Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN đổi mới một vài phương pháp dạy đọc ở môn tiếng anh ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.96 KB, 10 trang )

ĐỔI MỚI MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC
TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa, quan hệ giữa nước
ta và các nước đang được tăng cường và mở rộng. Vì vậy nhu cầu giao tiếp và
mở rông kiến thức, nâng cao khoa học kĩ thuật ngày càng lớn, đòi hỏi chúng ta
đặc biệt là các em bắt đầu đang học ngoại ngữ (Tiếng Anh) phải có vốn Tiếng
Anh nhất định, làm nền móng lâu dài cho việc giao tiếp lâu dài và giao tiếp về
sau này để tiếp thu nền văn minh khoa học hiện đại. Để phát huy tính sáng tạo
và khả năng giao tiếp của học sinh thì một trong bốn kĩ năng không thể thiếu
được đối với người học ngoại ngữ là “kĩ năng đọc”. Đọc giúp các em học sinh
khắc sâu kiến thức đã học, bên cạnh đó cũng giúp các em hiểu thêm về kiến
thức xã hội, văn hóa thể thao… của các nước trên thế giới. Do đó giáo viên
ngoài việc đơn thuần hướng dẫn, yêu cầu, giải thích của sách giáo khoa thì cần
phải tổ chức một cách linh hoạt, tạo ra không khí hứng thú học tập tích cực cho
học sinh, tạo cho các em một tinh thần thái độ học tập tốt. Để làm được điều
này người giáo viên phải có nhiều hình thức tổ chức học tập để học sinh đạt
hiệu quả như mong muốn. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Đổi mới một vài
phương pháp dạy đọc ở môn Tiếng Anh ở trường THCS”.
2. Thực trạng.
a. Thuận lợi:
Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến khắp trên thế giới, mọi người đều xem
nó là ngôn ngữ thứ hai. Có đa dạng chương trình học, đa kênh, đa phương tiện
học, đa dạng hình thức học. Nó là môn học có thể đem lại cho người học nhiều
hứng thú, và có thể sử dụng nó bất kì quốc qia nào trên thế giới. Các em có thể
học nó để giao tiếp hàng ngày. Tiếng anh đã đưa vào chương trình học ở mọi
1


cấp, mọi ngành, mọi lứa tuổi. Sách, báo, tài liệu học tập đa dạng. Đa số học sinh


đều thích học Tiếng Anh. Trong quá trình dạy học bằng mọi cách để đạt được
kết quả cao nhất về chất và lượng.
Bản thân tôi luôn tìm tòi mọi biện pháp để khắc phục những khó khăn mà
tôi gặp phải trong giảng dạy…Đồng thời, được sự đóng gớp ý kiến của đồng
nghiệp, bản thân tôi tự trao dồi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp nhằm
gớp phần giúp tôi giải quyết được những khó khăn để đạt kết quả cao hơn.
b. Khó khăn:
Tiếng Anh là môn học mới. Hơn nữa nó là môn học khó đòi hỏi người
học phải tư duy, suy nghĩ, tìm tòi, kiên trì mới có thể đạt được thành tích. Như
các bạn biết đó trường Trần Phán của tôi ở nông thôn sâu, điều kiện cơ sở vật
chất còn thiếu thốn nhiều. Đặc biệt những phương tiện dạy học cho môn tiếng
Anh còn thiếu như: băng, đài, tranh ảnh… Các em ở nông thôn không có điều
kiện tiếp xúc nhiều với sách, báo, tài liệu tham khảo. Học sinh chưa thấy được
tầm quan trọng của Tiếng anh trong cuộc sống hiện đại. Người dạy chưa thu hút
được sự đam mê học tập từ các em.
Từ những khó khăn và hạn chế nêu trên tôi đã nghĩ mình phải làm gì để
nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh? Làm thế nào để học sinh hứng thú say mê
học tập môn này? Có biện pháp nào phù hợp để gây sự hứng thú, say mê tìm tòi
vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống?
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Đọc là một trong bốn kĩ năng mà học sinh cần được rèn luyện theo
phương pháp giao tiếp. Đọc giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức về thế giới
xung quanh, cung cấp thêm kinh nghiệm trong một số lĩnh vực như văn hóa,
khoa học kĩ thuật...đồng thời giúp học sinh nắm và ghi nhớ kiến thức ngôn ngữ
và rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ. Ngoài ra đọc còn tạo cho học sinh có thói
quen và lòng ham mê đọc sách, báo. Chính vì thế chúng ta cần phải tìm ra
những thủ thuật dạy hấp dẫn, thích hợp để giúp cho việc dạy đọc có hiệu quả.
2



