Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

một kế hoạch phát triển trường bao quát từ 10 đến 20 vấn đề.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.98 KB, 8 trang )

Đề bài
Bạn đang là (sẽ là) hiệu trưởng một trường nào đó trong hệ thống giáo
dụ c quố c dân, bạ n hã y đề ra mộ t kế hoạ ch phá t triể n trườ ng bạ n bao quá t từ
10 – 20 vấ n đề .
Bài làm
Khẩu hiệu “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” dường như không quá xa lạ
đối với mỗi chúng ta. Vì vậy mà người hiệu trưởng của bất cứ loại hình nhà
trường nào cũng quan trọng, quyết định đến định hướng phát triển của nhà
trường và có sứ mệnh to lớn trước xã hội. Hiệu trưởng trường công lập hay
trường ngoài công lập đều phải chịu trách nhiệm trước xã hội về việc đào tạo
con người lao động có nhân cách cho đất nước. Hiệu trưởng vừa là nhà sư phạm,
vừa là nhà hoạt động xã hội, vừa là người quản lý (nhận trách nhiệm trước cấp
trên), vừa là người lãnh đạo (điều hành giáo viên, học sinh và CBCNV của nhà
trường). Hiệu trưởng vừa có vai trò thủ trưởng (Giám sát đôn đốc các công
việc), vừa có vai trò thủ lĩnh (liên kết được đa nhân cách).
Người hiệu trưởng chính là người đại diện cao nhất cho Nhà trường trong
mối liên hệ với cộng đồng, huy động cộng đồng tham gia phát triển, quảng bá
nhà trường và phát huy tác dụng của nhà trường ra cộng đồng.
Người hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính về phát triển ngân
sách nhà trường cân đối thu chi trong quá trình giáo dục, tăng cường được hiệu
số thu chi và đưa các khoản thu vào các mục tiêu không vụ lợi.
Người hiệu trưởng còn là chuyên gia giám sát việc thực hiện luật pháp,
thực hiện cổ vũ các sáng kiến giáo dục dạy học trong nhà trường.
Để hoàn thành tốt được vai trò tinh tế phức tạp này, người hiệu trưởng
phải thường xuyên phát triển kỹ năng, xây dựng phong cách tốt và tầm nhìn sâu
sắc trong lãnh đạo/quản lý để tổ chức quá trình huấn luyện, giáo dục, đào tạo có
chất lượng, hiệu quả.
Tích hợp các yếu tố tích cực của kỹ năng phong cách tầm nhìn trong lãnh
đạo/quản lý, người hiệu trưởng xây dựng được văn hoá nhà trường, văn hoá
quản lý nhà trường theo tiêu chí là tổ chức biết học hỏi.
1




Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi
ích, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế – xã hội, đồng
thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của một
quốc gia. Giáo dục phải đi trước một bước, giáo dục phải là quốc sách hàng đầu
của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát
triển. Do vậy bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cũng phải quan tâm đến giáo
dục. Nắm bắt, thấm nhuần và xuyên suốt quan điểm trên, với cương vị là Hiệu
trưởng trường Đại học Điện lực em sẽ xây dựng kế hoạch phát triển trường em
giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2016 - 2020 như sau:
I. Mô hình trường Đại học Điên lực
1. Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường
Trường Đại học Điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ
Giáo dục - Đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có chức năng là trung tâm
đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, có kiến thức và
năng lực thực hành phục vụ lĩnh vực ngành Điện và các ngành khác. Bên cạnh
nhiệm vụ đào tạo, Nhà trường còn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phục vụ
các lớp ngắn, trung và dài hạn của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).
Từ các chức năng trên trường đại học Điện lực có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Đào tạo các chuyên ngành có trình độ Đại học : Hệ thống điện, Quản lý
năng lượng, Nhiệt điện, Điện dân dụng & công nghiệp, Điện hạt nhân, Công
nghệ thông tin, Công nghệ tự động, Điện tử viễn thông, Công nghệ cơ khí,
Công nghệ Cơ điện tử, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán.
- Đào tạo các chuyên ngành có trình độ Cao đẳng: Hệ thống điện, Quản
lý năng lượng, Nhiệt điện, Điện dân dụng & công nghiệp, Điện hạt nhân, Công
nghệ thông tin, Công nghệ tự động, Điện tử viễn thông, Công nghệ cơ khí,
Công nghệ Cơ điện tử, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán
doanh nghiệp, Thủy điện.
2. Tổ chức biên chế của nhà trường

