Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài viết về Văn hóa tổ chức tại Công ty Tinh Vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.96 KB, 15 trang )

Khái niệm Văn hóa tổ chức (Organisation Culture)
Nhà trường, cũng như mọi tổ chức khác, trong quá trình trưởng thành của mình, phải giải
quyết hai vấn đề chính: một là, sự hội nhập của từng cá nhân vào một tổng thể hoạt động
có hiệu quả, và hai là, tổng thể ấy cần thích nghi một cách hữu hiệu với những biến đổi
của môi trường bên ngoài để có thể tồn tại và phát triển được. Khi một tập thể từng bước
cùng nhau tìm ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề này qua một thời gian dài,
họ sẽ cùng gắn kết với một kinh nghiệm tập thể; chính những kinh nghiệm ấy tạo ra một
hệ thống những niềm tin và những điều được công nhận là đúng mà mọi thành viên trong
tổ chức ấy cùng đồng thuận chia sẻ, đó chính là cái mà chúng ta gọi là “văn hóa tổ chức”.
Vậy có thể định nghĩa: “Văn hóa tổ chức là một tập hợp của những nguyên tắc cơ bản
được công nhận là đúng mà một tập thể cùng chia sẻ, những nguyên tắc ấy được vận
dụng để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong tổ chức khi cần phải thích nghi với
những biến đổi bên ngoài cũng như để tạo ra sự gắn kết và hội nhập trong nội bộ tổ chức
ấy. Đó là những nguyên tắc đã tỏ ra có hiệu quả tốt, đủ để mọi người công nhận giá trị
của nó, và do vậy, cần được truyền đạt, huấn luyện cho những nhân viên mới, để họ nhận
thức, suy nghĩ và hành động phù hợp với những nguyên tắc ấy khi giải quyết công việc”
(Schein 2004)1[1].
Những nhân tố nào hợp thành văn hóa của tổ chức? Gareth Morgan coi văn hóa tổ chức
là một hiện tượng sinh động và tích cực, là kết quả và là cách thức mà người ta sáng tạo
và tái tạo thế giới mà họ sống. Ông cho rằng văn hóa tổ chức bao gồm các yếu tố sau:
♦ Những giá trị được tuyên bố rõ ràng và cả những giá trị không được nêu rõ,
♦ Những mong đợi công khai và ngấm ngầm đối với cách xử sự của mỗi thành viên,
♦ Tập quán và lễ nghi,
♦ Những câu chuyện kể, những “huyền thoại” về lịch sử của tổ chức,
♦ Bầu không khí của tổ chức, tức là những xúc cảm nảy sinh qua cách các thành viên
giao tiếp với nhau, với người ngoài, kể cả cái không gian vật chất mà mỗi người chiếm
giữ trong phạm vi của tổ chức,

1



♦ Những ẩn dụ và biểu tượng- có thể là không tự giác nhưng thực sự có tồn tại[2]
Với cách hiểu kinh điển về văn hóa tổ chức như đã nói trên, chúng tôi muốn nhấn mạnh
sự tồn tại của văn hóa tổ chức trong mỗi cơ quan, đơn vị, trường đại học là một thực tế
khách quan, cho dù người lãnh đạo hoặc các thành viên của nhà trường có ý thức về nó
hay không, có tác động đến nó hay không. Người ta nhận thức về văn hóa tổ chức của
đơn vị mình- tự phát hoặc tự giác- qua cách mà từng thành viên, nhất là của các cấp lãnh
đạo, xử lý công việc và các mối quan hệ. Mặt khác, văn hóa tổ chức không phải là thứ
nhất thành bất biến, nó hình thành và diễn tiến qua thời gian, không phải bằng chỉ thị,
mệnh lệnh, nghị quyết, mà bằng việc làm và hành động của từng người. Vai trò của
người lãnh đạo trong việc hình thành văn hóa tổ chức là vô cùng quan trọng. Có thể nói,
người quản lý, giảng viên, nhân viên làm việc trong phạm vi tác động của văn hóa nhà
trường, còn người lãnh đạo thì định hướng tạo ra văn hóa ấy qua các chính sách và việc
thực hiện chính sách.
Văn hóa tổ chức của trường đại học
Các mối quan hệ bên trong nội bộ nhà trường và quan hệ giữa nhà trường với thế giới bên
ngoài cũng chịu sự tác động của các nhân tố như chiến lược phát triển, chính sách nhân
sự, lương thưởng và đề bạt giống như những tổ chức xã hội khác; ngoài ra văn hóa tổ
chức của trường đại học còn có những nhân tố đặc thù như văn hóa học thuật và tự do
học thuật. Ngay cả trong những nhân tố không đặc thù thì tác động của nó đối với việc
hình thành văn hóa nhà trường cũng có những đặc điểm riêng cần được xem xét; vì cho
dù khuynh hướng doanh nghiệp hóa đang lan rộng trong giáo dục đại học khắp thế giới,
thì các trường đại học về bản chất vẫn là những “doanh nghiệp” đặc biệt và sinh viên là
những “khách hàng” đặc biệt.
Tất cả mọi doanh nghiệp đều có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Văn hóa tổ chức của các
doanh nghiệp được xây dựng nhằm mục tiêu tăng cường tối đa hiệu quả hoạt động của bộ
máy nhân sự, nâng cao năng suất lao động và do đó tạo hiệu suất lợi nhuận tối đa. Trường
đại học thì khác. Trường đại học có thể tạo ra lợi nhuận nhưng không được xem tìm kiếm
lợi nhuận là mục đích tối thượng, vì điều này sẽ mâu thuẫn với bản chất cốt lõi của
trường đại học và sẽ làm tổn hại việc thực hiện sứ mạng của nhà trường. Như Drew
Faust, hiệu trưởng thứ 26 của Trường Đại học Harvard đã nói:


[


“ Bản chất của một trường đại học là trách nhiệm độc nhất vô nhị của nó với quá khứ và
tương lai, chứ không đơn giản chỉ với hay thậm chí chủ yếu với hiện tại. Một trường đại
học hoạt động không vì những kết quả của tháng tới hay năm tới, thậm chí cũng không vì
việc sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành con người như thế nào. Nó hoạt động vì những kiến
thức sẽ định hình cả một đời người, những kiến thức truyền tải di sản của nhiều thiên
niên kỷ, những kiến thức quyết định tương lai. Một trường đại học phải vừa nhìn về
tương lai phía trước, vừa nhìn lại quá khứ theo những cách đôi khi bắt buộc phải mâu
thuẫn với những mối bận tâm hoặc đòi hỏi nhất thời của công chúng. Trường đại học gắn
bó với sự vô thời hạn, và sự đầu tư này sẽ tạo ra một mùa bội thu mà chúng ta không thể
đoán trước và thông thường không thể đo lường được”2[3]
Vì vậy, những giá trị “built-in” trong văn hóa tổ chức của nhà trường không phải chỉ là
phương tiện mà còn là mục đích của bản thân trường đại học. Mọi doanh nghiệp đều tìm
kiếm lợi nhuận cho chính nó, cho người chủ của doanh nghiệp và các thành viên của nó,
còn trường đại học thì có thể và cần phải đầu tư cho những chương trình nghiên cứu
không mang lại một xu lợi nhuận cho chính họ mà mang lại lợi ích cho cả xã hội, thậm
chí không phải cho xã hội hôm nay mà là một xã hội tương lai. Thêm nữa, trường đại học
“bán” một món hàng mà không phải cứ có tiền là mua được. Bằng cấp có thể mua, nhưng
tri thức, năng lực trí tuệ, phẩm chất, là những thứ không thể mua được bằng tiền. Nếu
như văn hóa tổ chức của các doanh nghiệp được xây dựng nhằm tăng hiệu suất và lợi
nhuận đến mức tối đa, thì văn hóa tổ chức của trường đại học được xây dựng nhằm bảo
đảm cho nhà trường thực hiện sứ mệnh của mình một cách tốt đẹp nhất.

Văn hóa tổ chức của nhà trường mang lại điều gì?
Văn hóa tổ chức là một lợi thế cạnh tranh không thể sao chép. Nó là một thứ không thể
mua, không thể mượn, không thể lắp đặt được. Nó phải do tổ chức tự xây dựng nên và
trải qua một quá trình nuôi dưỡng lâu dài, cho đến lúc nó thực sự trở thành nguyên tắc chi

phối mọi hành động và cách xử sự của mỗi người trong công việc, thì nó sẽ tạo nên một
thứ năng lực nội tại của từng người và tạo ra sự hợp tác với nhau một cách hiệu quả. Nó
sẽ làm cho từng người hạnh phúc với công việc mình làm, thay vì làm việc dưới động lực
của “củ cà rốt và cây gậy”, người ta được thúc đẩy bởi ngọn lửa bừng cháy bên trong, bởi
ý nghĩa của công việc mình làm, bởi một viễn cảnh chung, một sứ mệnh chung, về sự
hiệp lực giữa sứ mệnh của bản thân mình và của tổ chức. Nó sẽ làm giảm đi những trục
2


trặc va chạm không cần thiết, thay vì lãng phí thì giờ, công sức, tiền bạc vào việc giải
quyết những chuyện không đâu, tổ chức có thể tập trung sức lực vào những việc khác
quan trọng hơn và có ý nghĩa hơn trong việc thực hiện sứ mệnh của mình. Hơn nữa, được
dẫn dắt bởi một hệ thống giá trị đã định hình, hiểu rõ những gì tổ chức mong đợi mình
phải tuân thủ, người ta nhanh chóng biết cách xử sự trong mỗi tình huống, không cần
“thử sai” và tránh được một số vấp váp nhất định. Do vậy, tổ chức ấy sẽ đạt hiệu quả tốt
hơn trong công việc.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với trường đại học. Bởi vì những giá trị tinh thần, bao
gồm tri thức, truyền thống, những nỗ lực thúc đẩy tiến bộ xã hội, chính là cái mà nhà
trường có bổn phận tạo ra và vun đắp, giữ gìn. Làm sao trường đại học có thể tạo ra
những giá trị ấy, nếu như những con người của nó sống trong những nguyên tắc xử sự
trái ngược?

