Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Nghiên cứu xây dựng một trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ Active Server Page (ASP )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 95 trang )

Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
LỜI GIỚI THIỆU
Cùng với tốc độ phát triển và ứng dụng rộng rãi của mạng Internet,
mô hình thương mại điện tử trên Internet là vấn đề thời sự trên thế giới và tại
Việt Nam. Thương mại điện tử trên Internet có nhiều lợi điểm như chi phí rẻ,
tiết kiệm không gian điều khiển, giao dịch nhanh, thị trường rộng lớn, … chắc
chắn sẽ là xu hướng phát triển thương mại trong tương lai. Tuy nhiên, thương
mại điện tử trên Internet có một số yêu cầu cần giải quyết như: vấn đề trao đổi
dữ liệu có cấu trúc giữa các hệ thống, vấn đề xử lý tự động quá trình giao dịch
giữa các hệ thống khác nhau, vấn đề bảo mật dữ liệu … Trong xu hướng đó, em
thực hiện đề tài : “Nghiên cứu xây dựng một trang bán sách trên Internet dựa
trên công nghệ Active Server Page (ASP )”.
Trong đề tài này, em tìm hiểu các thông tin về thương mại điện tử trên
Internet, lập trình ASP - Active Server Page, để giải quyết một số vấn đề về
thương mại điện tử trên Internet.
Về hiện thực chương trình ứng dụng, em xây dựng mô hình:
Mua sách, trao đổi dữ liệu giữa khách hàng và cửa hàng theo mô hình
thương mại điện tử B2C (Business to Consumer) và chỉ chú trọng vào mô hình
bán hàng trên mạng.
Trong phần báo các, em trình bày các phần sau:
Phần 1 : Giới thiệu về thương mại điện tử:
Trình bày các khái niệm tổng quát về Internet, Intarnet, thương mại điện
tử, các thông tin về thương mại điện tử trên Internet, các mô hình hoạt động của
thương mại điện tử trên Internet, mô hình B2C – Business to Consumer, mô
hình B2B – Business to Business, …
Phần 2 : Các công nghệ được áp dụng trong việc xây dựng bài toán
Ngôn ngữ ASP để tạo và chạy các ứng dụng Web động và có tương tác
với Web Server, thông qua việc kết hợp các đối tượng được xây dựng sẵn
(Built-in Object), các thành phần HTML, khả năng hỗ trợ ngôn ngữ script
(VBScript, JScipt), các thành phần ActiveX, ...
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP


Giao thức truyền siêu văn bản HTTP - Hypertext Transfer Protocol;
HTTP là giao thức mạng máy tính sử dụng để phân phát các tài nguyên
(resources) gồm có các file, các dữ liệu khác nhau trên Web.
ADO - ActiveX Data Object, cách truy xuất dữ liệu, thêm, bớt, xóa, thay
đổi, … nội dung của dữ liệu.
Phần 3 : Xây dựng mô hình bài toán
Trình bày mô hình và cách xây dựng chương trình bán sách theo mô hình
thương mại điện tử B2C, các yêu cầu chung của một bài toán bán hàng trên
mạng, phân tích, phát biểu bài toán và cuối cùng là thiết kế bài toán.
Phần 4: Phần chương trình hiện thực:
Trình bày một số giao diện của chương trình. Cách cấu hình chương trình
và chạy chương trình.
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn– giáo viên hướng dẫn và
thầy giáo phản biện của đề tài tốt nghiệp, cùng các thầy cô giáo và bạn bè trong
khoa công nghệ thông tin – Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tận tình hướng
dẫn em thực hiện đề tài này.
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
PHẦN I. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN INTRANET VÀ INTERNET
I. INTERNET
I. INTERNET
1. Internet là gì ?
Internet là một mạng máy tính toàn cầu sử dụng một ngôn ngữ truyền
thông chung nó tương tự như một hệ thống điện thoại quốc tế nhưng nó được
nối kết theo cách làm việc của một mạng lớn.
World Wide Web (WWW) cho ta một hình ảnh dễ dàng giao tiếp và tìm
kiếm dữ liệu trên Internet. Các dữ liệu này được liên kết với nhau thông qua
trang Web. Các file, các trang được nối kết với nhau thông qua các mối liên kết
là text hoặc hình ảnh được gọi là HyperLink.

Các trang Web có thể chứa văn bản, hình ảnh, phim, âm thanh. Các trang
này có thể được đặt trên một máy tính ở nơi nào đó trên thế giới. Khi ta nối kết
tới Internet ta có thể truy xuất thông tin trên toàn cầu.
HyperLink là các text hay hình ảnh mà được gắn địa chỉ Web trên đó.
Bằng cách click vào hyperlink ta có thể nhảy tới một trang thành phần của một
Web site. Mỗi một Web site có một trang chủ của Web site đó và có một địa chỉ
duy nhất được gọi là Uniform Resource Locator (URL: là một thuật ngữ để chỉ
ra vị trí tài nguyên (resource) trên Internet). URL xác định chính xác tên của
máy tính và đường dẫn tới một trang Web xác định.
2. Lịch sử hình thành mạng Internet
Sự ra đời của mạng máy tính là tiền thân của sự hình thành mạng Internet.
Ta có thể chia sự phát triển của Internet thành ba giai đoạn như sau.
Giai đoạn 1: Tháng 6 năm 1968, một cơ quan bộ quốc phòng Mỹ là cục
dự án nghiên cứu cao cấp (Avanced Research Project Agency - viết tắt là
ARPA) đã xây dựng dự án nối kết các trung tâm nghiên cứu lớn trong toàn liên
bang , mở đầu là bốn cơ sở : Viện nghiên cứu Stadford, Đại học California ở
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
Los Angeles, Đại học California ở Barbana Và Đại học Utah. Mùa thu năm
1969, bốn trạm đầu tiên được kết nối với nhau thành công đánh dấu sự ra đời
của ARPANET.
Giai đoạn 2: Năm 1987, mạng NSFnet ra đời với tốc độ đường truyền
nhanh hơn. NSFnet cho phép nối 7 mạng vùng mới với trạm siêu máy tính nói
trên .NSF đã đăng ký hợp đồng Xây dựng và quản trị mạng NSFnet với một liên
doanh IBM, MCI và Merit Computer Network.
Giai đoạn 3: Sự xuất hiện của mạng xương sống NSFnet và các mạng
vùng đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưỏng của Internet. Một “xa lộ thông tin “
mới hình thành trong đó có nhiều trường Đai học, viện nghiên cứu đã tham gia
vào cộng đồng Internet. Sau đó các tổ chức chính phủ, giới kinh doanh cũng vào
cuộc và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong thế giới Internet. Về mặt địa lý,
Internet cũng vượt ra ngoài nước Mỹ và trở thành mạng toàn cầu với vài chục

