple luôn tái mặt mỗi khi được hỏi về chủ đề

2)

này, bởi đơn giản đó là vấn đề quá nhạy cảm đối với họ.
Eigerman, một kỹ sư hệ thống đã từng có 4 năm làm việc cho Apple, đã bị sa thải
hồi năm 2005 bởi đồng nghiệp của anh dính vào một vụ tiết lộ bản thảo phần mềm


mới dành cho khách hàng. Điều đáng nói là Edward Eigerman không hề liên quan
tới vụ việc này, nhưng anh vẫn bị đuổi việc bởi đơn giản anh là bạn của thủ phạm.
3) Nỗi lo sợ còn lan tỏa trong những người có cơ hội kiểm thử sản phẩm của
Apple. Hồi tháng 7/2009, một công nhân người Trung Quốc đã nhảy lầu tự tử vì
đánh mất chiếc iPhone 4G.
a. Bí mật thái quá
- Có lẽ quy trình được bảo vệ nghiêm ngặt nhất tại Apple chính là kiểm thử sản
phẩm mới. Mọi thứ đều được bảo vệ ở mức tuyệt đối, thậm chí về mức độ an
-


toàn còn hơn cả các cơ quan tình báo.
Các nhân viên tham gia kiểm thử phải trải qua nhiều cửa an ninh, bị khám
người, và làm việc dưới camera giám sát trong căn phòng của mình. Họ chỉ
được kiểm thử một phần chi tiết của sản phẩm, chứ không phải tất cả, để đảm

-

bảo rằng không ai biết “mặt mũi” sản phẩm sắp ra mắt.
Tất cả những chi tiết thiết bị đều được đặt trong túi đen không thể nhìn thấy,
còn khi bắt buộc phải đưa ra ngoài túi để kiểm tra, nhân viên kiểm thử sẽ nhấn

-

một chiếc nút báo động, cảnh báo không ai được phép nhìn vào chi tiết đó.
Đó cũng là lý do tại sao hầu hết những nhân viên của Apple đều rất háo hức mỗi
khi hãng giới thiệu sản phẩm mới ra công chúng, bởi đơn thuần họ cũng như các
khách hàng bên ngoài, chưa hề nhìn thấy mặt mũi sản phẩm đó ra sao cho dù được

-

tiếp xúc trước đó.
b. Đưa thông tin giả
Ở Apple còn một thứ văn hóa doanh nghiệp mà ít ai có thể nghĩ tới, đó là cung cấp
thông tin giả cho nhân viên nhằm tạo ra sự hoang tưởng đối với những sản phẩm
sắp ra mắt của hãng. Công việc này thường do một vị phó chủ tịch phụ trách kinh

-

doanh đảm nhận.
Theo định kỳ hàng tháng, Apple sẽ tổ chức các cuộc họp bí mật trong đó công bố

thông tin về các sản phẩm sắp ra mắt. Hầu như tất cả những thông tin này đều là
giả. Apple sẽ theo dõi những thông tin đó có được tiết lộ ra ngoài hay không, và
chúng được dư luận đón nhận thế nào.


Chính vì thứ văn hóa kỳ quặc này mà không ít lần người ngoài phải khổ sở với

-

Apple. Còn nhớ năm 2004, Apple đã khởi kiện một loạt blog với cáo buộc rằng họ
đã vi phạm bí mật thương mại tiết lộ các sản phẩm mới của hãng.
Tuy nhiên, sau đó Tòa án bang California đã tuyên cho các blog kia thắng kiện và

-

buộc Apple phải trả tới 700.000 USD tiền án phí. Ngoài ra, Apple cũng nhiều lần
khởi kiện blogger Think Secret – chuyên đăng tin về các sản phẩm mới của Apple.


Nhiều người cho rằng chính những yếu tố bí mật trên đã làm nên sự hấp dẫn của
các sản phẩm Apple. Giới phê bình lại gọi đó là sự thiếu minh bạch, và cho rằng
nó có thể ảnh hưởng xấu tới tên tuổi của hãng này, nhất là trong thời buổi làm ăn
hiện nay khi sự minh bạch ngày càng trở nên quan trọng.
Phong cách lãnh đạo

III.

Steve Jobs được cả thế giới biết đến nhờ vào tài năng cũng như hững thành
công mang lại cho Apple. Và phong cách làm việc mà ông chọn đó chính là độc
đoán



Ông luôn yêu cầu nhân viên tỉ mỉ và không được có bất kì một sai xót nào, sự khao
khát hoàn hảo và yêu thích sáng tạo thể hiện ngay những đoạn quảng cáo và sự
quyến rũ của những thiết kể sản phẩm đem đến những thành công của Apple do
vậy ông thường hay dồn ép và yêu cầu làm lại hầu như tất cả đối với những thiết



kế, sản phẩm không hoàn hảo theo cách nhìn của ông.
Các sản phẩm của Apple theo ý của Jobs phải quan tâm tới những chi tiết nhỏ nhất,
kể cả những chiếc ốc vít ở mặt sau của sản phẩm. Thậm chí có người phải thốt lên



rằng “ Jobs muốn kiểm soát đến cả đến hạt cát trong vi mạch
Jobs vô cùng quyết đoán và mạnh mẽ với các quyết định của mình. Khi ông thấy gì
đúng, ông sẽ bỏ mặc tất cả sự phản đối hay những chê trách của người ngoài để dự
tình của mình. Khi Jobs vừa trở lại Apple trong thời kì đen tối nhất của Apple - giá
cổ phiếu trượt giá liên tiếp và không phanh, quyết định đầu tiên của ông là phải hạ