Quá trình hình thành văn hóa tổ chức của nhà trường
Như trên đã nói, văn hóa tổ chức của nhà trường không phải nhất thành bất biến mà hình
thành qua một quá trình lâu dài, với những điều chỉnh do tác động của cả bên ngoài lẫn
bên trong.
Xét về mặt biểu hiện, thì văn hóa tổ chức của nhà trường có thể thấy được qua nhiều lớp:
lớp bề mặt là cấu trúc của tổ chức, là cơ chế hoạt động, là quy trình, thủ tục giải quyết
công việc, ví dụ như cách sắp xếp các bộ phận chức năng nhằm phân chia trách nhiệm và
thẩm quyền; hay những quy định về tuyển dụng, đề bạt và sa thải nhân sự, những chính

sách khen thưởng và kỷ luật, vân vân. Lớp sâu hơn là chiến lược phát triển, là những mục
tiêu và sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường. Sâu hơn nữa là những giá trị và niềm tin, là
nhận thức và cảm xúc của những con người là thành viên của nhà trường. Những điều
này có thể được trình bày rõ rằng bằng lời và cũng có thể chỉ là những “nhân tố vô hình”
nhưng nó có thật, và khi được chia sẻ rộng rãi trong tập thể nhà trường thì nó trở thành
nguyên tắc xử sự không tự giác, trở thành chuẩn mực cho hành động của các thành viên.
Văn hóa tổ chức của nhà trường được xây dựng như thế nào và vai trò của lãnh đạo trong
việc hình thành văn hóa tổ chức của nhà trường là gì? Nhiều người cho rằng văn hóa tổ
chức có thể xây dựng theo lối tiếp cận “từ trên xuống”: khởi đầu từ ý tưởng của người
lãnh đạo, rồi đến quá trình chia sẻ tầm nhìn và kế hoạch hành động, khi những chính sách


hay hành động này được chứng minh là “đúng” hoặc có hiệu quả, thì những giá trị hay
chuẩn mực tiềm ẩn trong những chính sách ấy sẽ được khẳng định và trở thành chuẩn
mực chung. Chúng tôi một mặt tán thành vai trò vô cùng quan trọng của người lãnh đạo,
nhưng cho rằng cách tiếp cận “từ trên xuống” sẽ khó đạt được thành công nếu không
được bổ sung bằng cách tiếp cận “từ dưới lên”. Những chính sách hay quy định có thể
buộc người ta hành động theo một cách nào đó, nhưng không thể buộc người ta phải chia
sẻ một niềm tin nào đó, suy nghĩ và cảm xúc theo một cách nào đó. Văn hóa tổ chức thực
sự không thể hình thành nếu thiếu niềm tin bên trong của các thành viên. Không có niềm
tin ấy, người ta có thể hành động theo cách mà tổ chức đòi hỏi, nhưng có thể sẵn sàng
làm trái với những đòi hỏi ấy nếu như điều đó có lợi cho cá nhân họ và có thể che đậy
được.
Cách tiếp cận “từ dưới lên” đòi hỏi sự tham gia của từng cá nhân trong tổ chức. Người
lãnh đạo có vai trò định hướng và gắn kết những cá nhân ấy lại bằng một cấu trúc nhất
định. Nhà trường, như mọi tổ chức khác, không phải là một dấu cộng giữa các cá nhân,
mà là một dấu nhân: chính cấu trúc và văn hóa của tổ chức gắn kết các cá nhân ấy lại theo
một cách có thể làm tăng (hoặc giảm) năng lực của từng người và tạo ra một sức mạnh
mới nhờ sự phối hợp và bổ sung (hoặc triệt tiêu) lẫn nhau giữa các cá nhân. Nhưng từng
cá nhân sẽ không thể tạo ra và tham gia tích cực vào cái phép nhân này, nếu như họ

không cảm thấy mình thực sự thuộc về tổ chức ấy, nếu như những giá trị và niềm tin cốt
lõi của họ không nhất quán với giá trị và niềm tin của tổ chức. Chính cái ý thức là thành
viên của một tổ chức đã củng cố tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ
những giá trị chuẩn mực của tổ chức và dắt dẫn hành động của từng cá nhân trong cách
xử lý công việc hay quan hệ.
Schein cho rằng văn hóa của tổ chức hình thành từ ba nguồn chính: từ những giá trị và
niềm tin của người sáng lập tổ chức, từ kinh nghiệm tích lũy được qua thời gian của các
thành viên, và từ những niềm tin mới, những giá trị mới, những điều được cho là đúng
mà những thành viên mới của tổ chức mang lại/span> 3[4].. Ông cũng cho rằng tác động
của lãnh đạo là quan trọng bậc nhất, và văn hóa của một tổ chức không thể tồn tại nếu
những con người chủ chốt, hay một số đông thành viên, ra đi. Tổ chức ấy có thể sẽ vẫn
tồn tại, nhưng văn hóa tổ chức ấy đã khác trước.
Từ một góc nhìn khác, chúng tôi cho rằng văn hóa của nhà trường hình thành chủ yếu từ
các chính sách hoạt động và sự nhất quán trong việc thực hiện những chính sách ấy, cũng
3