triệu người dùng hiện nay.
II. INTRANET LÀ GÌ ?
II. INTRANET LÀ GÌ ?
Intranet dựa vào TCP/IP Network nhưng không nối kết tới Internet mà chỉ
sử dụng chuẩn truyền thông Internet và các công cụ của nó dùng để cung cấp
thông tin tới người sử dụng trên một mạng riêng. Ví dụ một công ty có thể cài
đặt một Web server chỉ cho các thành viên của công ty trao đổi thư từ tin tức,
thông tin thương mại... Các thành viên truy xuất thông tin bằng cách dùng các
Web browser.
III. CÁC DỊCH VỤ TRÊN INTERNET
III. CÁC DỊCH VỤ TRÊN INTERNET
Các dịch vụ trên Internet rất đa dạng, phong phú. Nó cung cấp cho người
sử dụng một khối lượng lớn thông tin khổng lồ và một khả năng tìm kiếm thông
tin nhanh chóng. Các dịch vụ thông tin phổ biến trên Internet thường hoạt động
theo kiểu kiến trúc Client/Server.
1. Dịch vụ thư tín điện tử
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
Đây là một trong những dịch vụ thông tin phổ biến nhất trên Internet, cho
phép người sử dụng trao đổi thông tin (thông báo, tệp tin) cho nhau thay vì gửi
qua đường bưu điện, có ưu điểm hơn về thời gian, tính kinh tế. Đây là một dịch
vụ mà hầu hết các mạng diện rộng đều cung cấp, nó được quan tâm đầu tiên
trong quá trình đưa mạng địa phương hội nhập vào Internet. Mỗi người sử dụng
thư điện tử (Email) trên Internet có một địa chỉ gọi là địa chỉ thư.
2. Dịch vụ FTP (File Transfer Protocol)
Đây là dịch vụ mà mọi người dùng Internet đều sử dụng để truyền các tệp,
bởi vì đó là dịch vụ phổ biến nhất để truyền tệp trên Internet. Dịch vụ này cho
phép người sử dụng đăng ký truy nhập vào các máy từ xa nhưng chỉ giới hạn ở
mức chuyển giao các tệp. Những máy FTP Server được thiết lập cho các dịch vụ
FTP công cộng thường được gọi là FTP nặc danh. Bởi vì mọi người đều có thể
đăng ký truy nhập vào mà không cần chỉ rõ định danh hoặc mật khẩu. Những

FTP Client thì có ở tất cả các máy tính từ máy tính cá nhân tới máy MainFrame.
Dịch vụ FTP là dịch vụ được sử dụng nhiều nhất sau thư điện tử.
3. Các dịch vụ truy nhập từ xa
Dịch vụ này thường được biết đến là Telnet, Finger … Đây là những dịch
vụ có ở hầu hết các hệ điều hành UNIX, vì vậy nó được sử dụng rộng rãi mặc dù
giao diện không mấy thân thiện.
4. Dịch vụ Gopher
Đây là loại hình dịch vụ cho phép người dùng tra cứu thông tin trên mạng
theo chủ đề của thông tin. Các chủ đề thông tin được tổ chức theo kiểu thực đơn
(Menu) có kiến trúc theo kiểu cây nghĩa là bắt đầu từ chủ đề lớn, trong mỗi chủ
đề lớn có các chủ đề con và trong các chủ đề con lại có các chủ đề nhỏ hơn.
Hoạt động của Gopher cũng dựa theo cấu trúc Client/Server
5. Dịch vụ World Wide Web
Đây là dịch vụ mới nhất nhưng lại phát triển mạnh nhất trên Internet. Nó
bao gồm nhiều chức năng tuyệt vời, cộng thêm khả năng tích hợp được hầu hết
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
các dịch vụ hiện có trên Internet. World Wide Web (thường được gọi tắt là
Web) cho phép ta truy cập được Gopher, Wais, FTP, sử dụng Telnet …
Các phần mềm Web Brower lấy các tài liệu HTML từ Server, dịch tài liệu
này và hiển thị nội dung lên màn hình, người ta gọi là các trang Web. Khi người
sử dụng ấn vào một liên kết trên trang Web, trình Brower sẽ tạo một liên kết tới
đích mà người dùng trỏ đến. Đích này có thể là một trang Web khác. Các tài liệu
HTML bao gồm khả năng liên kết tới rất nhiều dạng thông tin khác nhau như :
văn bản, hình ảnh, âm thanh. Tuy nhiên do khả năng hỗ trợ Multimedia như vậy,
chỉ những người có đường kết nối tốc độ cao vào mạng Internet mới có khả
năng tận dụng hết các khía cạnh ưu việt của dịch vụ World Wide Web.
6. Dịch vụ Wais (Wide Area Information Server)
Trong khi Gopher và World Wide Web thường dùng giao diện người
dùng để hiển thị thông tin và hỗ trợ rất ít khả năng tìm kiếm dữ liệu thì ngược
lại, ở Wais chức năng tìm kiếm dữ liệu lại quan trọng hơn cả. Đó là dịch vụ hỗ