+ Hội đồng trường;
+ Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng;
2


+ Hội đồng khoa học và đào tạo;
+ Các hội đồng tư vấn;
+ Các phòng ban chức năng: 9 phòng/ban
+ Các khoa và bộ môn trực thuộc: 11 khoa/bộ môn
+ Các trung tâm: 6 trung tâm;
+ Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam;
+ Các Đoàn thể và tổ chức xã hội.
Tính đến ngày 01/8/2011 toàn trường có 499 cán bộ viên chức, trong đó
có 372 cán bộ giảng dạy và 127 cán bộ hành chính, phục vụ và 25.000 học sinh,
sinh viên các chuyên ngành đào tạo.
Trong tổng số 372 giảng viên có 7 PGS.TS, 31 Tiến sĩ, 240 Thạc sĩ và 94
Đại học. (đạt 73% giảng viên có trình độ Thạc sĩ, 25% giảng viên có trình độ
Tiến sĩ trở lên). 100% giảng viên của Nhà trường đều đạt trình độ chuẩn. 97,5%
giảng viên được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Về trình độ ngoại ngữ: 100% giảng viên có chứng chỉ B Tiếng Anh
Về trình độ tin học: Toàn bộ giảng viên đều có trình độ tin học căn bản
ứng dụng được trong chuyên môn, nhiều giảng viên ứng dụng tốt các phần mềm
trong việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
II. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường
Trong những năm qua trường đại học Điện lực đã có nhiều chủ trương,
biện pháp xây dựng, phát triển nhà trường trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên so
với yêu cầu và nhiệm vụ của nhà trường trong thời kỳ mới thì chất lượng giáo
dục đào tạo của nhà trường hiện vẫn còn những hạn chế. Hơn nữa, hiện nay ở
nước ta có rất nhiều trường đại học ra đời. Điều này làm tăng tính cạnh tranh
trong giáo dục. Nếu trường đại học Điện lực không nỗ lực phấn đấu thì sẽ thụt

lùi về mọi mặt, uy tín của trường sẽ giảm sút. Do vậy nhà trường cần chỉ đạo tập
trung thực hiện triệt để các vấn đề sau:
1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ quá trình đào tạo.
Điều này có nghĩa là: Đảng luôn luôn là người chỉ huy tối cao mọi hoạt
động của xã hội nói chung và của nhà trường nói riêng, bởi vì Đảng của chúng
3


ta là Đảng của nhân dân, Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, của dân, do
dân và vì dân, mọi ý tưởng sáng tạo mang lại lợi ích cho nhân dân đều được
Đảng và nhà nước khuyến khích và tạo mọi điều kiện để phát triển.
2. Người hiệu trưởng trường Đại học Điện lực phải biết phối hợp tốt
với các tổ chức chính trị – xã hội trong và ngoài nhà trường tập trung vào
việc thực hiện sứ mệnh nhà trường trong đời sống xã hội.
“Sứ mệnh” của nhà trường phải được tuyên bố sao cho thu hút được tâm
trí, tình cảm của mọi thành viên trong nhà trường, của nhân dân cộng đồng mà
nhà trường gắn bó, của cha mẹ học sinh.
3. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, tốt về
chất lượng. Cụ thể là:
- 100% giảng viên được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- 75% số giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ sau đại học (thạc sĩ 45%,
tiễn sĩ 30%);
- Cử giảng viên, cán bộ quản lý đi học tập, nghiên cứu ở các trường đại
học, viện nghiên cứu ở nước ngoài và tham gia Hội thảo Quốc tế.
- Hàng năm mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng
viên trẻ, trợ giảng.
4. Xác định được mục tiêu, kế hoạch phát triển của nhà trường theo
nhiệm vụ năm học mà ngành và địa phương đã đề ra.
Căn bệnh “chạy theo thành tích” cần phải được loại bỏ triệt để để mang
lại chất lượng thực sự cho học sinh, giúp các em có một cái nhìn tổng quan,

đúng đắn về Chân - Thiện - Mỹ, góp phần hoàn thiện nhân cách của học sinh.
Đây là một nhiệm vụ quan trọng đã được Đảng và nhà nước tin tưởng giao cho
những người làm công tác giáo dục. Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động hai không do Bộ
Giáo dục và Đào tạo phát động: “Nói không với bệnh thành tích trong Giáo dục”
và “Nói không với tiêu cực trong thi cử”.

