Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐĂNG KÝ HỌC PHẦN- HỌC PHÍ BẰNG NGÔNNGỮ C#

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN PHÂN TÍCH
THIẾT KẾ HỆ THỐNG
ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐĂNG
KÝ HỌC PHẦN- HỌC PHÍ BẰNG NGÔN
NGỮ C#
Giảng viên hướng dẫn : ĐỖ THỊ THANH TUYỀN
Sinh viên thực hiện

: VÕ THANH LÂM

09520418

BÙI MẠNH DŨNG 09520045
Khóa

: 04

TP.Hồ Chí Minh, Ngày 31 tháng 05 năm 2012

Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6



Lời cảm ơn

Xin cám ơn Cô Đỗ Thị Thanh Tuyền, giảng viên môn phân tích thiết kế hệ thống
đã giúp nhóm chúng tôi hiện thực hóa bài báo cáo.
Ngoài ra, sẽ là rất thiếu sót nếu không cám ơn sự giúp đỡ từ nguồn tư liệu quý
báu đến từ Internet !
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Sự phản
biện của các bạn đọc sẽ giúp nhóm khắc phục những sai lầm. Nếu có thắc mắc, các
bạn vui lòng gởi về địa chỉ E-Mail:
Nhóm xin chân thành cám ơn !

TP.HCM ngày 31.05.2012

Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6


NHẬN XÉT:
(Của giảng viên hướng dẫn)
..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6


Mục Lục

Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6


Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
I. LÝ DO HÌNH THÀNH CHƯƠNG TRÌNH
Hiện nay, công nghệ thông tin được xem là một ngành mũi nhọn của các quốc
gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước. Sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ
thuật số, yêu cầu muốn phát triển thì phải tin học hóa vào tất cả các ngành, các
lĩnh vực.
- Cùng với sự phát triển nhanh chóng của phần cứng máy tính, các phần mềm ngày
càng trở nên đa dạng, phong phú, hoàn thiện hơn và hỗ trợ hiệu quả cho con

người. Các phần mềm hiện nay ngày càng mô phỏng được rất nhiều nghiệp vụ khó
khăn, hỗ trợ cho người dùng thuận tiện sử dụng, thời gian xử lý nhanh chóng, và
một số nghiệp vụ được tự động hóa cao.
- Do vậy mà trong việc phát triển phần mềm, sự đòi hỏi không chỉ là sự chính xác,
xử lý được nhiều nghiệp vụ thực tế mà còn phải đáp ứng các yêu cầu khác như về
tốc độ, giao diện thân thiện với người dùng, mô hình hóa được thực tế vào máy
tính để người sử dụng tiện lợi, quen thuộc, tính tương thích cao, bảo mật cao,…
Các phần mềm giúp tiết kiệm một lượng lớn thời gian, công sức của con người và
tăng tốc độ chính xác và hiệu quả trong công việc nhất là việc sửa lỗi và tự động
đồng bộ hóa.
- Một số ví dụ cụ thể về việc quản lý đăng ký học phần và thu học phí trong các
trường đại học và cao đẳng. Nếu như không có sự hỗ trợ của tin học, việc quản lý
này cần phải có khá nhiều người, chia thành nhiều khâu mới có thể quản lý được
toàn bộ hồ sơ sinh viên(thông tin, điểm số, kỹ luật, học bổng,…), lớp học (sĩ
số,GVCN, thời khóa biểu,…), giáo viên (thông tin, lịch giảng dạy,…), đăng ký
học phần của các sinh viên,… cũng như các nghiệp vụ phân công giảng dạy, sắp
xếp thời khóa biểu cho sinh viên đăng ký môn học, tiến hành thu học phí cho sinh
viên toàn trường (số lượng sinh viên có thể lên đến vài nghìn). Các công việc này
đòi hỏi nhiều thời gian và công sức mà sự chính xác hiệu quả không cao vì đa số
đều làm bằng thủ công rất ít tự động. Một số nghiệp vụ như tra cứu, thống kê và
chỉnh sửa thông tin khá vất vả. Ngoài ra, còn có một số khó khăn về vấn đề lưu trữ
khá đồ sộ, dễ bị thất lạc, tốn kém,…Trong khi đó, các nghiệp vụ này hoàn toàn có
thể tin học hóa một cách tương đối dễ dàng. Với sự giúp đỡ của tin học, việc quản
lý đăng ký học phần và thu học phí sẽ trở nên dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng
hơn rất nhiều. Chẳng hạn rút ngắn thời gian của sinh viên (sinh viên không cần
đến trường để đăng ký học phần hay chờ đợi đến lượt mình để đăng ký) .
Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6



