Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài tập cá nhân 1_ Luật lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.26 KB, 5 trang )

Bài tập cá nhân 1_ Luật lao động
16. Giải quyết tình huống:
Câu lạc bộ ( CLB) bóng đá T ký hợp đồng với cầu thủ B trong mùa giải
2008 kéo dài từ tháng 2/2008 đến hết tháng 8/2008. Mức lương cầu thủ B đề nghị
CLB trả là 15 triệu/ tháng, nhưng anh B không muốn đóng bảo hiểm xã hội. Vì
vậy, giữa CLB và anh B đã thỏa thuận với nhau kí 3 hợp đồng lao động: hợp đồng
thứ nhất có thời hạn 2 tháng 15 ngày, hợp đồng thứ 2 có thời hạn 2 tháng 15 ngày,
hợp đồng thứ 3 có thời hạn 2 tháng. Trong mỗi hợp đồng đều ghi rõ mức lương là
15 triệu/ tháng, các khoản thu nhập khác sẽ được trả theo quy chế trả lương, trả
thưởng của CLB.
Hết hạn hợp đồng thứ 3 được 2 tháng( cuối tháng 10/2008), anh B viết đơn
khởi kiện CLB về việc đã chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với anh và
đòi CLB số tiền bảo hiểm xã hội mà anh B cho rằng CLB chưa trả cho anh. Hỏi:
a/ Việc CLB và anh B ký 3 hợp đồng lao động như vậy là đúng hay sai?
b/ Anh B kiện CLB là đúng hay sai?
c/ Những yêu cầu nào của anh B sẽ được giải quyết theo quy định của pháp
luật lao động hiện hành?
1
Bài tập cá nhân 1_ Luật lao động
Bài làm:
a/ Việc CLB và anh B kí 3 hợp đồng lao động như vậy là đúng hay sai?
Theo đề bài, giữa CLB và anh B đã thỏa thuận với nhau kí 3 hợp đồng lao
động, liên tục: hợp đồng thứ nhất có thời hạn 2 tháng 15 ngày, hợp đồng thứ 2 có
thời hạn 2 tháng 15 ngày, hợp đồng thứ 3 có thời hạn 2 tháng. Trước hết ta xác
định được 3 hợp đồng mà CLB và anh B đã kí với nhau là loại hợp đồng theo mùa
vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm được quy định tại
điềm c, khoản 1, Điều 27 Bộ luật lao động đã sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006,
2007.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, điều 27 Bộ luật lao động thì: “Khi hợp
đồng lao động quy định tại điểm b và c khoản 1 điều này hết hạn mà người lao động
vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết


hạn, hai bên phải kí kết hợp đồng lao động mới; nếu không kí kết hợp đồng lao
động mơí, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời
hạn. Trường hợp hai bên kí hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn
thì cũng chỉ được kí thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm
việc thì phải kí kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.”
Đồng thời, Nghị định 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều về hợp đồng lao động quy định về vấn đề này rõ
ràng hơn, cụ thể tại khoản 4, điều 4. Theo đó hợp đồng lao động điểm b và c khoản
1 điều 27 Luật lao động chỉ được kí liên tục tối đa là hai lần. Và sau khi hết hạn,
nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải kí kết hợp đồng lao động không
xác định thời hạn.
Trong trường hợp trên của anh B và CLB đã thỏa thuận kí 3 hợp đồng lao
động liên tiếp có thời hạn lần lượt là 2 tháng 15 ngày, 2 tháng 15 ngày và 2 tháng
trong mùa giải 2008 kéo dài từ tháng 2/2008 đến hết tháng 8/ 2008. Như vậy, việc
CLB và anh B kí 3 hợp đồng như vậy là sai. Nếu theo đúng quy định của pháp
luật thì hợp đồng thứ 3 CLB và anh B sẽ phải kí là hợp đồng lao động không xác
định thời hạn, ở đây họ lại tiếp tục kí kết một hợp đồng có thời hạn 2 tháng.
b/ Anh B kiện CLB là đúng hay sai?
2
Bài tập cá nhân 1_ Luật lao động
Hết hạn hợp đồng thứ 3 được 2 tháng ( cuối tháng 10/ 2008), anh B đã khởi
kiện CLB vì 2 lí do:
 CLB chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với anh.
Như phần a đã kết luận việc CLB và anh B kí 3 hợp đồng như vậy là sai.
Hợp đồng thứ 3 là hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu về thời hạn. Vì vậy, áp
dụng theo quy định của pháp luật hợp đồng lao động thứ 3 giữa họ được coi hợp
đồng lao động không xác định thời hạn. CLB đã kết thúc hợp đồng với anh B sau
thời hạn 2 tháng, mà theo quy định tại điểm 1 khoản 3 điều 38, trong trường hợp
NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động “trừ trường hợp quy định tại
điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động

biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn”. Có
nghĩa là việc kiện của anh B là đúng nếu CLB không báo cho anh biết trước ít nhất
45 ngày.
 Đòi CLB số tiền bảo hiểm xã hội mà anh B cho rằng CLB chưa trả cho
anh.
Ở đề bài có nêu “anh B không muốn đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, giữa
CLB và anh B đã thỏa thuận với nhau kí 3 hợp đồng lao động” liên tục có thời hạn
lần lượt là 2 tháng 15 ngày, 2 tháng 15 ngày và 2 tháng. Khoản 2, điều 141 Bộ luật
lao động sửa đổi bổ sung nêu rõ “Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng
lao động có thời hạn dưới ba tháng thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào
tiền lương do người sử dụng lao động trả theo quy định của Chính phủ, để người
lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo
hiểm. Khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao
kết hợp đồng lao động mới, thì áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy
định tại khoản 1 điều này.” Căn cứ quy định trên thì anh B sẽ được hưởng các
khoản tiền bảo hiểm xã hội áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng
có thời hạn dưới 3 tháng và sẽ được tính vào tiền lương do người sử dụng lao động
trả theo quy định của Chính phủ và chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động thứ nhất
mà anh B và CLB đã kí với nhau. Như vậy, việc anh B kiện đòi CLB số tiền bảo
hiểm xã hội mà anh B cho rằng CLB chưa trả cho anh là đúng, nếu cơ quan có
3
Bài tập cá nhân 1_ Luật lao động
thẩm quyền giải quyết tranh chấp kết luận là trong tiền lương là 15 triệu/ tháng, các
khoản thu nhập khác chưa tính thêm khoản này.
c/ Những yêu cầu nào của anh B sẽ được giải quyết theo quy định của
pháp luật hiện hành?
 Yêu cầu liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của
CLB với anh B:
Căn cứ phần a, b của bài làm, hợp đồng lao động thứ 3 trái quy định của

pháp luật, đương nhiên được coi là hợp đồng không xác định thời hạn.Yêu cầu của
anh B sẽ được giải quyết theo quy định tại khoản 1 điều 41 Bộ luật lao động.
 Yêu cầu về việc đòi số tiền bảo hiểm xã hội mà anh B cho rằng CLB chưa
trả cho anh:
Theo phần b/ đã phân tích thì anh B sẽ được nhận các khoản tiền bảo hiểm
xã hội áp dụng đối với hợp đồng lao động thứ nhất mà anh B và CLB đã kí với
nhau tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả theo quy định của Chính
phủ nếu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kết luận là trong tiền lương
là 15 triệu/ tháng, các khoản thu nhập khác chưa tính thêm khoản này.
Còn ở hợp đồng lao động thứ 2 và thứ 3 thì sẽ được áp dụng theo quy định
cũng tại khoản 2 điều 141, nhưng là "…Khi hết hạn hợp đồng lao động mà người
lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới, thì áp dụng chế độ
bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 1 điều này”. Đối với chế độ bảo
hiểm này, có yêu cầu bắt buộc là “người lao động đóng bằng 5% tiền lương” ( điểm
b khoản 1 điều 149). Ở đề bài nêu “anh B không muốn đóng bảo hiểm xã hội” nên
anh và CLB “đã thỏa thuận với nhau kí 3 hợp đồng lao động”, có nghĩa là sau khi
hết hạn hợp đồng thứ nhất có thời hạn dưới 3 tháng, anh B tiếp tục giao kết 2 hợp
đồng lao động mới và không đóng 5% tiền lương theo quy định của pháp luật. Vậy
anh B không đòi được CLB số tiền bảo hiểm xã hội cho việc thực hiện hợp đồng
lao động thứ 2 và thứ 3 của mình.
4
Bài tập cá nhân 1_ Luật lao động
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.) Giáo trình luật lao động, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009, trường đại học Luật
Hà Nội.
2.) Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006 và 2007.
3.) Nghị định 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều về hợp đồng lao động.
5

×