Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thiết kế hệ thống thoát nước cho bệnh viện Chấn thương chỉnh hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.58 KB, 2 trang )

Thuyết minh Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Mỹ Diệu
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, nước thải đang là vấn đề bức xúc của các bệnh viện nói riêng và của ngành y tế nói
chung. Đa phần các bệnh viện đang hoạt động trên địa bàn thành phố đều có hệ thống xử lý nước
thải nhưng hầu như đều bị quá tải hoặc hiệu quả xử lý không đạt và nước thải sau khi xử lý đều
được thải ra mạng lưới thoát nước thành phố gây ô nhiễm nguồn nước các kênh rạch, sông ngòi và
gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Nước thải y tế tại các bệnh viện đang là vấn đề bức thiết cần được quan tâm hiện nay vì đây là loại
nước thải có tính nguy hại cao. Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh
viện gây ra là chất hữu cơ; ni-tơ (N), phốt-pho (P); chất rắn lơ lửng và vi trùng, vi khuẩn gây
bệnh.
1

Thực tế hiện nay cho thấy, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, nhiều căn bệnh mới xuất hiện
nhưng chưa tìm ra được giải pháp chữa trị. Do đó chất thải từ những bệnh nhân mang bệnh này có
thể đi theo nước thải vào môi trường. Nếu không được xử lý triệt để, lượng nước thải từ bệnh viện
khi thất thoát ra môi trường sẽ là nguồn lan truyền nguy hiểm gây dịch bệnh, ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của người dân, làm tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của thành phố cũng như
của cả nước.
Thông tin từ Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết việc xử lý nước thải bệnh viện trên địa bàn
thành phố còn nhiều vướng mắc, nên nhiều bệnh viện vẫn chưa triển khai được. Tính đến nay,
toàn thành phố còn gần 40 đơn vị y tế (trong tổng số 139 đơn vị) chưa có hệ thống xử lý nước thải
hoặc có nhưng chưa đạt chuẩn.
2
Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong số đó. Chất lượng
nước thải sau xử lý của bệnh viện vẫn chưa đảm bảo. Dù đã được Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh
khuyến cáo từ lâu, nhưng đến nay bệnh viện vẫn chưa thể triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước
thải. Trong khi đó, thực tế cho thấy số lượng bệnh nhân của bệnh viện ngày càng tăng cao do
nhiều lý do. Đồng nghĩa với số lượng giường bệnh ngày càng tăng và lượng nước thải thải ra môi


trường ngày càng nhiều. Ô nhiễm do nước thải của bệnh viện gây ra đối với môi trường xung
quanh là không thể tránh khỏi. Vì vậy vấn đề bức thiết hiện nay là thiết kế và xây dựng hệ thống
thoát nước hoàn chỉnh, phù hợp với tình hình thực tế của bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành
phố Hồ Chí Minh.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG
1.2.1 Mục đích
Thiết kế hệ thống thoát nước cho bệnh viện Chấn thương chỉnh hình với 600 giường bệnh đạt tiêu
chuẩn xả thải TCVN 7382 – 2004, mức II.
1.2.2 Nội dung thực hiện
1
www.scribd.com (ngày 5/3/2010)
2
www.tintucxalo.vn (ngày: 4/01/2010)
SVTH: Thái Thị Thùy Dung
6
Thuyết minh Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Mỹ Diệu
- Thu tập các số liệu liên quan để phục vụ cho việc tính toán thiết kế hệ thống thoát nước của bệnh
viện.
- Phân tích, lựa chọn phương án thiết kế hệ thống thoát nước cho bệnh viện.
- Tính toán thiết kế hệ thống thoát nước cho bệnh viện, bao gồm: tính toán thiết kế mạng lưới
thoát nước, tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải.
- Dự toán kinh phí.
- Viết thuyết minh và thể hiện bản vẽ thiết kế.
1.3 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do mạng lưới thoát nước thải hiện hữu của bệnh viện được xây dựng từ lâu, nên đến nay không
còn bản vẽ cũng như hồ sơ thể hiện hiện trạng của mạng lưới thoát nước, hệ thống đường ống đã
xuống cấp trầm trọng và đã được sửa chữa cải tạo nhiều lần. Cùng với việc gặp phải một số khó
khăn trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu về hiện trạng hệ thống thoát nước của bệnh viện nên
tiến hành thiết kế mới hoàn toàn hệ thống thoát nước bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, không
tiến hành thiết kế cải tạo hệ thống thoát nước hiện hữu.

1.4 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Chương 1: Giới thiệu về đề tài, mục đích, nội dung thực hiện và giới hạn của đề tài.
Chương 2: Giới thiệu về bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình với các nội dung trình bày về lịch sử
hình thành, tình hình phát triển của bệnh viện và hiện trạng quản lý chất thải của bệnh viện về chất
thải rắn và nước thải.
Chương 3: Từ các nguồn phát sinh nước thải, xác định lưu lượng nước thải của toàn bệnh viện.
Dựa trên đặc điểm địa hình và tình hình chung của bệnh viện, lựa chọn phương án thiết kế đối với
mạng lưới thoát nước. Dựa vào bảng thành phần nước thải của bệnh viện, xác định các thành phần
gây ô nhiễm. Từ đó đưa ra phương án công nghệ phù hợp để xử lý nước thải.
Chương 4: Từ phương án thiết kế mạng lưới thoát nước đã lựa chọn ở chương 3, tiến hành vạch
tuyến sơ bộ và tính toán thiết kế mạng lưới thoát nước thải và mạng lưới thoát nước mưa, tuân thủ
các quy định về vận tốc tối thiểu, độ dốc tối thiểu, độ đầy tối đa đối với từng loại đường kính ống.
Chương 5: Tiến hành tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải theo các dây chuyền công nghệ đã lựa
chọn.
Chương 6: Dự toán kinh tế. Tính toán chi phí đầu tư xây dựng mạng lưới thoát nước và trạm xử lý
nước thải, chi phí vận hành trạm xử lý và chi phí xử lý nước thải.
Chương 7: Rút ra kết luận. Từ đó đưa ra các kiến nghị cần thiết để xử lý nước thải bệnh viện Chấn
thương Chỉnh hình đạt hiệu quả.
SVTH: Thái Thị Thùy Dung
7

×