Thuyết minh Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Mỹ Diệu
Chương 2
GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG
CHỈNH HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH VIỆN
2.1.1 Lịch sử hình thành
Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 1962 với tên
gọi là Y viện Sùng Chính
1
. Đến năm 1972 bệnh viện được xây dựng xong và đi vào hoạt động với
100 giường bệnh. Vào năm 1984, Y viện Sùng Chính chuyển thành bệnh viện công và đổi tên
thành bệnh viện Trần Hưng Đạo đa khoa với 320 giường. Vào ngày 11 tháng 5 năm 1985, theo
Quyết định số 97/QĐ – UB của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, khoa chấn thương
chỉnh hình bệnh viện Bình Dân được sát nhập vào bệnh viện Trần Hưng Đạo và đổi tên thành
bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện tọa lạc tại số 929 Trần
Hưng Đạo, phường 1, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp khu dân cư, phía Tây giáp
đường Huỳnh Mẫn Đạt, phía Nam giáp bệnh viện Nhiệt đới và phía Bắc giáp đường Trần Hưng
Đạo. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình là một đơn vị của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đồng
thời cũng là hạt nhân trong mạng lưới chấn thương chỉnh hình của cả nước.
Sau gần 40 năm hình thành và phát triển, hiện nay bệnh viện đang hoạt động với 450 giường bệnh
nội trú và 1.000 giường bệnh ngoại trú. Hiện tại, bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình được xếp loại
bệnh viện chuyên khoa đầu ngành hạng I. Bệnh viện có vai trò:
- Điều trị chuyên khoa sâu về chấn thương chỉnh hình;
- Là nơi giảng dạy và thực hành của Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Y tế, trường Đại học,
Trung học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh;
- Nghiên cứu về xương khớp có quan hệ đa ngành.
2.1.2 Quá trình phát triển của bệnh viện
Cơ cấu tổ chức trong bệnh viện
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện gồm 6 phòng và 12 khoa lâm sàng và 4 khoa cận lâm sàng, bao
gồm:
Các phòng
- Phòng kế hoạch tổng hợp và chỉ đạo tuyến;
- Phòng tổ chức cán bộ;
- Phòng tài chính kế toán;
- Phòng hành chính quản trị;
- Phòng điều dưỡng;
- Phòng vật tư và trang thiết bị y tế.
Các khoa lâm sàng
1
www.benhvienctch.org.vn
SVTH: Thái Thị Thùy Dung
8
Thuyết minh Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Mỹ Diệu
- Khoa cấp cứu;
- Khoa chấn thương chỉnh hình chi trên;
- Khoa chấn thương chỉnh hình chi dưới;
- Khoa chỉnh hình nhi;
- Khoa chấn thương chỉnh hình cột sống A;
- Khoa chấn thương chỉnh hình cột sống B;
- Khoa vi phẫu tạo hình;
- Khoa nội khớp;
- Khoa bệnh học – cơ xương khớp;
- Khoa phẫu thuật – Gây mê hồi sức;
- Khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng;
- Khoa khám bệnh.
Các khoa cận lâm sàng
- Khoa dược;
- Khoa chống nhiễm khuẩn;
- Khoa chuẩn đoán hình ảnh;
- Khoa xét nghiệm.
Quy mô hoạt động
Tổng số cán bộ, nhân viên của bệnh viện là: 650 người.
Bệnh viện hiện có 450 giường bệnh nội trú và 1.000 giường bệnh ngoại trú.
Số bệnh nhân đến khám tại bệnh viện: 33.470 lượt/tháng.
Dự kiến trong năm 2010 sẽ tăng lên 600 giường bệnh.
2.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN
2.2.1 Chất thải rắn
Nguồn phát sinh
Chất thải không nguy hại
Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân và của các cán
bộ viên chức trong bệnh viện. Thành phần chất thải bao gồm: vỏ lon, bao bì, giấy, thực phẩm thừa,
….
Chất thải y tế không nguy hại: phát sinh từ khu vực khám chữa bệnh. Thành phần bao gồm: các
loại giấy, phiếu sổ đã hết hạn sử dụng, …
Chất thải có khả năng tái chế: phát sinh từ sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân, của cán
bộ viên chức và từ hoạt động khám chữa trị tại bệnh viện. Thành phần chất thải bao gồm: chai
nhựa đựng nước uống, chai nhựa, chai thủy tinh đựng thuốc, dung dịch, thùng giấy carton, …
Chất thải nguy hại
Chất thải y tế nguy hại: phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh. Bệnh viện có một loại chất thải y
tế nguy hại đặc trưng đó là bột băng xương có dính máu. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn cho
môi trường và sức khỏe cộng đồng, các loại bột băng xương không dính máu cũng được Công ty
SVTH: Thái Thị Thùy Dung
9
Thuyết minh Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Mỹ Diệu
Môi trường Đô thị thu gom và đưa về nơi xử lý. Ngoài loại chất thải vừa nêu, bệnh viện còn có các
chất thải y tế nguy hại khác như bông băng, kim tiêm dính máu, bệnh phẩm, …
Chất thải sinh hoạt nguy hại: phát sinh từ sinh hoạt hàng ngày của bệnh viện, bao gồm: bóng đèn
hỏng, pin ắc quy, giẻ lau dầu nhớt, dầu thải từ căn tin, …
Thu gom và xử lý
Tại bệnh viện, chất thải rắn được thu gom và lưu trữ riêng biệt đối với từng loại chất thải.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt bệnh viện thải ra khoảng: 550 kg/ngày. Lượng chất thải này sẽ được
công ty Môi trường Đô thị thu gom hàng ngày và đưa về bãi chôn lấp để xử lý.
Đối với chất thải nguy hại, bệnh viện thải ra khoảng: 250 kg/ngày. Lượng chất thải này cũng được
công ty Môi trường Đô thị thu gom và đưa về nơi xử lý chất thải nguy hại.
Hàng tuần, bệnh viện thải ra khoảng gần 400 kg chất thải có khả năng tái chế. Lượng chất thải này
được công ty Môi trường Đô thị thu mua hàng tuần
2
.
2.2.2 Nước thải
Mạng lưới thoát nước
Mạng lưới thoát nước hiện hữu của bệnh viện được xây dựng từ lâu, hiện tại không còn bản vẽ
cũng như hồ sơ liên quan thể hiện hiện trạng của mạng lưới thoát nước. Hệ thống đường ống đã
xuống cấp trầm trọng và đã được chỉnh sửa, cải tạo nhiều lần.
Mạng lưới thoát nước bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thuộc kiểu mạng lưới thoát nước chung,
vừa thoát nước mưa, vừa thoát nước thải phát sinh từ hoạt động của bệnh viện. Nước mưa từ sê
nô, nước mưa chảy tràn trên khuôn viên của bệnh viện tập trung vào các hố ga rồi theo tuyến cống
chính chạy dọc theo hành lang của bệnh viện dẫn về hố thu. Sau đó nước thải được bơm lên trạm
xử lý.
Trạm xử lý nước thải
Trạm xử lý nước thải được xây dựng đã lâu, không còn đáp ứng được yêu cầu xử lý nước thải của
bệnh viện. Trạm tuy vẫn còn hoạt động nhưng đã xuống cấp trầm trọng và công nghệ sử dụng hiện
tại không đáp ứng tiêu chuẩn nguồn tiếp nhận TCVN 7382 – 2004, mức II.
2
“Biên bản thu gom và vận chuyển rác y tế có thể tái chế” (công ty Môi trường Đô thị thành phố Hồ Chí Minh),
24/12/2009.
SVTH: Thái Thị Thùy Dung
10