Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Câu hỏi và lời giải kinh tế học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.69 KB, 30 trang )

Câu 1: Khái niệm nền KTTT định hướng XHCN? Vai trò của các đầu mối ra
quyết định trong nền KT? Vẽ sơ đồ chứng minh, nêu và phân tíc ưu, nhược
điểm của nền KTTT?
Câu 2: Tạo sao phải điều tiết vĩ mô? Nêu và giải thích các mục tiêu, các công
cụ điều tiết vĩ mô?
Câu 3: Khái niệm, cách tính GDP, GNP và các chỉ tiêu khác trong SNA?
Câu 4: Khái niệm và nguyên nhân dẫn đến lạm phát? Nêu các biện pháp
khắc phục?
Câu 5: Khái niệm và nguyên nhân gây ra thất nghiệp? cách xác định tỷ lệ
thất nghiệp?
Câu 6: Khái niệm cung, cầu? Các yếu tố ảnh hưởng đến cung, cầu? Sự dịch
chuyển của đường cung, đường cầu?
Câu 7: Nêu các trạng thái cung cầu trên thị trường? Thế nào là giá sàn,
giá trần? Tại sao áp dụng giá trần hay giá sàn đều làm giảm số lượng hh được
mua bán? Khi nào chính phủ cho áp dụng các loại giá này? Khi chính phủ
đánh thuế vào các sp bán ra, lúc đó trạng thái cân bằng thay đổi ntn?
Câu 8: Khái niệm độ co giãn của cầu theo giá và các yếu tố quyết định sự co
giãn của cầu?
Câu 9: Khái niệm độ co dãn chéo của cầu theo giá, độ co dãn của cầu theo
thu nhập, nói độ co dãn của cầu theo giá của 1 mặt hàng là 0,75, vậy DN
muốn tăng tổng Dthu thì DN cần tăng hay giảm giá.
Câu 10: khái niệm tổng chi phí (TC) chi phí biến đổi (VC) chi phí cố định
(FC). Khái niệm ATC, AVC, AFC? Khái niệm chi phí biên MC. Mqh nào
giữa chúng, xác định đg cung của DN.
Câu 11 : khái niệm doanh thu (Tr). Doanh thu biên( MR) lợi nhuận ( ∏) của
DN. ,cơ sở ra quyết định lượng cung của DN theo các mục tiêu tối đa hóa
doanh thu, tối đa hóa LN và tối đa hóa DThu có yêu cầu đạt đc LN định mức.
quyết định về sx trong ngắn hạn và dài hạn

1



Câu 12: khái niệm và đặc trưng của các loại thị trường: TT cạnh tranh
hoàn hảo, TT độc quyền, TT cạnh tranh k hoàn hảo.. so sánh điểm giống và
khác nhau của các loại TT.

Câu 1: Khái niệm nền KTTT định hướng XHCN? Vai trò của các đầu mối
ra quyết định trong nền KT? Vẽ sơ đồ chứng minh, nêu và phân tích ưu,
nhược điểm của nền KTTT?
*Khái niệm nền KTTT định hướng XHCN
Nền KTTT định hướng XHCN là nền KT hh nhiều thành phần, được vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nc theo định hướng XHCN
* Vai trò của các đầu mối ra quyết định
- Người tiêu dùng (NTD)
NTD là tất cả các cá nhân và hộ gia đình, họ mua hàng hóa và dịch vụ để
thoả mãn những nhu cầu thực phẩm, quần áo, dịch vụ đi lại…Những hàng hóa
này gọi là hàng tiêu dùng cho đ/s, nó khác với hàng tư bản là những hh được sử
dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác.
NTD có ảnh hưởng lớn đối với quyết định về việc sản xuất cái gì trong
nền KT vì họ mua và tiêu dùng phần lớn sản phẩm của nền KT. Mặc dù những
NTD trong nền KT không tiếp cận và thoả thuận với nhau về quyết định mua hh
hoặc dịch vụ gì, nhưng dường như họ vẫn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố
chung nào đó. Ví dụ như khi phải lựa chọn 1 trong 1 hh tưong tự nhau nhưng có
giá khác nhau thì đa số NTD lựa chọn hh có giá rẻ hơn. Một trong những yếu tố
chung cơ bản chi phối quyết định của NTD là nguyện vọng được thoả mãn tố đa
nhu cầu của họ.
- Các doanh nghiệp
Những người sản xuất hàng hóa cung cấp các dịch vụ tư nhân cũng giữ
vai trò quan trọng trong việc quyết định sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào.
Tầm quan trọng của vai trò này phụ thuộc vào vị trí và qh của các nhà sản xuất
2