-

-

-

-

Từ ví dụ trên ta thấy được hai điều:
o Việc đăng ký học phần bằng giấy ở các trường đại học, cao đẳng gây nhiều
khó khăn cho sinh viên ( tốn nhiều thời gian cho việc đi lại để đăng ký và
nộp học phần, tốn thời gian chờ đợi đến lượt đăng ký học phần..)
o Việc đăng ký môn học tự do của sinh viên gây ra sự khó khăn cho phòng
đào tạo trong việc tổ chức đăng ký và quản lý các phiếu đăng ký (các cán
bộ trong phòng đào tạo phải phát các phiếu đăng ký cho sinh viên, cho sinh
đăng ký, sau đó thu lại và tổng duyệt qua các phiếu này để nhập dữ liệu vào
các file world hoặc exel. Việc này có thể mất nhiều thời gian, có thể không
chính xác hoặc có thể dẫn đến việc một lớp học có quá nhiều sinh viên
đăng ký còn một lớp có quá ít sinh viên đăng ký không đủ điều kiện để mở
lớp).
Do vậy cần phải áp dụng công nghệ thông tin giải quyêt vấn đề trên. Sử dụng máy
tính vào các công việc tìm kiếm các thông tin chi tiết về sinh viên dễ dàng, nhanh
chóng và thuận tiện, việc lưu trữ sẽ đơn giản, không cần phải có nơi lưu trữ lớn,
các thông tin về sinh viên sẽ nhanh chóng và chính xác; việc thống kê định kỳ
từng kỳ, từng năm thuận tiện và nhanh chóng; với chức năng xữ lý hệ thống mới
sẽ rút ngắn công việc của cán bộ quản lý và giảm số lượng cán bộ quản lý, tránh
tình trạng dư thừa.
Tuy nhiên, kinh phí để xây dựng một hệ thống quản lý cho nhà trường bao gồm
máy móc, phần mềm,… rất tốn kém. Trong khi hệ thống website thì ít tốn kém

hơn, thuận tiện hơn và gần gũi với sinh viên hơn.
Do đó dự án xây dựng chương trình đăng ký học phần và thu học phí được hình
thành. Trong khuôn khổ của bản báo cáo này, chúng tôi sẽ không hiện thực nó lên
website, mà sẽ viết như một chương trình quản lý nội bộ.

II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
- Trong khuôn khổ của bản báo cáo này, chúng tôi sẽ không trình bày làm thế nào
hiện thực nó lên website, mà sẽ hiện thực chương trình như một chương trình quản
lý nội bộ.Dựa vào bản báo cáo này, các bạn hoàn toàn có thể phát triển để chương
trình thành một phiên bản trên website hoàn chỉnh.
- Xây dựng chương trình quản lý các thông tin sau:
 Quản lý thông tin sinh viên (gồm MSSV, họ tên, ngày sinh, giới tính,nơi ở),
được thể hiện trong hồ sơ sinh viên khi nhập học.
 Quản lý các loại đối tượng được miễn giảm học phí (Tên đối tượng, tỷ lệ giảm)
 Quản lý ngành học (gồm Mã ngành, tên ngành, thời gian đào tạo).
 Quản lý khóa học (gồm Khóa, năm nhập học).
Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6


 Quản lý phòng học (gồm Mã phòng, số chỗ).
 Quản lý môn học (gồm Mã môn, tên môn, số tín chỉ, loại môn).
 Quản lý thời hạn đăng ký học phần và thu học phí (gồm Học kỳ niên khóa,












ngày hết hạn đăng ký, ngày hết hạn giảm học phí, ngày hết hạn đóng học phí,
học phí của từng loại môn : lý thuyết, thực hành, môn tốt nghiệp).
Lập danh sách sinh viên (gồm danh sách những sinh viên đăng ký học phần,
danh sách học phí, danh sách sinh viên nợ học phí, danh sách dự thi).
Quản lý phiếu thu (gồm Số thứ tự (STT), ngày thu, số tiền thu).
Cập nhật thời khóa biểu (các môn dự kiến mở, lớp, phòng học).
Tổ chức đăng ký môn học ( khi đến thời hạn đăng ký học phần, phòng đào tạo
bắt đầu mở trang đăng ký cùng với thời khóa biểu dự kiến để sinh viên lựa
chọn các môn học mình đăng ký, sinh viên tiến hành đăng ký và có thể cập
nhật phần đăng ký của mình trong thời hạn đăng ký. Sinh viên không thể đăng
ký vào các lớp đủ số lượng. Khi hết hạn đăng ký, phòng đào tạo đóng trang
đăng ký, sinh viên bắt đầu tải file đăng ký của mình nộp một bản về phòng đào
tạo để quản lý việc đóng học phí sau này và nộp một bản về văn phòng khoa để
quản lý về việc học tập và danh sách lớp học).
Lập danh sách sinh viên theo lớp môn để gửi cho giáo viên giảng dạy lớp.
Lập phiếu báo giảng (giáo viên dạy lớp, môn, phòng, ca nào?) cùng danh sách
lớp môn.
Lập danh sách đóng học phí.
Lập danh sách sinh viên nợ học phí.

Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6



Chương 2: XÁC ĐỊNH VÀ MÔ HÌNH HÓA CÁC YÊU CẦU
I. PHÂN LOẠI YÊU CẦU PHẦN MỀM

1. Các yêu cầu chức năng
 Quản lý lưu trữ:
- Bao gồm chức năng tạo mới, lưu trữ thông tin và các quyền thao tác thêm,

xóa, sửa trên dữ liệu.
• Hồ sơ sinh viên
• Quận/Huyện
• Tỉnh/TP
• Đối tượng miễn giảm học phí
• Ngành học
• Khóa học
• Phòng học
• Môn học
• Học kỳ
• Phiếu thu
 Tính toán:
- Tính học phí cho mỗi sinh viên sau khi sinh viên hoàn thành đăng ký môn học
dựa vào đối tượng miễn giảm, số tín chỉ đăng ký và số tiền/tín chỉ .
- Tính học phí tổng cộng của tất cả các sinh viên trong học kỳ/năm học đó để
đối chiếu với số tiền học phí đã thu.
 Tra cứu:
- Tra cứu môn học, tra cứu đăng ký học phần, tra cứu học phí, tra cứu đối tượng
được miễn giảm học phí , tra cứu sinh viên (miễn giảm học phí, đóng học phí,
nợ học phí, danh sách dự thi )
 Thống kê:
- Thống kê danh sách sinh viên đăng ký học phần để lập danh sách đóng học
phí.

- Thống kê danh sách sinh viên được miễn giảm học phí.
- Thống kê số sinh viên đã đóng học phí và nợ học phí, từ đó cán bộ phòng đào
tạo sẽ xác định danh sách dự thi.

2. Các yêu cầu phi chức năng
- Chương trình có giao diện đẹp, thân thiện và dễ sử dụng.
- Chương là kênh thông tin quảng bá hình ảnh của trường.
Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6


- Có tính tiến hóa thuận tiện cho việc bổ sung các module sau này.
- Hỗ trợ việc đồng bộ hóa dữ liệu khi nhiều người cùng truy xuất đồng thời.

3. Danh sách các tác nhân nghiệp vụ hệ thống
STT Tác nhân hệ thống
1

Admin

2

Cán bộ Phòng Đào
Tạo

3

Cán bộ Phòng Kế
Hoạch - Tài Chính


4

Sinh viên

5
6

Ý nghĩa
Là người tác động vào trang web, quản lý người
dùng.
- Là người tác động vào trang web, mở các lớpmôn trong học kỳ/năm học, xếp thời khóa biểu,
có quyền xem thông tin đăng ký học phần, cập
nhật thông tin lớp học, giảng viên, phòng học
trên web.
- Là người phân công giảng dạy(phân công những
giảng viên dạy các lớp-môn nào).
Có quyền xem trang web về tình hình đóng học
phí của sinh viên, tính học phí và thông báo cho
sinh viên đóng học phí.
Là người tác động vào trang web, xem thời khóa
biểu, đăng ký học phần cho mình trong mỗi học
kỳ, có thể sửa đổi hoặc hủy đăng ký học phần, in
phiếu đăng ký học phần, và xem thông tin về học
phí của mình.

Cán bộ quản lý phòng
Là người có quyền cấp phòng cho một lớp.
học
Là người có quyền đăng ký môn dạy và thời gian

Giảng viên
dạy.

4. Danh sách Use- Case nghiệp vụ
STT

Use Case

Ý nghĩa

1

Đăng nhập

Tất cả các người dùng đều có quyền đăng nhập
đây là tiền điều kiện để thực hiện các chức năng
tiếp theo.

2

Mở lớp-môn

Cán bộ phòng đào quyết định các môn học nào
được mở trong học kỳ/năm học đó.

Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6



3

Cấp phòng

Cán bộ quản lý phòng học sẽ phòng cho các môn
học đã được quyết định mở bởi phòng đào tạo.
Giảng viên đăng ký môn dạy, buổi dạy và buổi
dạy trong tuần với phòng đào tạo, để phòng đạo
tạo tổng hợp lại thành phiếu phân công giảng dạy
và thời khóa biểu hoàn chỉnh.
Phòng đào tạo sẽ lên lịch phân công giảng dạy cho
giảng viên dựa vào phiếu đăng ký dạy của giảng
viên và sự thỏa thuận.
Cán bộ phòng đào tạo xếp các phân công giảng
dạy của các khoa, bộ môn vào các thứ, ca, phòng
nào.

