Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.03 KB, 1 trang )
THÙY CÔNG PHÁP
TRONG GIẤC NGỦ CHỨA CẢ CÀN KHÔN
A./ NÓI CHUNG
- “Thùy pháp” ( phương pháp luyện tập khi ngủ ) là phương pháp tu luyện của riêng
Đạo giáo nhằm giúp con người nhập định vào định cảnh. Họ đã lợi dụng giấc ngủ để
tu luyện định công, trở thành một bộ công pháp nổi tiếng vừa dễ học vừa đạt hiệu quả
cao trong dưỡng sinh, rèn luyện thân thể.
- Nguồn gốc của thùy công pháp : “Thùy công” là tên gọi tắt của “Thùy công đơn”.
Người tu luyện Thùy công nổi danh hàng đầu là ẩn sĩ Trần Đoàn ở trên núi Hoa Sơn.
Ông từng nằm ngủ trên núi Hoa Sơn ngủ liền một giấc mấy ngày không dậy, sau đó
đắc đạo ngay trong giấc ngủ. Thường thì người luyện tập dùng giấc ngủ để luyện giấc
ngủ, dần dần sinh định lực, các tập khí, các giấc mộng không tốt dần dần mất đi.
B./ THÙY ĐƠN CÔNG QUYẾT
( yếu quyết của phương pháp luyện công khi ngủ )
1./ Tổng quyết của Thùy đơn pháp: Tâm tức tương y, đại định chân không
Người xưa cho rằng pháp điều tức trước phải tự điều tâm, muốn định thần phải tư
điều tức. Vì thế “Thùy công quyết” là sự kết hợp hữu cơ giữa điều tâm và điều tức,
dùng tâm điều hòa hơi thở, dùng hơi thở để nhiếp tâm.
Hơi thở và tâm nhiếp hộ lẫn nhau
2./ Khẩu quyết thứ nhất: Tâm tức tương y, thần định hư không
Thả lỏng thân thể, nằm yên tịnh trên giường, để tâm niệm và ý thức ở khoảng không
trước mũi. Tâm niệm và hô hấp tương tùy gọi là “tâm tức tương y”, và hợp lại ở
khoảng hư không trước mũi, gọi là “thần định hư không”.
Trong phương pháp này “ tâm tức tương y” là phương tiện để đạt được “thần định hư
không”.
3./ Khẩu quyết thứ hai: Tâm tức tương vong, thần khí hợp nhất
Thần không có hình tướng, khí không có dung nhan tướng mạo. Không thể nhìn thấy
thần, chỉ căn cứ vào tâm. Không nhìn thấy khí, chỉ biết được khi lắng nghe hơi thở.
Vậy tâm chính là nơi nương gá của thần khí, muốn cho thần khí hợp nhất thì tâm tức
phải tương tùy.
4./ Khẩu quyết thứ ba: Hoảng nhiên nhi thùy, đại định tiền tấu