1. Cơ sở xuất phát những biện pháp giải quyết vấn đề.
Tiếng Anh là tiếng nước ngoài hiện nay đã và đang được rất nhiều người
học tập và nghiên cứu. Hiện nay việc học ngoại ngữ có điều kiện thuận lợi là do
học sinh có điều kiện nghe đúng giọng và ngữ điệu của người nước ngoài qua
nhiều kênh khác nhau: học sinh có thể học qua đài, báo, sách điện tử……Học
sinh dễ dàng vận dụng chúng vào cuộc sống lao động.
2. Diễn biến của quá trình tác động các biện pháp.
2.1. Đọc thường (Basic reading)
a. Đọc to (reading aloud)
Đây là một bước rất dễ. Khi ta đọc to thành lời, mục đích lúc này là cho
học sinh làm quen với từ vựng, với việc phát âm và qua đây giáo viên có thể
kiểm tra được việc phát âm của học sinh. Đây có thể được coi như bước đầu
làm lưu loát kĩ năng nói. Tuy nhiên trong việc dạy học ngoại ngữ, việc đọc to
rất ít có tác dụng cho kĩ năng đọc hiểu của học sinh hơn là đọc thầm.
b. Đọc thầm (silent reading)
Đây là bước để học sinh nhận dạng từ và hiểu được cấu trúc ngữ pháp qua
đó học sinh có thể nhận biết thông tin và nội dung của bài đọc.
2.2. Đọc phân tích và đọc tổng hợp (intensive reading and extensive
reading)
* Có các loại đọc sau:
- Đọc giải trí (reading for pleasure)
- Đọc lướt lấy thông tin cần thiết (scanning)
- Đọc lướt để nắm ý chính (skimming)
Ba loại đọc này mang tính chất tổng hợp còn gọi là đọc rộng (extensive
reading).
Loại đọc tổng hợp còn hạn chế sử dụng trong việc dạy ngoại ngữ ở các
trường trung học cơ sở.
- Đọc hiểu nội dung để nghiên cứu.
3



- Đọc phân tích nguyên bản để học tiếng.
* Hai loại đọc này mang tích chất phân tích hay còn gọi là đọc sâu
(intensive
reading). Loại đọc này rất phổ biến trong các trương trình dạy học ở các trường
THCS vì nó nhằm cung cấp ngữ liệu và thực hành dạy tiếng nói chung.
2.3. Khai thác bài đọc để dạy ngữ liệu:
Nếu mục đích bài đọc chú trọng vào việc day ngữ liệu là chính là công
việc của giáo viên là khai thác bài khóa để học sinh hiểu được bằng cách giới
thiệu, trình bày, giảng giải, gợi ý về nội dung cũng như về ngôn ngữ của bài.
Sau đó là các hoạt động luyện tập, kiểm tra mức độ hiểu và thực hành các ngôn
ngữ vừa học, phối hợp tất cả các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Một bài dạy đọc
ngữ liệu có thể được tiến hành như sau:
a. Giáo viên bắt đầu giới thiệu bài khóa, sử dụng nhiều phương tiện khác
nhau:
Vào bài, giới thiệu chủ đề bài đọc bằng các câu hỏi gợi mở, hỏi để khai thác
kiến thức của học sinh, ôn lại bài cũ mà kiến thức liên quan đến bài mới.
b. Nếu bài khóa mà dễ minh họa qua tranh thì ta sẽ dùng tranh để giới
thiệu,
minh họa nội dung bài, đồng thời qua tranh phối hợp giới thiệu cấu trúc, từ mới,
sử dụng các phương pháp giới thiệu ngữ liệu mới.
c. Luyện tập hỏi đáp về bài khóa, khai thác các ngữ liệu có trong bài.
d. Thực hành ngữ liệu mới, phối hợp với ngữ cảnh của bài khóa và nội
dung
bài khóa.
e. Củng cố, tóm tắt, xây dựng bài khóa.
f. Đọc to, luyện phát âm, ngữ liệu nếu cần.
g. Mở rộng các hoạt động, bài tập nối tiếp. Phối hợp các kĩ năng nghe,
nói,
4