4


5. Xây dựng quan điểm: Đào tạo cái mà nhu cầu của xã hội đang cần,
đào tạo tri thức mà người học đang cần chứ không đào tạo cái mà nhà
trường có.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về “đào tạo theo nhu cầu” nhằm đáp ứng
nguồn nhân lực tốt cho đất nước thì mỗi trường đại học đều phải xác định rõ
hướng đào tạo cho mình. Đồng thời theo kịp xu hướng mới của thời đại, đó là
những ngành nào, môn học nào không còn phù hợp nữa sẽ bị triệt tiêu. Trường
Đại học Điện lực cũng không nằm ngoài hướng đi đó. Chính vì vậy mà người
hiệu trưởng càng phải tỏ ra là người đứng mũi chịu sào trước những hướng đi
mới của nhà trường.
6. Tuyể n chọ n, phân công, sử dụ ng giá o viên, công nhân viên, bố
trí công việ c đú ng theo chuyên môn, nghiệ p vụ thú c đẩ y họ lao độ ng sư
phạ m có hiệ u quả .
Bố trí công việc một cách hợp lý, phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của
từng giáo viên cũng sẽ là một nhiệm vụ quan trọng đối với người hiệu trưởng.
Để làm được điều này, người hiệu trưởng phải có năng lực thực sự cả về chuyên
môn cũng như kinh nghiệm quản lý. Một sự bố trí sai vị trí cũng có thể dẫn đến
một sai lầm hệ thống.
7. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại và phù hợp với
thực tiễn đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, thực hiện phương châm giáo

dục lý thuyết gắn liền với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu đòi hỏi của xã hội.
Khuyến khích giáo viên có các sáng kiến kinh nghiệm sư phạm.
Thực tế cho thấy, hiện nay ở nước ta tuy giáo viên các ngành sư phạm đã
được học rất nhiều về đổi mới phương pháp dạy học nhưng ở rất nhiều trường,
đặc biệt là các trường phổ thông, việc dạy học theo phương pháp mới hầu như
không được áp dụng. Ở trường Đại học Điện lực, việc đổi mới phương pháp dạy
học luôn được khuyến khích.
8. Hoàn thiện chương trình đào tạo cho tất cả các chuyên nghành, các
cấp học.

5


Kịp thời cập nhật, bổ sung kiến thức mới. Liên thông giữa các cấp, ngành
đào tạo, đảm bảo tính kế thừa và phát triển.
Cần phải đầu tư xây dựng những bộ giáo trình hiện đại cho trường và
thường xuyên cập nhật các thông tin hiện đại của thế giới để học sinh, sinh viên
của chúng tôi không bị tụt hậu, sinh viên háo hức đến trường để được nghe
những điều thú vị, mới lạ. Hiện nay ở nhiều trường đại học chúng ta vẫn chưa có
một phương pháp giảng dạy hợp lý để có thể thu hút lượng sinh viên đến học
đông đủ và thi đạt kết quả tốt, nhiều trường vẫn chưa hoàn thành giáo trình hiện
đại, hoặc có trường vẫn sử dụng những bộ giáo trình có từ thập niên 70, thậm
chí 60…
9. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả; đẩy mạnh công tác thanh
tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra chuyên môn.
Phải thường xuyên thực hiện việc kiểm tra nội bộ với các hoạt động giáo
dục giảng dạy bởi vì người quan trọng nhất trong việc truyền đạt kiến thức cho
sinh viên chính là những người thầy, hiện nay, ở trường Đại học Điện lực đã
thực hiện kế hoạch "trò chấm điểm thầy" đã được đưa ra và được coi là một kế

