Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý Đề tài: Quản lí điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.85 KB, 18 trang )

Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

Giáo viên hướng dẫn:


Trần Vĩnh Hạnh

1
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3


Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với các thành tựu khoa học của nhân loại, ngành công nghệ thông
tin với hai lĩnh vực chính là tin học và viễn thông ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Ở các nước phát triển, các hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin đã đựơc xây dựng
và sử dụng rất hiệu quả. Một trong những ứng dụng của công nghệ thông tin là
nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, trong các doanh nghiệp, trường
học. Các ứng dụng này, đã giúp cho công việc quản lý, kinh doanh hiệu quả hơn,
nó giảm bớt công sức, nhân lực, giúp việc tiếp cận và trao đổi thông tin nhanh
chóng.
Sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng mạnh và trở thành công
cụ hữu ích trợ giúp cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội và
đặc biệt trong lĩnh vực quản lý. Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin không
ngừng đòi hỏi cán bộ làm công tác tin học phải thường xuyên nâng cao trình độ
bắt kịp với những tiến bộ trên thế giới.
Ở nước ta, máy tính đã được các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp quan
quan tâm trang bị trong những năm gần đây, song chủ yếu dùng soạn thảo văn
bản và một số ứng dụng khác nhưng còn hạn chế, chủ yếu là các đơn vị có nhân
lực, am hiểu về công nghệ. Tuy nhiên với tốc độ phát triển và hội nhập kinh tế
hiện nay, vấn đề sử dụng tin học để xử lý thông tin trong công tác quản lý đã trở
thành nhu cầu bức thiết.

Việc áp dụng các thành tựu tin học vào quản lý, nó tiết kiệm rất nhiều thời
gian, công sức của con người. Thay vì phải tự ghi chép, tính toán, xử lý
các thông tin một cách thủ công, nó có thể:
- Cập nhật và khai thác thông tin nhanh chóng tại mọi thời điểm.
- Lưu trữ thông tin với khối lượng lớn.
- Tìm kiếm, thống kê thông tin nhanh chóng theo các tiêu chí khác nhau.
- Thông tin đảm bảo chính xác, an toàn.
Trong công tác quản lý điểm ở trường học cũng vậy, với một số lượng lớn các
sinh viên, công tác quản lý điểm gặp khá nhiều khó khăn do khối lượng lưu trữ
2
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3


Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm
và xử lý thông tin quá nhiều, rất khó kiểm soát chặt chẽ. Vấn đề đặt ra là làm sao
giải quyết bài toán với chi phí về thời gian, nhân lực thấp nhất nhưng vẫn đảm
bảo các yếu tố như tính an toàn dữ liệu, thuận tiện cho người sử dụng... Thực tế
cho thấy hiện nay một số trường cũng đã sử dụng công nghệ thông tin trong việc
quản lý điểm từ lâu,song số đó là không nhiều và hầu như chỉ tồn tại tại các trường lớn. Mặc dù vậy, các hệ thống này thường gặp phải một số bất cập sau: hệ
thống sau nhiều năm sử dụng đã trở nên lạc hậu, ngôn ngữ không được tối ưu
hóa, vẫn có thể xuất hiện các lỗi trong quá trình sử dụng, chương trình cồng
kềnh, khó sửa đổi.... Từ nhận thức về tầm quan trọng của công nghệ thông tin với
công tác quản lý, với sự mong muốn học hỏi và đóng góp công sức nhỏ bé của
mình vào công tác quản lý.
Được các thầy cô trong khoa công nghệ thông tin trường Đại học Công
nghệ GTVT trang bị cho những kiến thức về tin học và được giúp đỡ tận tình của
thầy giáo Trần Vĩnh Hạnh trong bộ môn Lập trình quản lý - Khoa công nghệ
thông tin, trong thời gian làm bài tập lớn chúng em đã cố gắng học tập, nghiên

cứu và bước đầu làm quen với cách thiết kế xây dựng phần mềm hỗ trợ một phần
cho công tác quản lý học tập của sinh. viên
Vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu, khảo sát công tác tại trường Đại học Công
nghệ GTVT và được thầy Trần Vĩnh Hạnh lựa chọn đề tài “Quản lý điểm”.
Trong thời gian làm đề tài, bằng những kiến thức đã học được nhà trường trang
bị đã vận dụng triệt để kiến thức đó kết hợp với những kinh nghiệp tích luỹ được
từ thực tế công việc nơi mình đang công tác để hoàn thành đề tài một cách tốt
nhất. Nhưng do kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, lập trình và trình độ còn
nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong sẽ
nhận được ý kiến đóng góp của thầy và các bạn.