4

Đăng ký dạy

5

Phân công giảng dạy

6

Xếp thời khóa biểu

7


Xem thời khóa biểu

Sinh viên có thể xem thời khóa biểu trước khi bắt
đầu đăng ký học phần.

8

Đăng ký học phần

Sinh viên bắt đầu đăng các lớp-môn trong thời
khóa biểu mà phòng đào tạo đã xếp.

9

Sửa đổi đăng ký học Sau khi đăng ký học phần sinh viên có thể sửa đổi
phần
các đăng ký trước ngày hết hạn đăng ký học phần.

10

Hủy đăng ký học Sau khi đăng ký học phần sinh viên có thể hủy các
phần
đăng ký trước ngày hết hạn đăng ký học phần.

11

Xem danh sách lớp Sinh viên có thể xem danh sách lớp học để kiểm
học
việc đăng ký của mình.


12

Thu học phí

Cán bộ phòng kế hoạch-tài chính bắt đầu tính học
phí từ danh sách đăng ký học phần của phòng đào
tạo.

13

Xem học phí

Sinh viên có thể xem học phí của mình để chuẩn
bị đóng học phí cho phòng kế hoạch tài chính.

5. Sơ đồ Use - Case

Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6


6. Quy trình nghiệp vụ
Cán bộ phòng đào tạo sẽ mở các môn trong học kỳ và năm học đó. Sau đó
chuyển lên các khoa và các bộ môn để phân công giảng dạy.
o Giảng viên sẽ đăng ký giạng dạy với phòng đạo tạo.Phòngđạo tạo sẽ tập
hợp các phiếu giảng dạy của giảng viên để gởi ngược lại về phiếup hân
công giảng dạy và lập thời khóa biểu hoàn chỉnh.
o Sinh viên xem thời khóa biểu, đăng ký học phần cho mình trong mỗi học

kỳ, có thể sửa đổi hoặc hủy đăng ký học phần, in phiếu đăng ký học phần,
và xem thông tin về học phí của mình.
o Cán bộ Phòng kế hoạch tài chính tính học phí dựa vào danh sách đăng ký
học phần của sinh viên do phòng đào tạo chuyển qua, xem học phí để thu
học phí của từng sinh viên.
o

7. Đặc tả Use- Case
Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6


a) Use case đăng nhập hệ thống:
 Mô tả : Use case này cho phép sinh viên đăng nhập vào hệ thống zkhi

người dùng chưa đăng nhập.
 Tiền điều kiện : không có.
 Dòng sự kiện chính :
• Use case này bắt đầu khi sinh viên chọn chức năng đăng nhập
• Hệ thống yêu cầu sinh viên nhập username và password


Hệ thống lấy username và password từ vùng nhớ trên máy sinh
viên, sau đó kiểm tra trong hệ thống dữ liệu.



Nếu tồn tại username và password thì thông báo đăng nhập thành
công và cho phép sinh viên thực hiện các chức năng tiếp theo.


Ngược lại, thì chuyển qua dòng sự kiện phụ 1.
• Use case này kết thúc khi thực hiện thành công hoặc sinh viên
hủy thao tác đăng nhập.
 Dòng sự kiện phụ :
• Dòng sự kiện phụ 1 : “Đăng nhập không thành công”
- Hệ thống kiểm tra số lần nhập sai username và password. Nếu
số lần nhập sai quá 3 thì khóa tài khoản, kết thúc use case.
Ngược lại, thì cho phép sinh viên nhập lại username và
password.
 Hậu điều kiện: không có.
 Ghi chú : Vùng nhớ trên máy tính của sinh viên có thể là cookie,…
b) Use case mở các môn học trong học kỳ/năm học:

Mô tả: use case cho phép người dùng mở các môn học trong học kỳ của



năm.


Tiền điều kiện: người dùng phải đăng nhập vào hệ thống.



Dòng sự kiện chính:


Use Case này bắt đầu khi người dùng chọn chức năng mở môn học.




Người dùng được yêu cầu chọn năm học, học kỳ, tên môn học.



Sau khi nhập xong, người dùng chọn chọn chức năng tạo môn học.



Hệ thống nhận yêu cầu từ người dùng và tạo thêm môn học.

Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6




Use case kết thúc sau khi trả về kết quả thông tin về môn học vừa tạo.

 Dòng sự kiện phụ: không có.
 Hậu điều kiện: không có.
 Ghi chú: không có.

c) Use case phân công giảng dạy.
 Mô tả: use case cho phép người dùng phân công giảng dạy cho từng giáo

viên.
 Tiền điều kiện: người dùng phải đăng nhập vào hệ thống.

 Dòng sự kiện chính:


Use Case này bắt đầu khi người dùng chọ chức năng phân công
giảng dạy.



Người dùng được yêu cầu chọn môn, tên giáo viên giảng dạy.



