Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

nghiên cứu phương pháp hồi quy và ứng dụng dự báochi phí sản xuất của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.19 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA CNTT

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ
CHỦ ĐỀ : nghiên cứu phương pháp hồi quy và ứng dụng dự báo
chi phí sản xuất của doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện :

Đỗ Thị Loan

Lớp :

Tin học kinh tế - K8A

Giáo viên hướng dẫn :

Đỗ Văn Đại

Thái nguyên, tháng 03 năm 2011


Lời nói đầu
Ngày nay, phân tích và dự báo kinh tế là nhu cầu không thể thiếu được
của mọi hoạt động kinh tế-xã hội, khoa học-kỹ thuật.có rất nhiều phương
pháp phân tích và dự báo kinh tế như phương pháp chuyên gia, phương pháp
hồi quy, phương pháp dựa vào dãy số thời gian,v.v …
Khi công nghệ ngày càng phát triển, nó gắn liền với cuộc sống con
người ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế có rất
nhiều ứng dụng công nghệ thông tin. Sự ra đời của những phần mềm giúp
ích rất nhiều cho việc quản lý, phân tích, dự báo kinh tế của doanh nghiệp
như access, c++, sql, visual basic 6.0, v.v…nhưng visual basic 6.0 có thể coi


là một công cụ dễ học nhất.
Vì vậy trong đợt thực tập này em chọn đề tài " nghiên cứu phương
pháp hồi quy và ứng dụng dự báo chi phí sản xuất của doanh nghiệp ". Với
mục đích ôn lại nhưng kiến thức đã học, những kiến thức lập trình và xây
dựng được chương trình ứng dụng cho doanh nghiệp.
Nội dung nghiên cứu gồm:


Tìm hiểu kiến thức về phương pháp hồi quy tuyến tính;



Tìm hiểu về ngôn ngữ VB 6.0;



Xây dựng chương trình đề mô.

Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn hẹp lên báo cáo còn nhiều thiếu
sót, em rất mong được sự hướng dẫn và góp ý của các thầy cô để báo cáo
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường tạo điều kiện cho chúng em làm
đề tài thực tập cơ sở này, giúp cho em bước đầu làm quen với thực tập và
học cách phân tích tình hình kinh tế. Và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới
thầy Đỗ Văn Đại, người đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!

2



CHƯƠNG1:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 khái niệm
Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra
trong tương lai, trên cơ sở phân tích khao học về các dự liệu đã thu thập
được.khi tiến hành dự báo ta căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong
quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong
tương lai nhờ vào một số mô hình toán học.
Dự báo có thể là một dự đoán mang tính chủ quan hoặc trực giác về tương
lai nhưng để cho dự báo được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính
chủ quan của người làm dự báo.
1.2. ý nghĩa và vai trò của phân tích và dự báo trong quá trình ra quyết
định kinh doanh
*ý nghĩa
• Dùng để dự báo các mức độ tương lai của hiện tượng, qua đó giúp
các nhà quản trị doanh nghiệp chủ động đề ra các kế hoạch và các
quyết định cần thiết cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh
doanh, đầu tư, quảng bá quy mô sản xuất. kênh phân phối sản phẩm,
nguồn cung cấp tài chính … và chuẩn bị đầy đủ cho sự phát triển
trong thời gian tới.
• Dự báo được thực hiện một cách nghiêm túc còn tạo điều kiện nâng
cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
• Dự báo chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp nói
riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
• Dự báo chính xác là căn cứ để các nhà hoạch định các chính sách phát
triển kinh tế được xây dựng có cơ sở khoa học và mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
* Vai trò
• Tạo ra lợi thế cạnh tranh.
• Công tác dự báo là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động
của các doanh nghiệp, trong từng phòng ban.