tư nhân và chính phủ trong từng bước. Yếu tố cơ bản nhất chi phối hđ của các
nhà sản xuất tư nhân là lợi nhuận và mđích đầu tiên của hầu hết các nhà sx tư
nhân khi tiến hành kinh doanh là nhằm kiếm lợi nhuận cao nhất.
- Chính phủ
Trong nền KT hỗn hợp, chính quyền ở các cấp vừa là những người mua
hh vừa là những người sx. Chính phủ phải chi tiêu để duy trì hđ của bộ máy
chính quyền nhằm đảm bảo các nhiệm vụ thông thường về an ninh, giáo dục, khi
chi tiêu chính phủ đóng vai trò là người mua hh. Bên cạnh đó chính phủ có vai
trò như người sản xuất khi cung ứng dịch vụ như, vận tải đường sắt, hàng
không, điện, nước, chính phủ còn sở hữu nhiều DN SX hh CN và nông sản
* Nền KTTT
Sơ đồ cân bằng nền KTTT - sản phẩm\

Giải thích:
(G): Chỉ tiêu chính phủ khi mua hh và dv
(Tr): Trợ cấp của chính phủ (thanh toán chuyển khoản)
(Tx): thuế

Td: thuế trực thu
Ti: thuế gián thu
3


Trong mô hình này, chính phủ và thị trường cùng giải quyết 3 vấn đề
trung tâm. ở đây một mặt chính phủ tham gia vào việc giao dịch trên thị trường
giống như các chủ thể Ktế khác (vừa là ng sx, vừa là ng tiêu dùng), mặt khác
chính phủ còn sử dụng các công cụ của mình để điều chỉnh những lệch lạc vốn
có của thị trường bằng biện pháp KT hoặc hành chính mệnh lệnh.

Ở nền KT này, việc sx cái gì, bao nhiêu? tuỳ thuộc vào lượng tiền mà hộ
gđ, DN và chính phủ đưa ra thị trường. Đó chính là cầu về tư liệu tiêu dùng của
hộ gđ, cầu TLSX của DN và chỉ tiêu của chính phủ (G) mua hàng công cộng.
- Cung ứng sp của DN phụ thuộc vào khả năng sx mà các DN có. Tuỳ thuộc
mức cầu cao hay thấp mà giá cả được xđ và giá cả chính là cơ sở để các
DN, các hộ gia đình điều chỉnh cung - cầu trên thị trường, sx ntn sẽ do DN
chọn sao cho có lợi nhất cho họ.
- Các yếu tố sx do hộ gđ cung cấp còn DN là nơi thuê mướn, sử dụng tạo
ra sức cầu và giá cả cũng được xđ thông qua quan hệ cung - cầu
- Vấn đề sản xuất như thế nào được căn cứ vào hiệu quả sản xuất, các
doanh nghiệp sẽ lựa chọn và quyết định cách sản xuất sao cho có lợi nhất với họ
(được thể hiện ở mức CPSX thấp nhất)
- Vai trò điều tiết của chính phủ được thể hiện bằng việc thực hiện thu
thuế, thuế giảm thu (Ti) từ các DN, thuế trực thu (Td) từ các hộ gia đình, đồng
thời chính phủ sử dụng khoản thuế thu được này để chi tiêu (G) và trợ cấp xã hội
(Tr). Ngoài ra, chính phủ còn phải có các chính sách để cân bằng xuất và nhập
khẩu…
* Ưu điểm
- Tạo trật tự trong nền kt bằng cách điều chỉnh cung và cầu.
- Giúp cho từng DN sdung nguồn tài nguyên 1 cách có hiệu quả, bởi họ luôn
hướng về mức cgi phí thấp nhất.
- Giúp cho nền kt sx ra sản phẩm vs số lg và cơ cấu phù hợp vs nhu cầu của từng
cá nhân trong xh.
* Nhược điểm:
4


- Tạo ra sự chênh lệch giảm nghèo ngày càng lớn
- Tạo nên tính chu kỳ trong kinh tế. Đó là hiện tượng mà mức sản xuất của
quốc gia giao động lên xuống liên tục qua các năm, dẫn đến sự giao động về