Sau khi nhập đầy đủ thông tin, người dùng đồng ý.



Hệ thống sẽ kiểm tra thông tin (đã điền đầy đủ thông tin hay chưa
hay có bị trùng hay không,…).



Nếu thông tin hợp lệ, hệ thống sẽ lưu bảng phân công giảng dạy mà
người dùng đã nhập vào.



Use case kết thúc khi hệ thống hoàn thành công việc lưu bảng phân
công giảng dạy và hiển thị lại cho người dùng xem.

 Dòng sự kiện phụ: không có.

 Hậu điều kiện: không có.
 Ghi chú: không có.

d) Use case xếp thời khóa biểu:
 Mô tả: use case cho phép người dùng sắp xếp thời khóa biểu.
 Tiền điều kiện: người dùng phải đăng nhập vào hệ thống.
 Dòng sự kiện chính:
Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6




Use Case này bắt đầu khi người dùng chọ chức năng xếp thời khóa
biểu.



Người dùng được yêu cầu chọn môn học, ca, ,phòng, tên giáo viên
giảng dạy.



Sau khi nhập đầy đủ thông tin, người dùng đồng ý.



Hệ thống sẽ kiểm tra thông tin (đã điền đầy đủ thông tin hay chưa
hay có bị trùng hay không,…).




Nếu thông tin hợp lệ, hệ thống sẽ lưu thời khóa biểu mà người dùng
đã nhập vào.



Use case kết thúc khi hệ thống hoàn thành công việc lưu thời khóa
biểu và hiển thị lại cho người dùng xem.

 Dòng sự kiện phụ: không có.
 Hậu điều kiện: không có.
 Ghi chú: không có.

e) Use case xem thời khóa biểu
 Mô tả: use case cho phép người dùng xem thời khóa biểu.
 Tiền điều kiện: không có.
 Dòng sự kiện chính:


Use Case này bắt đầu khi người dùng chọ chức năng xem thời khóa
biểu.



Hệ thống nhận yêu cầu và hiển thị thời khóa biểu .




Use case kết thúc khi hệ thống hiển thị xong thời khóa biểu cho
người dùng.

 Dòng sự kiện phụ: không có.
 Hậu điều kiện: không có.
 Ghi chú: không có.
f)

Use case đăng ký học phần :

Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6


 Mô tả : Use case này cho phép sinh viên đăng ký học phần sau khi

đăng nhập vào hệ thống thành công.
 Tiền điều kiện : đăng nhập hệ thống thành công.
 Dòng sự kiện chính :
• Use Case bắt đầu khi sinh viên chọn chức năng đăng ký học


phần.
Hệ thống sẽ hiển thị tất cả các lớp - môn mở trong học

kỳ/năm học mà phòng đào tạo sắp xếp.
• Sinh viên chọn các lớp - môn mà mình muốn đăng ký với
điều kiện sinh viên đăng ký không quá 25 tín chỉ/học kỳ và
sinh viên đó phải thi đạt các môn tiên quyết của môn đăng ký.

• Sau khi chọn các lớp - môn đăng ký xong, sinh viên chọn nút
“Đăng ký”.
• Hệ thống sẽ kiểm tra số tín chỉ đăng ký và kết quả thi của các
môn tiên quyết của từng môn đăng ký tương ứng. Nếu số tín
chỉ đăng ký không vượt quá 25 và kết quả thi của các môn
tiên quyết của từng môn đăng ký tương ứng đều lớn hơn hoặc
bằng 5 thì thông báo đăng ký thành công, và hệ thống sẽ hiển
thị tất cả các lớp - môn mà sinh viên đó đăng ký, kết thúc use
case. Ngược lại thì chuyển qua dòng sự kiện phụ 1.
 Dòng sự kiện phụ :
• Dòng sự kiện phụ 1: “Đăng ký học phần không thành công”
- Hệ thống sẽ báo lỗi đăng ký tương ứng (số tín chỉ đăng ký vượt

quá 25 hoặc kết quả thi của các môn tiên quyết của từng môn đăng
-

ký tương ứng không đạt).
Hệ thống yêu cầu sinh viên đăng ký lại.
Nếu sinh viên hủy thao tác đăng ký học phần thì use case cũng kết

thúc.
 Hậu điều kiện : không có.
 Ghi chú : số tín chỉ đăng ký tối đa không vượt quá 25 có thể thay đổi
theo từng học kỳ/năm học.
g) Use case sửa đổi đăng ký học phần:
Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6



 Mô tả : Use Case này cho phép sinh viên sửa đổi đăng ký học phần

sau khi sinh viên này đã thực hiện chức năng đăng ký học phần.
 Tiền điều kiện : đăng nhập hệ thống thành công.
 Dòng sự kiện chính :
• Use Case này được bắt đầu khi sinh viên chọn chức năng sửa


