Đề tài: Viết 1 kế hoạch quản lý thay đổi tổ chức của anh(chị).
BÀI LÀM
Có nhiều sự thay đổi diễn ra xung quanh chúng ta cũng như diễn ra
trong nhà trường. Sự thay đổi có thể có một trong hai loại sau: do yêu cầu
của xã hội đặt hàng cho nhà trường hay do tự thân nhà trường thấy không
thay đổi thì khó lòng đáp ứng được yêu cầu tồn tại và phát triển. Cả hai sự
thay đổi trên đều làm cho nhà quản lý của chúng ta phải suy nghĩ. Thế
nhưng người quản lý phải xác định: chức năng chính của người quản lý
thay đổi là làm sao để thay đổi đó diễn ra một cách có hiệu quả nhất và ít
bị xáo trộn nhất.
Quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hoá và chỉ đạo triển khai sự
thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra cho sự thay đổi đó. Thông thường quy
trình diễn ra theo 6 bước. Sau đây là minh hoạ cho việc quản lý sự thay đổi
trong quá trình chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường trong
giai đoạn hiện nay.
1. Phân tích tình hình và nhận diện sự thay đổi cần tiến hành
a) Phân tích tình hình
*) Môi trường bên trong
• Điểm mạnh (S)
Cán bộ (CB) giáo viên (GV) có phẩm chất đạo đức tốt, luôn yên tâm
công tác, yêu ngành, yêu nghề, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ trên giao; gắn bó với nhà trường mong muôn nhà trường phát triển.
Lãnh đạo chỉ huy nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo đổi mới phương
pháp dạy học, và chỉ đạo thực hiện. Giáo viên có tinh thần học hỏi, tập thể thực
sự là một tập thể biết học hỏi,…
• Điểm yếu (W)
- Việc hình thành đội ngũ GV đầu đàn (là những chuyên gia giỏi trong
các lĩnh vực chuyên ngành của nhà trường và các đơn vị) chưa được quan
tâm đúng mức, Tuổi đời cũng như kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, nhất
là giáo viên chuyên ngành.
- Trình độ tin học của GV tuy đã được nâng lên nhưng kỹ năng biên
soạn giáo án điện tử, kỹ năng trình chiếu, khả năng ứng dụng phần mềm tin
học vào giảng dạy chưa cao.
- Kiến thức và kinh nghiệm thực tế của một số GV còn ít, khả năng vận
dụng để liên hệ vào bài giảng chưa sâu sắc.
- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt là ứng dụng phương
pháp dạy học tích cực chưa nhiều. Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại và
ứng dụng công nghệ mô phỏng mặc dù đã có tiến bộ, song có đồng chí còn
sử dụng dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm.
- Ngoài việc hướng dẫn nội dung bắt buộc trong chương trình, giáo
viên chưa chú ý đến các câu hỏi, bài tập, bài luyện yêu cầu người học phải
tìm tòi sáng tạo hay tự học để nâng cao trình độ.
- Kinh phí cần thiết để hỗ trợ việc đổi mới phuơng pháp dạy học còn
hạn hẹp. Điều kiện sinh hoạt, làm việc của cán bộ, giáo viên còn nhiều thiếu
thốn.
*) Môi trường bên ngoài
• Thời cơ (O)
Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) đã xác định “Giáo viên là nhân
tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” và yêu cầu
“giáo viên phải có đủ đức, tài”.
Tổ chức văn hoá giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã
khuyến cáo: ”Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt đầu từ người giáo viên”.
Điều 15 Luật giáo dục năm 2005 đã ghi:“Nhà giáo giữ vai trò quyết
định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”.
Chỉ thị số 40-CT/TƯ ngày 15 tháng 6 năm 2004 của BBTTU Đảng về
việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục đã chỉ rõ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống,
lương tâm, tay nghề của nhà giáo”.
Nghị quyết 86/NQ-ĐUQSTƯ ngày 29/3/2007 của ĐUQSTƯ về công
tác GD trong tình hình mới đã đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
phát triển công tác GD-ĐT trong quân đội. Một trong những giải pháp đó là:
“phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội, đảm bảo về số lượng và cơ cấu,
trong đó chú trọng về nâng cao trình độ học vấn, năng lực và tay nghề sư
phạm, kinh nghiệm thực tiễn...Đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý
đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo
đức, tác phong nhà giáo”.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Trung cấp Kỹ thuật quân khí
nhiệm kỳ 2010-2015 cũng xác định phương hướng lãnh đạo nhà trường là:
“Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất đạo
đức tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm giỏi, đáp ứng yêu cầu theo
tiêu chuẩn chức danh, ...”.