mức giá và tỷ lệ thất nghiệp. Khi giá lên quá cao thường xảy ra lạm phát trầm
trọng, khi giá xuống quá thấp thì tỷ lệ thất nghiệp lên cao.
- Có nhiều tác động hướng ngoại không có lợi như: việc thải khí độc,
tiếng ồn, nước nhiễm bẩn làm ô nhiễm môi trường, việc khai thác bừa bãi các
nguồn tài nguyên làm phá huỷ hệ cân bằng sinh thái…
- Thiếu vốn đầu tư cho hàng công cộng.
Vdụ là những hh được sử dụng chung như: đường xá, công viên, các công trình
văn hoá, quốc phòng, chống ô nhiễm….phần lớn các loại hh này khó thu lợi, cho
nên không kích thích các DN đầu tư.
- Tình trạng độc quyền trong KT, nghĩa là một trong hãng nào đó chỉ do 1
hoặc ít DN sx hay tiêu thụ. Độc quyền luôn có hại vì nó không kích thích cải
tiến, đổi mới sx, vì nó sx sản lượng ít và bán với giá cao, vì nó tăng thêm chênh
lệch trong phân phối thu nhập.
- Thông tin thị trường lệch lạc và có nguy cơ vì đạo lý bị giảm sút, người
tiêu dùng thường bị nhầm lẫn do các thông tin không đúng vì giá cả, mẫu mã,
chất lượng.
- Thị trường không dẫn dắt được sự thay đổi cơ cấu KT theo hướng phát
triển. Sự phát triển kT đòi hỏi phải đạt được nhiều tiêu chuẩn, đó là tăng trưởng
KT với tốc độ cao xét trong dài hạn, giảm bớt được nghèo đói, thất nghiệp, bất
công, gia tăng được trình độ giáo dục, chăm sóc y tế….Những yêu cầu đó thị
trường không thể đáp ứng được.

5


Câu 2: Tạo sao phải điều tiết vĩ mô? Nêu và giải thích các mục tiêu, các
công cụ điều tiết vĩ mô?
*Các mục tiêu của KT vĩ mô
- Mục tiêu hiệu quả
Mục tiêu hiệu quả được đặt ra do sự khan hiếm tương đối các nguồn lực sx vì

vậy đòi hỏi phải tìm cách sử dụng tốt nhất các nguồn lực và những thứ có đc
trong quá trình sx sản phẩm.
Vấn đề là phải xđ nền KT nằm ở điểm nào trên đường giới hạn khả năng
sx? SX cái gì? SX bao nhiêu? Do hệ thống thị trường quyết định. Việc này chính
phủ k thể quyết định đc. Vai trò của chính phủ ở đây là giúp nền KT khai thác
hết tiềm năng sx còn thị trường sẽ quyết định tiềm năng đó dành cho lĩnh vực
nào?
- Mục tiêu bình đẳng
Hệ thống thị trường càng hoạt động có hiệu quả thì lại càng gây ra những
sự bất bình đẳng lớn trong xh. Do đó, chính phủ phải sd chính sách phân phối lại
để giảm bớt sự bất bình đẳng này.
Khi sd chính sách phân phối lại chính phủ phải dựa trên cơ sở phân phối
theo lao động. Vấn đề này do Kinh tế học chuẩn tắc nghiên cứu, thông qua các
giải pháp chính sách mà chính phủ sẽ ban hành.
Chẳng hạn như trong vđề điều tiết giàu, nghèo trong xh, việc “lấy bớt tiền
của người giàu bao nhiêu? lấy của ai? Chia cho ai? Chia ntn? “tuỳ thuộc vào sự
lựa chọn của từng xh.
- Mục tiêu ổn định
Thông thường trong các chu kỳ KT, giá cả vận động cùng chiều với sản
lượng và ngược chiều với thất nghiệp. Gia tăng, sản lượng tăng, thất nghiệp
giảm và ngược lại. Điều đó làm cho việc ổn định nền KT theo hướng mọi thứ
đều tốt đẹp là không thể thực hiện được. Vì vậy mục tiêu ổn định KT vĩ mô là
làm cho sản lượng được duy trì ở mức độ ổn định nào đó mà giá cả không tăng
lên quá cao, đồng thời thất nghiệp cũng không quá nhiều. Trên thực tế đây chỉ là
6


ý tưởng có tính tương đối chỉ có trong nền kinh tế chỉ huy ms có thể triệt tiêu
của tính chu kì của nền kte còn trong nền kte thị trg, tính dao động theo chu kì
của nền kte là phổ biến, mục tiêu ổn định chỉ làm giảm nhẹ mức độ giao động

của các chu kì,
- Mục tiêu tăng trưởng
Mục tiêu tăng trưởng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xh, ý nghĩa
của mục tiêu này là làm cho tốc độ tăng sản lượng quốc gia đạt được ở mức cao
nhất mà nền kt có thể thực hiện được.
Nền kt có thể đạt được hiệu quả và ổn định nhưng chưa chắc đã được sự
tăng trưởng cần thiết. Vì muốn có được sự tăng trưởng thì phải tăng năng lực
sản xuất quốc gia, trong khi mục tiêu hiệu quả và ổn định được xét trong điều
kiện cố định tiềm năng sx, vì vậy, nói đến tăng trưởng là nói đến mục tiêu dài
hạn, còn đề cập đến hiệu quả và ổn định là xét trong ngắn hạn.
* Các công cụ điều tiết vĩ mô
- Chính sách tài chính
Chính sách tài chính nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của các chính
phủ đề hướng nền KT vào 1 mức SL và việc làm mong muốn.
Chính sách tài chính sd 2 công cụ chủ yếu là chi tiêu của chính phủ và
thuế để thực hiện mục tiêu của mình:
+Chi tiêu của chính phủ (ngân sách) có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô
của chi tiêu công cộng vì vậy nó có thể trực tiếp tác động đến tổng cầu và SL, do
đó quyết định những thay đổi ngắn hạn của GNP.
+Thuế trực thu làm giảm các khoản thu nhập của ng tiêu dung do đó làm
giảm mức chi tiêu. Từ đó cũng t/động đến tổng cầu , làm giảm tổng cầu, giảm
GNP.
+ Thuế gián thu là đánh vào các DN( đánh vào các yếu tố sx đầu vào) vì vậy tác
động đến mức sản lg tiềm năng.
- Chính sách tiền tệ