đổi đăng ký học phần.
Hệ thống sẽ hiển thì tất cả các lớp - môn mở trong học
kỳ/năm học đó, trong đó có các lớp - môn mà sinh viên đó đã
đăng ký, các lớp - môn đăng ký thì hệ thống sẽ check vào các
lớp - môn đó để sinh viên đó biết được là mình hiện tại đang

đăng ký các lớp - môn đó.
• Sinh viên có thể chọn lại các lớp - môn mà mình muốn đăng
ký lại sao cho số tín chỉ đăng ký không vượt quá 25. Sau đó,
sinh viên chọn nút đăng ký để xác nhận việc đăng ký của
mình.
• Hệ thống sẽ hiển thị các lớp - môn mà sinh viên vừa mới
đăng ký lại, kết thúc use case.
 Dòng sự kiện phụ : không có.
 Hậu điều kiện : không có.
 Ghi chú : số tín chỉ đăng ký tối đa không vượt quá 25 có thể thay đổi

theo từng học kỳ/năm học.

h) Use case hủy đăng ký học phần :
 Mô tả : Use Case này cho phép sinh viên hủy các lớp - môn mà sinh


viên đó đã đăng ký.
 Tiền điều kiện : đăng nhập hệ thống thành công.
 Dòng sự kiện chính :
• Use Case này được bắt đầu khi sinh viên chọn chức năng hủy đăng
ký học phần.
• Hệ thống sẽ hiển thị tất cả các lớp - môn mà sinh viên đó đã đăng
ký.
Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6




Nếu sinh viên đó chọn nút hủy đăng ký học phần thì hệ thống sẽ
xóa hết các môn mà sinh viên đó đã đăng ký và hiển thị lại tất cả

các lớp - môn mở trong học kỳ/năm học đó, kết thúc use case.
 Dòng sự kiện phụ : không có.
 Hậu điều kiện : không có.
 Ghi chú : không có.
i) Use case xem danh sách lớp học :
 Mô tả : Use Case này cho phép sinh viên xem danh sách lớp học của

các lớp.
 Tiền điều kiện : đăng nhập hệ thống thành công.
 Dòng sự kiện chính :
• Use Case này được bắt đầu khi sinh viên chọn chức năng xem

danh sách lớp học.

• Hệ thống yêu cầu sinh viên chọn một lớp học trên ComboBox.
• Sau đó, hệ thống hiển thị tất cả các sinh viên học lớp - môn
được chọn, kết thúc use case.
 Dòng sự kiện phụ : không có.
 Hậu điều kiện : không có.
 Ghi chú : không có.
j)

Use case tính học phí

 Mô tả: use case cho phép người dùng tính học phí cho sinh viên.
 Tiền điều kiện: người dùng phải đăng nhập vào hệ thống.
 Dòng sự kiện chính:


Use Case này bắt đầu khi người dùng chọ chức năng tính học
phí.



Người dùng được yêu cầu chọn tên sinh viên, danh sách các
môn học, học kỳ, mức học phí / tín chỉ.



Sau khi nhập đầy đủ thông tin, người dùng đồng ý.



Hệ thống sẽ kiểm tra thông tin .




Nếu thông tin hợp lệ, hệ thống tính học phí cho sinh viên dựa
vào số tín chỉ và số tiền/tín chỉ.

Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6




Use case kết thúc khi hệ thống hoàn thành công việc tính học
phí và hiển thị lại cho người dùng xem.

 Dòng sự kiện phụ: không có.
 Hậu điều kiện: không có.
 Ghi chú: không có.

k) Use case xem học phí
 Mô tả: use case cho phép người dùng xem mức học phí phải đóng trong

trong học kỳ.
 Tiền điều kiện: người dùng phải đăng nhập vào hệ thống.
 Dòng sự kiện chính:


Use Case này bắt đầu khi người dùng chọn chức năng xem học phí.




Người dùng được yêu cầu chọn học kỳ, năm học.



Sau khi nhập đầy đủ thông tin, người dùng đồng ý.



Hệ thống sẽ hiển thị học phí tương ứng với học kỳ mà người dùng
chọn.



Use case kết thúc khi hệ thống hoàn thành công việc hiển thị học phí
cho người dùng xem.

 Dòng sự kiện phụ: không có.
 Hậu điều kiện: không có.
 Ghi chú: không có.

Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH YÊU CẦU
3.1


Mô tả nghiệp vụ

Khi tổ chức giảng dạy theo hệ thống tín chỉ, đầu mỗi học kỳ sinh viên đăng
ký các môn học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh của mình, đồng thời phù hợp
với quy định chung nhằm đạt được kiến thức theo một ngành chuyên môn chính
nào đó. Cố vấn học tập tại các Khoa, Viện có trách nhiệm giúp sinh viên chọn lựa
các môn học phù hợp với khả năng của mình và đảm bảo hoàn tất được trong thời
gian quy định các môn học của nhóm ngành và ngành đã chọn. Cố vấn cho sinh
viên lựa chọn môn học là các cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc
về chương trình đào tạo của nhóm ngành và ngành liên quan, có tinh thần trách
nhiệm và tận tuy với công tác sinh viên. Mỗi cố vấn sẽ có trách nhiệm cố vấn cho
một số lượng khoảng 100 sinh viên.
Các môn học được Nhà trường lựa chọn cho mỗi học kỳ được công bố rộng
rãi để cho sinh viên lựa chọn. Có nhiều loại môn học khác nhau: môn học bắt buộc,
môn học tiên quyết, môn học song hành, môn học tự chọn bắt buộc theo chuyên
ngành.
Trong hệ thống đào tạo theo tín chỉ, ngoài lớp quản lý thông thường còn có
khái niệm "lớp môn học". "Lớp môn học" được tổ chức theo từng môn học mà sinh
viên đăng ký học. Khái niệm lưu ban sẽ không còn. Sinh viên chỉ bị buộc phải thôi
học nếu không hoàn tất khoá học trong một số học kỳ quy định hoặc có số tín chỉ
tích luỹ nhỏ hơn 2/3 tổng số tín chỉ tối thiểu mà sinh viên buộc phải đăng ký theo
quy định của trường ở mỗi học kỳ tính tại thời điểm đang xét.
Trong hệ thống tín chỉ, một năm học ở các trường được chia thành 3 học kỳ:
gồm 2 học kỳ chính và một học kỳ phụ (hè). Học kỳ phụ được mở nhằm tạo điều
kiện cho sinh viên đuổi kịp tiến trình học tập khi chưa đạt một môn học nào đó,
hoặc học vượt để hoàn tất nhanh chương trình đào tạo. Số tín chỉ đăng ký trong học
kỳ phụ không vượt quá 7 tín chỉ. Học kỳ phụ sẽ được mở khi sinh viên có yêu cầu
và nhà trường có khả năng đáp ứng được yêu cầu đó.
Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền


6


Trong mỗi học kỳ chính, sinh viên có quyền đăng ký học từ 15 đến 24 tín chỉ
(trừ học kỳ làm đồ án tốt nghiệp và không kể các tín chỉ thực tập công nhân, thực
tập cán bộ kỹ thuật).
Như vậy, mỗi khoá học được quy thành số học kỳ chính hoặc số tín chỉ phải
hoàn tất để đạt một văn bằng. Do đó, khái niệm năm học sẽ không hoàn toàn mang
ý nghĩa như trước đây. Công việc học tập, giảng dạy sẽ được tiến hành liên tục
trong năm.
Như chúng ta đã biết, mỗi năm, mỗi khối ngành sẽ có một chương trình đào
tạo riêng mà trong đó các lớp trong cùng khoá sẽ phải học theo chương trình đào
tạo đã định sẵn. Theo quy định của việc học theo tín chỉ, sinh viên bắt buộc phải
học xong các môn đại cương. Đây là các môn học bắt buộc. Sau khi học xong đại
cương, sinh viên mới được phép đăng ký học những môn học chuyên ngành mà
mình muốn theo. Sinh viên được phép đăng ký các môn học vào đầu mỗi học kỳ.
Do đó sinh viên bắt buộc phải suy nghĩ cẩn thận về các vấn đề như nội dung các
môn học đăng ký, trình tự các môn học, năng lực của bản thân, kể cả khả năng
đóng học phí ... khi đăng ký học. Vào đầu mỗi kỳ, nhà trường lập danh sách các
môn học trong kỳ cho mỗi khoá của một ngành học và thông báo cho sinh viên.
Thông tin bao gồm: Khoá học, ngành học, tên môn học, ngày tháng học, giáo viên
dạy, số đơn vị học trình, ghi chú.
Dựa vào thông báo đó, sinh viên của mỗi chuyên ngành tra cứu tìm ra thông
tin cần thiết cho mình. Mỗi sinh viên phải xác định được:
Các môn đã học (lọc ra từ bảng điểm hiện có của sinh viên).
Các môn học còn phải học bằng cách trích ra từ chương trình đào tạo ngành học
mà những sinh viên theo những môn chưa thi đạt tín chỉ.
Đối chiếu các môn còn lại với danh sách các môn học nhà trường sẽ tổ chức
trong kỳ để chọn ra các môn có thể học trong kỳ.
Với mỗi môn học trong kỳ kiểm tra các điều kiện để chon ra các môn đăng ký.

Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6


Lập bảng đăng ký các môn học dự kiến sẽ học và gửi kèm đăng ký cho phòng
đào tạo.
Đối với giáo viên, đăng ký các môn học muốn giảng dạy trước với phòng đào
tạo, sau đó dựa vào điều kiện và hoàn cảnh của mình sẽ đăng ký thứ và ca dạy cho
môn học của mình.
Đối với giáo vụ phòng thiết bị thì sẽ dựa vào môn học, thứ và ca dạy của môn
học đó để cấp phòng và gửi kết quả về phòng đào tạo duyệt.
Đối với giáo vụ KHTC, sau khi đã có danh sách đăng ký môn học của sinh
viên sẽ tiến hành thu học phí, in biên lai, thống kê và gửi kết quả về phòng đào tạo.
Phòng đào tạo tiếp nhận các bảng đăng ký học của sinh viên, tổng hợp số sinh
viên đăng ký các môn, sắp xếp lại các lớp học, loại bỏ các môn học không có đủ
sinh viên theo, lập ra danh điều sách học mới có chỉnh để công bố. Mặt khác, lập
thông báo kết quả cho các sinh viên đăng ký được chấp nhận đầy đủ để sinh viên
đến đóng tiền và lập phiếu tham gia lớp học. Những sinh viên đăng ký không có
lớp sẽ đăng ký lại đợt tiếp theo.
Sau khi các sinh viên đã đăng ký đầy đủ và đã nộp tiền, giáo viên đăng ký thứ
và ca dạy thì phòng tạo sẽ lập thời khóa biểu cho kỳ học. Thời khóa biểu được gửi
về các khoa.
Tiến trình tổ chức đăng ký và lập thời khóa biểu cho mỗi kỳ được mô tả bằng
biểu đồ hoạt động ở hình sau:

Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6



Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6


3.2 Mô tả chức năng lá
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Đăng nhập: người dùng đăng nhập vào hệ thống với mã sử dụng và
password tương ứng.
Đăng xuất: Nếu người dùng không muốn sử dụng hệ thống hoặc sử dụng
một tài khoản khác thì dùng chức năng này.
Phân quyền: với mỗi nhóm người dùng khác nhau thì khả năng khai thác
của hệ thống sẽ khác nhau.
Thêm, xóa, sửa: dành cho admin khi muốn thêm, xóa, sửa dữ liệu của các
danh sách có trong hệ thống.
Tìm kiếm: khi bạn muốn biết thông tin của một người thì có thể sử dụng
chức năng tìm kiếm, nhập mã số vào và tra cứu
Lấy danh sách:
Đăng ký học phần: dành cho sinh viên: sinh viên đăng nhập vào hệ thống
và tiến hành đăng ký học phần của kì học hiện tại

Xuất phiếu đăng ký: sau khi đã đăng ký học phần thành công, sinh viên sẽ
nhận được phiếu đăng ký học phần của sinh viên đó
Cấp phòng: dựa vào môn học, thứ, và ca của giáo viên đăng ký giảng dạy,
giáo vụ học phần sẽ cấp phòng cho hợp lý.

10.Đăng ký dạy: giáo viên sẽ đăng ký thứ và ca dạy cho môn học mình đã đăng

ký trước với phòng đào tạo.
11.Xuất phiếu đăng ký của giáo viên: sau khi đã đăng ký thành công, giáo viên
cũng nhận được phiếu đăng ký của mình.
12. Thời khóa biểu: là một file sau khi được thống nhất giữa việc đăng ký giảng
dạy của giáo viên và việc cấp phòng của giáo vụ
13.Thu học phí: giáo vụ tiến hành thu học phí sau khi sinh viên đã đăng ký học
phần xong xuôi.
14.In biên lai: in phiếu thu học phí cho sinh viên.

Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6


3.3 Mô hình luồng xử lý:
+ Mức ngữ cảnh :
Đăng ký
học phần

Đăng ký
Giảng dạy

Phiếu đăng kí

Sinh viên
Đăng Ký môn học

Phiếu giảng dạy
Giáo viên
Đăng ký giảng dạy

Hệ thống đào tạo và thu học phí

Cấp

phòng học

Phiếu
Kết quả

Giáo vụ phòng thiết bị

Cấp phòng học

Thu

học phí

Biên lai

Giáo vụ KHTC

Thu học phí


+ Mức 0:

Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

6


Danh Sách môn học
Đăng ký môn dạy
Báo cáo kết quả

Danh Sách môn học

Danh sách đăng ký

Sinh Viên

Đăng ký thôn

Trả thông ti

Phiếu đăng ký
Đăng ký học phần
Báo cáo kết quả

6.0
Đăng ký học phần

Lớp SE207.C21 - Giảng viên: Đỗ Thị Thanh TuyềnDanh sách đăng ký
8.0


6 phòng
Cấp
Thu học


×