1.3. Phương pháp hồi quy
3


1.3.1 khái niệm
Phân tích hồi quy là tìm quan hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến
phụ thuộc) và một hoặc nhiều biến khác, được gọi là biến độc lập nhằm mục
đích ước lượng giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của
biến độc lập.
Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ giữa tiêu
thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả. Cứ mỗi giá trị của tiêu thức nguyên
nhân sẽ có nhiều giá trị tương ứng của tiêu thức kết quả. Ví dụ mối liên hệ
giữa số ượng sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm. không phải khi khối
lượng sản phẩm tăng lên thì giá thành đơn vị sản phẩm sẽ giảm hoặc tăng
theo một tỷ lệ tương ứng. để phản ánh mối liên hệ tương quan phải nghiên
cứu hiện tượng số lớn, tức là thu thập tài liệu về tiêu thức nguyên nhân và
tiêu thức kết quả của nhiều đơn vị.
1.3.2. Những điều căn bản về phân tích hồi quy
- Quan hệ hàm số:
Là quan hệ toán học giữa các biến giải thích (là biến xảy ra) và biến phụ
thuộc (là biến kết quả).
- Hàm tuyến tính:
Tương quan tuyến tính cơ bản:
Y là một hàm của X
Nếu X tăng 1 đơn vị thì Y tăng b1 đơn vị
- Dấu hiệu dự đoán các hệ số.

4



Trước khi ước lượng một mô hình cụ thể, chúng ta nên biết những dấu
hiệu của các hệ số khác biệt. Nếu tương quan giữa biến phụ thuộc với biến
độc lập nào đó là dương thì hệ số biến độc lập là dương. Nếu tương quan
giữa biến phụ thuộc với biến độc lập nào đó là âm thì hệ số biến độc lập đó
là âm.
- Phần dư và yếu tố sai số
Yếu tố sai số là một trong những thực tiễn tiêu chuẩn trong quá trình
định ra phương trình ước lượng. Giá trị thực tế của biến phụ thuộc bằng giá
trị dự đoán (được tính qua phương trình và các hệ số ước lượng) cộng với
yếu tố sai số ngẫu nhiên.
- Tương quan nội sinh
Tương quan nội sinh là hiện tượng khi một biến giải thích trong mô hình
phụ thuộc vào các biến giải thích khác. Kết quả phân tích hồi quy sẽ không
có giá trị và nó cũng là một vấn đề thú vị nảy sinh khi xem xét lại những
công việc của một người nào đó.
1.3.3. ý nghĩa của phân tích hồi quy
Phương pháp phân tích hồi quy là phương pháp thường được sử dụng để
nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng, như mối liên hệ giữa các yếu tố
đầu vào của quá trình sản xuất với kết quả sản xuất, mối liên hệ giữa thu
nhập và tiêu dùng.
Phân tích hồi qui giải quyết các vấn đề sau:
- Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc với giá trị đã cho của
biến độc lập.
- Kiểm định giả thiết về bản chất của sự phụ thuộc.
- Dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi biết giá trị của các
biến độc lập.
- Kết hợp các vấn đề trên.
1.4. mô hình hồi quy đơn
1.4.1. Mô hình hồi quy đơn: là mô hình hồi quy giữa một tiêu thức nguyên
nhân và một tiêu thức kết quả. Mô hình hồi quy đơn có thể là mô hình phi

tuyến tính (mô hình đường cong) hoặc mô hình tuyến tính (mô hình đường
thẳng).
5


Phương trình hồi quy đơn biến (đường thẳng) có dạng tổng quát:
Y=a+bX
Trong đó:
Y: là biến số phụ thuộc;
X: là biến số độc lập;
a: là tung độ gốc hay nút chặn;
b: độ dốc hay hệ số góc.
Ví dụ:
Phương trình tổng chi phí của doanh nghiệp có dạng:
Y=a+bX;

(1)

Trong đó:
Y: tổng chi phí phát sinh trong kỳ;
X: khối lượng sản phẩm tiêu thụ;
a: tổng chi phí bất biến;
b: tổng chi phí khả biến đơn vị sản phẩm;
bX: tổng chi phí khả biến.
có nhiều phương pháp thống kê để tính a, b như: phương pháp cực trị,
phương pháp bình phương nhỏ nhất.
* các hệ số a, b được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ
nhất:
∑ (y - ŷx )2=min


(2)

Từ đó có hệ phương trình sau:
(I)