7


Chính sách tiền tệ được các quốc gia áp dụng chủ yếu là nhằm mđ t/đ đến

đầu tư tư nhân, hưởng nền KT vào mức SL và việc làm mong muốn
+Chính sách tiền tệ sd 2 công cụ chủ yếu là công ứng tiền tệ và lãi suất.
Điều cốt yếu có thể thấy ở chính sách này là bằng cách tăng hoặc giảm tốc độ
cung ứng tiền làm cho lãi suất hạ xuống hay tăng lên, khuyến khích tăng hoặc
giảm đầu tư vào nhà xưởng, trang thiết bị và hàng tồn kho.
+Về mặt ngắn hạn chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến GNP thực tế song do
sự tác động của việc đầu tư cho nên về dài hạn nó sẽ tác động đến GNP tiềm
năng.
- Chính sách thu nhập ( chính sách giá cả và tiền lương)
Chính sách thu nhập gồm hàng loạt các biện pháp hay công cụ mà chính
phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công và giá cả để kiềm chế lạm
phát. Chính sách này có tác dụng đến mục tiêu ổn định và tăng trưởng. Nó sử
dụng nhiều loại công cụ như: những chỉ dẫn chung về giá cả, về tiền lương hoặc
là việc hướng dẫn, khuyến khích bằng thuế thu nhập…
- Chính sách KT đối ngoại
Chính sách này bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường hối đoái cân
bằng, các quy định về hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch và cả những biện
pháp tài chính, tiền tệ khác nhằm tác động vào hđ xkhẩu, thực hiện cân bằng cán
cân thanh toán quốc tế.

8


Câu 3: Khái niệm, cách tính GDP, GNP và các chỉ tiêu khác trong SNA?
* GDP: Tổng sp quốc nội, hay tổng sp trong nước, hay sản lượng nội địa gộp
GDP là chỉ tiêu phản ánh giá rị bằng tiền của toàn bộ sp cuối cùng được sx ra
trên lãnh thổ 1 nước tính trong khoản thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Như vậy GDP là mức sx đạt được xét theo lãnh thổ mà k theo quốc tịch.
Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường
- Một số khái niệm

- Tiêu dùng (C) là lượng tiền mà hộ gđ dùng để mua hàng tiêu dùng như
quần áo, thực phẩm…để đáp ứng nhu cầu thiết yếu.
- Tiết kiệm (S) là phần tiền còn lại sau khi tiêu dùng. Tiết kiệm tồn tại ở 3
trạng thái, tiết kiệm dương, tiết kiệm âm (nếu mắc nợ) và tiết kiệm =0
- Đầu tư (I) là lượng tiền làm gia tăng yếu tố sx của DN
I = tiền mua hàng tư bản mới + giá trị hàng tồn kho
I = hấu hao + đầu tư ròng
Vốn tích luỹ được lấy từ 3 nguồn: danh lợi không chia; tiết kiệm của hộ
gia đình và hàng tồn kho, với tích luỹ dùng để mở rộng sx và được gọi là đầu tư
ròng
- Tiền lương (W) là khoản thu nhập của người lao động
- Tiền thuê (R) gồm 2 phần: phần khấu hao tài sản cho thuê và phần lợi
tức của người có tài sản cho thuê.
- Tiền lãi (i) là phần lợi tức phải trả cho phần vay vốn
- Doanh lợi hoặc lợi nhuận (Pr) là khoản thu nhập còn lại sau khi lấy
doanh thu trừ chi phí trung gian rồi trừ tiếp các khoản, khấu hao (KH), tiền
lương (W), tiền thuê (R), tiền lãi (i)
Pr chia làm 3 phần:
+ Các khoản phải nộp cho chính phủ như thuế lợi túc, bảo hiểm xh, đóng
góp vào quỹ chung của các quốc gia (Pr)
+ Các khoản chia cho cá nhân gồm có lợi tức cổ phần, lợi tức của chủ DN
(Prc)
9