trợ tìm kiếm thông tin rất hữu hiệu nhưng lại hỗ trợ rất tối thiểu về giao diện
người dùng. Về khía cạnh nào đó, người ta coi Wais như là một bổ sung rất tốt
cho Gopher và World Wide Web.
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
CH NG IIƯƠ
TH NG M I I N TƯƠ Ạ Đ Ệ Ử
I. GIỚI THIỆU CHUNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Thương mại điện tử
Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm
thương mại; nói rõ hơn thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại
thông qua các phương tiện điện tử, không cần sử dụng các giấy tờ trong các giai
đoạn của quá trình giao dịch. Theo ước tính cho đến nay có hơn 1300 lĩnh vực
ứng dụng trong thương mại điện tử, trong đó buôn bán hàng hóa, dịch vụ là một
trong nhiều lĩnh vực ứng dụng đó.
2. Các phương tiện kỹ thuật sử dụng trong thương mại điện tử
2.1. Điện thoại, máy fax, …
Điện thoại là phương tiện giao dịch dễ sử dụng, phổ biến. Tuy nhiên điện
thoại có hạn chế là chỉ truyền tải được âm thanh, mọi giao dịch cuối cùng phải
thông qua giấy tờ
Máy Fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn thông thường
nhưng không thể truyền được hình ảnh động, hình ảnh 3 chiều và giá máy, chi
phí sử dụng còn cao.
2.2. Thiết bị thanh toán điện tử :
Thanh toán là khâu quan trọng của quá trình thương mại. Thương mại
điện tử không thể thiếu công cụ thanh toán điện tử thông qua các hệ thống thanh
toán và chuyển tiền điện tử. Đây là các phương tiện tự động chuyển tiền từ tài
khoản này sang tài khoản khác. Thanh toán điện tử sử dụng các máy rút tiền tự
động (ATM – Automatic Teller Machine), các loại thẻ tín dụng – credit card, thẻ
mua hàng, thẻ thông minh – smart card, …

2.3. Mạng nội bộ :
Mạng nội bộ là mạng thông tin của chỉ một tổ chức và có sự liên lạc giữa
các máy tính trong tổ chức đó. Mạng nội bộ có thể là mạng cục bộ (LAN - Local
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
Area Network), hoặc nối kết các máy tính vùng rộng hơn (WAN – Wide Area
Network).
2.4. Mạng toàn cầu Internet :
Thông qua mạng Internet, các máy tính khắp mọi nơi có thể liên lạc, trao
đổi các thông điệp, các thông tin dữ liệu một cách nhanh chóng. Ngày nay, các
công cụ trên Internet ngày càng phổ biến, tiện lợi, các giao dịch thương mại điện
tử trên Internet sẽ càng phát triển.
II. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET
II. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET
Thương mại điện tử trên Internet đã phát triển qua một số giai đoạn. Giai
đoạn đầu là hình thức tạo các site quảng cáo và liên lạc thương mại thông qua
trao đổi email. Theo đánh giá các chuyên gia thì hiện tại ở Việt Nam mới ở giai
đoạn này. Tiếp theo là hình thức siêu thị điện tử, hiện nay phát triển khá phổ
biến trên Internet. Siêu thị điện tử cho phép khách hàng truy cập vào các trang
Web Site bán hàng để xem hàng, chọn hàng và mua hàng hóa, …; phương thức
thanh toán sử dụng thanh toán điện tử thông qua VisaCard, MasterCard, … Sau
đó là hình thức thương mại điện tử giữa các công ty, các tổ chức lớn với nhau;
hình thức này đang phát triển và sẽ là vấn đề nóng bỏng trên Thế giới. Việc giao
dịch, buôn bán giữa các tổ chức trên mạng Internet gồm các quá trình trao đổi
dữ liệu, xử lý thông tin hoàn toàn tự động.
III. CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
III. CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Như đã đề cập ở phần trên, thương mại điện tử trên Internet có hai mô
hình chính là B2C và B2B. Sau đây là giới thiệu sơ lược về 2 mô hình này.
Mô hình B2C - Business to Consumer (giao dịch giữa doanh nghiệp và
người tiêu dùng): Mô hình B2C được áp dụng trong các mô hình siêu thị điện tử

và các Site bán hàng lẻ. Người tiêu dùng vào Web site của công ty, chọn các
món hàng cần mua, cung cấp thông tin về mình là khách hàng bằng cách điền
vào các form đã định sẵn trên Web site, chọn hình thức thanh toán điện tử, cách
vận chuyển hàng hóa, …. Khi đó người dùng coi như đã đặt hàng xong, chỉ chờ
hàng hóa đến.
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
Mô hình B2B - Business to Business (giao dịch giữa các tổ chức): Mô hình
B2B áp dụng trong quá trình buôn bán giữa các tổ chức và các Site cung cấp bán
sỉ. Trong mô hình B2B trên Internet vấn đề quan trọng nhất là trao đổi các thông
tin thương mại có cấu trúc và mua bán tự động giữa 2 hệ thống khác nhau. Mô
hình B2B áp dụng cho hình thức kinh doanh có chứng từ giữa các công ty, các
tổ chức, giữa công ty mẹ và các công ty con, giữa các công ty trong cùng hiệp
hội, …. Khi sử dụng mô hình B2B cần phải có kiểm chứng được khách hàng và
bảo mật các thông tin mua bán thông qua các chữ ký điện tử của công ty, tổ
chức.
Hoạt động của mô hình B2B:
3. Confirm Order
BUYER
Web
Browser
CATALOG
Process
Pipeline
Buy Site
1. Browse to Store
2. Order Items
ACCEPT
PIPELINE
Hình 1.1: Mô hình hoạt động B2C – Business to Consumer
BÊN MUA

