QUY HOẠCH VÙNG LÃNH
THỔ
BÀI MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành môn học
Sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Sự tác động qua lại của các quy luật tự nhiên và kinh tế
- xã hội
Sự phát triển không ngừng về nhu cầu sử dụng đất
trong các ngành kinh tế
Yêucầu phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi
trường sinh thái
BÀI MỞ ĐẦU
2. Khái niệm môn học
2.1 Khái niệm về vùng lãnh thổ
Là một tổng hợp thể các yếu tố tự
nhiên, kinh tế – xã hội với những đặc
điểm nhất định về tính chất, quy mô, trình
độ trên từng phần của bề mặt trái đất.
BÀI MỞ ĐẦU
2. Khái niệm môn học
2.2 Khái niệm về quy hoạch vùng lãnh thổ
Quy hoạch vùng lãnh thổ là hệ thống các biện pháp tác động vào một vùng lãnh thổ
nhằm xây dựng môt cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn liền với cơ cấu đất đai để sử dụng có hiệu
quả các nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế, văn hoá xã hội, nguồn lao động, tăng
cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần phát triển KTXH
và xây dựng nông thôn mới và xã hội mới.
Nói cách khác, QHVLT là những hoạt động định hướng của con người tác động vào
không gian KTXH, môi trường và cộng đồng theo những mục đích của con người.
Như vậy, QHVLT thuộc hệ thống kế hoạch hoá KTXH, thể hiện việc tổ chức KTXH của
đất nước trên từng vùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc phát triển KTXH trên các vùng
lãnh thổ và định hướng cho việc xác định cơ cấu kinh tế, sử dụng các nguồn tài nguyên,
nguồn lao đông và các cơ sở vật chất của một xã hội ở cơ sở.
BÀI MỞ ĐẦU
3. Mục tiêu của môn học
3.1 Mục tiêu tổng quát
Quy hoạch vùng lãnh thổ nhằm xác định các biện pháp tổ
chức lãnh thổ và kinh tế, kỹ thuật để giải phóng và phát
triển sức sản xuất, sử dụng hợp lý và hiệu quả đất đai, tài
nguyên thiên nhiên, lao động, tăng cường cơ sở hạ tầng,
khai thác các nguồn lực trong địa phương để nâng cao hiệu
quả sản xuất của xã hội, đáp ứng với yêu cầu đời sống của
mọi người trong xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới
và xã hội mới.
3. Mục tiêu của môn học
3.2 Mục tiêu cụ thể
Tạo lập cân bằng tối ưu trong các mối quan hệ của đời
sống, ngăn chặn sự phân hoá về giàu nghèo,
Điều phối các loại hình quy hoạch và giải quyết những
mâu thuẫn trong sử dụng đất,
Sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, tiết kiệm và có
hiệu quả gắn với bảo tồn thiên nhiên và tính đa dạng
sinh học,
Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các vùng
lãnh thổ và các nước lãng giềng.
BÀI MỞ ĐẦU
4. Nội dụng môn học
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của QHVLT
Chương 2: Cơ sở khoa học của QHVLT
Chương 3: Nội dung QHVLT
Chương 4: Vấn đề QHVLT ở Việt nam
BÀI MỞ ĐẦU
5. Vai trò của quy hoạch vùng lãnh thổ
QHVLT là một trong những căn cứ quan trọng để thiết
lập các dự án đầu tư phát triển kinh tế ngành trong
từng vùng lãnh thổ,
QHVLT là một trong những cơ sở quan trọng để
QHSD đất cấp tỉnh, huyện và cấp cơ sở,
QHVLT tham gia vào hệ thống quản lý đất đai nhằm:
Định hướng SDĐ theo một cơ cấu kinh tế hợp lý trong vùng lãnh thổ,
Bố trí cơ cấu SDĐ phù hợp với yêu cầu phát triển của các ngành kinh
tế trong vùng lãnh thổ,
Xây dựng một hệ thống biện pháp bảo về môi trường và đất đai
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của QHVLT
1. Không gian sống và con người
1.1 Khái niệm về không gian sống
Không gian sống trong lĩnh vực tổ chức và quy hoạch
không gian là không gian sinh sống được con người sử
dụng hợc có thể sử dụng, mang dấu ấn của con người và
dấu ấn của thời gian và luôn chịu sự thay đổi. Các thành
phần của nó bao gồm điều kiện lập địa và những tiềm
năng khác nhau được bố trí không đồng đều trên các địa
bàn sinh hoạt.