như từ cách xử sự và xử lý công việc của các thành viên trong nhà trường, mà quan trọng
nhất là của các cấp lãnh đạo. Điều gì xảy ra khi người lãnh đạo nói một đằng, làm một
nẻo? Theo lương thức thông thường, người ta nhìn vào việc làm và hành động của những
người lãnh đạo chứ không chỉ nghe những lời nói suông. Lời nói tốt đẹp không che giấu
được những mục tiêu không đẹp, nhất là trong môi trường trí thức, nơi có khả năng phán
xét đặc biệt mạnh mẽ. Hành vi của từng thành viên đều có tác động củng cố hay phá hoại
văn hóa của tổ chức, nhưng hành vi của người lãnh đạo thì có một tác động đặc biệt lớn.
Chính vì vậy, Schein cho rằng mọi tập thể, mọi tổ chức hay đơn vị đều xây dựng nên các
chuẩn mực hành xử của mình chung quanh sự phân bố ảnh hưởng, thẩm quyền và quyền
lực.
Lý thuyết cấu trúc có thể giúp giải thích rõ con người đã định hình nên văn hóa tổ chức
của mình như thế nào, đồng thời, văn hóa tổ chức đã kềm chế hành động của các thành
viên ra sao (Xem Giddens, 1979)/span>4[5]. Thuật ngữ “cấu trúc hóa” để chỉ mối tương

quan giữa các bộ phận trong một tổng thể có tổ chức, hàm ý chúng ta chịu sự chi phối, đè
nén của cơ chế (bao gồm các chuẩn mực trong quy ước xã hội và hệ thống tôn ti trật tự
trong quá trình ra quyết định) nhưng cũng đồng thời tham dự vào quá trình không ngừng
duy trì, bảo vệ và điều chỉnh cơ chế ấy (Driskill, Brenton 2005)5[6]..
Kết luận
Văn hóa tổ chức của một trường đại học cũng giống như tính cách của một con người. Nó
có cội nguồn trong văn hóa của môi trường xã hội mà trường đại học ấy đang hoạt động,
cũng như trong lịch sử của nhà trường. Nó có tương tác với môi trường, bị chi phối bởi
đặc điểm văn hóa của từng cá nhân, và nó rất chậm thay đổi. Một điều rất lạ kỳ là trong
lúc văn hóa tổ chức (organization culture) nói chung, văn hóa doanh nghiệp (corporate
culture) nói riêng, được nghiên cứu rất rộng rãi trên thế giới trong vòng một hai thập kỷ
gần đây, thì có rất ít tài liệu nghiên cứu về văn hóa tổ chức của nhà trường, những công
trình nghiên cứu về đề tài này bằng tiếng Việt thì lại càng hiếm! Rất cần có những nghiên
cứu nguyên cấp (primary research) về đặc điểm văn hóa tổ chức của các trường đại học
Việt Nam trong tương quan so sánh đối chiếu với các trường đại học trong khu vực và
trên thế giới; cũng như rất cần nghiên cứu mối tương quan giữa đặc điểm văn hóa tổ chức
và tiến trình phát triển hay kết quả hoạt động của nhà trường: loại văn hóa nào thì sản
sinh ra xu hướng phát triển gì. Hiểu biết về văn hóa tổ chức của nhà trường là điều vô
cùng quan trọng trong việc tạo ra thay đổi.
4
5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anthony Giddens 1979. “Central Problems in Social Theory- Action, Structure and
Contradiction in Social Analysis”. California University Press.
Craig Clarrisa 2004, “Higher education culture and organizational change in the 21st
century”. Nguồn: />Edgar Schein 2004, “Organisation Culture and Leaderships”. Jossey Bass,
Gareth Morgan 1997, “Imagination: New Mindsets for Seeing, Organising and
Managing”, Sage Publication

Gerald Driskill, Brenton 2005. “Organisation Culture in Action: A Cultural Analysis
Workbook”.
Kim S.Cameron and Robert E.Quinn (2006). “Diagnosing and Changing Organizational
Culture”.John Willey and Sons, Inc.
Keup, Jennifer R. – Walker, Arianne A. – Astin, Helen S. – Lindholm, Jennifer A., 2001.
“Organizational Culture and Institutional Transformation”. ERIC Digest.
Phạm Hiệp 2008. “Văn hóa tổ chức trong cải cách giáo dục” Nguồn: Tia Sáng.
/>Phạm Viết Lộc 2009. “Văn hóa tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội”. Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, số 25 (2009), tr. 230-238
Phạm Quang Huân 2007. “Văn hóa tổ chức, hình thái cốt lõi của văn hóa nhà trường”.
Báo cáo Khoa học đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa học đường do Viện NCSP,
Trường ĐHSPHN tổ chức năm 2007.
6