Catalog – các mặt hàng có
BÊN BÁN
Order – đơn đặt hàng
Invoice – hóa đơn đòi thanh toán
Payment Information
Thông tin thanh toán hóa đơn
Hình 1.2: Mô hình hoạt động B2B – Business to Business
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
Bên mua muốn mua hàng thì sẽ gởi yêu cầu cần catalog sang bên bán.
Nhận được yêu cầu catalog, bên bán sẽ gởi catalog sang bên mua. Bên mua xem
các mặt hàng trong catalog, chọn mặt hàng cần mua, tạo ra đơn đặt hàng và gởi
tới bên bán. Khi đó, bên bán sẽ xử lý đơn đặt hàng và gởi hóa đơn đòi thanh
toán cho bên mua …
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Thương mại điện tử bao gồm xử lý các giao dịch mua bán, chuyển
tiền trên mạng và các tác vụ đó trên một mặt hàng mới là thông tin.
Đa số mọi người hiểu rằng thương mại điện tử là việc mua bán hàng hoá
và dịch vụ trên Internet. Lúc đầu, thương mại điện tử chỉ bao gồm các tác vụ xử
lý giao dịch mua bán và chuyển tiền trên mạng máy tính, nhưng sau đó, khi nói
đến thương mại điện tử, người ta hàm ý bao gồm cả việc mua bán một mặt hàng
mới, đó là thông tin điện tử.
2. Mục tiêu của thương mại điện tử là tìm mọi cách khuyến khích sự
tham gia của người tiêu dùng.
Mặc dù lúc đầu thương mại điện tử chỉ nằm trong giao dịch giữa các công
ty lớn, các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác nhau, sau đó việc dùng
Internet với tư cách là phương thức đa thương mại điện tử đến với từng người
tiêu dùng cá lẽ đã làm thay đổi quan điểm. Sau một vài năm, số lượng người tiêu
dùng tham gia thương mại điện tử đã tăng lên đáng kể.
3. Mỗi doanh nghiệp lớn nhỏ có thể tham giảm giá kinh doanh khi

dùng Internet.
Thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Chính Internet đã làm cho thương mại điện tử nâng lên một tầm cao mới, trong
nhiều trường hợp mới các công ty nhỏ đã phát hiện ra rằng họ cũng có thể tổ
chức kinh doanh trực tuyến giống như các công ty mẹ. Và mọi doanh nghiệp lớn
nhỏ đều đã nhận thấy rằng họ có thể tận dụng lợi thế của Internet để giảm chi
phí thương mại điện tử hoặc bằng cách thay thế các mạng khác hoặc dùng
Internet như một phương tiện truyền thông thứ hai, chuyển dữ liệu kinh doanh
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
sang dạng số và kết hợp nó với thói quen kinh doanh hiện hữu mà họ đang thực
hiện.
4. Thương mại điện tử là kết quả của tích hợp dữ liệu số, các tiến
trình xử lý bằng máy tính và Internet.
Việc các doanh nghiệp chuyển sang sử dụng thông tin số hoá không phải
là mới, nó đã bắt đầu từ hơn một thập kỷ nay và tiếp tục tăng nên khi máy tính
trở thành thiết bị kinh doanh chuẩn của nhiều công ty. Cái mà các doanh nghiệp
cần quan tâm là khả năng tích hợp nhuần nhuyễn giữa dùng thông tin số hoá,
thực tiễn kinh doanh dựa vào máy tính và Internet.
5. Thương mại điện tử bao gồm các tác vụ hỗ trợ hoạt động mua và
bán hàng hoá, dịch vụ và tích hợp các tác vụ đó.
Thương Mại Điện Tử là một hệ thống không chỉ bao gồm các giao dịch
chủ yếu nhằm vào các hoạt động mua bán để trực tiếp tạo doanh thu mà cả các
giao dịch hỗ trợ tạo doanh thu như kích thích một nhu cầu về hàng hoá và dịch
vụ, cung cấp hỗ trợ bán hàng và dịch vụ khách hàng, tạo môi trường truyền
thông thuận lợi giữa các bên kinh doanh.
VI. ƯU ĐIỂM CỦA TH
VI. ƯU ĐIỂM CỦA TH
ƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Thương Mại Điện Tử đơn giản hoá truyền thông và thay đổi các

mối quan hệ
So sánh cách thức TMTT và TMĐT được dùng để đặt mua hàng cụ thể là
tủ tài liệu chỉ là một ví dụ đơn giản, không phức tạp của thương mại. Khi xem
xét các ứng dụng khác nhau có thể được dùng làm việc trên thông tin số như
phân tích trong phần trước, chúng ta thấy rằng Thương Mại Điện Tử không chỉ
đơn giản là phân phối thông tin và hàng hoá mà nó còn có thể làm thay đổi các
môi quan hệ giữa chúng. Điều đó dẫn tới các cơ hội mới
2. Tính trực tuyến giúp khách hàng dễ dàng và có nhiều lựa chọn
mua hàng hơn
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
Quảng cáo điện tử cung cấp cho khách hàng những thông tin chính xác về
vị trí cửa hàng, thời gian và cách kinh doanh của cửa hàng, thậm chí cả các đặc
điểm chính của hàng hoá. Nếu khách hàng không muốn tận mắt xem hàng trước
khi mua, quá trình mua bán chỉ có các tác vụ đặt mua và thanh toán điện tử xảy
ra .
3. Lực lượng trung gian mới
Mặc dù tất cả đều nói tới xoá bỏ trung gian, sự gia tăng tác động trực tiếp
giữa người mua và người bán là xu thế bất lợi đối với môi giới trung gian,
thương mại điện tử vẫn sẽ mở ra các cơ hội mới cho các loại hình môi giới trung
gian mới, chẳng hạn sẽ xuất hiện các trung gian môi giới về : tìm các thị trường
đặc biệt, thông báo cho khách hàng các cơ hội buôn bán tốt…
4. Cơ hội giảm chi phí
Chúng ta mới chỉ bắt đầu xem xét các cơ hội và sự tích hợp mà thương
mại điện tử mang lại. Mới vài năm trôi qua, Internet đã trở lên ngày một thu hút
sự quan tâm của người tiêu dùng. Các trang Web khiến người tiêu dùng tự tin
dùng Internet hơn, nó cung cấp cho cả ngời dùng cá nhân và các doanh nghiệp
nhiều phương thức mới để mô tả và tìm kiếm thông tin.


Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP

PhÇn II. c¸c c«ng nghÖ
CHƯƠNG I
WORLD WIDE WEB VÀ CÁC CÔNG NGHỆ WEB
I. WORLD WIDE WEB
I. WORLD WIDE WEB
1. World Wide Web và siêu văn bản Hypertext
Internet là ý tưởng tuyệt vời nhưng nếu chỉ bó hẹp trong các trường đại
học, trung tm nghiân cứu khoa học, cc cơ quan nhđ nước thì số lượng người sử
dụng sẽ bị hạn chế vì cách truy nhập tin còn khá cồng kềnh. Người dùng máy
tính để truy nhập vào mạng thường dùng các loại thông tin khác nhau dựa trên
văn bản, hình ảnh, thậm chí cả âm thanh và người ta đưa ra khái niệm thông tin
đa phương tiện (multimedia). Giao diện người và máy trong đầu thập niên này
đã trở nên thân thiện rất nhiều nhờ các biểu tượng gần giống với đời thường và
dùng thiết bị ngoại vi như chuột, bút quang, thậm chí bằng ngón tay chỉ việc trỏ
tới đối tượng ta có thể có ngay thông tin trước mặt.
Công nghệ WEB cho phép xử lý các trang dữ liệu đa phương tiện và truy
nhập trên mạng diện rộng như trên Internet. Thực chất WEB là hội tụ của
Internet, siêu văn bản và thông tin đa phương tiện, dẫu rằng WEB có thể tồn tại
không cần Internet nhưng công nghệ WEB sẽ chả là gì nếu không có bộ xương
sống Internet.
2. WEB và ứng dụng
Ứng dụng đầu tiên của WEB là thay đổi cách biểu diễn thông thường
bằng văn bản toàn chữ nhàm chán sang kiểu thông tin sinh động có hình ảnh, âm
thanh. Với một bộ duyệt có trang bị các tiện ích đồ hoạ trên máy tính, ta dễ xử lý
các thông tin có kèm theo hình ảnh như đồ thị, sơ đồ, các bức ảnh chụp và các
thông tin đa phương tiện khác.
Có WEB ta cũng dễ đặt hàng qua mạng. Ta có thể nhìn thấy mặt hàng ta
muốn trên màn hình và nếu ưng ý chỉ cần vài thao tác nhỏ có thể soạn ngay một
bức thư đặt hàng kèm theo và yêu cầu lập tức được thỏa mãn. Ý tưởng của xa lộ
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP

thông tin là mua hàng tại gia ngay từ bây giờ đã có thể thực hiện được. WEB
cũng giúp cho quan hệ khách hàng và chủ hàng thuận tiện hơn thông qua giao
tiếp trên mạng.
Trong tương lai gần, WEB giúp việc xuất bản các tạp chí, sách báo một
cách dễ dàng, nhanh chóng vì có các thư viện ảnh, tài liệu khổng lồ trên Internet.
Người ta cũng có thể giải trí trực tiếp trên mạng. Việc đưa tin trên mạng sẽ vô
cùng thuận tiện. Các hãng lớn như CNN, Reuters đều dùng công nghệ WEB để
phổ biến tin. Thông thường người đọc chỉ quan tâm đến một số tin nhất định.
WEB sẽ giúp ta tóm lược các tin chính và thông qua siêu văn bản ta có thể truy
nhập đến từng tin chi tiết. Ngoài ra WEB cho ta công cụ tuyệt vời trong giáo
dục, hội họp từ xa...
II. CÁC CÔNG NGHỆ WEB
II. CÁC CÔNG NGHỆ WEB
1. HTML
HTML là ngôn ngữ định dạng, hay đánh dấu (mark-up). Thực tế, HTML
được viết tắt từ HyperText Markup Language. Một tập tin văn bản được đánh
dấu bằng các thẻ (tag) HTML cho phép người ta đọc được chúng trên máy tính
của mình hay qua mạng bằng phần mềm gọi là bộ duyệt (browser). Thẻ (tag) là
một đoạn mã được giới hạn bởi dấu ngoặc nhọn '<' và '' . Bộ duyệt đọc các tag
khi thực hiện định dạng tập tin HTML trên màn hình. Những tài liệu có trên
World Wide Web là các tập tin HTML.
HTML gán thẻ cho kiểu chữ, chèn file ảnh đồ họa, âm thanh, video vào
văn bản, tạo ra mối liên kết và hình thức gọi là siêu văn bản (hypertext). Siêu
văn bản là đặc tính quan trọng nhất của ngôn ngữ HTML. Điều này có nghĩa là
một đoạn văn bản hay đồ họa bất kỳ nào cũng có thể liên kết với một tài liệu
HTML khác.
2. Dynamic HTML
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu Văn bản Động (Dynamic Hypertext Markup
Language) ; là phiên bản mở rộng của HTML và JavaScript, ngôn ngữ này được