+ Các khoản DN giữ lại để tích luỹ, mở rộng sx gọi là doanh lợi không
chia (Prg)
+ Luồng hh đi vào (M) là lượng sp sx ở nước ngoài được mua vào trong
nước
Luồng hh đi ra (x) là lượng sp sx trên lãnh thổ 1 nước được bán ra nước

ngoài
-

Thuế trực thu (Td) là loại thuế trực tiếp đánh vào thu nhập của các thành

phần dân cư (thuế thu nhập cá nhân, thuế lợi tức DN, thuế di sản…)
- Thuế gián thu (Ti) gián tiếp đánh vào thu nhập (thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế tài nguyên, thuế XNK, thuế trước bạ)
- Chi chuyển nhượng (Tr) là khoản chi tiêu của chính phủ nhằm làm tăng thu
nhập cho hộ gđ mà không đòi hỏi sự đáp ứng của hộ gđ trong việc cung cấp
hh và dvụ cho chính phủ (trợ cấp hưu trí, trợ cấp học bổng, trợ cấp cho
người nghèo, trợ cấp thất nghiệp, bù lỗ cho DN…)
+ Chi mua hh và dv của chính phủ (G) là chi tiêu chính phủ (chi tiêu mua
hàng công cộng để duy trì bộ máy cphu)
- Ba phương pháp tính GDP
+ Phương pháp sx: Theo phương pháp này GDP được tính bằng cách
cộng giá trị tăng thêm của tất cả các DN trên lãnh thổ.
GDP = ∑VAi
Trong đó: VAi là giá trị tăng thêm của DN thứ i
VAi = giá trị k/lg sx – chi phí trung gian
+ Phương pháp phân phối
Theo pp này muốn có klg sx nhất định thì DN phải bỏ ra các khoản chi như sau:
CP trung gian, tiền lương, KH, Tài sản cố định, tiền thuê, lãi. Sau khi sx đc klg
nào đó trừ các khoản chi phí trên sẽ đc doanh lợi.
GDP = KH + W + R + i + Pr + Ti
+ Phương pháp chi tiêu

10



Toàn bộ GDP xuất ra đều đc các hộ gđ và DN mua, trường hợp mua k hết còn
tồn kho đc coi là phần đầu tư I, chính phủ cũng tiêu dung 1 lg GDP là G. Ngoài
ra còn có 1 lg hàng XK bán ra nc ngoài, nhưng hộ gđ, c/phủ , DN cũng tiêu dùng
1 lg hàng NK, vì vậy GDP đc tính:
GDP = C + I + G + X – N
Trong đó: X – N= NX
NX được gọi là xuất khẩu ròng, là cán cân thương mại hay cán cân ngoại
thương
*GNP: Tổng sp quốc dân, hay tổng sp quốc gia, hay sản lượng quốc
gia gộp
GNP là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sp cuối cùng do
công dân 1 nước sx ra trong khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm
Như vậy, GNP là mức sản xuất đạt được do công dân của 1 nước tạo ra,
bất kể họ làm ăn, thường trú ở nước nào
+ Theo pp sản xuất: GNP = ∑VAi
+ Theo pp phân phối: GNP = KH + W + R + i + Pr +Ti
+ Theo pp chi tiêu: GNP= C + I + G – N’ + X’
Với : N’ = N + Thu nhập từ yếu tố NK
X’ = X + Thu nhập từ yếu tố Xuất khẩu.
* Chỉ tiêu sản lượng quốc gia ròng trong SNA
- (NNP):là phần giá trị mới sáng tạo của công dân một nước. Đó là nguồn
để chi các khoản w, R, i, Pr, Ti
Ta có: NNP = GNP – KH
- NNP theo giá sản xuất, NNP = W+R+i+Pr
- NNP theo giá thị trường, NNP = W+R+i+Pr+Ti
+ Chỉ tiêu thu nhập quốc dân (NI): phản ánh mức thu nhập mà công dân
một nước tạo ra, chỉ tiêu NNP theo giá thị trường đôi khi không phản ánh đúng
mức thu nhập do công nhân 1 nước tạo ra vì chứa thuế giảm thu (bị tác động bởi
chính sách)
11



NI = NNP – Ti = W+R+i+Pr
+ Thu nhập cá nhân (PI)
PI=NI – Pr giữ + Pr nộp + Tr
+ thu nhập khả dụng: DI = PI + Pd
+ Tổng giá trị sx (GO) là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dv của các đơn
vị thường trú ở tất cả các ngành hđ KT tạo ra trong 1 thời kỳ nhất định, thường
là 1 năm. Tổng giá trị k/l sx gồm:
- Giá trị của những sản phẩm vật chất được dùng làm TLSX
- Giá trị của những hoạt động dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất
- Giá trị của những hoạt động dịch vụ cho nhu cầu tiêu dùng, đời sống của
dân cư và của xã hội.