• Thách thức (T)
Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp phải truyền đạt cho học viên
rất lớn, thời gian đào tạo ngắn, song kinh nghiệm thực tế và điều kiện để đổi
mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo của GV còn một số
bất cập.
1.2. Nhận diện sự thay đổi cần tiến hành
Bảng 1: Phân tích môi trường (SWOT) của Trường TCKT quân khí
Yếu tố khách quan
Yếu tố chủ quan
Mặt mạnh (S)
Đội ngũ GV yêu ngành, yêu
nghề, gắn bo với nhà trường,
có trình độ đạt chuẩn TCCN
Điểm yếu (W)
Kinh nghiệm thực tế, năng
lực ứng dụng công nghệ
thông tin so với yêu cầu GV
trường CĐ còn khoảng cách
nhất định
Cơ hội (O)
Đảng, nhà nước, quân đội
luôn quan tâm đến nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên
nói chung và GV trường
TCKTQK nói riêng
Thách thức (T)
Cường độ giảng dạy cao,
kinh phí và điều kiện cho bồi
dưỡng nghiệp vụ SP GV hạn
hẹp.
A (S, O)
B (S, T)
C(W, O)
D (W, T)
Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng môi trường (SWOT), đánh giá
những mặt mạnh, mặt hạn chế, nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến đổi mới
phương pháp dạy học của GV, có thể thấy rằng Trường TCKT quân khí
đang ở vị trí giao thoa giữa A-C và A-B. Đổi mới PPDH là yêu cầu tất yếu
của GV, đây là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng GD-ĐT
của nhà trường. Vì vậy, Trường TCKTQK cần phát huy mặt mạnh, khắc
phục điểm yếu, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để vươn lên tiếp tục
củng cố vững chắc thương hiệu nhà trường trong những năm tới. Sự thay đổi
nên bắt đầu từ đội ngũ GV và cán bộ QLGD của nhà trường.
2. Xác định đích đến của tổ chức sau khi có sự thay đổi
- Mục tiêu ở bước thí điểm: xem xét khả năng vận dụng PPDH tích cực
cho một vài tiết của một vài giáo viên. Mỗi khoa đề xuất 3 GV giảng 3 cặp tiết
ở 3 môn học khác nhau của khoa theo PPDH tích cực.
- Mục tiêu ở bước tiếp theo: phân tích thành công, thất bại của bước thí
điểm và lựa chọn bước đi tiếp theo khoa học và khả thi.
- Mục tiêu giai đoạn 2011-2015:
Xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo
đức tốt. 100% GV bảo đảm đủ tiêu chuẩn chức danh giáo viên theo quy định.
100% GV có chứng chỉ sư phạm bậc 2, có trình độ ngoại ngữ, tin học B trở
lên. Hàng năm có trên 50% giáo viên đạt danh hiệu GVDG cấp trường. Đến
năm 2015, có 5-7 giáo viên giỏi cấp Bộ Quốc phòng, 5 Nhà giáo ưu tú.
Về đổi mới phương pháp dạy học: tập trung bước “dịch chuyển kép”. Một
mặt phát triển tới trình độ cao của phương pháp truyền thống, đồng thời ứng
dụng mạnh mẽ phương pháp dạy học tích cực để “biến quá trình đào tạo thành
tự đào tạo” nâng cao chất lượng đầu ra. 100% GV sử dụng có hiệu quả PPDH
tích cực. Nghiên cứu xây dựng và áp dụng rộng rãi lý luận phương pháp dạy
học bộ môn.
3. Mô tả trạng thái hiện hành của tổ chức
a) Tình hình đội ngũ nhà trường
- Trình độ học vấn, ngoại ngữ, tin học của GV đa số đáp ứng được yêu
cầu theo tiêu chí của Trường TCCN 100% GV có trình độ CĐ, ĐH, trong đó
12,2% có trình độ trên ĐH; 92,2% có trình độ ngoại ngữ B trở lên; 85% có
trình độ tin học B.
- Trình độ nghiệp vụ sư phạm đội ngũ giáo viên. Hiện tại 100% GV nhà
trường có chứng chỉ sư phạm cấp1 hoặc 2; trong đó 80% có chứng chỉ sư
phạm cấp 2.
- Hàng năm có 30% giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp cơ
sở trở lên; có nhiều giáo viên tham gia và đạt giải trong hội thi giáo viên dạy
giỏi cấp tỉnh, cấp ngành, cấp toàn quốc.