∑ xy = a ∑ x + b∑ x 2

∑ y = na + b∑ x

Ví dụ: có tài liệu vế số lao động và giá trị sản xuất của 10 doanh nghiệp như
sau:

Stt

Lao động (người)

6

Giá trị sản xuất (tỷ
đồng)


1
2
3
4
5
6
7
8

9
10

60
78
90
115
126
169
198
226
250
300

∑ x , ∑ y , ∑ xy , ∑ x

Để tìm a, b cần tính
X
60
78
90
115
126
169
198
226
250
300

∑x=


9,25
8,73
10,62
13,64
10,93
14,31
22,10
19,17
25,20
27,50

y
9,25
8,73
10,62
13,64
10,93
14,31
22,10
19,17
25,20
27,50

∑ y = 161, 45

1612

xy
555,00

680,94
955,80
1568,60
1377,18
2418,39
4375,80
4332,42
6300,00
8250,00
∑ xy =3081
4,13

2

bằng cách lập bảng sau:
X2
3600
6084
8100
13225
15876
28561
39204
51076
62500
90000
∑ x 2 =318
226

Y2

85,5625
112,7844
186,0496
119,4649
204,7761
488,4100
367,4889
635,0400
756,2500

∑y

2

= 3032, 039

161, 45 = 10a + 1612b
30814,13 = 1612a + 318226b

thay số liệu vào phương trình (I) : 

giải hệ phương trình, ta được:
a= 2,927
b=0,082
Mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ giữa số lượng lao động và giá trị
sản xuất là: ŷ=2,927+0,082x
bằng cách biến biến đổi hệ phương trình (I), ta có thể tính a, b như sau:
b=

xy − x* y


σ x2

a= y - bx
σ2x= x 2 - ( x )2
1.4.2. Hệ số tương quan
Hệ số tương quan (r) là một chỉ số thống kê đo lường mối liên hệ tương
quan giữa hai biến số. Nó dược sử dụng để đánh giá mức độ chặt chẽ của
mối liên hệ tương quan. Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1.
7


Hệ số tương quan bằng 0 (hay gần 0) có nghĩa là hai biến số không có
liên hệ gì với nhau; ngược lại nếu hệ số bằng -1 hay 1 có nghĩa là hai biến số
có một mối liên hệ tuyệt đối. Nếu giá trị của hệ số tương quan là âm (r <0)
có nghĩa là khi x tăng cao thì y giảm (và ngược lại, khi x giảm thì y tăng);
nếu giá trị hệ số tương quan là dương (r > 0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y
cũng tăng, và khi x tăng cao thì y cũng giảm theo.
1.5. Công thức đánh giá độ tin cậy
1.5.1. Sai số trung bình (Mean error):
Các lỗi trung bình của một số quan sát thấy bằng cách lấy giá trị trung bình
của các sai tích cực và tiêu cực.
- Công thức tính :

ME =

∑(A − F )
t

t


n

1.5.2. Sai số tuyệt đối trung bình (Mean absolute error):
- Công thức tính :

∑ A −F

MAE =

t

t

n

1.5.3. Phần trăm sai số trung bình (Mean percentage error):
- Công thức tính :

MPE =

∑ [ ( A − F ) / A ] x100%
t

t

t

n


1.5.4. Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (Mean absolute percentage
error):
- Công thức tính :

MAPE =

∑ (A − F ) / A
t

t

t

n

x100%

1.5.5. Sai số bình phương trung bình (Mean squared error):
- Công thức tính :

(A − F )
MSE = ∑
t

2

t

n


1.5.6 Sai số bình phương trung bình chuẩn (Root mean squared error ):
- Công thức tính :

RMSE = MSE

1.5.7. Hệ số U (Theil’s U- Hệ số không ngang bằng):
- Công thức tính :

∑(A − F )
∑ ( A 8− A )