Câu 4: Khái niệm và nguyên nhân dẫn đến lạm phát? Nêu các biện pháp
khắc phục?
* Khái niệm: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền KT tăng lên
trong 1 thời kỳ nhất định, giữ nguyên sự ổn định về tăng giá ở đó, thường khi
giá cả tăng từ vài tháng trở lên được coi như có lạm phát. Trong lạm phát, mức
giá chung tăng lên nhưng không nhất thiết mọi hh đều tăng thậm chí có vài mặt
hàng lại hạ giá
Chỉ số giá năm t - chỉ số giá năm (t-1)
Chỉ số giá năm (t-1)
*Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Tỷ lệ lạm phát năm t =

- Lạm phát do phát hành tiền (cung tiền)
Trong lịch sử KT TG, không có cuộc lạm phát nào mà không có sự gia
tăng và tăng trưởng mạnh mẽ về tiền tệ.


12


P=

M.v = P*Q =>
Trong đó:

M .V
Q

M - lượng cung tiền của nền kte
V - tốc độ vòng quay của đồng tiền
P - mức giá chung của nền KT
Q – sản lg chung của nền KT

+Công thức cân bằng Kte của Fischer cho thấy; giá cả (P) sẽ tăng lên khi
(M.v) tăng nhanh hơn (Q) hoặc tốc độ giảm của (M.v) chậm hơn (Q).
+ Mv tăng nếu lượng tiền phát hành tăng lên quá mức và khi đó sẽ gây ra lạm
phát.
- Lạm phát do cầu kéo (cầu > cung)
Trong nền KT mở, tổng cầu của nền KT không chỉ phụ thuộc vào các yếu
tố nội địa mà còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại địa
AD = C+I+G+X-M
Trong điều kiện đg cung AS cố định, nếu có t/động nào đó làm tăng tổng
cầu kéo đường AD dịch chuyển sang phải và giữ ổn định ở đó thì sẽ tạo ra lạm
phát. Kết quả là lạm phát đi kèm với sự gia tăng sản lượng nếu như sản lượng
chưa đạt mức tối đa. Mức tăng của giá và sản lượng nhiều hay ít, phụ thuộc vào
độ co dãn của tổng cung theo giá. ( hình 1)

- Lạm phát do chi phí đẩy (do cung đẩy)
Trong những thời kỳ khi nền KT đang suy thoái, hh dư thừa, tăng từ mức
giá P1 lên đến mức P2 làm cho chi phí sx tăng tđ đến sản lượng. Mức sản lượng
giảm từ Y1 xuống Y2 dẫn đến đường cung AS1 bị đẩy lên đến AS2. Kết quả là
nền KT vừa có lạm phát, vừa có suy thoái.
Như vậy, lạm phát chi phí đẩy xảy ra là do các cú sốc cung bất lực như do
giá cả các yếu tố đầu vào sx tăng (như tiền lương, giá nguyên nhiên vật liệu…)
Trong nền KT giá cả sẽ tăng đồng thời với thất nghiệp cao và sx thu hẹp. Do vậy
nó còn được gọi là “lạm phát đình trệ”.
13


*Các biện pháp khắc phục
- Siết chặt tài chính bằng cách tăng thuế, giảm chi ngân sách, mđ là giảm
tiêu dùng, giảm tổng cầu
- Siết chặt tiền tệ là giảm KL trên cung ứng nhằm nâng cao lãi suất. Mđ
nhằm giảm tốc độ đầu tư, giảm yếu tố cung
- Kiểm soát giá cả, thu nhập nhằm kìm hãn mức giá bán ra và hạn chế
mức thu nhập của các thành phần dân cư.
Câu 5: Khái niệm và nguyên nhân gây ra thất nghiệp? cách xác định tỷ lệ
thất nghiệp?
*Khái niệm
Tỷ lệ thất nghiệp

=

Số người thất nghiệp
Lực lượng lao động

* 100%


Trong đó:
W0 - Mức lương cân bằng của thị trường lao động
SL - Số lao động
DL - Số lượng DN có nhu cầu sd lao động
- Người có việc làm là những người làm việc gì đó được trả lương cũng
như những người có công việc như nghỉ ốm đau, đình công hay nghỉ phép
14


- Thất nghiệp gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực
tìm việc hoặc đang chờ được làm việc trở lại
- Những người khác không nằm trong LLLĐ bao gồm những người đang
đi học (sinh viên chính quy tập trung), người trông coi nhà cửa, về hưu, quá đau
ốm không làm việc được hoặc thôi không tìm việc nữa. Như vậy, ngoại trừ
những người nằm trong LLLĐ, nhưng chưa kiếm được vịệc làm thì bị coi là thất
nghiệp, còn lại những người nằm trong độ tuổi lao động nhưng không nằm trong
LLLĐ thì không bị coi là thất nghiệp.
*Nguyên nhân gây ra thất nghiệp
- Do người lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với mức
tiền lương tương ứng
- Do sự mất cân bằng giữa nhu cầu sử dụng lao động và cơ cấu của LLLĐ
- Những người có khuyết tật về mặt thể xác hoặc tinh thần vẫn có khả
năng lao động nhưng không được tuyển dụng, thuê mướn, hoặc xã hội có rất ít
công việc để cung cấp cho những người đó
- Những người thất nghiệp tạm thời (học sinh, sinh viên vừa tốt nghiệp ra
trường đang trong thời gian tìm kiếm công việc hay nơi làm mới tốt hơn, phù
hợp hơn với mong muốn của họ hơn)
- Do mức cầu chung về lao động giảm xuống
- Do quy định mức tiền lương tối thiểu lớn hơn mức tiền lương cân bằng