[1] Edgar Schein 2004, “Organisation Culture and Leaderships”. Jossey Bass, tr. 373374. Schein được coi là lý thuyết gia nổi tiếng bậc nhất về văn hóa tổ chức. Định nghĩa
này được trích dẫn hàng ngàn lần trong các tài liệu nói về văn hóa tổ chức.
6


7

[2] Gareth Morgan 1997, “Imagination: New Mindsets for Seeing, Organising and
Managing”, Sage Publication, tr.149

8

[3]
Drew
Faust,
/>

2007.

9

[4] Schein, sách đã dẫn.

10

[5] Anthony Giddens 1979. “Central Problems in Social Theory- Action, Structure and
Contradiction in Social Analysis”. California University Press.

11

[6] Gerald Driskill, Brenton 2005. “Organisation Culture in Action: A Cultural Analysis
Workbook”, tr. 19.

Van hóa giao tieepd trong Nhà trường
Thứ sáu, 19 Tháng 2 2010 07:50
(giaoduc.edu.vn) - Để góp phần trao đổi kinh nghiệm và tìm những giải pháp nâng
cao chất lượng giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường, sáng 10-12, tại trường
ĐH Sư Phạm TP.HCM, Viện nghiên cứu Giáo dục mà trực tiếp là Trung tâm phát
triển nghiệp vụ Sư Phạm, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa
học với chủ đề: “ Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường”
Văn hóa giao tiếp không thể tách rời với giáo dục
Phát biểu tại Hội thảo GS.TSKH Lê Ngọc Trà đã khẳng định: giao tiếp có quan hệ chặt
chẽ với giáo dục. Hay nói một cách cụ thể hơn thì ở phương diện nào đó giáo dục chính
là giao tiếp. Không có giao tiếp không có giáo dục. Ngoài ra giao tiếp không chỉ là hình
7
8
9

10
11


thức, phương tiện của giáo dục mà còn là một nội dung quan trọng của giáo dục. Theo
GS thì giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường hiện nay có hai điểm cần lưu ý. Thứ
nhất là truyền thống và hiện đại. Ở đây vai trò của nhà trường là rất quan trọng. Chính
nhà trường chứ không phải chính phủ, báo chí hay dư luận xã hội sẽ quyết định vấn đề
này. Chào như thế nào, thưa như thế nào, xưng hô ra sao…nhà trường sẽ lựa chọn và quy
định. Quy định này không phải do hiệu trưởng quy định mà phải dựa trên cơ sở khoa học,
trên các nghiên cứu, tham vấn… Thứ hai là dân tộc và quốc tế, theo GS chính công cuộc
hội nhập và phát triển một cách ồ ạt của CNTT đã tạo ra một “thế giới phẳng” khiến cho
khoảng cách giữa các dân tộc, quốc gia và con người được rút ngắn lại rất nhiều, cử chỉ,
cách xưng hô cũng ảnh hưởng, pha trộn nhau..khiến cho tính văn hóa, đạo đức trong ngôn
ngữ giao tiếp ít nhiều bị ảnh hưởng.
Đồng ý quan điểm với GS.TSKH Lê Ngọc Trà, Ths Nguyễn Thị Cúc, trường ĐH An
Giang cho rằng ngoài việc gắn chặt giáo dục với giao tiếp thì giáo dục văn hóa giao tiếp
trong học đường cũng cần phải gắn chặt với giáo dục đạo đức học đường. Trong đó, mỗi
giảng viên nhà trường phải phấn đấu là tấm gương mẫu mực thể hiện văn hóa giao tiếp
trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh những điểm quan trọng trên,
việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh theo Ths Cúc nên được thực hiện mạnh mẽ
trong Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, hoạt động xã hội, đặc biệt trong các hoạt động rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm, trong kiến tập, thực tập sư phạm…có như thế mới mong phục
dựng được văn hóa giao tiếp trong học đường đang ngày càng xuống cấp như hiện nay.’’.
Trường học là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bản
nhất. Nét đẹp văn hóa trong giao tiếp cũng đòi hỏi các nhà sư phạm dạy cho học sinh
những điều mẫu mực nhất. Việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành vi trong giao tiếp,
ứng xử một cách mẫu mực trong các trường học nói chung và các trường sư phạm nói
riêng đòi hỏi về phiá nhà trường phải đưa ra những chuẩn mực trong chương trình giảng
dạy.Chính vì thế việc phần đông đại biểu khẳng định quan điểm văn hóa giao tiếp không