đọc, viết phù hợp với mức độ học sinh và nội dung bài đọc. (Ex: Unit 14 : C3
p.147)
2.4. Khai thác bài đọc để phát triển kĩ năng đọc hiểu.
Khi giáo viên dạy dạng bài đọc này thì song song với việc giúp học sinh
hiểu được ngữ liệu trong bài còn phải tạo ra những hoạt động luyện tập giúp
học sinh thành thạo kĩ năng đọc. Đọc hiểu được những đoạn văn khác nhau với
những mục đích khác nhau. Ở đây, vai trò chủ đạo là học sinh giáo viên lúc này
chỉ là người hướng dẫn và kiểm tra. Thông thường khi dạy một bài đọc để phát
triển kĩ năng đọc hiểu giáo viên thường được tiến hành theo 3 bước cơ bản:
- Trước khi đọc (pre-reading)
- Trong khi đọc (while-reading)
- Sau khi đọc (post-reading)
* Mỗi một bước có những hoạt động cụ thể nhằm để phát triển kĩ năng đọc
hiểu cho học sinh.
a. Pre-reading (Trước khi đọc)
-Trước khi bắt đầu đọc bài, giáo viên phải tạo ra những hoạt động gây
hứng thú cho học sinh, tạo ra nhu cầu muốn đọc cho học sinh, khuyến khích
học sinh suy nghĩ về chủ đề mà họ sắp đọc.
* Pre-teach vocabulary (Dạy từ vựng)
- Giáo viên lựa chọn và xác định những từ khóa trong bài (key words).
Như vậy không những đảm bảo thời gian mà còn mang lại hiệu quả cao.
* Predict (Đoán)
Giáo viên lựa chọn kỹ thuật dạy phù hợp với kiểu bài và nội dung của bài.
Mục đích phần này là thu hút học sinh tham gia bài giảng ngay từ đầu tiết học.
Vì thế việc đoán của học sinh đúng hay sai cũng không quan trọng, trong phần
này giáo viên đưa ra tình huống của bài học và đưa ra lời chỉ dẫn ngắn gọn,
chính xác, dễ hiểu và kiểm tra lại ngay để chắc chắn rằng tất cả các em học sinh
đã hiểu được mình phải làm gì , rồi giáo viên giới hạn thời gian để học sinh