3
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3


Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm
Nhóm bao gồm các thành viên sau:
-

Đỗ Ngọc Hưng

-

Vũ Trung Kiên

-

Nguyễn Thị Hương


-

Nguyễn Ngọc Khỏe

-

Đặng Thái Hưng
Phần I: KHẢO SÁT HỆ THỐNG

I. Khảo sát thực trạng:
Hiện nay, quản lý điểm của sinh viên của trong Khoa được thực hiện
bằng phương pháp truyền thống, đó là quản lý thông tin bằng sổ sách với
những công việc:
Đầu tiên khi sinh viên mới nhập học thì cán bộ văn phòng khoa sẽ lưu trữ thông
tin của sinh viên theo lớp, khoa với những thông tin như: Mã sinh viên, họ và tên,
ngày sinh, hộ khẩu, điện thoại…. Sau đó cán bộ văn phòng khoa sẽ in ra một
danh sách và phát cho từng lớp.
Trong quá trình học tập, cán bộ văn phòng khoa sẽ thực hiện các công việc quản
lý như nhận danh sách sinh viên được thi từ giáo viên và đưa ra danh sách sinh
viên được thi. Lên lịch thi và tiến hành nhập điểm thi cho sinh viên…rồi in bảng
điểm cho từng lớp. Sau đó lại lên danh sách sinh viên thi lại, sinh viên học lại …
Cụ thể các công việc được thực hiện như sau:
• Nhập điểm cho sinh viên, sửa chữa thông tin về điểm.
• In bảng điểm, in danh sách Sinh viên đỗ, trượt, đạt học bổng…
• Lưu trữ thông tin của các bảng điểm của Sinh viên…
Công việc quản lí còn hết sức thủ công và đòi hỏi nhiều kỹ năng của người
quản lí. Với số lượng sinh viên nhiều thì việc giám sát và quản lý điểm bằng
cách thủ công sẽ bộc lộ những nhược điểm sau:
- Việc lưu trữ các thông tin của sinh viên cũng như các thông tin cần thiết trong

công tác quản lý đều được tiến hành thủ công bằng sổ sách và các giấy tờ có liên
quan với số lượng lớn và lưu trữ trong nhiều năm, chính vì vậy gây ra khó khăn
cho công tác quản lý, tốn nhiều thời gian và công sức cho người trực tiếp quản lý.
- Khi lưu trữ bằng phương pháp truyền thống sẽ thiếu tính chính xác, nếu có sai
sót thì việc sửa đổi gặp nhiều khó khăn và sẽ rất không hay nếu sửa đổi nhiều
lần.
- Việc tìm kiếm thông tin sẽ rườm rà gây mất nhiều thời gian.
Chính vì thế cần phải xây dựng một hệ thống quản lý cho học viện vẫn thực hiện
công việc ở trên và có thể giải quyết hết được những nhược điểm vừa đưa ra.

4
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3


Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm
II.Yêu cầu của hệ thống mới
Hệ thống quản lý mới sẽ phải đảm bảo các yêu cầu:
• Xây dựng một hệ thống quản lý điểm thi học kỳ của sinh viên trong Khoa.
• Tổ chức các lớp như sau: Khoa phân thành các lớp. Sẽ quản lý sinh viên theo
các khóa, trong mỗi khóa chia làm nhiều lớp, mỗi lớp khoảng 50 sinh viên.
• Quản lý thông tin sinh viên theo khóa, theo lớp và theo mã sinh viên, mã sinh
viên là thông tin duy nhất để phân biệt các sinh viên với nhau.
• Việc quản lý điểm của sinh viên như sau: điểm tổng kết môn học của sinh
viên được tính theo điểm thi hết môn học và điểm tổng kết sẽ được tính theo
quy chế 25 của Bộ GD:

Trong đó:
A là điểm trung bình chung học tập hoặc điểm trung bình chung các học

phần tính từ đầu khóa học
ai là điểm của học phần thứ i
ni là số đơn vị học trình của học phần thứ i
N là tổng số học phần
Các yêu cầu đối với tính năng của hệ thống:
• Dữ liệu đưa vào được kiểm tra và chuẩn hóa đảm bảo sự đúng đắn và chặt chẽ.
• Cơ sở dữ liệu hệ thống đầy đủ và thống nhất quản lý của học viện.
• Cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin về sinh viên, danh sách sinh viên,
điểm sinh viên, bảng điểm…
• Hệ thống tạo ra các báo cáo, phân tích về hoạt động quản lý của học viện.
• Hệ thống tin cậy và chính xác, giao diện thân thiện dễ sử dụng, hệ thống linh
động, dữ liệu truy cập nhanh.
• Hệ thống đảm bảo bảo mật cho người sử dụng, đảm bảo người dùng thực hiện
đúng phạm vi chức năng.
Xây dựng hệ thống quản lý cho cán bộ văn phòng Khoa và người sử dụng
khác(sinh viên, phụ huynh…) trong trường sử dụng với các chức năng.
- Đăng nhập cho cán bộ văn phòng Khoa
- Cập nhật, tìm kiếm thông tin về Danh sách lớp học
- Cập nhật, tìm kiếm thông tin về sinh viên một lớp học.
- Cập nhật và tìm kiếm bảng điểm của sinh viên theo lớp
- Xem và in danh sách sinh viên một lớp học
- Xem và in bảng điểm một lớp học
Phần mềm quản lí điểm bao gồm các thông tin quản lí có cấu trúc. Qua phân
tích chúng em đã đưa ra các giải pháp thích hợp và cụ thể để đưa hệ thống máy
tính vào việc quản lí.

5
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3



Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm
PHẦN II: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
I. Liệt kê các chức năng.
Qua nghiên cứu công việc quản lí điểm, và đáp ứng các yêu cầu trên chúng
em đã liệt kê các chức năng cần thiết mà hệ thống quản lí thông tin cần phải đáp
ứng như sau:
1. Đăng nhập
Đây là phần xác nhận xem người nào là người có thể đăng nhập vào phần
mềm này cũng như việc phân quyền sử dụng cho từng người. Để đăng nhập vào
phần mềm này, bạn phải sử dụng user name, password… của riêng mình để xác
nhận.
2. Trợ giúp
Nếu như bạn vẫn chưa hiểu rõ cách sử dụng phần mềm này bạn có thể click
vào phần “trợ giúp” để được hướng dẫn cách sử dụng.
3. Tra cứu
Sau khi đã đăng nhập thành công, đây là phần để bạn tra cứu những thông tin
có liên quan đến điểm của sinh viên.
4. Nhập thông tin
Mỗi phần mềm khi quản lí đều cần có dữ liệu đầu vào. Với phần mềm của
chúng em thì yêu cầu nhà quản lí phải nhập những thông tin có liên quan đến
điểm của sinh viên:
• Nhập thông tin của sinh viên: MaSV, HotenSV, Malop, Que…
• Nhập điểm: Mamon, Tenmon, DVHT, Diemlan1, Diemlan2, DiemHT...
• Nhập công thức tính điểm
5. Xử lí thông tin
Với mỗi yêu cầu khác nhau thì việc xử lí lại khác nhau.
• Để tìm kiếm Sinh viên ta có thể tìm kiếm theo tên, ngoài ra có thể tìm kiếm
theo điểm như: điểm trên trung bình hay dưới trung bình, đạt học bổng hay phải

thi lại học lại….
• Ta cũng có thể sắp xếp sinh viên theo tên, nhưng cũng có thể sắp xếp sinh
viên theo điêm với các tiêu chí như phần tìm kiếm.
• Sửa điểm, chèn, lưu trữ, xoá sinh viên… cũng có thể thực hiện một cách rõ
ràng, đơn giản sau khi đã nhập đủ thông tin của sinh viên.