thể tách rời môi trường giáo dục để làm rõ một quan điểm rằng: muốn nâng cao văn hóa
ứng xử của học sinh trong học đường con đường gần nhất, hiệu quả nhất không thể nằm
ngoài mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa giáo dục và giao tiếp.
TS Hoàng Thị Nhị Hà, trường ĐH Sư Phạm TP.HCM trong báo cáo tham luận của mình
cũng khẳng định: Sự khéo léo ứng xử của người thầy - nhà sư phạm trong giao tiếp là
điều cần thiết để xây dựng các mối quan hệ quản lý, giáo dục và giảng dạy tốt đẹp. Điều
đó có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo dựng môi trường sư phạm lành mạnh có tác động tích
cực. Từ nền tảng vững bền trên, mỗi nhà trường cần phải tìm ra điều tốt nhất trong mỗi
con người, phát huy những ưu điểm, hạn chế thấp nhất những nhược điểm, những bất cập
ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp trong nhà trường thì tất yếu chúng ta sẽ tạo được môi
trường giao tiếp có văn hóa trong học đường một cách bền vững.
Giải pháp nào để nâng cao văn hóa giao tiếp trong nhà trường
Theo ông Phạm Văn Luân - trường CĐ Bến Tre, để có một môi trường văn hóa học
đường lành mạnh chúng ta cần phải kết hợp từ cả ba phía, gia đình cùng với nhà trường
và xã hội. Trong đó, ông đề nghị chúng ta cần sớm tổ chức nghiên cứu, đánh giá một
cách chính thức trên quy mô toàn quốc về thực trạng văn hóa học đường để trên cơ sở đó
nghiên cứu, xây dựng, cải tiến các chương trình giảng dạy cả chính khóa , ngoại khóa
hướng vào đổi mới toàn diện và đi vào thực chất việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho HSSV. Khẩn trương nghiên cứu các mô hình tổ chức lớp, giáo viên chủ nhiệm, mạng lưới tư
vấn học đường, cũng như tập trung cao cho giáo dục văn hóa học đường từ các bậc học


phổ thông, nhằm tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học
sinh. Nghiên cứu xây dựng chương trình dành riêng nhằm gia tăng vị thế giáo viên trong
quá trình rèn luyện, giáo dục văn hóa giao tiếp cho HS-SV. Để thực hiện điều này ngành
giáo dục cần sớm củng cố lại hệ thống các trường sư phạm trong cả nước theo định
hướng xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp sư phạm đặc trưng mà ở đó người thầy vừa
truyền dạy cho học trò các bài học giáo khoa, vừa để lại cho trò “bài học làm người”.
ThS. Hoàng Mai, trường CĐ Mẫu giáo TW TP.HCM thì nhấn mạnh: Để nâng cao văn
hóa giao tiếp trong học đường hiện nay thì văn hóa giao tiếp trong gia đình phải cần được
chú ý trong chương trình đào tạo giáo viên nhiều hơn. ThS Mai cho rằng môi trường lớp

học phải được xây dựng gần gũi nhờ môi trường gia đình. Vì trong môi trường thân thiện
như vậy học sinh sẽ đón nhận những tình cảm yêu thương của thầy cô giáo như người
thân trong gia đình. Đồng thời, qua việc giao tiếp một cách thoải mái tự nhiên, không bị
tâm lý gò bó, không dám nói áp đặt các em học sinh sẽ hợp tác , trao đổi với giáo viên
một cách thoải mái hơn từ đó có điều kiện trải nghiệm kinh nghiệm, thái độ ứng xử với
mọi người một cách có văn hóa hơn.
ThS Nguyễn Thị Kim Ngân, trường ĐH Sư Phạm TP.HCM thì lại cho rằng: Giáo dục cần
thấm nhuần nguyên lý giao tiếp nhưng giao tiếp không phải chỉ là tinh thần của giáo dục
mà còn là nội dung của giáo dục ( giáo dục văn hóa giao tiếp). Quán triệt nguyên lý ấy,
tất cả các phương pháp giáo dục sẽ phát huy tốt. Khơi gợi để học sinh bước vào hoạt
động giáo dục như một hoạt động giao tiếp là chìa khóa để thành công. ThS Ngân khẳng
định: “ Giao tiếp phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hoạt động giáo dục, xuyên suốt cuộc sống.
Chính nhờ đó mà mọi người xích lại gần nhau hơn, ứng xử có văn hóa hơn”.
Anh Nguyễn/GD&TĐ

Tin mới hơn:
• Giáo viên hãy là một nhà tư vấn tâm lý!
• Những phát kiến trong công tác chủ nhiệm lớp
• Ứng dụng blog trong giảng dạy
• Hoạt động tổ chuyên môn trong các trường THCS, THPT
• Làm thế nào để đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục? - Phải đồng bộ
nhiều yếu tố
Tin đã đăng:
• Để thi trắc nghiệm cho tốt

Văn hóa
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Nghệ thuật Ai Cập cổ đại