2

U=

t

t

t

t −1

2


CHƯƠNG 2: CÔNG CỤ HỖ TRỢ VISUAL BASIC 6.0

2.1. Visual basic với công việc lập trình
2.1.1 visual basic bao gồm những gì?

Các thành phần điều khiển là những công cụ trên cửa sổ hộp công cụ
bạn đặt Form để tương tác với người dùng và kiểm soát quy trình hoạt động
của chương trình.
Visual basic cho bạn một hệ thống phát triển ứng dụng windows
hoàn hảo trong một gói sản phẩm. Nó cho phép bạn viết, sửa đổi, kiểm tra và
biên dịch chương trình.
Chương trình là một tập các chỉ thị lệnh mà máy tính phải thực hiện
để làm một việc gì đó.
Dự án là một tập các tập tin bạn tạo ra để tạo nên ứng dụng của bạn.
các tập tin này làm việc với nhau theo cùng dạng thức của dự án, sau đó

9


được biên dịch thành chương trình có thể thực thi mà người dùng nạp và
chạy từ windows bằng cách nhấp đôi chuột lên biểu tượng của chương trình.
Trình biên dịch là một hệ thống chuyển đổi chương trình bạn viết
thành ứng dụng có thể thực thi trên máy tính.
2.1.2. Các khái niệm
o Điều khiển: Các thành phần có sẵn để người lập trình tạo giao diện
tương tác với người dùng.
Mỗi điều khiển thực chất là một đối tượng, do vậy nó sẽ có một số điểm
đặc trưng cho đối tượng, chẳng hạn như các thuộc tính, các phương thức &
các sự kiện.
o Thuộc tính: Các đặc trưng của một điều khiển tạo nên dáng vẻ của
điều khiển đó.
o Phương thức: Các điều khiển có thể thực thi một số tác vụ nào đó,
các tác vụ này được định nghĩa sẵn bên trong các phương thức (còn
gọi là chương trình con: hàm & thủ tục), người lập trình có thể gọi
thực thi các phương thức này nếu cần.

o Sự kiện: là hành động của người dùng tác động lên ứng dụng đang
thực thi.
2.1.3. các bước lập trình visual basic
1.
Khởi động visual basic.
2.
Tạo một dự án mới hoặc mở một dự án đang tồn tại.
3.
Viết và kiểm tra chương trình.
4.
Biên dịch chương trình thành ứng dụng có thể thực thi.
5.
Thoát visual basic.
6.
Triển khai ứng dụng cho người dùng cuối.
2.2. Môi trường lập trình visual basic
IDE là tên tắt của môi trường phát triển tích hợp (Integrated
Development Environment), đây là nơi tạo ra các chương trình Visual Basic.
IDE của Visual Basic là nơi tập trung các menu, thanh công cụ và cửa
sổ để tạo ra chương trình. Mỗi một thành phần của IDE có các tính năng ảnh
hưởng đến các hoạt động lập trình khác nhau.
Khi khởi động VB6 bạn sẽ thấy mở ra nhiều cửa sổ (windows),
scrollbars, v.v.. và nằm chồng lên là New Project dialog. Ở đây VB6 cho
bạn chọn một trong nhiều loại công trình.

10


Hình 2.1: Hộp thoại tạo dự án mới của Visual Basic
Kích chuột chọn Standard EXE nhấ tiếp open. Môi trường làm việc suất

hiện:

Hình 2.2: Màn hình giao diện chính của Visual Basic
2.2.1. Cửa sổ Form
Là vùng làm việc chính, nơi thường dùng để thiết kế các hộp thoại, cửa sổ 11


giao diện của người sử dụng với ứng dụng phần mềm.

Hình 2.3: form
2.2.2. Thanh thực đơn và thanh công cụ chuẩn của VB

Hình 2.4: Thanh thực đơn và thanh công cụ
Thanh này chứa các thực đơn chính của VB cũng giống như thanh thực đơn
của các phần mềm khác trong Microsoft như Word và Execl.
2.2.3. Cửa sổ Properties
cửa sổ này cho phép xem xét và sửa đổi các thuộc tính của biểu mẫu và
các điều khiển trong lúc thiết kế
Phần trên cửa sổ là các danh sách đối tượng, đối tượng được chọn trong
danh sách này có các thuộc tính của nó hiển thị trong phần bên dưới của cửa
sổ.

12


Hình 2.5 Cửa sổ Properties

2.2.4. Cửa sổ Project Explorer
Nơi quản lý toàn bộ các thành phần mà người lập trình đã làm được trên dự
án của VB hiện thời.


