Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

MỖI HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN ĐỀU HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN THEO NHỮNG TRIẾT LÝ RIÊNG CỦA NÓ VÀ NÓ CŨNG BỊ CHI PHỐI BỞI NHỮNG YẾU TỐ KHÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.18 KB, 6 trang )

MỖI HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN ĐỀU HÌNH THÀNH, PHÁT
TRIỂN THEO NHỮNG TRIẾT LÝ RIÊNG CỦA NÓ VÀ NÓ CŨNG BỊ CHI
PHỐI BỞI NHỮNG YẾU TỐ KHÁC. HÃY LẤY LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA
HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VIỆT NAM ĐỂ MINH HỌA ĐIỀU ĐÓ

Giáo dục, một hiện tượng xã hội lịch sử, ra đời phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội loài người và có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển
của xã hội và sự hình thành phát triển nhân cách. Để phát huy được vai trò to
lớn đó các nước đều quan tâm xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân của mình.
Như vậy, quốc gia nào cũng có hệ thống giáo dục quốc dân, song không có
nghĩa là giống nhau hoàn toàn mà cũng có những khác biệt như về tính chất, cơ
cấu, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, cơ chế quản lý và
vận hành hệ thống. Sự khác biệt đó là một tất yếu khách quan, bởi giáo dục là
hiện tượng xã hội lịch sử, gắn liền với mỗi quốc gia dân tộc, do đó, sự tồn tại,
vận hành và phát triển của cả hệ thống giáo dục quốc dân được qui định bởi
những mối quan hệ tác động của hệ thống kinh tế- xã hội của mỗi nước và
những mối quan hệ nội tại tác động qua lại của các bộ phận và các phân tử ở
trong hệ thống và đặc biệt là hệ thống giáo dục quốc dân của mỗi quốc gia đều
được hình thành và phát triển theo những triết lý riêng của của nó.
Hệ thống giáo dục quốc dân của một nước là toàn bộ các cơ quan chuyên
trách việc giáo dục và đào tạo thanh thiếu niên và công dân của nước đó.
Những cơ quan này liên kết chặt chẽ với nhau cả về chiều dọc cũng như về
chiều ngang, hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh và cân đối nằm trong hệ thống
xã hội, được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định về tổ chức việc giáo
dục và đào tạo nhằm đảm bảo thực hiện chính sách của quốc gia trong lĩnh vực
giáo dục quốc dân.
Hệ thống giáo dục quốc dân là khái niệm dùng để chỉ sự xây dựng và
phân chia tất cả các cơ sở giáo dục của một quốc gia. Hệ thống giáo dục quốc
dân của nước ta bao gồm các ngành học, bậc học, cấp học, các cơ sở giáo dụcđào tạo được xây dựng theo một cơ cấu hợp lý để thực hiện mục tiêu dân trí,
nhân lực , nhân tài cho xã hội.
Hệ thống giáo dục là tập hợp các thiết chế giáo dục (nhà trường và các


cơ sở giáo dục khác) được sắp xếp theo một quy luật, có hệ thống.

1


* Đặc điểm chung: Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội và trình độ
phát triển mà hệ thống giáo dục của mỗi nước có cấu trúc và loại hình khác
nhau. Tuy vậy, hệ thống giáo dục cả hai nước Việt Nam và Mỹ đều có một vài
nét chung về cấu trúc, loại hình trường, tiêu chí phân chia bậc học, và hệ thống
văn bằng – chứng chỉ.
* Những nét khác biệt: Do sự chi phối của các đặc điểm về văn hóa,
truyền thống và trình độ phát triển khoa học – công nghệ nên hệ thống giáo dục
của các nước mang những đặc điểm riêng, đặc thù cho hệ thống giáo dục của
nước đó, chủ yếu là về nội dung, chương trình, cách thức và thời gian đào tạo.
1. Về cấu trúc:
* Sơ đồ Hệ thống giáo dục của Mỹ được diễn tả theo hình phẳng và giữa
các thành phần của hệ thống giáo dục liền khít với nhau, không có khe hở.
* Sơ đồ Hệ thống giáo dục của Việt Nam được trình bày dưới dạng cơ
cấu dải, gồm có các hình chữ nhật nối với nhau bằng các mũi tên, mỗi một hình
chữ nhật chỉ một cấp bậc hoặc một loại hình của hệ thống giáo dục.
* Hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam được chia thành 4 bậc học
cơ bản là:Giáo dục Mầm non, Giáo dục Phổ thông, Giáo dục nghề nghiệp, Giáo
dục Đại học.
- Bậc Giáo dục mầm non (từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi)
- Bậc Giáo dục Phổ thông bao gồm các cấp học sau:
+ Tiểu Học (Primary ): 5 năm,từ lớp 1 đến lớp 5
+ Trung học cơ sở (Lower Secondary ): 4 năm, từ lớp 6 đến lớp 9
+ Bậc Trung học phổ thông (Upper Secondary ): 3 năm, từ lớp 10 đến
lớp 12
- Bậc Giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trung học chuyên nghiệp (2-4 năm), dạy