Các mặt biểu hiện của không gia sống bao gồm:
Không gian tự nhiên:
Là nền tảng của chu trình trao đổi chất tự nhiên và các mối
quan hệ tương hỗ giữa các điều kiện tự nhiên
Không gian nhân văn:
- Chịu ảnh hưởng của con người, mang nội dung kinh tế,
chính trị, xã hội và kỹ thuật,
- Biểu hiện qua mối quan hệ và cấu trúc của các vùng dân
cư, kinh tế, công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng,
- Được quyết định bởi mật độ dân số, ngôn ngữ, tôn giáo,
tập quán, trình độ phát triển về KHKT và đầu óc kinh
doanh.
Như vậy, Không gian sống được coi như là một hệ thống
tổ chức và hoàn cảnh hiện hữu:
- Diễn ra trong các mối quan hệ chồng chéo của các hoạt
động kinh tế và xã hội; mỗi bộ phận,
` - Mỗi bộ phận của hệ thống đều lệ thuộc nhau về mặt chức
năng,
- Tạo thành một mạng lưới với nhiều điểm nút bao trùm
lên khắp lãnh thổ. Trong đó có những điểm nút trở thành
“địa điểm trung tâm” mang chức năng điều tiết sự phân bố
của không gian.
Sinh quyển và quần xã: là một mặt biểu hiện khác của
không gian sống.
1.2 Mối quan hệ tương hỗ giữa con người và không gian
Con người là lực lượng vô địch có khả năng cải biến thiên
nhiên với những hệ quả tích cực và tiêu cực,
Con người có khả năng nhận thức hậu quả của hành động,
cải thiện điều kiện sống, phát huy phúc lợi và sửa đổi sai
lầm,
Sự phát triển không đồng đều về mặt KTXH và văn hoá
luôn thúc đẩy con người tìm tòi hướng sử dụng thiên nhiên
mới, tổ chức lại môi trường sống, điều hoà lại hành động,
tìm ra những chuẩn mực sử dụng không gian một cách hợp
lý, có hiệu quả và bền vững. Con người luôn vươn lên tìm
tòi một triết lý, một đạo đức sống vì phúc lợi chung, vì an
ninh và không tụt hậu trong cộng đồng thế giới.
1.3 Mâu thuẫn giữa các vùng lãnh thổ và nhiệm vụ của tổ
chức không gian trong các vùng lãnh thổ
Vùng nông thôn
- Cảnh quan tự nhiên, thoáng đảng
- Mật độ dân cư thấp
- Lực lượng sản xuất tập trung chủ yếu vào khối kinh tế đệ nhất
(Nông lâm nghiệp, khai khoáng và thuỷ lợi),
- Tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp,
- Kết cấu hạ tầng thấp kém,
- Sức mua và năng lực tài chính đóng nộp thuế yếu
- Các công trình phúc lợi công cộng không tương xứng với số
lượng dân cư,
- Thành phần thanh niên năng động, có trình độ cao thường có xu
thế di cư về các vùng đô thị
Vùng đô thị
Cảnh quan đa phần là nhân tạo,
Mật độ dân cư cao
Lực lượng sản xuất tập trung chủ yếu vào khối kinh tế đệ nhị và
đệ tam (Công nghiệp hay Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ).
Sức mạnh kinh tế vượt xa mức trung bình toàn quốc,
Tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao,
Thu nhập tính theo đầu người cao,
Sức mua và năng lực tài chính đóng nộp thuế mạnh,
Kết cấu hạ tầng phát triển,
Các công trình công cộng dày,
Có sức thu hút dân cư từ nới khác đến.
Hệ quả
• Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, sự chênh lệch giữa thành thị và nông
thôn ngày càng tăng lên, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng và sự di chuyển lao động
từ sản xuất nông, lâm nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
• Nhiều vùng nông thôn đã kém phát triển lại ngày càng tụt hậu trên tất cả mọi
phương diện kinh tế, xã hội và văn hoá.
• Vì vậy, để hướng tới một xã hội công bằng và phát triển cân đối trong các
vùng lãnh thổ vì sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên, cần phải thiết lập
một trật tự chung trên toàn quốc thông qua việc tổ chức các vùng lãnh thổ và
tiến hành tổ chức không gian hợp lý nhằm:
• Xoá bổ sự chênh lệch về cấu trúc vùng,
• Xoá bỏ ranh giới giữa các vùng có cấu trức phát triển lành mạnh và các vùng
tụt hậu
• Hiện đại hoá tất cả các cấu trúc thuộc thời đại nông nghiệp bằng kỹ thuật tiến
tiến (Công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một ví
dụ).