hoạch táo bạo, đột phá để nhằm thúc đẩy thêm quá trình học tập của học sinh,
sinh viên.
Bên cạnh đó, người thầy cũng phải thường xuyên tự rèn luyện, nâng cao
năng lực chuyên môn và nhà trường cũng luôn phải tạo điều kiện để các thầy, cô
giáo có cơ hội để phát huy năng lực của mình.
10. Đầu tư xây dựng những trung tâm nghiên cứu phát triển nguồn
nhân lực qui mô lớn, hiện đại trong trường bao gồm nhiều hệ thống phòng
thí nghiệm, phòng thực nghiệm, phòng máy tính.... Xây dựng cơ sở vật chất,
trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy, học tập, thực hành và
nghiên cứu khoa học.
Hiện nay, chúng ta vẫn đang phải tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao nền
giáo dục của chúng ta vẫn chưa đạt được chuẩn quốc tế, các trường của chúng ta
vẫn chưa có thể liên thông, liên kết thẳng được với những trường đại học danh
6


tiếng ngay trong khu vực chứ chưa nói đến những trường nổi tiếng trên thế
giới… phải chăng vì chúng ta có một nền giáo dục chắp vá, vay mượn, bắt
chước các mô hình nước ngoài mà không quan tâm đến trình độ mặt bằng dân
trí, cũng như các cơ sở hạ tầng đáp ứng cho những mô hình đó, những tưởng nó
sẽ phát triển mạnh mẽ như ở nước ngoài, và để rồi thất bại.
Trường Đại học Điện lực với thế mạnh là một trường kỹ thuật thực hành
nên cơ sở vật chất, đặc biệt là xưởng thực hành, phòng thí nghiệm được đầu tư
rất lớn. Tuy nhiên, với tư các là một người hiệu trưởng thì em nghĩ sẽ còn cần
rất nhiều sự đầu tư hơn nữa cho sinh viên học tập, thực hành.
11. Xây dựng tập thể người học có động cơ học tập đúng đắn, có tinh
thần tự học, tự nghiên cứu.
Điều này rất cần cho môi trường đại học khi mà tinh thần tự học của sinh
viên có phần nào giảm sút so với thời kỳ trước đây. Những tác động của xã hội
đang ảnh hưởng rất nhiều tới thái độ học tập của sinh viên và giảng viên. Vì vậy

người hiệu trưởng phải có trách nhiệm xây dựng tập thể người học có động cơ
học tập đúng đắn, có tinh thần tự học, tự nghiên cứu.
12. Hoàn thành tốt kế hoạch nghiên cứu khoa học, triển khai các dự
án, đề tài nghiên cứu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, biên soạn giáo trình tài
liệu phấn đấu đủ giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và
nghiên cứu khoa học.
Đây là hoạt động thường xuyên ở các trường đại học nhằm thúc đẩy
phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ của giáo viên, sinh
viên trong trường.
13. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, tự động hóa trong
quản lý, chỉ đạo, lãnh đạo, dạy và học.
Trong bối cảnh hội nhập thế giới, toàn cầu hóa hiện nay thì việc áp dụng
các phương tiện thông tin hiện đại và ứng dụng công nghệ của ngành tự động
hóa là tất yếu và cần thiết. Vì vậy, người hiệu trưởng cần phải nắm vững và chỉ
đạo việc ứng dụng công nghệ này sao cho có hiệu quả nhất.

7


14. Giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó trong học tập, bồi dưỡng học
sinh, sinh viên giỏi, làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên.
15. Quản lý công tác tài chính trường học theo đúng quy chế đã ban
hành và thực sự tạo ra động lực thúc đẩy mục tiêu phát triển nhà trường
trong tình hình mới.
Trên đây là một số ý kiến chủ quan trong vai trò người hiệu trưởng của
trường đại học Điện lực nơi em công tác. Tất nhiên những việc làm như trên là
chưa đủ, hoặc chưa thể thực hiện trong bối cảnh hiện nay, nhưng mỗi hiệu
trưởng đều có tâm trong sáng “Một trái tim nóng, một cái đầu lạnh” và tinh thần
hướng tới những điều tốt cho học sinh , sinh viên và cùng với các đồng nghiệp
trong trường một lòng chung sức xây dựng trường thì chắc chắn, sẽ có một nền

tương lai tươi sáng đang chờ đợi và nền giáo dục Việt Nam nói chung bước tới
những đỉnh cao vinh quang, sánh ngang tầm thế giới.
Là một học viên của khóa học này, em thấy mình hiểu biết hơn rất nhiều
qua môn học này. Em mong muốn những kiến thức em được học của môn học
này sẽ giúp ích phần nào cho công việc của em. Em sẽ cố gắng để đưa những
kiến thức đã được học đóng góp vào sự phát triển chung của nhà trường.

8



×