nghề (1-3 năm, đào tạo nghề (< 1 năm)
- Bậc giáo dục đại học và sau đại học bao gồm: Cao đẳng (3 năm), Đại học (4-6
năm), Sau đại học: Thạc sĩ (2 năm), Tiến sĩ (2-3 năm)
* Hệ thống giáo dục nước Mỹ chia thành 4 bậc: Trước tuổi đi học, sơ
học, trung học, và Giáo dục đại học và trên đại học.
2


- Bậc trước tuổi đến trường từ 3 đến 6 tuổi
- Bậc Tiểu Học là 5 năm (Elementary School hay Grade School hay Grammar
School).
- Bậc Trung Học 7 năm (Secondary School) từ lớp 6 đến lớp 12, đây là bậc học
với nhiều loại hình trường đa dạng, được phân thành 3 nhóm chính:
+ Trung Học bậc dưới và bậc trên ((Junior High School) Senior High
School)
+ Trung Học 4 năm (Middle School ) từ lớp 6 - 8, (High School) từ lớp 9
- 12.
+ Loại hình trường kết hợp 6 năm (Combined Junior – Senior high
school)
- Bậc đại học bao gồm các Đại học (University) và Cao đẳng cộng đồng, cao
đẳng kỹ thuật, dạy nghề. Ở bậc đại học của Mỹ chủ yếu đào tạo hệ đại học đa
lĩnh vực, nghiên cứu, do vậy có nhiều loại hình đào tạo khác nhau từ cử nhân
đến thạc sĩ, tiến sĩ. Ngoài ra, trong hệ thống giáo dục đại học còn có một số loại
hình trường chuyên ngành như trường Y, Luật, ….

Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam
2. Tính đa dạng của hệ thống giáo dục:
3



Hoạt động giáo dục, đào tạo ở Mỹ cũng như ở Việt Nam được thực hiện
theo nhiều phương thức: dài hạn, ngắn hạn; tập trung, không tập trung, đào tạo,
bồi dưỡng; chính qui, không chính qui; tự học, từ xa v.v...
Các loại hình trường rất đa dạng, ta có thể phân biệt các loại trường theo
các tiêu chí khác nhau như là theo nhóm tuổi (tiểu học, trung học,.. ), theo chi
phí (trường công, trường tư thục, tư gia), theo hình thức giáo dục đặc biệt
(trường chuẩn bị đại học)
Ở Việt Nam các loại hình trường ở bậc phổ thông thống nhất trên toàn
quốc, còn có 1 số loại hình trường, lớp dành cho những đối tượng phổ biến,
dành cho học sinh có tài năng, năng khiếu, và những loại hình trường lớp dành
cho những đối tượng đặc biệt như trẻ có khuyết tật, chậm đi học hoặc bỏ học
v.v... nhưng trái lại, ở Mỹ các loại hình trường phổ thông rất đa dạng, không
thống nhất trong toàn quốc mà tùy thuộc vào từng bang khác nhau.
Mỹ có nền giáo dục đa dạng, phong phú, mềm dẻo, có tính thích nghi
cao và gắn chặt với khoa học – công nghệ hiện đại, với thực tiễn sản xuất và xã
hội. Chính vì vậy học sinh của Việt Nam sau khi tốt nghiệp ở các bậc học khác
nhau bước vào cuộc sống hoàn toàn khác với học sinh của Mỹ. Họ có nhiều
khả năng về giao tiếp và thực hành nhiều hơn, tự tin hơn và dễ dàng bắt nhịp
với thực tiễn cuộc sống.
3. Về nội dung và chương trình đào tạo:
Do kế thừa những nét truyền thống của dân tộc nhưng lại không có sự
đổi mới, sáng tạo thích ứng với thời đại Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, Việt
Nam vẫn giáo dục theo lối hàn lâm từ bậc tiểu học đến bậc đại học. Phương
pháp giảng dạy ít đổi mới, không đòi hỏi nặng về chất vấn, thảo luận, phát biểu
ý kiến, không khuyến khích sự tìm tòi, tự nghiên cứu để khám phá ra những gì
hợp với sở thích của học sinh. Chương trình học ở bậc phổ thông thống nhất
trên toàn quốc không phân biệt vùng, miền, dân tộc,… Chương trình học nặng
về lý thuyết khoa học, nhẹ về ứng dụng không chú trọng đến khả năng giao tiếp
và sáng tạo. Hầu hết thời gian của học sinh là giành cho việc học, rất ít thời
4