- Đa số giáo viên có ý thức chuyên môn, chịu khó học tập nâng cao
trình độ đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Một số GV có tinh thần đổi mới phương
pháp dạy học.
b) Tình hình thiết bị và điều kiện dạy học của nhà trường
- Số lượng phòng học chuyên dùng và trang thiết bị kèm theo khá đầy
đủ, phong phú tuy nhiên một số phương tiện dạy học hiện đại chưa đủ trang
bị cho các phòng học chung, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học.
- Vũ khí, trang bị dùng cho huấn luyện thực hành chất lượng xuống
cấp. Nhà trường chưa được trang bị VKKT thế hệ mới như ở các đơn vị, do
đó sau khi ra trường HV còn mất nhiều thời gian làm quen.
- Việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên chưa đi
vào nền nếp.
- Nhà trường có hệ thống giáo trình phục vụ học tập khá đầy đủ, thường
xuyên được cập nhật kiến thức mới.
c) Sự hiểu biết về đổi mới phương pháp của giáo viên của nhà
trường
Tổng cục Kỹ thuật đã mở 2 lớp tập huấn về đổi mới PPDH, nhà trường
đã cử đi bồi dưỡng 30 GV nòng cốt ở tất cả các khoa. Hàng năm nhà trường
đều tổ chức bồi dưỡng PPDH, tổ chức giảng mẫu cho GV, tổ chức Hội thi
GVG, tham gia Hội thi GVDG cấp tỉnh, toàn quốc. Các khoa thường xuyên
duy trì nghiêm hoạt động phương pháp dự giảng, bình giảng...
4. Xác định “khoảng cách” từ “hiện tại” đến “tương lai”
- Về ý thức chuyên môn, tinh thần đổi mới phương pháp DH: Đa số
giáo viên có ý thưc chuyên môn tốt, có tinh thần đổi mới PPDH, song còn
một số GV an phận, thủ thường, ngại đổi mới, “chân trong chân ngoài”; do
đó nhà trường vẫn cần không ngừng giáo dục, rèn luyện đội ngũ giáo viên,
nâng cao ý thức giác ngộ của người thầy trong quân đội. Tiếp tục thực hiện
tốt cuộc vận động của Bộ GD&ĐT “Mỗi thầy giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo”.
- Về trình độ học vấn, ngoại ngữ, tin học: So với mục tiêu của nhà
trường đến năm 2015 trở thành trường CĐ còn thiếu: 4,5% (4 người) ĐH và
9,5% (9 người) trên ĐH.
So với tiêu chí về trình độ ngoại ngữ, cần bồi dưỡng 7,8% (7 GV có trình
độ A ngoại ngữ thành trình độ B), đồng thời bồi dưỡng GV đã có trình độ Thạc
sỹ có trình độ C ngoại ngữ để có thể thi nghiên cứu sinh và làm luận án Tiến
sỹ.
So với tiêu chí về trình độ tin học, cần bồi dưỡng 5,6% (5 GV có trình độ
A tin học thành trình độ B), đồng thời bồi dưỡng GV về kỹ năng biên soạn
giáo án điện tử, kỹ năng trình chiếu, khả năng ứng dụng phần mềm tin học
vào giảng dạy và .các kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin để mô
phỏng...
- Về nghiệp vụ sư phạm: So với tiêu chí cần bồi dưỡng 20% (18 GV có
chứng chỉ sư phạm cấp 1 thành chứng chỉ sư phạm cấp 2), đồng thời bồi dưỡng
GV về ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực; phương pháp giảng dạy
bộ môn... phấn đấu tăng thêm 20% GV đạt danh hiệu GVG cấp trường, 3
nhà giáo ưu tú.
- Về kinh phí cho đổi mới PPDH: Cần tăng cường đầu tư kinh phí cho
đổi mới PPDH lên 2-3 lần so với hiện tại.
- Tình hình thiết bị và điều kiện dạy học của nhà trường
Đảm bảo đủ phòng học chuyên dùng, trang thiết bị huấn luyện, đặc biệt
là phục vụ HL thực hành. Đảm bảo cơ bản đủ tài liệu về VKTB mới của QĐ
cho giảng dạy, học tập.