giá cổ phiếu ưu đãi, tất cả các bộ phận tài chính đều phản đối ông, họ nói cần 2
tháng để họ nghiên cứu vấn đề này nhưng ông nhất quyết làm và” Phải làm ngay”
và ông đã thành công khi giá cô phiếu từ 13 đôla tăng lên 20 đôla chỉ trong cùng


một tháng.
Quyết định chỉ tập trung sản xuất hai dòng sản phẩm máy để bàn, xách tay theo hai
dòng là phổ thông và cao cấp, mặc dù các kỹ sư của ông khá giận dữ nhưng đa

phần họ đã bị Jobs thuyết phục.Kết quả là các kỹ sư và quản lý ở Apple lập tức chỉ
tập trung cao độ vào bốn lĩnh vực. Với mảng máy để bàn cao cấp, họ phát triển
Power Macintosh G3. Với mảng máy xách tay cao cấp họ phát triển PowerBook
G3. Với máy để bàn phổ thông, họ bắt đầu với thứ sau này trở thành iMac. Và cuối
cùng với máy xách tay phổ thông, họ tập trung vào thứ sẽ trở thành iBook. Chữ
“i”, Jobs giải thích, là để nhấn mạnh các thiết bị này sẽ được tích hợp chặt chẽ với
Internet. Sau 2 năm gây sửng sốt với việc thua lỗ, Apple lại có thể vui vẻ với một
quý lợi nhuận, kiếm được 45 triệu đô la. Trong cả năm tài chính 1998, nó trở thành
309 triệu đô la lợi nhuận. Jobs đã quay trở lại, và Apple cũng thế. Đó là minh

-

chứng cho sự quyết đoán của ông.
Ông thường không mảy may quan tâm tới người khác nghĩ gì về mình; ông có thể

-

đoạn tuyệt với người khác và không bao giờ nhìn tới họ lần nữa.
Cách đối xử với mọi người rất nỏng nảy, cũng xuất phát từ sự yêu thích hoàn hảo,
đơn giản, tính thế theo cách của Jobs. Ông không chấp nhận bất cứ sự không hoàn

-

thiện nào ở các sản phẩm và trong các công việc khác
IV.
Tác động đến doanh nghiệp
1. Tích cực
Phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs rất thích hợp ở công ty Apple, nơi
mà tập trung khá nhiều nhân tài về mọi mặt (kinh tế, kĩ thuật, nhân sự…) với nhiều
tính cách khá lập dị và có cá tính. Sự độc đoán sẽ giúp công nhân viên công ty có


-

được sự tập trung tư tưởng làm việc một cách ổn định.
Khi công ty gặp khó khăn (giai đoạn 1996), hàng hóa ứ đọng nhiều. Tinh thần nhân
viên giảm sút vì bị ảnh hưởng bởi tình trạng xuống dốc của công ty. Không khí


làm việc căng thẳng ở cả ban quan trị lẫn đội ngũ công nhân. Để có thể giải quyết
tình hình lúc này, yêu cầu người lãnh đạo của công ty cần có quyền lực tập trung
-

để có giải quyết hết mọi vấn đề trong công ty
Phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs giúp cho công nhân viên trong công
ty có được sự áp lực cần thiết để hoàn thành công việc đúng thời hạn và đạt hiệu

-

quả cần thiết, đôi khi tạo ra những thành quả vượt ngoài mong đợi.
Phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs giúp cho công nhân viên trong công
ty có được sự áp lực cần thiết để hoàn thành công việc đúng thời hạn và đạt hiệu

-

quả cần thiết, đôi khi tạo ra những thành quả vượt ngoài mong đợi.
2) Tiêu cực
Việc đòi hỏi quá khắt khe của Jobs trong công việc sẽ tạo áp lực lớn lên nhân viên,
khiến nhân viên dễ xảy ra tình trạng bị stress, không khí làm việc lúc nào cũng đầy
căng thẳng, nhân viên đôi lúc sẽ không có được một môi trường làm việc thoải


-

mái, hiệu quả làm việc bị giảm sút.
Việc Jobs can thiệp vào tất cả mọi công việc từ việc lớn nhất đến việc nhỏ nhất
khiến nhân viên cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Hơn nữa, việc này cũng làm
cho ông không có thời gian cũng như sự tập trung cần thiết để giải quyết những
vấn đề quan trọng.
 Kết luận

Steven Jobs thực sự đã tạo nên thành công cho Apple, không ai có thể phủ
nhận tầm ảnh hưởng của Steven Jobs đối với công nghệ nói riêng và thế giới nói
chung trong thế kỷ 21 này. Những gì iPod, iPhone, iPad và MacBook đã làm được
thể hiện trực giác siêu việt và tầm nhìn xa rộng của ông.
Steve Jobs có 1 câu nói nổi tiếng: "Dân chủ không tạo nên những sản phẩm
tuyệt vời. Để làm được điều đó, anh cần một nhà độc tài thông thái". Câu nói này
đã thể hiện phong cách lãnh đạo độc đoán của ông. Steve Jobs tỏ thái độ hết sức
quyết liệt đối với ý kiến của các chuyên gia và chỉ hành động theo những nguyên


tắc của riêng mình, theo phong cách độc đoán, thậm chí đôi khi còn có thể gây hại,
khi ông kêu gọi sự kiến lập. Ông thường xuyên đẩy mạnh quyền lực độc đoán của
mình và vì thế đạt được những thành công đặc biệt. Nhưng bên cạnh đó cũng chính
vì phong cách lãnh đạo này đôi khi làm cho nhân viên cảm thấy áp lực và tạo môi
trường làm việc không thoải mái cho nhân viên của mình.