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan
đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác
nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần
linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên [1]. Theo bộ
Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn
trị và giáo hóa. [2]
Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong
tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có nguồn gốc từ các dạng của động từ
Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong
trồng trọt; (2) cầu cúng. [3]
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca,
mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu
này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm
thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận... Vì thế chúng ta nói một
người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.
Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa
rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người
[4]
. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.
Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người
thông minh (homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng
dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự
nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản
năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn
hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng
để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành văn
hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó



đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa
giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên.
Quyết tâm xây dựng văn hoá của một tổ chức biết học hỏi và chia sẻ
Ngày 10 tháng 3 năm 2010, tại phòng 401G7, Trường ĐH
Giáo dục đã long trọng tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ
nhất (nhiệm kỳ 2010 - 2012).
Đến dự với đại hội, về phía ĐHQGHN có PGS.TS. Trần
Kim Đỉnh - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Chủ tịch
Công đoàn ĐHQGHN; đại diện Ban chấp hành công đoàn
các đơn vị thành viên; về phía Nhà trường có PGS.TS.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng; TS.
Vũ Đình Giáp - Phó Hiệu trưởng; ThS. Đỗ Dung Hoà - Chủ tịch Công đoàn Trường cùng
toàn thể các công đoàn viên thuộc Công đoàn Trường Đại học Giáo dục.
Đại hội Công đoàn Trường ĐH Giáo dục lần thứ nhất là sự kế thừa và phát triển của 3 lần
đại hội trước đó của Công đoàn Khoa Sư phạm, trực thuộc Công đoàn ĐHQGHN. Đại hội
lần này được tổ chức trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang triển khai các cuộc vận
động lớn nhằm đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và phát triển bền vững; trong giai đoạn
ĐHQGHN đang trên đường tiến tới đạt trình độ ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu
vực và vươn tới đạt chuẩn quốc tế; trong giai đoạn Trường ĐH Giáo dục đã trở thành
trường đại học thứ sáu trong ngôi nhà chung ĐHQGHN và đang phấn đấu trở thành một
trong những đơn vị mạnh của ĐHQGHN. Theo đó, Công đoàn trường Đại học Giáo dục
cũng trở thành Công đoàn cơ sở thứ sáu của Công đoàn ĐHQGHN, với sức trẻ và tiềm
năng sẵn có, Công đoàn Nhà trường đang không ngừng phấn đấu để trở thành Công đoàn
cơ sở xuất sắc của toàn ngành. Đại hội lần đầu tiên từ khi được nâng cấp từ Công đoàn
Khoa cơ sở trực thuộc lên Công đoàn Trường đã thể hiện quyết tâm và ý chí vươn lên của
tất cả các Công đoàn viên thuộc Công đoàn Trường ĐH Giáo dục trong thời kỳ mới.
Đại hội đã nghe các báo cáo: Báo cáo tổng kết công tác Công đoàn nhiệm kỳ 2007-2009
và Phương hướng, nhiệm vụ công tác công đoàn nhiệm kỳ 2010-2012. Báo cáo kiểm
điểm của BCH Công đoàn Trường nhiệm kỳ 2007 - 2009 và Báo cáo hoạt động của
UBKT Công đoàn. Theo đó, Công đoàn Trường ĐH Giáo dục với truyền thống 10 năm

của Công đoàn Khoa Sư phạm trước đây, trong quá trình xây dựng và phát triển đã thực
sự tạo được khối đoàn kết nhất trí cao, phong cách chủ động, văn hoá tổ chức biết học hỏi,
biết chia sẻ trách nhiệm. Dưới sự lãnh đạo và tạo điều kiện của Công đoàn ĐHQGHN, của
Đảng bộ Trường ĐH Giáo dục, của chính quyền, Công đoàn đã làm tốt công tác chăm lo
về đời sống tinh thần cũng như đời sống vật chất của các công đoàn viên, tổ chức tốt các
phong trào thi đua, tạo được khối đoàn kết nhất trí mạnh mẽ trong toàn trường.
Phát biểu tại Đại hội, PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Nhà
trường đã ghi nhận những thành tích và vai trò của Công đoàn trong mọi hoạt động của
nhà trường, đồng thời Hiệu trưởng cũng bày tỏ mong muốn trong nhiệm kỳ tới, Công
đoàn tích cực phát huy hơn nữa vai trò của mình trong tổ chức, tạo nên một nền tảng văn
hoá biết lắng nghe, học hỏi và chia sẻ, mọi người cùng đồng tâm, đoàn kết, không bao giờ


làm tổn thương thực sự đến nhau. Công đoàn là hạt nhân kết dính mọi thành viên trong
một tổ chức, biết động viên, khích lệ, là tấm gương để mỗi cá nhân tự soi mình vào đó
hàng ngày, giúp mỗi người tự nhận diện bản thân rõ hơn, là động lực để cho tất cả chúng
ta phấn đấu.
Đại hội đã bầu ra BCH Công đoàn mới nhiệm kỳ 2010 - 2012 gồm 5 đồng chí:



1. Nguyễn Thị Ban
2. Trần Văn Phong



3. Đinh Thị Kim Thoa

Văn hoá tổ chức – hình thái cốt lõi của văn hóa nhà
trường


1. Văn hoá nhà trường là văn hoá của một tổ
chức:
Trước hết, về khái niệm gốc văn hoá, hiện nay, người ta đã thống kê trên thế giới có tới
ngoài 300 quan niệm khác nhau; mỗi quan niệm là chính kiến từ một góc nhìn. Tuy
nhiên, có thể thấy điểm chung cốt lõi và khá nhất quán thể hiện một cách phổ biến qua
hầu hết các khái niệm văn hoá, đó là sự nhấn mạnh tới yếu tố con người. Văn hoá là
những gì gắn với con người, thuộc con người và đời sống của con người; do đó, tất cả
những gì mang bản chất tự nhiên đều không phải là văn hoá. Để làm điểm tựa cho vấn đề
đặt ra trong bài viết này, chúng tôi nhất trí lựa chọn một quan niệm được thừa nhận rộng
rãi: văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo
ra.
Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính – sư phạm. Đó là một thế
giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh
và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là
một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn hoá nhất định.
Như bất kỳ một cơ quan, công sở hoặc doanh nghiệp nào, mỗi khi bước vào một nhà
trường, người ta thường cảm nhận được bầu không khí đặc trưng của nhà trường đó qua
hàng loạt các dấu hiệu: hoặc hiển hiện dễ thấy, hoặc ngầm định khó thấy. Mỗi nhà trường
đều tự mình biểu lộ ra bên ngoài một hình ảnh tốt đẹp hoặc tầm thường nào đó. Hình ảnh
này được tạo nên bởi người dạy, người học, người quản lý trong nhà trường, được chuyển
tải và phản ánh bởi đồng nghiệp trong địa phương và phụ huynh cũng như cộng đồng xã
hội xung quanh, bởi cơ quan quản lý và người sử dụng sản phẩm giáo dục – những đối
tượng phản ảnh chất lượng sản phẩm giáo dục của nhà trường một cách rõ nét và khách
quan.


Những điều khái lược trên đây bước đầu tạo nên ý niệm về văn hoá tổ chức (trong thực
tiễn thường được gọi tên phù hợp với các loại hình tổ chức khác nhau có tính truyền
thống như văn hoá công ty, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá nhà trường…). Văn hoá tổ

chức khác với văn hoá cộng đồng và không đơn giản chỉ là văn hoá giáo tiếp, văn hoá
ứng xử như lâu nay chúng ta thường quan niệm. ý niệm trên đây chính thức trở thành một
khái niệm trong khoa học tổ chức – quản lý xuất hiện ở Âu Mỹ từ những năm 80 của thế
kỉ trước, hiện nay là một khái niệm thịnh hành và được phổ biến rộng rãi. Xin nêu một
vài định nghĩa về văn hoá tổ chức:
- Văn hoá tổ chức là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn
định trong tổ chức (Williams, A, Dobson, P & Walters);
- Văn hoá thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau trong phổ
biến trong tổ chức và có xu hướng tự lưu truyền trong thời gian dài. (Kotter, J.P. &
Heskett, J.L.);
- Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác
trong lĩnh vực. (Gold, K.A.);
- Văn hoá tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có khả năng
quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ chức một bản sắc
riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo thời gian. (Michel Amiel,
Prancis Bonnet, Joseph Jacobs – 1993).
Từ điều đã khẳng định: nhà trường là một tổ chức, có thể suy ra rằng: văn hoá nhà
trường là văn hoá của một tổ chức hành chính – sư phạm. Cũng từ những định nghĩa
trên, chúng tôi xin nêu một quan niệm sau đây về văn hoá của một tổ chức hành chính –
sư phạm (Văn hoá nhà trường – School Culture)):
Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen
và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành
viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất
và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.

2. Những hình thái và cấp độ thể hiện của
văn hoá nhà trường:
2.1. Phần nổi có thể nhìn thấy:
- Đó là những thực thể hữu hình như những đồ vật: cơ sở vật chất trường lớp, bàn ghế,
thiết bị dạy học và sinh hoạt chung;

- Đó là những thực thể vô hình như các triết lý, nguyên tắc, phương pháp giải quyết vấn
đề và tiến hành các hoạt động giáo dục, các thủ tục, chương trình công tác…;


- Các chuẩn mực hành vi: nghi thức tập thể, cách tổ chức các lễ nghi, cách tổ chức thăm
viếng, liên hoan…tron tập thể giáo viên, học sinh;
- Các hình thức sử dụng ngôn ngữ: khẩu hiệu hành động, ngôn ngữ xưng hô giao tiếp
giữa thày và thày, thày và trò, trò và trò, các truyền thuyết, truyện tiếu lâm được xây
dựng và trình bày…;
Bổ sung:



Các biểu tượng
Các phong tục



×