thực tế trên thị trường lao động nên dẫn tới cầu về lao động giảm
* Cách xđ tỷ lệ thất nghiệp

15


Câu 6: Khái niệm cung, cầu? Các yếu tố ảnh hưởng đến cung, cầu? Sự dịch
chuyển của đường cung, đường cầu?
I. CẦU
1.Khái niệm cầu
- Cầu là số lượng h/hóa hay dvụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng
mua ở các mức giá khác nhau trong 1 thời gian nhất định.
- Lượng cầu là lượng hh hoặc dv mà người mua sẵn sang và có khả năng
mua ở mức giá đã cho trong 1 thời gian nhất định
2. Cầu cá nhân
- Cầu cá nhân là cầu của từng cá nhân riêng lẻ
- Biểu cầu là bảng chỉ số lượng hh hoặc dv mà người tiêu dùng sẵn sang
và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong 1 thời gian nhất định
- Đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá gọi là đường cầu,
3. Cầu thị trường
Cầu thị trường là tổng số lượng hh hoặc dv mà mọi người sẵn sang và có
khả năng mua ở mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định. Cầu thị
trường là tổng hợp các nhu cầu cá nhân
4.Luật cầu
- Điểm chung của các đg cầu là nghiêng xuống dưới về phía bên phải. Nó
càng dốc xuống bên phải bao nhiêu thể hiện lượng cầu càng tăng lên bấy nhiêu
khi giá thị trường giảm và ngược lại. mqh tỷ lệ thuận giữa giá và lượng cầu là
rất phổ biến, các nhà kte coi đó là luật cầu: Khi giá của hh hoặc dv giảm thì
lượng cầu tăng lên và ngược lại
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu và hàm cầu

- Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập là 1 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu vì nó ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng
Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng thì đa số hh có mức cầu tăng,
những hh có lượng cầu tăng khi thu nhập tăng được gọi là hàng thông thường
16


(hay hang chính phẩm). Còn những hh có lượng cầu giảm khi thu nhập tăng
được gọi là hàng thứ cấp.
- Giá cả của các loại hh liên quan
Cầu đối với hh không chỉ phụ thuộc vào giá của bản than hh đó mà nó còn
phụ thuộc vào giá của các hh liên quan. Các hh liên quan chia làm 2 loại
+ Hàng thay thế, những hh được gọi là thay thế cho nhau nếu tăng giá 1
loại hh này thì làm tăng số lượng cầu đối với loại hh khác ở mọi mức
+ Hàng bổ sung, những hh được gọi là bổ sung cho nhau nếu tăng giá 1
loại hh này thì làm giảm số lượng cầu đối với loại hh khác ở mọi mức giá.
- Dân số: Dân số càng nhiều thì cầu càng tăng
- Thị hiếu: Là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hh hoặc
dv, do đó nó ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng
- Các kỳ vọng:
Cầu đối với hh hoặc dv sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự mong
đợi) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng rằng giá cả của hh nào
đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hh của họ sẽ giảm
xuống và ngược lại.
- Hàm cầu

Trong đó:
Qx.t: Lượng cầu đối với hh x trong thời gian t
Px,t: Giá hh x trong thời gian t

Yt: Thu nhập của người tiêu dùng trong thời gian t
Pr,t: Giá của hh có liên quan trong thời gian t
N: Dân số (hay số người tiêu dùng)
T: Thị hiếu (Sở thích) của người tiêu dùng
E: Các kỳ vọng
6.Sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu
17