CHƯƠNG II: BILL GATES

I.

Sơ lược tiểu sử Của Bill Gates

William Henry Bill Gates (28/10/1955) là một doanh nhân người Mỹ, nhà

từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông
cùng với Paul Allen đã sáng lập ra.
Bill Gates sinh ra ở Seattle, Washington, bố là William H. Gates, Sr. và mẹ
Maxwell Gates, là những người gốc Anh, Đức và Scotland-Ailen. Ông sinh ra và
lớn lên trong gia đình khá giả; bố ông là một luật sư có tiếng, mẹ ông thuộc ban
giám đốc của công ty tài chính First Interstate BancSystem và United Way of
America, và ông ngoại ông, J. W. Maxwell là chủ tịch của một ngân hàng liên
bang.
Năm 13 tuổi, ông vào học trường Lakeside, một trường dự bị cho các học
sinh giỏi. Khi ông học lớp 8, câu lạc bộ các bà mẹ (phụ huynh-Mothers Club) ở
trường này đã dùng một khoản tiền nhờ việc bán các đồ dùng đã qua sử dụng để
mua một máy đánh chữ cơ điện Model 33 ASR và một máy tính của hãng General
Electric (GE) cho các học sinh của trường. Gates thấy thích thú khi lập trình trên
máy tính của GE bằng ngôn ngữ BASIC, và ông đã bỏ các lớp toán để theo đuổi sở
thích của mình. Ông đã viết chương trình đầu tiên trên máy tính này đó là các thao


tác của trò chơi tic-tac-toe cho phép người chơi thi đấu với máy tính. Chiếc máy đã
thu hút Gates và tự đặt câu hỏi làm sao mà chiếc máy có thể luôn luôn thực thi các
mã phần mềm một cách hoàn hảo như vậy.
Sau này ,Gates đã đến văn phòng CCC và nghiên cứu mã nguồn cho các
chương trình khác nhau chạy trên hệ thống, bao gồm cả chương trình trong
FORTRAN, LISP, và ngôn ngữ máy. Lúc 17 tuổi, Gates lập kế hoạch kinh doanh
với Allen đó là Traf-O-Data nhằm đếm lưu lượng giao thông dựa trên bộ xử
lý Intel 8008.
Gates tốt nghiệp trường Lakeside vào năm 1973. Ông đạt được 1590 trên
1600 điểm ở kỳ thi SAT và ghi danh vào Đại học Harvard trong mùa thu năm
1973.

Trong năm học thứ hai, Gates nghĩ ra thuật toán trong vấn đề sắp xếp bánh
kếp, bài toán được xếp vào một trong những vấn đề chưa giải được được nêu ra
trong lớp toán tổ hợp của giáo sư Harry Lewis, một trong những người thầy của
ông. Thuật toán của Gates đã giữ kỉ lục là thuật toán có thời gian giải nhanh nhất
trên 30 năm.
Gates không có kế hoạch học tập cụ thể ở Harvard và ông đã giành nhiều
thời gian bên cạnh các máy tính ở trường. chứng kiến sự ra đời của máy MITS
Altair 8800 trên nền vi xử lý Intel 8080, lúc này Gates và Allen nhận ra đây là cơ
hội cho họ sáng lập ra một công ty về phần mềm máy tính.
Năm 1975 ông đã nghỉ học ở trường Đai học Harvard và ông dành thời gian
cho việc thành lập Microsoft.
II. Môi trường văn hóa quốc gia
Văn hóa kinh doanh trong đàm phán.




Chủ nghĩa cá nhân.

Chủ nghĩa cá nhân là một suy nghĩ chín chắn và bình tĩnh nó thúc đẩy mỗi
thành viên của cộng đồng tự phục vụ bản thân mình và tự tách mình ra khỏi gia
đình và bạn bè của mình, để khi tạo được chút ít gì đó cho bản thân, sẽ sẵn sang rời
bỏ xã hội nói chung.
Đó là lao động dựa trên ý chí mạnh mẽ của cá nhân, trên sự quan tâm tha thiết
đến bản thân từ đó tạo ra sức kích thích mạnh mẽ. Hoạt động kinh tế sôi động nhờ
sự sẵn sàng lao vào bất cứ hoạt động gì khả dĩ mang lại lợi nhuận. Luôn tìm kiếm
cơ hội để vươn cao hơn,…


Mạo hiểm và thực dụng.


Doanh nghiệp Mỹ nhìn chung mạnh dạn và nhanh chóng đi vào lĩnh vực kinh tế
mới có khả năng mang lại lợi nhuận cao.
Cùng với nét văn hóa đề cao cá nhân ở trên, mạo hiểm và thực dụng góp phần
bành trướng quan hệ thị trường ở Mỹ.


Tính cách Mỹ.

Trong ứng xử người Mỹ thường bộc lộ tính cách thẳng thắn, chân thực, họ luôn
có ý kiến về vấn đề mà họ quan tâm: tự nhận mình là người có tham vọng, lao
động chăm chỉ, có nghị lực và tự hào về mức sống cao của mình.


Sự cạnh tranh.