5


thực hiện nhiệm vụ của mình (thời gian khoảng từ 1 đến 4 phút) hết thời gian
giáo viên lấy một vài ý kiến phản hồi từ phía học sinh. (give feedback)
b. While-reading (Trong khi đọc)
Đây là giai đoạn chính của tiết học. Nó bắt đầu ngay sau phần (Predict).
Giáo
viên yêu cầu học sinh đọc hoặc nghe lướt nội dung của bài để kiểm tra phần dự
đoán của mình (check prediction). Sau đó yêu cầu học sinh đọc kỹ nội dung
một cách chi tiết, để áp dụng một số bài tập cơ bản cho các em khắc sâu kiến
thức hơn nữa nội dung chính của bài đọc.
c. Post –reading (Sau bài đọc)
Đây là bước củng cố và mở rộng của bài đọc, học sinh có thể lấy thông
tin từ
nội dung của bài đọc hiểu để nói hay viết, nhưng phải theo chủ đề của thầy cô
đưa ra. Có thể tổ chức cho các em hoạt động theo cặp hoặc nhóm hay cá nhân.
Hình thức của tổ chức này rất đa dạng, phong phú và có mức độ khó dễ khác
nhau, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của ngữ liệu được sử dụng, được giới
thiệu và chi phối bởi những bài luyện có kiểm soát chặc chẽ, có hướng dẫn
trước đó. Ở các hoạt động liên hệ có liên quan đến cá nhân, ngoài việc sử dụng
những mẫu câu đã học, bài luyện tập được tự do hơn với những câu mở rộng và
tự nhiên không bị gò ép theo khuôn mẫu, có thật đúng với tình huống, sẽ giúp
học sinh phối hợp cùng một lúc vốn kiến thức sẵn có với kiến thức mới học để
diễn đạt những vấn đề có tính giao tiếp cao hơn. Có thể hình dung sự đa dạng
phong phú này qua diễn biến các câu đối thoại giao tiếp giữa thầy và trò, giữa
trò và trò. Giáo viên có thể sử dụng dạng bài như:
* Gap-filling, role play, rewrite, mapped- dialogue, discussion, arrange
the events in order, develop another story basing on the text, giving the title of
reading the text, rewrite the stories from jumbled sentences or words, etc….

* Tiếng anh 7, bài 4 (A6), trang 44 “Schools in the USA”
6


+ Discussion: Students discuss about the similarities and difference
between schools in the USA and in Vietnam.
* Tiếng anh 6, bài 16(A2) trang 166 “Animals and Plants”
+ Role-play: One student acts as Mr Hai, the farmer, others act as
interviewers to ask him questions.
* English 8, bài 4, trang 41 “The lost shoe ’’
+ Story retelling: Students base on the text and the given pictures to
retell the story in the correct order, using their own words.
Các loại bài đọc rất đa dạng và có nội dung truyền đạt khác nhau. Để cho
một bài dạy thành công thì giáo viên phải lựa chọn các dạng bài tập phù hợp
với loại bài đọc.
3. Tác động của biện pháp
Trong thời gian giàng dạy nhiều năm, tôi nghỉ trong tiếng Anh phần đọc
rất quan trọng trong bốn kỹ năng, tạo tiền đề cho học sinh phát triển các kĩ năng
khác. Và người giáo viên với vai trò là người hướng dẫn, phải sử dụng các
phương pháp và thủ thuật gì cho phù hợp với từng loại bài đọc, từng đối tượng
học để đạt được mục đích bài đọc đề ra. Khi áp dụng phương pháp này để giảng
dạy cho các em luôn gây hứng thú và giúp các em hiểu bài một cách dễ dàng.
Trong quá trình sọan bài giáo viên phải lựa chọn các thủ thuật, các dạng bài,
các bước tiến hành bài đọc sao cho mang tính sáng tạo linh động tạo ra hứng
thú cho học sinh. Muốn làm tốt điều này, người giáo viên phải luôn đổi mới
phương pháp cho phù hợp, say mê công việc có thời gian đầu tư và áp dụng để
rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó tôi áp dụng phương pháp này giảng cho
học sinh từ nhiều năm nay. Tôi thấy các em thực hiện rất tốt các kỹ năng đọc
một cách lưu loát và thành thạo.
PHẦN III . KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG VÀO THỰC

