Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÀI TẬP MÔN QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.35 KB, 3 trang )

Học viên: Giang Thị Thu Hà- Cao học QLGD K10- Lớp 1
BÀI TẬP MÔN QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG
Giảng viên phụ trách: PGS.TS Đặng Quốc Bảo
Dựa vào slide bài giảng của thầy về việc học, có thể hệ thống lại sơ theo bảng sau:
Phương

Đông

Tây

Nam

Bắc

1

Thân: Tu

Để biết

Ăn

Để biết

2

Gia: Tề

Để làm

Nói



Để liên hệ

3

Quốc: Trị

Để tồn tại

Gói

Để chọn lựa

4

Thiên hạ: Bình Để khoan dung

Mở

Để thích ứng

Trụ cột

Câu hỏi 1: Triết lý nào bạn thấy thú vị nhất?
Trả lời:
Trách nhiệm của người học sinh trong việc học trong nhà trường là Học cái gì – Học
để làm gì và Học thế nào? Với vai trò là một giáo viên phổ thông, tôi thấy thích nhất
với Bốn trụ cột của việc học: Mô hình Jacques Delores. Nội dung của mô hình này là:
Học để biết- Học để làm- Học để chung sống- Học để nên người.


Mục đích học tập mà Jacques Delores đề ra đáp ứng 2 yêu cầu: tiếp thu kiên thức và
yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết :"
học để biết". Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con số rồi cách viết,
cách đọc. Chính từ nền tảng cơ bản nhất ấy đã dần hình thành nên 1 hệ thống kiến
thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người
khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiên thức cho mình. Qua việc học, chúng ta
biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội,
cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích
1


học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con
người sáng rạng ra.
Tuy nhiên, nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc
không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví dụ dễ thấy rằng: trong
cuộc sông của chúng ta, không ít ngừoi hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực
hành lại rất kém. Ngược lại, lại có những người nông dân không được học hành, đào
tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc. Đó là khả năng quan sát, đúc
rút kinh nghiệm trong lao động của họ.
Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất nhiên, không nên
nghiêng phiến diện 1 phía: "học" quan trọng hơn hay "hành" quan trọng hơn mà cân
biết điều hòa kết hợp giữa 2 yếu tố trên. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền dề
quan trọng. Để hoàn thành được công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết
để vận dụng cho phù hợp. Tác động 2 chiều giữa "học" và "hành", "biết" và "làm" bổ
sung, tương tác với nhau, là 2 mặt của 1 quá trình.
Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, mô hình Jacques Delores
đã chỉ ra:" học để chung sống, học để nên người". Đây chính là mục đính học tập rất
nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, làm cho những trạng thái
tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Học để cùng chung sống là
một trong những vấn đề then chốt hiện nay của giáo dục. Khi mà thế giới đang còn

quá nhiều mâu thuẫn đòi hỏi phải có những cách giải quyết hợp lý, giáo dục tự nó trở
nên có vai trò rất quan trọng trong việc giúp con người có thái độ hoà bình, tôn trọng
lẫn nhau, tôn trọng những nền văn hoá, các giá trị tinh thần. Phải giáo dục cho học
sinh có hiểu biết về tính đa dạng của các dân tộc, làm cho các em có thái độ tôn trọng
sự khác nhau đó, biết cảm thông và chia sẻ với người khác, với dân tộc khác: học cách
tranh luận và đối thoại với người khác trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau, hợp tác cùng
nhau vì các mục đích chung.

2


Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. Một bộ phận học
sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ
miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm không thể
chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô. Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà
họ trở nên thực dụng trong việc học.
Mục đích học tập mà mô hình Jacques Deloes rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định
huớng học tập dẽ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn.
Câu 2: Đề xuất một phương án cho nhà trường VN trong bối cảnh hiện nay về
việc học.
Phương án mà em tâm đắc nhất để đề xuất cho về việc học cho nhà trường Việt Nam
hiện nay là “phát huy tính học tập, tích cực chủ động cho học sinh ở trên lớp và ở
nhà”. Thời gian gần đây, tất cả giáo viên các cấp đều được yêu cầu giảng dạy theo
phương pháp phát huy tính học tập tích cực của học sinh. Rất nhiều GV khi thiết kế
giáo án đều lưu ý đến điều này và luôn tổ chức các hoạt động trên lớp sao cho HS cả
lớp đều tham gia tìm tòi, khám phá những kiến thức mới. Đó là điều rất tốt và nếu
phát huy được thì quả thật sẽ đem lại được hiệu quả cao cho việc học của học sinh.
Tuy nhiên, việc học tập tích cực đó chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn trong tiết học ở
lớp và có sự chỉ đạo, hướng dẫn gợi mở của GV và hiệu quả đạt được chỉ trong khuôn
khổ tiết dạy. HS học tập tích cực phải được hiểu là các em học một cách tự giác, tự

tìm tòi khám phá, chủ động tìm hiểu những gì mình chưa biết, những gì mình cần biết
mà không cần sự yêu cầu, gợi ý của bất kì ai. Học tập tích cực chính là tự học.
Đa số HS hiện nay không biết tự học. Ở trường HS học với sự giảng dạy của thầy cô.
Về nhà, các em lại học với sự chỉ dạy của cha mẹ hoặc học thêm ở trung tâm… Do đó
các em không có ý thức tự học. Chính vì thế, để HS phát huy tính tích cực học tập,
GV cần hướng dẫn các em phương pháp tự học.

3



×