dùng để tạo trang thông tin trên World Wide Web. Dynamic HTML có vị trí văn
bản và đồ hoạ rất chính xác vì nó cho phép nội dung của trang Web thay đổi mỗi
khi người dùng nhấn, kéo hay trỏ vào nút, hình ảnh hay các thành phần khác trên
trang này.
HTML động của Microsoft phức tạp hơn của Netscape và có cả khả năng
liên kết cơ sở dữ liệu với trang Web để sửa đổi nội dung ngay trong khi thực thi.
Trước khi có HTML động, điều này đòi hỏi phải bổ sung mã chương trình chạy
ngoài trình duyệt như Java hay thành phần ActiveX.
3. Cascading Style Sheets
Những ai từng thiết kế trang Web đều biết rằng kiểm soát vị trí hình ảnh,
văn bản và các đối tượng HTML là vấn đề khá đau đầu. Hiện nay, người ta
thường dùng kiến trúc bảng với tham số BORDER = 0 (không kẻ viền và đường
ngang/dọc chia tách nội dung bảng) và khung (frame) để định vị các phần tử
HTML. Điều này sắp trở nên lạc hậu vì ngày càng nhiều người chuyển sang
dùng CSS (Cascading Style Sheets), các trang định dạng mang thông tin về kiểu
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
thức của các phần tử trong trang Web, tính năng mới được cả IE 4.0 lẫn
Communicator 4.0 hỗ trợ.
CSS là khuôn mẫu (template) cho phép định kiểu thức một lần cho các
phần tử HTML nhưng áp dụng cho tất cả các phiên thể (instance) của đối tượng
đó mỗi khi chúng hiện diện trong trang Web. Thay đổi trong CSS sẽ làm thay
đổi trong toàn Web site, kết quả là nhanh chóng tạo được site với các trang Web
nhất quán.
4. XML
Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng Extensible Markup Language (XML) là một
đặc tả cho phép gán thẻ cho văn bản trong tài liệu Web. Nó không mô tả hình
thức hiển thị của văn bản như chức năng và ngôn ngữ lập trình trên Web là
HTML thực hiện, chức năng của nó là gán ý nghĩa cho văn bản có trong trang
Web.
Hiện tại, không có hệ thống quy tắc quản lý các “gói” dữ liệu Web hay

định ra phương pháp vận hành dữ liệu này. Kết quả là Internet trở thành bộ sưu
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
tập khổng lồ của HTML, JavaScript hay Java trên máy Client và “mớ” ngôn ngữ
kịch bản và ngôn ngữ biên dịch trên Server.
XML giải quyết sự lộn xộn này bằng cách tổ chức tất cả các ngôn ngữ lập
trình theo một cấu trúc thông nhất. Trước đây, dữ liệu được lưu trưc không theo
thứ tự trong các trang HTML, nhưng giờ đây chúng được đặt trong các trang
XML theo cấu trúc chặt chẽ. Cả hai trình duyệt của Netscape và Microsoft phiên
bản 5.x đều thông hiểu XML và quản lý hiệu quả dữ liệu này.
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
CH NG IIƯƠ
MICROSOFT WEB SERVER VÀ CÁC M C CÔNG NGHỨ Ệ
I. INTERNET INFORMATION SERVER (IIS)
I. INTERNET INFORMATION SERVER (IIS)
Internet Information Server (IIS) là một Web server cho phép ta công bố
thông tin trên mạng Intranet hay Internet. Internet Information Server truyền tải
thông tin bằng cách dùng Hypertext Transfer Protocol (HTTP), Internet
Information Server cũng có thể dùng phương thức FTP hoặc Gopher.
1. Internet Information Server dùng để làm gì ?
Các nhiệm vụ chính của IIS là :
• Công bố trang chủ trên Internet mang tính đặc thù và thường xuyên
như các thông tin buôn bán, cơ hội việc làm, hay các chương trình du học của
một nước nào đó.
• Công bố một Form và yêu cầu từ phía khách hàng điền các thông
tin vào Form đó.
• Công bố các chương trình tương tác.
• Công bố cho người mua hàng từ xa các khả năng để dễ dàng truy
cập tới cơ sở dữ liệu bán hàng của bạn.
2. Internet Information Server làm việc như thế nào ?
Web là một hệ thống yêu cầu (Request) và đáp ứng (Response). Web

browser yêu cầu thông tin bằng cách gửi một URL tới Web server, Web server
đáp ứng lại bằng cách trả lại một trang HTML cho Web browser.
Hình 2.1
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
HTML có thể là một trang Web tĩnh được lưu sẵn ở trên Web server hoặc
có thể là một trang Web động mà server tạo ra khi đáp ứng yêu cầu của người sử
dụng hoặc là một trang ở thư mục nào đó trên server.
Web Browser URL Request :
Mỗi trang Web trên Intranet hoặc Internet có một URL duy nhất. Web
browser yêu cầu một trang bằng cách gửi một URL tới một Web server. Web
server sử dụng thông tin trong URL để xác định và cho hiển thị trang Web theo
yêu cầu của Browser.
Cú pháp URL là một chuỗi văn bản tuần tự gồm có : Protocol, Domain
Name, và đường dẫn (Path) tới thông tin yêu cầu. Protocol là chuẩn truyền thông
dùng để truyền tải thông tin như là : HTTP, FTP và Gopher. Domain Name
chính là Domain Name System (DNS) của máy tính chứa thông tin. Path là
đường dẫn tới thông tin yêu cầu trên máy tính. Ví dụ :
Phương thức Tên Domain đường dẫn (Path)
Http:// Www.microsoft.com /backoffice
Https://
(secure HTTP)
Www.company.com /catalog/orders.htm
Gopher:// Gopher.college.edu /research/astronomy/index.htm
ftp:// Orion.bureau.gov /stars/alpha quadrant/starlist.txt
Một URL cũng có thể chứa thông tin mà Web server cần phải xử lý trước
khi trả lại một trang, dữ liệu trong URL được gắn thêm vào cuối đường dẫn.
Web server gửi dữ liệu này tới một chương trình hay một Scirpt để xử lý và trả
lại kết quả trong một trang web.
Web server đáp ứng yêu cầu của Web browser bằng cách trả lại một trang
HTML. Trang trả lại có thể là trang HTML tĩnh, trang HTML động hoặc là