TIỄN
1. Kết quả nghiên cứu
7


Trong quá trình dạy học, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho học sinh
thì người giáo viên phải còn xem học sinh tiếp thu được gì và chuyển hóa kiến
thức như thế nào? Bằng nhiều biện pháp khác nhau tôi đã giúp học sinh hứng
thú với tiết học đọc, tiết học không còn buồn tẻ và học sinh không còn thụ động
tiếp thu kiến thức, học sinh hào hứng khám phá chi tiết bài đọc và các em rất
phấn khởi khi tự mình có thể hiểu nội dung và áp dụng thành thạo các ngữ liệu
mới trong bài đọc.
Cho học sinh thấy rõ các mục đích khác nhau của các hoạt động dạy học
giúp cho người thầy xác định rõ hơn những gì đã làm cho từng bài giảng. Người
thầy ý thức được mục đích của những việc mình đang tiến hành trên lớp để qua
đó lựa chọn được những hoạt động dạy học phù hợp với ý đồ của mình. Sau khi
thực hiện các phương pháp học sinh nắm từ và cấu trúc tốt hơn và hứng thú với
môn học hơn.
Như vậy sau một thời gian băn khoăn trăn trở trong lòng và với phương pháp
này mà tôi đã chọn, liệu học sinh có hiểu bài tốt không? Bằng việc kiểm tra
đánh giá chất lượng học sinh tôi đã thu được kết qủa khả quan hơn nhiều so với
chất lượng trước khi áp dụng phương pháp mới. Và những vấn đề vướng mắc từ
bấy lâu nay dần dần đã được khắc phục. Kết quả cụ thể qua các năm học đạt
được như sau :
- Năm học 2008 – 2009: có khoảng 58% học sinh đạt được.
- Năm học 2009 – 2010: có khoảng 65% học sinh đạt được.
- Năm học 2010 – 2011: có khoảng 70% học sinh đạt được.
- Năm học 2011 – 2012: có khoảng 80% học sinh đạt được.
- Năm học 2012 – 2013: (HKI): có khoảng 87% học sinh đạt được.
2. Ứng dụng thực tiễn

Qua thời gian giảng dạy và nghiên cứu đề tài này, tôi áp dụng trong quá
trình giảng dạy của tôi thì đạt được hiệu quả cao so với lúc tôi chưa cải tiến
phương pháp dạy, được đồng nghiệp đồng tình và nhất trí rất cao.Vì thế chúng
8


tôi đã họp tổ và phổ biến ứng dụng phương pháp này cho các thành viên trong
tổ, cũng được đồng nghiệp áp dụng rộng rãi trong trường của tôi. Tôi đã góp
phần nhỏ bé của mình vào thành tích chung của nhà trường và giúp đỡ đồng
nghiệp tôi đạt được chỉ tiêu phấn đấu của trường cao hơn. Đề tài nghiên cứu
không phân biệt đối tượng học sinh nào, do vậy mà có thể áp dụng rộng rãi cho
mọi đối tượng học sinh.
3. Kết luận
Mục đích của dạy học kỹ năng đọc là làm cho học sinh nắm được một
cách vững chắc các kỹ năng đọc. “Kiến thức cơ bản, những kĩ năng, kĩ xảo.
Cuối cùng học sinh biết vận dụng vào đời sống của các em khi học ngôn ngữ
này.
Đặc biệt khi dạy đọc thì mỗi bài tập đọc được sử dụng với những dụng ý
khác nhau, vì vậy khi nghiên cứu SGK người giáo viên phải khai thác được
dụng ý đó, không chỉ dừng lại như vậy mà còn phát triển thêm dụng ý bản thân,
từ đó xác định mục tiêu, phương pháp, thủ thuật phù hợp gây hứng thú cho học
sinh hiểu bài một cách dễ dàng hơn.
4. Kiến nghị
Do thời gian trên lớp quá ít mà học sinh quá đông nên giáo viên không
hướng dẫn hết cho từng học sinh, để giải quyết được vấn đề này theo tôi nên
mỗi tuần mở vài buổi học phụ đạo hoặc bồi dưỡng thêm trong hè…
Đề nghị cấp trên cung cấp thêm trang thiết bị, đồ dùng và phòng học chức
năng
cho môn Tiếng Anh nhằm phục vụ cho tiết học Tiếng Anh có hiệu quả hơn.
Sĩ số học sinh trong một lớp khoảng 30 đến 35 em.

Trên đây là một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế giảng dạy những năm
qua, có thể còn thiếu sót. Rất mong các quý lãnh đạo và đồng nghiệp tham gia
góp ý tạo điều kiện cho tôi học hỏi và bồi dưỡng chuyên môn để tôi hoàn thành
tốt nhiệm vụ giảng dạy.
9


Tôi xin chân thành cảm ơn !
Trần phán, ngày 10 tháng 03 năm
2013
Người viết

Bùi Tấn Vũ

10



×