Các thành ngữ bắt nguồn từ lĩnh vực thể thao, chiến tranh như: “chiến trường”
“cạnh tranh” “thắng” “thua”… được người Mỹ vận dụng triệt để trong kinh doanh,
thậm chí với cả đời sống. Đó là cuộc chạy đua mang tính quyết liệt giữa các đối
thủ để dành chiến thắng ở.
Bởi vậy yếu tố cạnh tranh được phát huy mạnh ở Mỹ và người Mỹ rất coi trọng
sự cạnh tranh vì nó là nhân tố của sự phất triển.




Tác động đến Bill Gates: giúp Bill Gates trở thành người luôn tạo ra cuộc cách
mạng và tái cấu trúc tổ chức liên tục. Họ luôn đặt sự sáng tạo, sự đổi mới lên
hàng đầu. Họ là những người có kỷ luật thép, sẵn sàng sa thải những kẻ có tư
duy lối mòn, không chịu thay đổi.


III.
 Bill

Phong cách lãnh đạo
Gates, một nhà lãnh đạo với phong cách lãnh đạo tự do.

Gates là một nhà lãnh đạo điển hình của sự pha trộn nhiều phong cách: độc
đoán, chuyên quyền, dân chủ và tự do. Trong trường hợp, từng tình huống mà Bill
Gates thể hiện các loại phong cách lãnh đạo khác nhau. Nó vừa tạo ra được sự uy
quyền quyết đoán nhất định của một nhà quản trị tài ba có nguyên tắc, vừa tham
khảo ý kiến của các thành viên khác, phát huy được khả năng và tính sáng tạo của
họ. Tuy phong cách tự do được ông thể hiện khá độc đáo điều này được thể hiện
trong cách quản lý của ông trong công ty:
1.

Ở Microsoft có quy định, các sếp không được phép viết ra các mã nguồn kém hơn

2.

nhân viên của mình.
Microsoft luôn đặt mục tiêu chiếm lĩnh toàn bộ 100% thị phần sản phẩm mà nó
đang bước vào. Tuy nhiên, đó phải là thị phần của số đông người dùng. Mục
tiêu này được thể hiện ở mọi quyết định, trong mọi cuộc họp, trong mọi khâu từ
phân tích, thiết kế đến sản xuất. Mục đích chung này đã cổ vũ mọi nhân viên
Microsoft gắn kết với nhau tạo nên một lực lượng hùng mạnh, có thể động viên
vào một cuộc chiến một mất một còn. Để thực hiện điều này, trong mọi cuộc
họp, câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất luôn là :"Chúng ta cần làm gì để tăng

3.


thị phần lên ?".
Đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường là trên hết, Microsoft đã xác định một chính
sách có thể gọi là: "sẵn sàng trả giá" gây rủi ro lợi nhuận "để làm tăng thị phần

4.

của công ty".
Những quy tắc hoạt động sau đây là thông lệ của Microsoft để hướng đến mục
tiêu cuối cùng của mình:


-

Khi một nhân viên phạm phải một sai lầm, nếu đó là một sai lầm hợp lý cho
việc theo đuổi làm tăng thị phần thì hãy ca ngợi điều đó và sử dụng chúng như
là một tấm gương cho người khác nếu bạn cũng muốn những người khác làm

-

như vậy.
Yêu cầu nhân viên hàng ngày hay hàng tuần phải báo cáo rõ điều họ đang làm

-

nhằm tăng thị phần của sản phẩm lên.
Khi một nhân viên từ chối nhận rủi ro để làm tăng thị phần thì hãy giáng cấp
nhân viên đó. Việc giáng cấp đó cũng là cách chuyển quan điểm tới tất cả các
nhân viên và con đường an toàn không còn được chấp nhận tại công ty nữa.
Bill kiểm soát công ty sát sao hơn bất cứ sự kiểm soát của một giám đốc


điều hành ở một công ty lớn nào khác. Hàng tháng, lãnh đạo của các nhóm dự
án và lãnh đạo riêng của từng dự án trao đổi e-mail để báo cáo về hiện trạng
của từng dự án và những vấn đề nổi lên của nó. Mẫu báo cáo hàng tháng có
định dạng sẵn và xoay quanh việc làm nổi lên hai vấn đề đáng quan tâm nhất:
hiện trạng của dự án và những vấn đề phát sinh.


Ở Microsoft, sáng thứ bẩy hàng tuần, Bill thường dành ít nhất một tiếng mời
các vị phó chủ tịch đến, nghe trình bày và “thọc” vào các chi tiết của từng dự
án. Bill đặc biệt rất quan tâm về các hiệu suất công việc. Bill giữ được kiểm



soát tới từng bộ phận thông qua các phó chủ tịch công ty.
Có những cuộc họp của Bill chỉ là để Bill biết thêm về một dự án hay một vấn
đề đặc biệt. Những cuộc họp này mang tính chất trực tiếp, tập trung và thẳng
thắn đôi khi có những tranh luận kịch liệt. Bill nói chuyện trực tiếp với chính
người thực hiện dự án, kể cả những chi tiếp lập trình. Đặc biệt là Bill có thể



nhớ tất cả về cuộc họp đã từng diễn ra trước đó.
Đôi khi để tiếp xúc thực tế, Bill ngẫu nhiên thăm các nhóm làm việc để nhận
thêm những hình ảnh chi tiết về một dự án và phỏng vấn tốt nhất về dự án,
tham dự vào nhận tin của từng cá nhân. Bill có thể xuất hiện, bất kỳ lúc nào là
một nhắc nhở với mỗi nhân viên Microsoft rằng Bill sẽ luôn ở bên bạn.