5. Quản lí thời kỳ “quá độ ” từ “hiện tại” đến “tương lai”
a) Xem xét và lựa chọn các giải pháp
*) Giải pháp công tác tư tưởng, tổ chức
- Thường xuyên quán triệt, lãnh đạo thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ
thị, của lãnh đạo và mệnh lệnh chỉ huy cấp trên về đổi mới PPDH đến mọi cán
bộ, đảng viên, quần chúng trong đơn vị. Nâng cao ý thức trách nhiệm cho đội
ngũ cán bộ, giáo viên. Động viên được ý thức tự giác, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm; kết hợp với việc phân công giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng giáo viên.
- Xây dựng điển hình tiên tiến nhiệt tình tham gia đổi mới PPDH trong
trường để khích lệ phong trào
- Tạo điều kiện cho giáo viên có thành tích tốt hay tâm huyết với việc tìm
hiểu việc đổi mới phương pháp đi tham quan học tập tại một số trường điểm,
và cử giáo viên đi tập huấn theo chương trình của dự án.
- Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình,
tiên tiến. Xây dựng môi trường thuận lợi để GV yên tâm, phấn khởi hoàn
thành nhiệm vụ, phấn đấu vì sự phát triển nhà trường và vì sự nghiệp GDĐT trong quân đội.
*) Giải pháp kiện toàn và phát triển đội ngũ GV, CBQLGD
- Đối cấp trên:
Tạo điều kiện ưu tiên điều động cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực cho
Nhà trường để bổ sung cho đội ngũ GV. Với một số chuyên ngành không
mang đặc thù quân sự, thì cho phép nhà trường tuyển chọn giáo viên từ
nguồn sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi bên ngoài theo hình thức thi tuyển
công chức.
Tăng cường chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng GV (đặc biệt là chỉ tiêu học cao
học, nghiên cứu sinh) cho nhà trường nhằm chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo theo
Luật Giáo dục và quy định của Bộ Quốc phòng.
Tăng kinh phí cho công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm hàng năm cho GV, CBQLGD tại trường.
- Đối với nhà trường:
Thực hiện có hiệu quả kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng GV; xây dựng
chính sách thu hút, ưu đãi GV. Chủ động đào thải các GV không đủ tiêu
chuẩn.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, trình độ học vấn,
ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ GV.
Tiếp tục cử GV, CBQLGD đi thực tế đơn vị; bồi dưỡng kinh nghiệm
thực tiễn cho giáo viên, xây dựng đội ngũ giáo viên thực hành có trình độ
tay nghề cao.
*) Giải pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm đội ngũ GV,
CBQLGD
Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV; thực hiên có nề nếp
công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ
GV. Mở lớp bồi dưỡng chứng chỉ sư phạm cấp 2 cho GV. Chỉ đạo hoạt động
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực; phương pháp dạy và học
các môn học thực hành; phương pháp NCKH; ứng dụng CNTT vào nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác.
Xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn. Khuyến khích đội ngũ GV về cả
vật chất và tinh thần để họ nhiệt tình tham gia đổi mới phương pháp dạy học.
Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho GV thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học.
Khuyến khích nghiên cứu các đề tài khoa học về phương pháp dạy học
tích cực.
Thường xuyên tham gia có kết quả các hội thi GVDG cấp tỉnh, Bộ
Quốc phòng và Nhà nước. Tổ chức tốt hội thi GVDG hàng năm của nhà
trường để bồi dưỡng GV, nhân rộng điển hình tiên tiến.
*) Giải pháp tăng nguồn tài chính, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
đảm bảo điều kiện cho đổi mới PPDH
Tạo cơ chế hỗ trợ các nguồn lực; xây dựng Dự án đầu tư nâng cấp trang
thiết bị dạy học giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch bổ sung vũ khí trang bị
nhóm 1 (đặc biệt là VK, khí tài mới); Kế hoạch biên soạn nâng cấp giáo
trình
b) Lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện
- Cơ cấu tổ chức
+ Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Kế hoạch đổi mới
PPDH: chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện Kế hoạch đổi mới PPDH;
điều chỉnh Kế hoạch sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà
trường. Trưởng ban là Hiệu Trưởng; Phó ban là Phó Hiệu trưởng đào tạo và
Chính uỷ; các uỷ viên là Phó Chính uỷ, Thủ trưởng phòng, khoa liên quan.
+ Thành lập tổ Thư ký của Ban Chỉ đạo: tham mưu, giúp việc cho Ban
Chỉ đạo trong việc tổng hợp tình hình, đề xuất các quyết sách cho Ban Chỉ
đạo. Thành phần gồm: Phó trưởng phòng Đào tạo, Trưởng Ban Kế hoạch,
Trưởng ban Điều hành và một số Trợ lý chuyên trách.