trang trong danh sách thư mục.
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
II. S TI N TRI N C A WEB Ự Ế Ể Ủ
II. S TI N TRI N C A WEB Ự Ế Ể Ủ
Trang HTML túnh -> HTML o ng -> trang ASP.ủ ọ
1. Nội dung liên kết tĩnh
Web ban đầu dựa trên nội dung liên kết tĩnh và nhiều site hiện nay vẫn
còn duy trì tính chất tĩnh. Để thay đổi nội dung trang Web mà Web Server gửi
đến Browser, ta phải edit trang HTML bằng tay.
Trong mô hình tĩnh, Browser sử dụng HTTP - Hypertext Transport
Protocol để yêu cầu một file HTML từ Web Server. Web Server nhận yêu cầu
này và gửi một trang HTML đến Browser được format và trình bày trên màn
hình. Mô hình này cung cấp cách truy cập trang đã được format về thông tin cho
người sử dụng nhưng vẫn có giới hạn giao tiếp qua lại giữa User và Web Server.
Ta vẫn phải soạn thảo bằng tay để thay đổi nội dung trang Web.
2. Trang HTML động
Các trang động được tạo ra trong quá trình đáp ứng cho yêu cầu của người
sử dụng. Một Web browser thu thập thông tin bằng cách thực hiện một trang có
các Textbox, Menu, Checkbox... cho phép người sử dụng điền vào hoặc lựa
chọn. Khi người sử dụng click vào một nút (button) trên Form, dữ liệu từ Form
được gửi tới Web server. Server đưa dữ liệu này tới một Script hoặc một trình
ứng dụng để xử lý. Sau đó server gửi lại kết quả cho browser bằng một trang
HTML. Ví dụ sau đây cho phép ngưới sử dụng gửi một yêu cầu tới một Internet
Server API (ISAPI), ứng dụng này dùng để cộng 2 số. Người sử dụng nhập 2 số
được cộng sau đó click một button để gửi 2 số đó tới web server. Web server gọi
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
một ISAPI để cộng 2 số, sau đó trả lại kết quả cho browser bằng một trang
HTML.
3. ASP - Active Server Pages
Ta sử dụng ASP để thêm trực tiếp các lệnh script có thể được thực thi vào

trong các file HTML.
Ứng dụng ASP:
Tích hợp tương thích với các file HTML.
Dễ dàng tạo không yêu cầu compile hoặc link bằng tay.
Hướng đối tượng và có khả năng mở rộng với các thành phần ActiveX
Server
Trong ứng dụng ASP, các trang ASP cùng nhiều thành phần khác đặt
trong cùng 1 thư mục của ứng dụng. Trong thư mục của ứng dụng có 1 file
Global.asa dùng để chia sẻ các thông tin trong toàn ứng dụng.
Ứng dụng ASP dễ phát triển bằng cách tăng cường, thay đổi các ASP
Script thích hợp, các thành phần ActiveX Server.
III. CÁC MỨC CÔNG NGHỆ
III. CÁC MỨC CÔNG NGHỆ
1. CGI (Common Gateway Interface)
CGI (viết tắt của Common Gateway Interface) : là chuẩn để kết nối
chương trình ứng dụng với Web server. Dữ liệu từ bảng biểu do người dùng
điền vào trên trang Web được chuyển đến cho ứng dụng CGI, ứng dụng này sau
đó sẽ gửi trả nội dung Web được tạo ra theo yêu cầu ngược về cho trình duyệt
(browser) của người dùng.
Trong khi người đọc chỉ cần nhìn kết quả việc đăng ký của họ hoặc trả lời
những câu hỏi được đưa ra, có nhiều công đoạn xảy ra, những công đoạn đó
được tóm tắt như sau :
• Trình duyệt của người đọc sẽ chuyển dữ liệu cần nhập vào đến
Server. Server chuyển dữ liệu nhập đến một CGI Script.
• CGI Script xử lý dữ liệu nhập, chuyển dữ liệu này đến một trình
ứng dụng khác nếu cần thiết, sau đó gởi dữ liệu xuất ra Web Server .
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
• Web Server chuyển dữ liệu xuất trở ra trình duyệt của người đọc .
2. ISAPI (Internet Server Application Programing Interface)
ISAPI (Internet Server Application Programing Interface) : ra đời sau