-


Tác động đến doanh nghiệp
1) Tích cực
Ra quyết định đơn phương hạn chế sự tham gia của cấp dưới, giảm bớt được

-

thời gian hội ý, thảo luận.
Tập trung quyền hạn tối đa trong tay người lãnh đạo. Nhằm ra quyết định một

-

cách nhanh chóng và kịp thời.
Không tham vấn nhân viên không cho phép ý kiến.
Giao nhiệm vụ bằng mệnh lệnh và chờ đợi sự phục tùng. Mọi thứ sẽ trở nên rõ

-

ràng, minh bạch hơn. Thể hiện sự phân chia đẳng cấp rõ rệt.
Giám sát chặt chẽ, sát sao quá trình thực hiện các nhiệm vụ để có những điều

-

chỉnh kịp thời.
Các nhân viên trong công ty thì sẽ luân nhận được những phần thưởng hoặc

IV.

những lời khen ngợi trước toàn thể công ty nhằm khích lệ tinh thần của họ. Đấy
là những gì các nhân viên tích cực đáng nhận được nhưng ngược lại trong một

số trường hợp cần thiết công ty sẽ áp dụng những biện pháp cụ thể nhằm gây áp
lực lên nhân viên để nhằm thúc đẩy cũng như răn đe nhân viên phải làm việc



hết mình để hoàn thành được mục tiêu đã đề ra.
2) Tiêu cực
Nhân viên chỉ thực hiện tốt khi có người lãnh đạo giám sát. Vô tình họ đã làm



giảm đi tính chuyên nghiệp trong công việc.
Các nhân viên của Bill Gates có thể không hài lòng với lãnh đạo độc đoán và
thường xuất hiện cảm giác chống đối. Điều này gây ra việc không tin tưởng



nhân viên.
Thời gian ra quyết định thuộc về người lãnh đạo đã lấy đi tính dân chủ, những ý
kiến đóng góp sáng tạo của nhân viên. Dẫn đến tài năng nhân viên chưa được



phát hiện và bị hạn chế nhiều.
Nhân viên mới đôi khi chưa được đào tạo chưa biết nhiệm vụ hay quy trình phải
làm nên đòi hổi phải có chỉ dẫn trực tiếp. Tốn thời gian làm việc hay phạm vào



thời gian làm việc của công việc của người khác.

KẾT LUẬN:


Bill Gates là một nhà lãnh đạo điển hình của việc pha trộn nhiều phong cách:
độc đoán, dân chủ, tự do. Ở đây, phong cách độc đoán của ông được thể hiện nhiều
hơn cả. Nó đem lại nhiều thành công cho Microsoft, góp phần đưa Microsoft trở
thành công ty phần mềm hàng đàu thế giới, với lợi nhuận hàng năm thu được cao
thứ 3 tại Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Microsoft cũng đã gặp phải không ít rủi ro
và thất bại, điều đó một phần là do sự lãnh đạo độc đoán của Bill Gates.

CHƯƠNG III: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
I. Giới thiệu về tiểu sử của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) tên thật là Nguyễn Sinh Cung. Người
sinh ra trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã
Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong
những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn
vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sỹ cộng sản quốc tế.
- Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt
đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy
giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước:
+ Tháng 6/1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.
+ Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ
Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin.
+ Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào
công nhân Pháp.


+ Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ
phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản

Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của
Người, bước ngoặt chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.
+ Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
+ Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí
Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn
luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
+ Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương
Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt
Nam.
+ Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa,
Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử
Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
+ Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước
và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước
Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
+ Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân
Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu
xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân
ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn
phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.
+ Tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và
cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn
diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).


+ Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Người cùng với Trung ương
Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược:
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam.

+ Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về
hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp
hành Trung ương Đảng.
+Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
- Hồ Chí Minh đã được tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh
hưởng nhất của thế kỷ.
=> Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của
một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi
lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân,
vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và
công lý trên thế giới.
II. Môi trường văn hóa quốc gia
Vào thời kỳ Hồ Chí Minh mới từ nước ngoài trở về lãnh đạo phong trào cách
mạng Việt Nam thì lúc đó nước ta đang rơi vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Nước
ta ba miền bắc, trung nam với ba chế độ hoàn toàn khác nhau. Bắc kỳ là chế độ
thuocj địa nữa phong kiến, trung kỳ là chế độ phong kiến, nam kỳ là chế độ thuộc
địa. Nhân dân ta phải sống trọng cảnh lầm than khốn khổ vô cùng.
Trước tình hình đó thì nhiệm vụ đặt ra là cần phải đánh đuổi thực dân Pháp , lật
đổ chế độ phong kiến thối nát và giành lại độc lập cho dân tộc cho đất nước.
Bác là người đã đi nhiều nơi và học hỏi được nhiều điều Bác tiếp thu chọn lọc
những tinh hoa văn hóa của các quốc gia Bác đã từng tới. Và hn cả đó làVăn
hóacủa Pháp.


Việt Nam lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp. Bác đã bôn ba nhiều nơi. song Bác
tìm hiểu rất kĩ về Pháp về kẻ thù của nước ta lúc bấy giờ để tìm đướng cứu nước và
ở đây Người đã tìm thấy con đường cứu nước. Người được tiếp xúc và học hỏi
được chủ nghĩ Mac-lê nin. đồng thời cuộc Cách Mạng tháng 10 Nga thành công
cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến Người lúc bấy giờ. Bác đã nhận ra một điều rằng
muốn các mạng Việt Nam thành công chỉ có con đường duy nhất đó là giải phóng

dân tộc, giành độc lập cho dân tộ, tự do dân chủ cho nhân dân.
Với quan điểm này Người đã tự xây dựng cho mình một phong cách lãnh đạo
dân chủ.
III.