+ Thành lập tổ Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch: tham mưu,
giúp việc cho Ban Chỉ đạo trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá; tiếp
nhận các thông tin phản hồi; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch
đổi mới PPDH của nhà trường theo lộ trình; đề xuất các giải pháp thực hiện
đúng tiêu chí và lộ trình Kế hoạch chiến lược. Thành phần Ban gồm:
Trưởng ban Kiểm tra, thanh tra đào tạo và các Phó Chủ nhiệm khoa.
- Chỉ đạo thực hiện
Kế hoạch đổi mới PPDH được phổ biến rộng rãi tới cơ quan chủ quản;
tới toàn thể CB, GV, CNV, HV, SV nhà trường; tới các tổ chức cá nhân
quan tâm đến nhà trường.
Đối với các phòng, khoa, tiểu đoàn quản lý học viên trong nhà trường,
căn cứ vào Kế hoạch của Nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch cho đơn
vị mình, bảo vệ trước Hội đồng nhà trường và tổ chức triển khai thực hiện
nghiêm túc. Định kỳ báo cáo, sơ, tổng kết theo hướng dẫn của Ban Thư Ký,
Ban Kiểm tra, đánh giá.
Đối với CB, GV: dân chủ bàn bạc đóng góp đề xuất các giải pháp để
thực hiện Kế hoạch các cấp. Căn cứ vào Kế hoạch của đơn vị, Kế hoạch năm
học của nhà trường, tiêu chí phấn đấu, xây dựng kế hoạch cá nhân, báo cáo
với Thủ trưởng đơn vị để được phê duyệt và thực hiện.
- Lộ trình thực hiện
+ Giai đoạn 1: Từ tháng 01/2011 - 4/2011: Hoàn thành xây dựng và phê
duyệt Kế hoạch đổi mới PPDH cấp trường và cấp khoa, phòng.
+ Giai đoạn 2: Từ tháng 5/2011 - 5/2012: Tổ chức bồi dưỡng PPDH
tích cực, tiến hành thử nghiệm và đánh giá việc áp dụng.
+ Giai đoạn 3: Từ tháng 6/2012 - 5/2013: Đạt chỉ tiêu về chuẩn trình độ
học vấn, ngoại ngữ, tin học, sư phạm
- Giai đoạn 4: Từ 6/2013 - 12/2015: Áp dụng đại trà PPDH tích cực
trong nhà trường.
6. Đánh giá sự thành công của sự thay đổi
a) Thay đổi về nhận thức vấn đề đổi mới PPDH
Thông qua phiếu điều tra; qua sinh hoạt tổ, khoa; qua hội nghị chuyên
đề về đổi mới PPDH tích cực.
b) Thay đổi cách soạn bài theo hướng ĐMPP DH
Thông qua kiểm tra giảng dạy GV, hội thi GVDG các cấp.
c) Thay đổi cách tổ chức giờ dạy theo hướng sư phạm tích cực
Thông qua kiểm tra giảng dạy GV, hội thi GVDG các cấp.
d) Thay đổi cách đánh giá kết quả lĩnh hội của học sinh
Thông qua kiểm tra giảng dạy GV, hội thi GVDG các cấp.
e) Thay đổi cách đánh giá một giờ dạy tốt (theo hướng ĐMPPDH).
Thông qua phiếu đánh giá giờ dạy GV
f) Về trình độ học vấn, ngoại ngữ, tin học
Đối chiếu số liệu thống kê hàng năm về trình độ học vấn, ngoại ngữ, tin
học so với tiêu chí về trình độ học vấn của GV trường CĐ để rút ra kết luận.
g) Về nghiệp vụ sư phạm
Đối chiếu số liệu thống kê hàng năm về trình độ nghiệp vụ sư phạm so với
tiêu chí về nghiệp vụ sư phạm của GV trường CĐ, đồng thời kết hợp dự giảng,
hội thi giáo viên giỏi các cấp để rút ra kết luận.
III. KẾT LUẬN
Kế hoạch và các giải pháp trình bày trong báo cáo vận dụng trên tuy
độc lập nhưng chúng có quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, không
tách rời nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Để quản lý sự
thay đổi thực hiện có hiệu quả thì không được xem nhẹ bất cứ giải pháp nào,
bởi chúng tạo thành dòng liên kết mạnh mẽ có tác dụng phát huy tốt nội lực,
khắc phục yếu kém, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, phát triển về
chất; nhằm đảm bào cho đội ngũ GV nhà trường đổi mới PPDH thành công,
hiệu quả.