Hình 2.6: Cửa sổ project

2.2.5 hộp công cụ
Hộp công cụ chứa các điều khiển đặt lên Form

13


Hình 2.7 : Toolbox
2.3. Các kiểu dữ liệu
Mỗi kiểu dữ liệu quy định một tập hợp các giá trị và một tập các phép
toán được sử dụng trên tập giá trị đó.
a) Kiểu số nguyên.
Tuỳ nhu cầu sử dụng số nhỏ hay lớn mà ta dùng kiểu phù hợp trong số
các kiểu sau:
- Byte: kích thước 1 byte, phạm vi từ 0 đến 255.
- Integer: kích thước 2 bytes, phạm vi từ -32768 đến 32767.
- Long: kích thước 4 bytes, phạm vi từ -231 đến 231-1.
Các phép toán: cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa, div, mod tương ứng với
các kí hiệu +, - , *, /, ^, \, mod. Trong đó, div là phép chia lấy phần nguyên,
mod là phép chia lấy phần dư.
b) Kiểu số thực.
- Single: kích thước 4 byte, xác định đến 38 chữ số.
- Double: kích thước 8 byte, xác định đến 300 chữ số.
c) Kiểu chuỗi (string)
Chuỗi được đặt giữa hai dấu “ ” có độ dài đủ lớn.
Phép toán: nối chuỗi ứng với kí hiệu & hoặc +. Chú ý những trường
hợp kết quả sai do VB chuyển kiểu tự động.
d) Kiểu logic (Boolean)

Chỉ có hai giá trị True, false hoặc 1,0. Các phép toán gồm hội, tuyển,
phủ định ứng với kí hiệu and, or, not.
e) Kiểu ngày, giờ (Date)
Kích thước 8 byte ghi được cả ngày lẫn giờ. Thông thường nếu chỉ
dùng ngày ta viết giữa hai dấu #.
Ví dụ: #22/12/2007#, #22-12-2007#
Phép toán: cộng, trừ giữa ngày và số; và phép trừ giữa ngày và ngày
14


f) kiểu object: lưu trữ hình ảnh hoặc tham chiếu đối tượng. Kích thước 4
byte
2.4. Khai báo biến
Để khai báo biến ta dùng lệnh Dim:
Dim <Tên biến > [As<kiểu dữ liệu>]
Biến khai báo trong thủ tục chỉ tồn tại khi thủ tục thi hành. Nó sẽ biến
mất khi thủ tục chấm dứt. Giá trị của biến trong thủ tục là cục bộ đối với thủ
tục đó, nghĩa là ta không thể truy nhập biến từ bên ngoài thủ tục. Nhờ đó, ta
có thể dùng trùng tên biến cục bộ trong những thủ tục khác nha.
Kiểu dữ liệu trong khai báo Dim có thể là những kiểu cơ bản như Integer,
String hoặc Currency. Ta cũng có thể dùng đối tượng của VB (như Object,
Form1, TextBox) hoặc của các ứng dụng khác.
Khai báo biến trong phần Declarations của một mô-đun nghĩa là biến đó
tông tại và có tầm hoạt động trong mô-đun đó.
Khai báo biến với từ khoá Public nghĩa là biến đó tồn tại và có tầm hoạt
động của toàn ứng dụng .
Khai báo biến cục bộ với từ khoá Static nghĩa là mặc dầu biến đó biến
mất khi thủ tục chấm dứt, nhưng giá trị của nó vẫn được giữ lại để tiếp tục
hoạt động khi thủ tục được gọi trong lần sau.
2.5. Hằng