Phong cách lãnh đạo
Là người đứng đầu Đảng cầm quyền, đứng đầu Nhà nước dân chủ, ở đỉnh cao

của quyền lực, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên có phong cách làm việc
tập thể và dân chủ. Gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh của
tập thể là phương châm chỉ đạo suy nghĩ và hành động của Người.
Trong hàng trăm, hàng nghìn câu nói của Người về dân chủ đều luôn luôn nổi
bật vai trò chủ động, tích cực của dân, đều luôn luôn nhất quán với tinh thần trọng
dân gắn liền với trọng pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh rành mạch và tường minh trong
những khẳng định sau đây:
- Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trên thế giới không có sức mạnh
nào mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân.
- Dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ. Dân chủ là của quý báu nhất trên
đời của dân.
- Thực hành dân chủ rộng rãi sẽ là chiếc chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi
khó khăn.
- Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi
mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công
việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương là do dân cử ra. Đoàn


thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực
lượng, đều ở nơi dân...
Tính dân chủ được thể hiện trong công việc:
-


Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trong một nước dân chủ thì nhân dân là chủ. Cán bộ,
đảng viên cũng như nhiệm vụ của chính quyền ta và đoàn thể ta là phụng sự nhân
dân. Nghĩa là làm đầy tớ cho dân. Dân đã có quyền làm chủ thì cũng phải thi hành
nghĩa vụ của người chủ. Đây là những tóm tắt cô đọng nhất bản chất của dân chủ
và quyền làm chủ, có giá trị như những định nghĩa kinh điển về dân chủ. Mấu chốt
của vấn đề là ở chỗ, dân là chủ thể gốc của quyền lực. Dân ủy quyền cho Nhà nước
để Nhà nước thực hiện quyền lực nhân dân, phụng sự lợi ích, nhu cầu và cả ý chí
của dân. Đảng cũng chỉ vì dân mà tồn tại.
-

Dân chủ và quyền làm chủ của dân phải trở thành một giá trị thực tế chứ

không phải một lời nói suông. Dân chỉ biết đến dân chủ, công bằng, bình đẳng khi
dân được ăn no, mặc ấm. Độc lập tự do phải tranh đấu mà có được thì phải làm sao
cho dân được ấm no, tự do, hạnh phúc. Đã tranh được tự do độc lập rồi mà dân vẫn
đói rét, cực khổ, lạc hậu thì độc lập tự do cũng chẳng để làm gì. Thiết thực đến như
vậy cho nên chúng ta phải làm ngay, làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm
cho dân có chỗ ở, được học hành tiến bộ, được tự do đi lại, được chăm sóc sức
khỏe, được hưởng quyền tự do, hạnh phúc mà họ xứng đáng được hưởng. Đó là
dân chủ thực chất để làm chủ thực chất, không hình thức giả dối, cũng không phù
phiếm giả tạo
-

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong

tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể, nhận trách
nhiệm cá nhân và hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuân
thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Người luôn
đòi hỏi cán bộ, đảng viên trước hết là những người lãnh đạo phải có tác phong tập



thể dân chủ thực sự. Bởi vì mọi sự giả tạo đều làm suy yếu, thậm chí phá vỡ tập
thể, mọi thói hình thức chủ nghĩa sớm muộn sẽ làm xói mòn, thậm chí triệt tiêu dân
chủ.
Trước hết, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên phải gắn bó với
tập thể, tôn trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, đồng
thời tinh thần ấy cũng thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của Người. Chủ tịch
Hồ Chí Minh không bao giờ đặt mình cao hơn tổ chức, ở ngoài sự kiểm tra, giám
sát của tổ chức, mà luôn luôn tranh thủ bàn bạc với tập thể Bộ Chính trị Trung
ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội, khi cần thiết, triệu tập cả Hội nghị chính trị
đặc biệt - một hình thức Diên Hồng của thời đại mới - để xin ý kiến các đại biểu
quốc dân.
+ Thứ hai, là phải mở rộng dân chủ để phát huy sức mạnh của tập thể. Người
thường nói: Đề ra công việc, đẻ ra nghị quyết, không khó, vấn đề là thực hiện nó.
Ai thực hiện? - Tập thể, quần chúng. Bản thân Người là tấm gương mẫu mực về
thực hành dân chủ. Trong công tác lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Người luôn có ý
thức sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều cơ quan, nhiều tổ chức, sức mạnh tập
thể và sức mạnh tổng hợp của quần chúng, nhân dân. Trước khi quyết định một
công việc hệ trọng, Người đều hỏi lại cẩn thận và chu đáo những người đã giúp
mình. Tất cả những ai đã được Bác giao việc đều cảm nhận sâu sắc điều đó.
Phong cách dân chủ Hồ Chí Minh được thể hiện từ việc lớn cho đến việc nhỏ:
Chuẩn bị ra một nghị quyết hay dự thảo một văn kiện, viết một bài báo... Người
đều đưa ra thảo luận trong tập thể Bộ Chính trị, tham khảo ý kiến những người
xung quanh.
+ Thứ ba, là nhận trách nhiệm cá nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể
giao phó và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách. Là người đứng đầu Đảng cầm quyền, đứng đầu Nhà nước, nhưng
Hồ Chí Minh thường xuyên có phong cách làm việc tập thể và dân chủ. Người giải