6
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3


Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm
6. Báo cáo
Phần mềm giúp người quản lí đưa ra được những vấn đề cần báo cáo như
sau:
• Báo cáo DSSV theo tên, theo điểm.
• Báo cáo DSSV thi lại, học lại…
• Báo cáo DS điểm của sinh viên trong từng kỳ, từng khoá học…
Tóm lại, việc phân tích thiết kế hệ thống hết sức quan trọng. Phải lắm rõ
được tình hình cụ thể, đề ra phương hướng giải quyết cụ thể có tính móc nối
thông tin chặt chẽ… thì khi áp dụng phần mềm vào các hệ thống máy tính mới
không xa rời thực tế. Qua nghiên cứu và khảo sát chúng em đã xây dựng biểu đồ
phân cấp chức năng và biểu đồ luồng dữ liệu mà chúng em sẽ trình bày ở phần
sau.
II. Phân tích hệ thống về mặt chức năng
1. Biểu đồ phân cấp chức năng
Sơ đồ phân cấp chức năng cho ta cái nhìn tổng quát về các chức năng của hệ
thống, nó giúp xác định phạm vi của hệ thống cần phân tích và tăng cường cách
tiếp cận logic tới phân tíchhệ thống. Qua quá trình khảo sát hiện trạng và tìm

hiểu yêu cầu người dùng, nhóm chúng tôi đã thống nhất đưa ra phần mềm quản lí
điểm của mình với sơ đồ phân cấp chức năng như sau

7
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3


Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm

2. Biểu đồ luồng dữ liệu
Biểu đồ này diễn tả quá trình xử lí thông tin ở mức logic( xem thông tin làm gì
chứ không quan tâm đến việc làm như thế nào? ). Nó thể hiện luồng thông tin
giữa các thành phần biểu đồ.

Hình 2. Biểu đồ luồng dữ liệu

8
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3


Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm

Mức 1
Bảng điểm

DSSV


Thông tin người dùng

5. Xử lý
thông
tin

Trả lời

1.
Đăng
nhập

Người tra cứu
Thông
tin cần
tra cứu

Trợ
giúp

u

Trả lời

Người quản lý

Thông
tin về
SV


2. Trợ
giúp

4. Nhập
thông
tin

Kết quả
3. Tra
cứu
DSSV
Bảng điểm

Thông
tin cần
xử lý

6. Báo
cáo

Trả lời

Bảng điểm
DS báo cáo
Kết quả

9
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3



Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm

10
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3


Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm

11
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3


Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm
III. Phân tích hệ thống về mặt dữ liệu
1. Cơ sở dữ liệu của hệ thống.
Để nắm được yêu cầu của bài toán, cần hiểu rõ những thông tin về cơ sở
dữ liệu mà bài toán cần. Ở đây, chúng em xin đưa ra những thông tin mà phần
mềm quản lí điểm cần có như sau:
1.1. Thông tin của sinh viên:
MaSV (Mã sinh viên), Lop (Lớp), Hoten(Họ tên sinh viên), NS (Ngày
sinh), Goitinh (Giới tính), Hokhau (Hộ khẩu),Diachi (Địa chỉ) , Dienthoai
(Điện thoại), Email, Quyenhan (Quyền hạn), Ghichu (Ghi chú)…
1.2.Thông tin về Điểm:

Lop (Lớp), Monhoc (Tên môn học), Ngaythi (Ngày thi), Hocky (Học
kỳ), Namhoc (Năm học), Lanthi (Lần thi), Ghichu (Ghi chú).
1.3.Thông tin về Điểm sinh viên:
MaSV (Mã sinh viên), Lop (Lớp), DiemCC (Điểm chuyên cần),
DiemTBKT (Điểm trung bình kiểm tra), DiemTNTH (Điểm thí nghiệm thực
hành), DiemBTTL (Điểm bài tập tiểu luận), DiemKTMH (Điểm kết thúc môn
học), Ghichu (Ghi chú).
1.4.Thông tin về lớp
Lop (Lớp) ,Khoa (Khoá học), Hedaotao (Hệ đào tạo), Soluong (Số
lượng)
1.5.Thông tin về Môn học
Monhoc (Tên môn học), SoDVHT (Số đơn vị học trình)
2. Mô hình thực thể liên kết
Trước hết ta định nghĩa là mô hình thực thể quan hệ:
• Mô hình thực thể quan hệ: là mô hình dùng để biểu diễn các cơ sở dữ liệu,
trong đó cơ sở dữ liệu bao gồm các thưc thể (entity) và mối quan hệ (relation).
• Mô hình thực thể quan hệ biểu diễn một cách hệ thống các khái niệm (những
ý niệm lôgic).