Dùng để chứa những dữ liệu tạm thời nhưng không thay đổi trong suốt thời
gian chương trình hoạt động. Sử dụng hằng số làm chương trình sáng sủa và
dễ đọc nhờ những tên gợi nhớ thay vì các con số. VB cung cấp một số hằng
định nghĩa sẵn, nhưng ta có thể tự tạo hằng.
Ta có thể dùng cửa sổ Object Browser để xem danh sách các ứng dụng
hằng có sẵn của VB và VBA( Visual basic for Application). Các ứng dụng
khác cung cấp những thư viện đối tượng, như Microsoft Exel, Microsoft
Project, hoặc các thư viện của điều khiển ActiveX cũng có hằng định nghĩa
sẵn.
Trong trương hợp trùng tên hằng trong những thư viện khác nhau, ta có thể
dung cách chỉ rõ tham chiếu hằng:
[<Libname>][<tên mô-đun>]<tên hằng>
Libname là tên lớp, tên điều khiển hoặc tên thư viện.
Khai báo hằng
|Public|private|Const<tên hằng>[As<kiểu dữ liệu>]= <biểu thức>
2.6. Cấu trúc điều khiển
2.6.1. Cấu trúc chọn
So sánh mặc định trong Visual basic mặc định là so sánh có phân biệt cỡ
chữ. Nếu muốn tắt chế độ này, ta thêm dòng khai báo sau vào chương tình
Option Copare Text
Nếu muốn trả về trạng thái ban đầu, có 2 cách:
15


Đưa dòng khai báo:
Option Compare Binary
Chỉ cần xoá dòng khai báo “Option Compare Text”
Các biểu thức so sánh

Ý nghĩa

hiệu
=
Bằng
<>
Khác
>
Lớn hơn
<
Nhỏ hơn
>=
Lớn
hơn
hoặc bằng
<=
Nhỏ
hơn
hoặc bằng
a)If.. Then
Một dòng lệnh
If <điều kiện> Then <dòng lệnh>
Nhiều dòng lệnh
If <điều kiện> Then
<dòng lệnh>
End if
Điều kiện là một so sánh hay một biểu thức mang giá trị số. Visual basic
thông dịch giá trị này thành True / False. Nếu True thì Visual basic thi hành
dòng lệnh sau từ khoá Then.
b) If.. Then...Else
If <điều kiện 1> Then
[Khối lệnh - 1]

ElseIf <điều kiện 2> Then
[Khối lệnh - 2]
......
Else
[Khối lệnh - n]
End if
c) Select Case
Giải quyết trường hợp có quá nhiều ElseIf được dùng, giúp chương trình
sáng sủa dễ đọc. Biểu thức để so sánh được tính toán một lần vào đầu cấu
trúc. Sau đó Visual basic so sánh kết quả biểu thức với từng Case. Nếu bằng
nó thi hành khối lệnh trong Case đó.
16


Select Case <biểu thức kiểm tra>
Case <danh sách biểu thức 1>
Khối lệnh 1
Case <danh sách biểu thức 2>
Khối lệnh 2
....................
Case else
Khối lệnh n
End Select
Mỗi danh sách biểu thức chứa một hoặc nhiều giá trị, các giá trị cách
nhau bằng dấu phảy. Mỗi khối lệnh có thể chứa từ 0 đến nhiều dòng lệnh.
Nếu có hơn một Case thoả mãn điều kiện thì Case đầu tiên được thực hiện.
Case else không nhất thiết phải có, dùng trong trường hợp còn lại của các
Case trước.
2.6.2. Cấu trúc lặp
a) Do..loop

Thi hành một khối lệnh với số lần lặp không định trước, tỏng đó, một
biểu thức điều kiện dùng so sánh để quyết định vòng lặp có tiếp tục hay
không. điều kiện phải quy về False hoặc True.
Kiểu 1:
Do While <điều kiện>
<khối lệnh>
Loop
Kiểu 2:Vòng lặp luôn có ít nhất một lần thi hành khối lệnh
Do
<Khối lệnh>
Loop While <điều kiện>
Kiểu 3: Lặp trong khi điều kiện là False
Do until <điều kiện>
<khối lệnh>
Loop
Kiểu 4: Lặp trong khi điều kiện là False và có ít nhất một lần thi hành
khối lệnh
Do
<khối lệnh>
Loop Until

17


b) For...Next
Biết trước số lần lặp. Ta dùng biến đếm tăng dần hoặc giảm dần trong
vòng lặp.
For <biến đếm> = <điểm đầu> To <điểm cuối> [Step <bước nhảy>]
<Khối lệnh>
Next [<Biến đếm>]