2. Căn cứ, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của
quy hoạch vùng lãnh thổ
2.1 Căn cứ
Nhu cầu hàng hoá và mức độ sản xuất hàng hoà trong đời sống xã hội
Đất đai và tài nguyên thiên nhiên
Lao động và tổ chức lao động
Cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn đầu tư
Phân phối sử dụng hàng hoá trong đời sống xã hội
Hướng dẫn và hỗ trợ của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội
Cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
2.2 Nhiệm vụ
Xây dựng cơ cấu kinh tế đúng đắn để chuyên môn hoá sản xuất và phát triển tổng hợp
Bố trí cơ cấu đất đai đáp ứng với cơ cấu kinh tế
Xây dựng cơ sở hạ tầng (thuỷ lợi, giao thông, cơ khí, năng lượng và dịch vụ sản xuất và
đời sống),
Tổ chức lao động và xây dựng sự phát triển của các ngành phù hợp với lợi ích xã hội,
Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường.
2.3 Nguyên tắc của quy hoạch vùng lãnh thổ
Xây dựng nền kinh tế hàng hoá phù hợp với nhu cầu xã hội và cơ chế thị trường
só sự quản lý và điều tiết của Nhà nước,
Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên đất, rừng và lao động một cách có hiệu
quả nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, giải phóng và phát triển sức sản xuất,
Trên cơ sở phát triển kinh tế, giải quyết yêu cầu nâng cao đời sống văn hoá, vật
chất và tinh thần của mọi người,
Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản
xuất và đời sống,
Xây dựng hệ thống các điểm dân cư, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng bộ về
sản xuất, văn hoá và đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng,
áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại, các giải pháp tổ chức lãnh
thổ và kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất
xã hội,
Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên với
việc bảo vệ môi trường sống.
3. Quan điểm cơ bản trong quy hoạch vùng
lãnh thổ
• Phát triển đa ngành và sử dụng đa mục đích
• Sử dụng tối đa các nguồn lực
• Đa dạng hoá sản xuất và ngành nghề
• Phát triển bền vững
• Bảo vệ môi trường và xã hội
4. Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với các yếu tố tự
nhiên, kinh tế, xã hội
4.1 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với mục tiêu phát
triển kinh tế của đất nước,
4.2 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với các điều kiện
tự nhiên, sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường
4.3 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với sự phân bố
dân cư và tổ chức sử dụng lao động
4.4 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với sự phát triển
và phân bố cơ sở hạ tầng
4.5 Mối liên hệ giữa Quy hoạch vùng lãnh thổ với quản lý Nhà
nước về lãnh thổ.
5. Các hình thái QHVLT đã tiến hành trên thế giới và ở Việt nam
5.1 Quy hoạch huyện nông nghiệp ở Liên xô:
Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tiến hành phân
bổ và phát triển lực lượng sản xuất theo vùng lãnh thổ. Các nội dung cơ bản bao gồm:
1) Lập kế hoạch phát triển tương lai của nền kinh tế quốc dân trong vùng hành chính nông nghiệp.
2) Lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên
3) Tổ chức lãnh thổ với việc lập các sơ đồ quy hoạch vùng.
4) Phân bổ các xí nghiệp chế biến nông sản.
5) Xác định cân đối lao động trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân
6) Lập kế hoạch phân bổ nhân khẩu.
7) Phân bổ đường xá trong vùng nông thôn.
8) Phân bổ cơ sở cung cấp năng lượng, đường dây liên lạc, cung cấp nước và các công trình công cộng
khác.
9) Phân bổ các nhà máy sản xuất các vật liệu xây dựng.
10) Phân bổ cơ sở sửa chữa
11) Phân bổ các cơ sở thương nghiệp phân phối
12) Phân bổ các câu lạc bộ, rạp hát, trường trung học chuyên nghiệp, các cơ sở sinh hoạt văn hoá liên
xã.
13) Lập kế hoạch thực hiện tất cả các biện pháp đề ra trong sơ đồ quy hoạch vùng trong thời gian
chuyển tiếp.
5.2 Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari
Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari nhằm mục đích sau:
Sử dụng một cách hiệu quả nhất lãnh thổ của đất nước.
Bố trí hợp lý các hoạt động của con người nhằm đảm bảo tái sản xuất mở rộng.
Xây dựng đồng bộ môi trường sống.
Lãnh thổ đất nước được phân thành các vùng:
1) Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên phải bảo vệ.
2) Lãnh thổ thiên nhiên không có nông thôn, sự tác động của con người vào đây
rất ít.
3) Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên có mạng lưới nông thôn, có sự can thiệp vừa
phải của con người, thuận lợi cho nghỉ mát.
4) Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp không có màng lưới nông thôn nhưng có
sự tác động đặc biệt của con người.
5) Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp có màng lưới nông thôn và có sự can thiệp
vừa phải của con người, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
6) Lãnh thổ là môi trường công nghiệp với sự can thiệp tích cực của con người.