2.1 Các khái niệm của mô hình quan hệ
Mô hình quan hệ xuất phát từ ba khái niệm cơ bản: thực thể, liên kết và
thuộc tính.
- Thực thể (entity): thực thể là một đối tượng, vật thể cụ thể hay trừu tượng,
tồn tại thực sự và khá ổn định trong thế giới thực, mà ta muốn phản ánh nó trong
hệ thống thông tin.
-Thuộc tính (attribute/ propepty): là một giá trị dùng để mô tả đặc điểm một
khía cạnh nào đó của các thưc thể.
- Thuộc tính được phân ra làm nhiều loại như sau:
12
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh

Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3


Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm
 Thuộc tính đơn (simple attribute): chỉ có thể mô tả một đặc tính. Ví dụ như:
MSV, NS.
 Thuộc tính tổng hợp (composite attribute):là thuộc tính có thể mô tả nhiều
thuộc tính .Ví dụ thuộc tính họ và tên.
 Thuộc tính đơn trị (simple value attribute):là thuộc tính duy nhất mà mỗi thực
thể có.
 Thuộc tính đa trị (multi value attribute): là thuộc tính có thể lặp lại ứng với
mỗi thực thể. Ví dụ như sđt, email (một người có thể có nhiếu sđt, email).
 Thuộc tính dẫn xuất (perived attribute): là thuộc tính có thể được suy từ cái
khác. ví dụ như điểm trung bình, tổng số.
- Liên kết (association): Một liên kết là một sự gom nhóm các thực thể trong
đó mỗi thực thể có một vai trò nhất định.
2.2. Quan hệ và mô hình quan hệ:
- Mô hình quan hệ cho ta biết mối quan hệ giữa các thực thể, cho ta có cái
nhìn rõ hơn về các thực thể.
- Mối quan hệ: là sự liên kết giữa các thực thể với nhau.
Quy trình xây dựng mô hình E- R
Bước 1: Liệt kê các đăc trưng của nó, chính xác hoá và lựa chọn thông tin của
các hồ sơ.
Bước 2: Đã có một danh sách các thuộc tính được chính xác hoá, chọn lọc
- Tìm thực thể và các thuộc tính của nó:
- Loại các thuộc tính được chon khỏi danh sách các thuộc tính.
Bước 3: Xác định các mối quan hệ giữa các thực thể dã xác định ở bước 2.
Bước 4: Vẽ sơ đò mô hình E-R và xác định bản số cho các thực thể tham gia
vào trong các quan hệ. trước hết vẽ thực thể, sau đó vẽ mối quan hệ.

Bước 5: Chuẩn hoá sơ đồ và thu gọn sơ đồ. Sau khi vẽ sơ đồ ta có thể chuẩn hoá
sơ đồ nếu trong đó có các thuộc tính lặp.
2.3. Áp dụng cho bài tập lớn
Bài tập của chúng em nghiên cứu về quản lý điểm của sinh viên, cụ thể là
của sinh viên khoa CNTT của trường ĐH Công nghệ GTVT. Những thực thể
quan hệ trong bài tập lớn gồm có:
tblSinhvien (MaSV, Lop, Hoten, NS, Goitinh, Hokhau, Diachi, Dienthoai,
Email, Quyenhan, Ghichu )
tblDiem(Lop, Monhoc, Ngaythi, Hocky, Namhoc, Lanthi, Ghichu.)
tblDiemSV(MaSV, Lop, DiemCC, DiemTBKT, DiemTNTH, DiemBTTL,
DiemKTMH, Ghichu.)
tblLop ( Lop,Khoa, Hedaotao, Soluong)
tblMonhoc(Monhoc, SoDVHT)
Các thuộc tính này có mối liên hệ với nhau để giúp cho người quản lý có thể
quản lý điểm với một số chức năng sau:
Nhập thông tin cho sinh viên với các đặc tính liên quan chính là các thuộc
tính của các trường dữ liệu trong bảng SinhVien và Diem.
Xử lý thông tin liên quan đến sinh viên như: quê quán, năm sinh của sinh
viên, các thông tin về điểm thi của Sinh viên.
13
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3


Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm
Người quản lý có thể in thông tin của sinh viên với các đặc tính đó. Người
quản trị phải đăng nhập Email, password tương ứng với mỗi sinh viên.
Để giúp cho người quản lý có thể thực hiện được những chức năng trên thì
các thực thể quan hệ trên phải có những mối quan hệ liên kết với nhau. Đó chính

là mối quan hệ E/R, từ đó ta có bảng mô tả liên kết giữa các thuộc tính.
Từ đó ta có bảng liên kết, mô hình thực thể liên kết E/R mô tả mối quan hệ
giữa các thuộc tính như sau:

Mô hình liên kết
Chú ý:
- Chỉ có người quản lí mới có quyền thay đổi thông tin trên bảng điểm. Sinh viên
chỉ được đăng nhập và tra cứu thông tin.
- Các trường gạch chân là từ khóa

14
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3


Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm

PHẦN III: THIẾT KẾ HỆ THỐNG
1. Thiết kế File dữ liệu
Qua nghiên cứu từ biểu đồ luồng dữ liệu đến biểu đồ E/A, chúng em đã
đưa ra các file cơ sở dữ liệu sau cho phần mềm quản lí của mình.
1.1.BảngSinhviên
File này có chức năng lưu trữ thông tin Sinh viên.
STT Tên các trường

Kiểu dữ liệu

1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11

Text
Text
Text

Kích
thước
10
10
50

Text
Text
Text
Text
Text
Text

10
50
50

10
50
10
50

MaSV
Lop
Hoten
NS
Gioitinh
Hokhau
Diachi
Dienthoai
Email
Quyenhan
Ghichu

Ý nghĩa
Mã sinh viên (Khoá chính)
Tên lớp
Tên sinh viên
Ngày sinh
Giới tính
Hộ khẩu
Địa chỉ
Điện thoại
Email
Quyền hạn
Ghi chú


1.2. Bảng Điểm
File này có chức năng lưu trữ các thông tin liên quan tới Điểm của Sinh viên.
STT Tên các trường

Kiểu dữ liệu

1
2
3
4
5
6
7

Text
Text
Date/Time
Text
Text
Text
Text

Lop
Monhoc
Ngaythi
Hocky
Namhoc
Lanthi
Ghichu


Kích
thước
10
50
10
10
10
50

Ý nghĩa
Lớp (Khoá chính)
Môn học (Khoá chính)
Ngày thi
Học kỳ
Năm học
Lần thi
Ghi chú

1.3. Bảng Môn học
File này có chức năng lưu trữ thông tin về các môn học.
15
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3


Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm

STT Tên các trường


Kiểu dữ liệu

1
2

Text
Text

Monhoc
SoDVHT

Kích
thước
50
50

Ý nghĩa
Tên môn học(Khoá chính)
Số DVHT

1.4. Bảng Lớp.
File này có chức năng lưu trữ thông tin về các lớp học.
STT Tên các trường

Kiểu dữ liệu

1
2
3
4


Text
Text
Text
Int

Lop
Khoa
Hedaotao
Soluong

Kích
thước
10
10
10
4

Ý nghĩa
Tên lớp (Khoá chính)
Khoá học
Hệ đào tạo
Số lượng

1.5. Bảng Điểm sinh viên
File này có chứ năng lưu trữ điểm của mỗi sinh viên.
STT Tên các trường

Kiểu dữ liệu


1
2
3
4
5
6

MaSV
Lop
Monhoc
DiemCC
DiemTBKT
DiemTNTH

Text
Text
Text
Int
Int
Int

Kích
thước
10
10
20
4
4
4


7
8

DiemBTTL
DiemKTMH

Int
Int

4
4

Ý nghĩa
Mã sinh viên(Khoá chính)
Lớp
Môn học
Điểm chuyên cần
Điểm TB kiểm tra
Điểm thí nghiệm thực
hành
Điểm bài tập tiểu luận
Điểm kết thúc môn học

2. Thiết kế giao diện
2.1. Form chính

16
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3



Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm

2.2. Form Đăng nhập

2.3. Form Nhập thông tin Sinh viên

17
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3


Bài tập lớn môn Lập trình Quản lý
Đề tài: Quản lí điểm

18
GVHD: Trần Vĩnh Hạnh
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 3



×