Biến đếm, điểm đầu, điểm cuối và bước nhảy là những giá trị số.
Bước nhảy có thể là âm hoặc dương. Nếu bước nhảy là dương, điểm đầu
phải nhỏ hơn hoặc bằng điểm cuối, nếu bước nhảy là âm thì ngược lại.
c) For Each...Next
Tương tự vòng lặp For... Next, nhưng nó lặp khối lệnh theo số phần tử
của một tập các đối tượng hay một mảng thay vì theo số lần lặp xác định.
Vòng lặp này tiện lợi khi ta không biết chính xác bao nhiêu phần tử trong tập
hợp.
For Each In <Nhóm>
<khối lệnh>
Next
d) Vòng lặp While...Wend
Tương tự vòng lặp Do...While, nhưng ta khôing thể thoát vòng lặp bằng
lệnh Exit. Vì vậy, vòng lặp kiểu này chỉ thoát khi biểu thức điều kiện sai.
While <điều kiện>
<khối lệnh>
Wend
e) Câu lệnh GoTo
Được dùng cho bẫy lỗi.
On Error Goto ErrorHandler
Khi có lỗi, chương trình sẽ nhảy đến nhãn ErrorHandler và thi hành lệnh
ở đó

18


CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM
3.1. Bài toán
Cho bảng số liệu:
năm


Doanh thu

Chi phí

1995

26

8

1996

38

12

1997

34

13

1998

40

15

1999


28

13

2000

51

29

2001

44

22

2002

50

21

2003

54

30

2004


45

26

2005

40

23

2006

42

25

2007

35

15

2008

50

27

Hãy dự báo chi phí sản xuất của doanh nghiệp

19


3.2. chương trình thử nghiệm
3.2.1. Form dữ liệu
Hiển thị dữ liệu từ bảng số liệu trong cơ sở dữ liệu ra form để tính toán

Hình 3.1: Form dữ liệu
3.2.2. form nhập thêm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu
Nếu trong cơ sở dữ liệu chưa có dữ liệu cho năm mà ta muốn tính thì nhấn
xử lý để nhập thêm số liệu vào cơ sở dữ liệu

20


Hình 3.2 form nhập thêm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu
3.2.3. Form chứa kết quả dự báo
Sau khi tính toán kết dự báo và các giá trị đánh giá độ tin cậy sẽ được
đưa sang form kết quả.

21


và lưu vào bảng kết quả trong cơ sở dữ liệu như sau:

Hình 3.3: kết quả dự báo

22



CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
4.1. Kết luận
Sau khi làm đề tài thực tập cơ sở với những dữ liệu xuất nhập đơn
giản về phân tích và dự báo kinh tế, em đã hiểu sâu hơn về công việc trong
lĩnh vực phân tích và dự báo kinh tế.
Bên cạnh đó, thực tập cơ sở giúp em hiểu thêm về một ngôn ngữ lập
trình mới là Visua basic 6.0. Em đã bước đầu tìm hiểu về ngôn ngữ này tuy
là vẫn chưa thành thạo và cũng chưa hiểu hết về ngôn ngữ này. Đồng thời
với đó là những kiến thức thu thập về công việc phân tích và dự báo giúp em
hiểu hơn về hoạt động dự báo.
4.2. Hướng phát triển
Chương trình thực nghiệm vẫn còn nhiều hạn chế cần hoàn thiện hơn
nữa. cần phân tích và dữ báo với các phương pháp khác để so sánh, đánh giá
và đưa ra kết quả dự báo chính xác.

23


Tài liệu tham khảo
1) Bước đầu học visual basic
2) Những bài thực hành cơ sở dữ liệu visual basic của Đinh Xuân Lâm- nhà
xuất bản thống kê
3) Bài giảng Phân tích và dự báo kinh thế – Bộ môn HTTHKT- Khoa CNTT
4) Microsoff visual basic 6.0 và lập trình cơ sở dữ liệu của Nguyễn Thị
Ngọc Mai và Nguyễn Hữu Anh - nhà xuất bản lao động-xã hội

24


NHẬN XÉT VÀ

DẪN

ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Thái Nguyên, Ngày tháng
G.V HƯỚNG DẪN

25

năm 2010



×