trong lĩnh vực giao diện động, là một API mở được phát triển bởi Process
Software and Microsoft. API này được thiết kế để tối ưu hiệu suất của những
ứng dụng sinh ra trang động trên server Intranet/Internet.
ISAPI cung cấp một tập hợp những giao diện cho phép ta tạo ra
extensions và filters cho MSIIS (Microsoft Interner Information Server). IIS là
web server đầu tiên hỗ trợ cho mô hình API này, tuy nhiên lập trình ISAPI
không chỉ có ở IIS, hoặc đối với server chạy WinNT/Windows9x, mà còn được
hỗ trợ ở nhiều server khác.
Có hai loại ISAPI là ISAPI Extension và ISAPI Filter, cả hai có thể chạy
trên bất kỳ Web Server nào có hỗ trợ ISAPI.
CH NG IIIƯƠ
ACTIVE SERVER PAGEs (ASP)
I. TỔNG QUAN VỀ ASP ( ACTIVE SERVER PAGES)
I. TỔNG QUAN VỀ ASP ( ACTIVE SERVER PAGES)
1. Khái niệm ASP (Active Server Pages)
ASP là môi trường kịch bản trên máy server (server-side scripting
environment). Dùng asp để tạo và chạy các ứng dụng web động và có tương tác
với web server. thông qua việc kết hỵp các đối tượng được xây dựng sẵn (built-
in object) có nhiều thuộc tính, các thành phần html, khả năng hỗ trợ ngôn ngữ
script (vbscript, jscipt), các thành phần activex, ... asp cung cấp giao diện lập
trình mạnh, dễ dàng xây dựng các ứng dụng hiệu quả trên web.
ASP cho phép tạo ra ứng dụng các tương tác kinh doanh hơn là chỉ công
bố nội dung. chẳng hạn, nhà đại lý du lịch sử dụng asp để cho phép khách hàng
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
kiểm tra các chuyến bay thích hợp, so sánh giá cả, đặt chỗ cho chuyến bay. rất
hiệu quả và kinh tế.
2. Các tính chất và ưu điểm của ASP
Với ASP ta có thể chèn các script thực thi được vào trực tiếp các file
HTML . Khi đó việc tạo ra trang HTML và xử lý script trở nên đồng thời, điều
này cho phép ta tạo ra các hoạt động của Web site một cách linh hoạt uyển

chuyển, có thể chìn các thành phần HTML động vào trang Web tùy vào từng
trường hợp cụ thể
2.1. ASP cho ta các tính chất sau :
Có thể kết hợp với file HTML.
Dễ sử dụng, các script dễ viết, không cần phải biên dịch (compiling) hay
kết nối (linking) các chương trình được tạo ra.
Hoạt động theo hướng đối tượng, với các build-in Object rất tiện dụng :
Request, Response, Server, Apllication, Session.
Có khả năng mở rộng các thành phần ActiveX server (ActiveX server
components).
Môi trường của ASP sẽ được cài đặt trên Server cùng với Web server.
Một ứng dụng viết bằng ASP là một file hay nhiều file văn bản có phần tên mở
rộng là.Asp, các file này được đặt trong một thư mục ảo (Virtual Dirrectory) của
Web Server.
Các ứng dụng ASP dễ tạo vì ta dùng các ASP script để viết các ứng dụng.
Khi tạo các script của ASP ta có thể dùng bất kỳ một ngôn ngữ script nào, chỉ
cần có scripting engine tương ứng của ngôn ngữ đó mà thôi.
2.2. Các ưu điểm của ASP :
Các ứng dụng Active Server Pages được tích hợp hoàn hảo vào trong các
trang HTML. Điểm mạnh của ASP được thể hiện qua 3 điểm sau :
• Khả năng dễ tiếp cận : Những người đã có kinh nghiệm trong việc thiết
kế các trang HTML khi chuyển sang thiết kế các trang ASP rất dễ dàng. Người
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
phát triển các ứng dụng ASP có thể lựa chọn các ngôn ngữ script (Jscript,
VBScript) phù hợp với chuẩn ActiveX Scripting.
• Tính mở : Thể hiện qua việc có thể tuỳ ý chọn các ngôn ngữ script mà
các chức năng chính được hỗ trợ bởi ASP và có thể được mở rộng bởi các tổ
hợp ActiveX Server.
• Không cần biên dịch : Các ứng dụng của ASP xây dựng trên các ngôn
ngữ kịch bản (language scripting) được thông dịch (interpret) trực tiếp trong khi

chạy không cần phải biên dịch trước.
II. TRANG ASP
II. TRANG ASP
1. Giới thiệu trang ASP
Là trang Web trong đó có kết hợp của nhiều thành phần như HTML -
HyperText Markup Language (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản), thành phần
ActiveX và các lệnh ASP Script. Nhìn chung, trang ASP giống như trang HTML
có hỗ trợ thêm các lệnh ASP Script.
2. Cấu trúc của một file ASP
Một file ASP có tên mở rộng là .asp, nó bao gồm các thành phần như :
Text
HTML tags
Script Commands
3. Hoạt động của trang ASP
Khi Browser yêu cầu một trang ASP đến server, Web Server sẽ xem xét
nội dung của file ASP từ đầu file đến cuối file. Server thực thi hết các lệnh ASP
Script có trong file và kết quả là 1 trang chỉ chứa thành phần HTML được gửi về
Browser. Do các lệnh script chạy trên server hơn là chạy trên client, nên Web
Server xử lý tất cả các công việc liên quan đến việc tạo ra trang Web để chuyển
đến Browser.
4. Mô hình hoạt động tổng quát của trang ASP
Trang ASP
trên
Web Server
Đoạn HTML
Đoạn ASP
Script
Trang ASP
trên
Web Browser

Đoạn HTML
Đọan ASP
Script ủaừ
xửỷ lyự
Web
Browser
Web
Server
Request trang ASP
Response trang ASP
Database
Processing
Nghiên cứu xây dựng trang bán sách trên Internet dựa trên công nghệ ASP
5. Cách tạo trang ASP
File ASP có phần mở rộng là *.asp. Ta có thể đổi 1 file HTML bằng cách
đổi phần mở rộng là .htm hoặc .html thành .asp để chạy chương trình.
6. Cách sử dụng các lệnh ASP Script trong trang ASP
ASP Script đặt trong cặp kí hiệu: <% . . . %> hoặc
ASP Script đặt giữa tag:
<SCRIPT RUNAT="SERVER" LANGUAGE = language>
. .
</SCRIPT>
III. WEB SERVER CHO ASP
III. WEB SERVER CHO ASP
• Microsoft Internet Information Server (IIS) trên Windows NT
Server
• Microsoft Peer Web Server trên Windows NT Workstation
• Microsoft Personal Web Server trên Windows 9x
IV. MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN WEB
IV. MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN WEB

Gồm có 3 bộ phận chính, các bộ phận hoạt động dựa trên sơ đồ khối sau:

×