Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

bài tập cá nhân lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.46 KB, 4 trang )

A – Lời nói đầu
Cơ chế ba bên là một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường.
Chính vì vậy mà việc tìm hiểu về cơ chế này, thấy rõ được những điểm
đặc thù, tiến bộ của nó là một việc làm cần thiết để có thể bắt kịp với
những tiến bộ của thế giới. Sau đây, em xin trình bày một khía cạnh của
vấn đề này, đó là: “phân tích và nêu quan điểm về yếu tố chủ thể trong cơ
chế ba bên”.
B – Nội dung
1)

Khái niệm về cơ chế ba bên.
Chúng ta có thể hiểu khái niệm về cơ chế ba bên như sau: “cơ chế
ba bên là quá trình phối hợp giữa Nhà nước, người lao động (NLĐ) và
người sử dụng lao động (NSDLĐ) (thông qua các tổ đại diện chính thức
của họ) bằng những hình thức phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội,
chính trị và pháp lí… nhằm tìm kiếm những giải pháp chung cho các vấn
đề thuộc lĩnh vực lao động – xã hội, trước hết là các vấn đề thuộc mối
quan hệ lao động mà cả ba bên cùng quan tâm, vì lợi ích của mỗi bên, lợi
ích chung của ba bên và lợi ích chung của xã hội”. 1

2)

Yếu tố chủ thể trong cơ chế ba bên.
Các chủ thể trong cơ chế ba bên bao gồm Nhà nước, người lao
động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ).
Nhà nước chính là một chủ thể đặc biệt của cơ chế ba bên. Tính
chất đó thể hiện ở chỗ: Nhà nước vừa có thể bình đẳng lại vừa có thể có
xu hướng áp đặt quyền lực đối với hai chủ thể còn lại; Nhà nước còn có
vai trò chi phối và tạo các điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và vận hành
của cơ chế ba bên. Không những vậy, Nhà nước còn tiếp nhận các ý kiến
của NLĐ và NSDLĐ để phản ánh vào chính sách và pháp luật của quốc


gia. Mặc dù Nhà nước trong cơ chế ba bên là một trong ba chủ thể, tuy

1 - TS. Nguyễn Xuân Thu, “Bàn về khái niệm cơ chế ba bên trong lĩnh vực luật lao động”,
thongtinphapluatdansu.wordpress.com

1


nhiên Nhà nước vẫn là người quyết định cuối cùng những vấn đề liên
quan đến lợi ích của cả ba bên trong những trường hợp cần thiết. Nhà
nước có trách nhiệm chung, mục đích chung và tư cách ngang bằng với
hai chủ thể còn lại là NLĐ và NSDLĐ.
Ở nước ta, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong
hoạt động quản lý của Nhà nước về lao động. Cơ quan đại diện cho Nhà
nước tham gia vào cơ chế ba bên ở cấp quốc gia là Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội (LĐTBXH); ở cấp địa phương là UBND các cấp, Sở
LĐTBXH và Phòng LĐTBXH.
NSDLĐ tham gia vào cơ chế ba bên thông qua tổ chức đại diện của
mình. Tổ chức đại diện của NSDLĐ do những NSDLĐ liên kết lại và lập
ra để thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ
trong quan hệ lao động. Theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành thì tổ chức đại diện cho NSDLĐ chủ yếu tham gia thảo luận cùng
với đại diện của hai chủ thể còn lại trong cơ chế ba bên để đóng góp ý
kiến vào chính sách, pháp luật lao động; hợp tác cùng với tổ chức đại
diện của NLĐ để giải quyết các vấn đề khúc mắc nhằm bình ổn và lành
mạnh hóa quan hệ lao động.
Hiện nay, tổ chức đại diện cho NSDLĐ ở nước ta được Chính phủ
công nhận chính thức để tham gia cơ chế ba bên là: Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
(VCA); Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME).

Cũng như hai chủ thể trên, chủ thể thứ ba là NLĐ tham gia cơ chế
ba bên thông qua tổ chức đại diện của mình. Khi tham gia cơ chế ba bên,
đại diện NLĐ đóng vai trò là cầu nối giữa NLĐ với hai chủ thể còn lại.
Ở Việt Nam hiện nay, tổ chức đại diện cho NLĐ là Tổng Công
đoàn Việt Nam. Công đoàn Việt Nam luôn cố gắng thực hiện chức năng
đại diện, bảo vệ NLĐ và các chức năng khác của mình.
3)

Quan điểm của em về yếu tố chủ thể trong cơ chế ba bên.
2


Theo em thì đây là một cơ chế rất tiến bộ, hay nói cách khác thì nó
chính là “phương thức cốt yếu cho việc ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội”2.
Với cơ chế ba bên, Nhà nước chia sẻ một phần quyền lực của mình
đối với NLĐ và NSDLĐ. Tuy nhiên, sẽ không bao giờ có sự bình đẳng
tuyệt đối giữa ba chủ thể này vì lúc nào Nhà nước cũng thiên về giữ vị trí
chuyên quyền trong cơ chế ba bên và hai chủ thể còn lại cũng luôn nhận
thức được điều này. Hơn thế nữa, theo em thì NLĐ và NSDLĐ sẽ phải
gánh một trách nhiệm lớn hơn khi tham gia vào cơ chế này. Ở nước ta
hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước vẫn bộc lộ một số hạn chế trong việc
xây dựng pháp luật và thực hiện chức năng quản lý cần phải khắc phục
trong thời gian tới.
Một điểm đáng nói đến về chủ thể NSDLĐ ở Việt Nam, theo em
nghĩ đó là NSDLĐ đang đứng ở vị trí yếu nhất trong ba chủ thể. Để có
thể khẳng định được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của mình trong cơ
chế ba bên thì NSDLĐ phải tập hợp lại với nhau, liên kết lại với nhau để
bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình. Thế nhưng, những NSDLĐ
Việt Nam vẫn hoạt động riêng lẻ, chính vì vậy mà họ không phát huy

được sức mạnh tập thể. Hơn thế nữa, pháp luật nước ta cũng tỏ ra ưu ái
hơn đối với NLĐ khi khá thiên về việc bảo vệ lợi ích của chủ thể này
trong quan hệ đối với NSDLĐ.
Đại diện NLĐ là tổ chức Công đoàn cũng bộc lộ một số điểm yếu
trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Công đoàn chưa phát huy được
vai trò đại diện của mình đối với NLĐ. Rất nhiều cuộc đình công của
NLĐ, họ phải tự phát đấu tranh.
C – Kết luận.

2 - Ts. Nguyễn Xuân Thu, “Vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt
Nam”,{5, tr10 }.

3


Từ những gì đã phân tích, cơ chế ba bên thật sự là một cơ chế tiến
bộ và sẽ giúp chúng ta tiến gần hơn tới các nền kinh tế khác trên thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam,

2)

Nxb.CAND, Hà Nội – 2009.
TS. Nguyễn Xuân Thu, Vận dụng cơ chế ba bên trong giải quyết tranh

3)


chấp lao động ở Việt Nam, Nxb.Lao động – Xã hội, Hà Nội – 2009.
TS. Nguyễn Xuân Thu, Bàn về khái niệm cơ chế ba bên trong lĩnh vực

4)

luật lao động, thongtinphapluatdansu.wordpress.com
Bộ luật lao động 1994 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006,
2007), Nxb. Lao động, Hà Nội – 2011.

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×