gian giành cho vui chơi, giải trí hay hoạt động thể thao. Ngay cả ở bậc giáo dục
đại học chúng ta vẫn áp dụng phương pháp ngồi học trên lớp, sinh viên không
cần phải tìm tòi tài liệu nghiên cứu, chỉ nghe giảng và chép lại lời thầy. Chương
trình học là bắt buộc, nếu có môn tự chọn thì do giáo viên tự chọn chứ không
phải là quyền của sinh viên. Có thể nói, chúng ta thực hiện việc kế thừa rất tốt
nhưng chúng ta lại không biết phát huy thế mạnh của con người Việt Nam. Vì
vậy, đã có tác giả đưa ra một công thức nói về nền giáo dục của Việt Nam là
2x4x8, quả đúng như vậy, chúng ta giáo dục quá khép kín nên một bộ phận
công dân khi bước vào cuộc sống còn yếu về nhiều mặt, nhiều kỹ năng.
Nền giáo dục Mỹ có nhiều định hướng mới khác với lối tư duy truyền
thống của ta, đó là có định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ rất sớm nên học
sinh rất dễ dàng phát huy được sự đam mê học tập và khả năng sáng tạo cũng
như sở thích của mình. Chương trình học rất linh động, thích ứng với mọi sự
khác biệt về trình độ từng cá nhân, về khả năng tài chính, hoàn cảnh của từng
gia đình, về tâm sinh lý lứa tuổi,… Với với khối kiến thức tổng quát, tổ chức
biên chế lớp ít, phương pháp dạy đa dạng, phù hợp, cùng với việc áp dụng hệ
thống đào tạo tín chỉ từ bậc phổ thông nền giáo dục Mỹ đã tạo cho học sinh có
cơ hội lựa chọn hình thức, chương trình học phù hợp với khả năng, sở thích và
trình độ của mình. Chính vì vậy mà học sinh của Mỹ có sự chủ động, có khả
năng suy nghĩ độc lập, tự tin trong giao tiếp, khám phá và sáng tạo trong học
tập và trong thực tiễn cuộc sống.
Tóm lại, mỗi hệ thống giáo dục quốc dân đều hình thành, phát triển theo
những triết lý riêng của nó và cũng bị chi phối bởi những yếu tố khác do đặc
điểm khác nhau của mỗi nước đó là một tất yếu khách quan. Đây là cơ sở giúp
chúng ta khi nghiên cứu xem xét hệ thống giáo dục quốc dân của mình phải
nhìn nhận đánh giá 1 cách đúng đắn, khách quan, phải dựa trên cơ sở đặc điểm
cụ thể của nước ta, không được dập khuôn máy móc mô hình hệ thống giáo dục
quốc dân của bất kỳ một nước nào đó, dù họ có phát triển đến đâu, mà phải biết

vận dụng kế thừa những tinh hoa của nền giáo dục tiên tiến. Có vậy mới bảo
đảm cho hệ thống giáo dục của chúng ta phát triển đúng hướng, đúng theo triết
5


lý giáo dục của Việt Nam và ngày càng đáp ứng tốt hơn sự phát triển của đất
nước trong xu thế hiện nay./.

6



×