Trên cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ cả nước tiến hành quy
hoạch lãnh thổ vùng và quy hoạch lãnh thổ địa phương. Đồ án
quy hoạch lãnh thổ địa phương là thể hiện quy hoạch chi tiết các
liên hiệp nông công nghiệp và liên hiệp công nông nghiệp và
giải quyết các vấn đề sau:
Cụ thể hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.
Phối hợp hợp lý sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với mục
đích liên kết dọc.
Xây dựng các màng lưới công trình phục vụ lợi ích công cộng
và sản xuất.
Phân bố dân cư để sử dụng hợp lý các nguồn lao động.
Tổ chức đúng đắn mạng lưới khu dân cư và phục vụ công cộng
liên hợp trong phạm vi hệ thống nông thôn.
Bảo vệ môi trường thiên nhiên và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân
dân lao động ăn, ở, nghỉ ngơi.
5.3 Quy hoạch vùng ở Pháp
Trong mô hình quy hoạch vùng này, người ta đã nghiên cứu hàm mục tiêu cực đại
giá trị tăng thêm xã hội với các ràng buộc trong nội vùng, có quan hệ với các vùng khác và
với nước ngoài. Thực chất mô hình là một bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc:
1) Các hoạt động sản xuất
Sản xuất nông nghiệp theo các phương thức trồng trọt gia đình và trồng trọt công nghiệp
với các mức thâm canh cao độ, thâm canh trung bình và cổ điển (truyền thống).
Hoạt động khai thác rừng
Hoạt động đô thị: Chế biến gỗ, bột giấy, vận chuyển, dịch vụ thương mại,...
2) Nhân lực phân theo các dạng thuế thời vụ, các loại lao động nông nghiệp, lâm nghiệp.
3). Cân đối xuất nhập, thu chi và các cân đối khác. Vào giàng buộc về diện tích đất, về nhân
lực, về tiêu thụ lượng thực,....
Như vậy, quy hoạch vùng nhằm đạt mục đích khai thác lãnh thổ theo hướng tăng thêm giá
trị sản phẩm của xã hội theo phương pháp mô hình hoá trong điều kiện thực tiễn của vùng,
so sánh với vùng xung quanh và nước ngoài.
5.4 Quy hoạch vùng lãnh thổ của Thái Lan
ở Thái lan, công tác quy hoạch phát triển vùng được chú ý từ những năm 1970. Về hệ
thống phân vị, quy hoạch được tiến hành theo 3 cấp: Quốc gia, vùng, á vùng hay địa
phương.
Vùng (Region) được coi như là một á miền (Subdivision) của đất nước. Đó là điều cần
thiết để phân chia quốc gia thành các á miền theo các phương diện khác nhau như phân
bố dân cư, khí hậu, địa hình,.... Đồng thời vì lý do quản lý hay chính trị, đất nước được
chia thành các miền như đơn vị hành chính hay đơn vị bầu cử.
Quy mô diện tích của một vùng phụ thuộc vào kích thước, diện tích của đất nước.
Thông thường vùng nằm trên một diện tích lớn hơn đơn vị hành chính lớn nhất.
Sự phân chia các vùng theo mục đích của quy hoạch, theo đặc điểm của lãnh thổ.
Dự án phát triển của hoàng gia Thái Lan đã xác định được vùng nông nghiệp chiếm
một vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và chính trị ở Thái Lan và tập trung xây dựng ở 2
vùng: Trung Tâm và Đông Bắc. Trong 30 năm (1961 - 1988 đến 1992 - 1996), tổng dân
cư nông thôn trong các vùng nông nghiệp từ 80% giảm xuống 66,6%, các dự án tập
trung vào mấy vấn đề quan trọng: Nước, đất đai, vốn đầu tư kỹ thuật, nông nghiệp, thị
trường.
5.5 Quy hoạch vùng chuyên canh và quy hoạch
huyện ở Việt Nam
5.5.1 Quy hoạch vùng chuyên canh (Quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng)
- Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hoá và những vùng có khả
năng hợp tác kinh tế.
- Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp nhà nước tập trung đầu tư vốn đúng đắn.
- Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản phẩm hàng hoá của vùng,
yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu cầu lao động.
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển, nghiên cứu tổ chức quản lý kd theo ngành và theo lãnh
thổ.
Quy hoạch vùng chuyên canh tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Xác định quy mô, ranh giới vùng.
- Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất.
- Bố trí sử dụng đất đai
- Xác định quy mô, ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong vùng và tổ chức sản xuất
ngành nông nghiệp.
- Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống
- Tổ chức và sử dụng lao động
- Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế.
- Dự tính tiến độ thực hiện quy hoạch.