thích: "Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách, tức là tập trung. Tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung".
Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổ chức,
trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ
cương của xã hội. Mọi biểu hiện dân chủ hình thức, hay ngược lại, dân chủ quá
trớn, lợi dụng dân chủ để "kéo bè, kéo cánh", để làm rối loạn kỷ cương, để cầu
danh, trục lợi, hoặc chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể, đứng trên pháp
luật, làm cho nhân dân bất bình, cần phải bị lên án và loại bỏ. Học tập đạo đức Hồ
Chí Minh, tất cả vì nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở bất cứ cương vị nào,
phải gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Phải trăn trở và thấy trách nhiệm
của mình khi dân còn nghèo, đói. Không chỉ sẻ chia và đồng cam, cộng khổ với
nhân dân, mà còn phải biết tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân, tổ
chức, động viên, lãnh đạo nhân dân phấn đấu thoát khỏi đói, nghèo. Nhân dân là
người thầy nghiêm khắc và nhân ái, luôn luôn đòi hỏi cao ở cán bộ, đảng viên,
đồng thời cũng sẵn lòng giúp đỡ cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, phát huy
ưu điểm, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm.
IV. Tác động đến cách mạng
1. Tích cực:
- Được sự ủng hộ của toàn bộ nhân dân.
- Tác phong tập thể – dân chủ của Bác luôn luôn tạo ra được không khí làm việc
hoạt bát, phấn khởi, hăng hái và đầy sáng tạo. Hiệu quả công việc được tăng cao.
- Phát huy được mọi khả năng sáng tạo, làm nở rộ những tài năng, sáng kiến
của nhân dân, tạo ra những nguồn lực dồi dào cho tiến bộ và phát triển của đất
nước.
- Phát huy được sức mạnh tập thể, đoàn kết của toàn dân trong sản xuất, kháng
chiến giành độc lập dân tộc. Biểu hiện là dù kẻ thù xâm lược có mạnh đến đâu,
nhân dân ta đều có thể đánh bại.



2. Tiêu cực
- Quyền làm chủ thuộc về dân, Đảng và Nhà nước là của dân, do dân bầu và
phụng sự cho nhân dân cho nên mọi ý kiến đều nhất trí theo ý kiến của nhân dân và
đôi khi không thể thực hiện theo kiến riêng của lãnh đạo.
- Trong quá trình lấy ý kiến có thể xảy ra nhiều tranh cãi, khó xử, khó đi đến
quyết định cuối cùng.
- Tốn nhiều thời gian quyết định.
Tóm lại, phong cách dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh tuy có nhiều ưu điểm
như phát huy được sức mạnh tập thể, tính đoàn kết và tinh thần của nhân dân
nhưng lại dẫn tới hậu quả làm tốn thời gian khi đưa ra quyết định, trong một số
trường hợp thì không những công việc không được giải quyết mà còn gây lãng phí
thời gian và tiền bạc.


Kết luận
Phong cách lãnh đạo dân chủ nhà quản trị phát huy được năng lực tập thể, trí

tuệ của tập thể, phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới, quyết định của nhà quản
trị được cấp dưới chấp nhận và làm theo.Tuy nhiên với phong cách lãnh đạo này
nhà quản trị dễ là người theo chân cấp dưới, khó lựa chọn quyết định cho mình, bỏ
lỡ thời cơ kinh doanh.

CHƯƠNG IV: ADOLF HITLER
I.
-

Giới thiệu sơ lược về tiểu sử
Adolf Hitler (1889-1945)
Là con một chủ hiệu nhỏ ở thành phố Bruno nước Áo.
14 tuổi cha chết, vài năm sau thì mẹ chết.

Ngoại hình Hitler không có dáng lãnh tụ: ông chỉ cao có 1,75m – chưa đủ tiêu
chuẩn vào lính SS, chân nhỏ và dài, tóc lật trái, để bộ ria như một anh hề. Thế
nhưng ông cực kỳ có sức lôi cuốn, chủ yếu ở ánh mắt xuyên thấu tim gan người


-

-

khác và khí thế nói dồn ép người ta phải nghe theo. Hitler còn là nhà diễn
thuyết đại tài có một không hai trên thế giới. Hắn rất chú ý tập luyện và cải tiến
kỹ xảo nói, rất thạo kết hợp nói với động tác.
Học vấn: Vào năm 1895 Adolf Hitler được sáu tuổi, ông theo học một trường
công lập ở gần thị trấn Linz, nước Áo. Đến năm 11 tuổi, ông học trường trung
học ở Linz. Điểm số của Adolf Hitler ở trường trung học Linz kém đến nỗi ông
phải chuyển qua học trường công lập ở Steyr. Ông chỉ theo học trường này một
thời gian ngắn rồi bỏ dở, trước khi học xong chương trình.
Tóm tắt những mốc quan trọng trong cuộc đời
+ Thời trẻ, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công.

Hai lần thi vào khoa Hội hoạ của Học viện Nghệ thuật thành Viên đều rớt.
+ Năm 1918, Hitler xuất ngũ.
+ Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở
Munchen. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia
Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là Đảng Nazi.
+ Năm 1921, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Hitler công khai
tuyên truyền tư tưởng độc tài, chống cộng, chống Do Thái, đề cao quan điểm
chủng tộc Đức ưu việt.
+ Năm 1929, cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới nhấn chìm nước Đức trong
nạn lạm phát, thất nghiệp, chia rẽ, rối loạn, mất niềm tin. Giữa lúc đó Hitler đưa ra

chủ trương cứu đất nước bằng cách bành trướng lãnh thổ ra nước ngoài và đàn áp
trong nước, cam kết lập lại trật tự. Người Đức coi hắn như một vị cứu tinh và hăng
hái đi theo hắn.
+ Năm 1933, Hitler được Tổng thống Đức cử làm Thủ tướng ở tuổi 44.
+ Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan
Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luýchxămbua.
Tháng 6 năm ấy, Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler xé bỏ điều ước không
xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn
của họ; nhưng không tiêu diệt được quân đội của Liên Xô.


+ Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong 2 chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad,
đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ 2. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu
suy yếu.
+ Mùa xuân năm 1945, ngày tận thế của Hitler đã đến. Ngày 30 tháng 4 năm
1945,quân Liên Xô đánh vào Berlin, Adolf Hitler tự tử.
-

Thành tựu Hitler đạt được:
+ Phục hồi kinh tế: số người thất nghiệp giảm từ triệu xuống còn dưới 1 triệu

sau 4 năm Hitler lên nắm quyền. Sản lượng và thu nhập quốc nội tăng gấp đôi.
+ Trong quân sự: quân số tăng thêm 300000 nguời năm 1934. Năm 1942 chiếm
khoảng 40% diện tích châu Âu.
II.

Môi trường văn hóa quốc gia

Phải nói Đức là một nước châu Âu có nền kinh tế phát triển cũng như đời
sống nhân dân cao. Tuy nhiên dù thế vẫn phải chịu dự điều chỉnh theo chuẩn mực

của các giá trị văn hóa đã có từ lâu đời. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tính cách con
người Đức, đến phong cách sống cũng như phong cách lãnh đạo của các nhà quản
trị…Qua đó, đã tạo nên những con người xuất sác nhất của nước Đức nói riêng
cũng như cả thế giới nói chung.
Hầu hết các nước trên thế giới đều cho rằng, nước Đức bao giờ cũng nằm
trên đường đi của người khác và đi đâu người ta cũng gặp người Đức. Nhưng
thật là đáng ngạc nhiên khi láng giềng gần xa hiểu biết người Đức rất ít. Bởi
thiện chí của mọi người đối với người dân Đức không được mấy thiện cảm.
Người Anh gọi họ là krauts, vào thời nước Đức Quốc Xã chiếm đóng Pháp,
người Pháp đã gọi họ là sales boches và người Nga thì hay dùng từ fritzi. Tất cả
những từ đó đều không có ý thương mến mà trái lại phản ánh nhiều thành kiến
– rất đáng tiếc là có lý do. Phải công nhận rằng nước Đức và người Đức không
thuộc vào trong số những quốc gia và dân tộc mang lại thiện cảm ngay từ cái
nhìn đầu tiên bởi vẻ lạnh lùng, thiếu hòa đồng. Tuy nhiên, ẩn khuất đằng sau vẻ


ngoài cứng rắn, lạnh lùng ấy thường là một tâm hồn thân thiện, đã chịu nhiều
tổn thương vì thường hay bị người khác hiểu lầm, so sánh dẫn đến có chút kì
thị. Tạo độ tự ti, hoài nghi nhất định đối trong suy nghĩ của họ về dấu ấn của
người khác đối với mình như thế nào? Do vậy mà họ quá phức tạp, quá mâu
thuẫn trong một con người và cũng sẽ quá khó gần khi gặp lần đầu. Và tực ra
thì ở đâu cũng có người này người kia, khó có một kết luận chung về tính cách
người Đức được. Nhưng người Đức chỉ lạnh lùng ở cái vẻ bề ngoài khi chưa
quen biết ai đó. Sau khi tiếp xúc nhiều thì chúng ta sẽ thấy họ rất thân thiện, dễ
gần, tốt bụng và sống có kỷ luật cao. Một khi họ đã quý ai thì sẽ quý rất thật
lòng. Đó là đặc điểm trong lối sống của người Đức.
Tuy nhiên, khi nhìn thoạt nhắc tới, bạn sẽ cảm thấy đất nước này gần như
chán ngắt, tất cả đều có vẻ quá trật tự, sạch sẽ và kỷ luật. Dường như là người
Đức đã siêng năng sưu tập tất cả những định kiến tốt trong khía cạnh này dành
cho họ và chúng được thực hiện một cách tỉ mỉ từng tí một. Bên cạnh đó, nước

Đức và người Đức không phải bao giờ, không phải ở mọi nơi và cũng không
phải đối với bất cứ người nào cũng như nhau. Thêm vào đó, người Đức có tính
ưa thích kỷ luật, trật tự và sự đúng đắn. Bởi tính đúng giờ của người Đức thì
khỏi phải bàn nữa. Họ rất nguyên tắc trong tất cả mọi thứ. Thể hiện được tính
nguyên tắc cao trong suy nghĩ của mỗi người dân Đức, cộng thêm là tính
chuyên nghiệp cao trong công việc cũng như đời sống. Đồng thời người Đức lại
có khuynh hướng bốc đồng và không đoán trước được, thể hiện cái tôi cá nhân
và qua đó thấy rõ được sự phản ứng nhanh nhạy với môi trường. Nắm bắt môi
trường một cách nhanh chóng nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp và kịp thời
nhất.
Ví dụ: Việc đó bắt đầu từ trong cảng hàng không, tất cả đều yên tĩnh,
thông thoáng, sạch sẽ và trật tự. Ở đây không có đám đông ồn ào chờ đợi bạn
bè và người thân, người ta mang trang phục chỉnh tề, đi lại nghiêm trang và


×