- Lượng cầu tại một mức giá đã cho được biểu thị bằng một điểm trên
đường cầu. Còn toàn bộ đường cầu phản ánh cầu đối với hh hoặc dv nào đó vì
vậy cần phân biệt sự dịch chuyển của đg cầu và sự vận động dọc đg cầu.
(Sự thay đổi của cầu là sự dịch chuyển toàn bộ đg cầu.Còn sự thay đổi của
lượng cầu là sự vận động dọc theo đường cầu)
Nếu giá cả của hh giảm xuống và các yếu tố khác không thay đổi thì sẽ có
hiện tượng tăng lên của lượng cầu đối với hh đó (vận động xuống dưới của
đường cầu Do). Nếu giá cả của hh đó tăng lên và các yếu tố khác không thay đổi
thì sẽ có hiện tượng giảm xuống của lượng cầu (vận động lên phía trên của
đường cầu Do).
Còn khi bất cứ yếu tố nào khác ngoài giá của bản thân hh đó thay đổi sẽ
làm cho đường cầu dịch chuyển hay có sự thay đổi của cầu.
Ví dụ, sự tăng lên của thu nhập, sự gia tăng dân số, sự gia tăng của giá cả
hh thay thế hoặc giảm xuống của các hh bổ sung sẽ làm dich chuyển toàn bộ
đường cầu Do sang bên phải tới đường D2. Đó là sự tăng lên của cầu. Còn khi
thu nhập giảm, dân số giảm, giá các hh thay thế giảm hoặc giá các hh bổ sung
tăng lên sẽ làm dịch chuyển đường cầu D o về phía trái tới đường D 1. Đó là sự
giảm của cầu.
CUNG
18



1.Khái niệm
- Cung là số lượng hh hoặc dv mà người bán có khả năng và sẵn sang bán
ở các mức giá khác nhau trong 1 thời gian nhất định
- Lượng cung là lượng hh hoặc dv mà người bán sẵn sang và có khả năng
bán ở mức giá đã cho trong 1 thời gian nhất định
* Cung cá nhân và cung thị trường
- Cung cá nhân là mức cung của từng cá nhân riêng lẻ
- Cung thị trường là tổng hợp các mức cung của từng cá nhân lại với nhau
- Biểu cung là 1 bảng miêu tả số lượng hh hoặc dv mà người bán sẵn sang
và có khả năng bán ở mức giá khác nhau trong 1 khoản thời gian nhất định
* Luật cung
- Khi giá của hh hoặc dv tăng thì lượng cung tăng lên và ngược lại
- Đường cung là đường cá độ nghiêng dốc lên trên về phía phải, phản ánh
quy luật cung. Đường càng dốc lên trên về phía phải bao nhiêu thể hiện lượng
cung tăng bấy nhiêu do giá của hh, dv đó trên thị trường cao.
2. các yếu tố ảnh hưởng đến cung.
- Công nghệ: Giúp cho người sx gia tăng yếu tố sản lượng, yếu tố giá
được đẩy lên khi chất lượng hh tăng cao. VĐ công nghệ câu cá ngừ của Nhật
Bản giúp cá luôn tươi ngon khi vào đến tận đất liền, dẫn đến giá cao.
- Giá của các yếu tố sx (đầu vào). Nếu giá của các yếu tố sx giảm sẽ dẫn
đến giá thành sx giảm và cơ hội kiếm lợi nhuận sẽ cao lên do đó các nhà sx có
xu hướng sx nhiều lên
- Chính sách thuế: Mức thuế cao sẽ làm cho phần thu nhập còn lại cho
người sx ít đi và họ không muốn cung hh nữa và ngược lại, mức thuế thấp sẽ
khuyến khích các hàng mở rộng sx của mình.
- Số lượng người sx: số lượng người sx càng nhiều thì lượng cung càng
tăng.
- Các kỳ vọng: Nếu mong đợi dự đoán có lợi nhuận cho sx thì cung sẽ
được và ngược lại

19


- Hàm cung
Trong đó:
Qx.t: Lượng cung đối với hh x trong thời gian t
Px,t: Giá hh x trong thời gian t
T: Yếu tố công nghệ
Pi: Giá của các yếu tố đầu vào
Ns: Số lượng người sx
E: Các kỳ vọng
3. Sự vận động dọc theo đường cung và sự d/chuyển của đường cung.
Lượng cung tại một mức giá đã cho được biểu thị bằng một điểm trên
đường cung. Còn toàn bộ đường cung cho ta biết cung về hh hoặc dv cụ thể nào
đó. Từ đó ta thấy sự thay đổi của cung là sự dịch chuyển của toàn bộ đường
cung sang bên trái hoặc bên phải. Còn sự thay đổi của lượng cung là sự vận
động dọc theo đường cung.
Nếu giá cả của hh thay đổi và các yếu tố khác không thay đổi thì sẽ có
hiện tượng thay đổi của lượng cung đối với hh đó (sự vận động dọc theo đường
cung So).
Khi giá cả hh k đổi mà các yếu tố ảnh hưởng đến cung thay đổi thì có sự
thay đổi của cung- sự dịch chuyển của cả đg cung.

Câu 7: Nêu các trạng thái cung cầu trên thị trường? Thế nào là giá sàn,
giá trần? Tại sao áp dụng giá trần hay giá sàn đều làm giảm số lượng hh được

20


mua bán? Khi nào chính phủ cho áp dụng các loại giá này? Khi chính phủ

đánh thuế vào các sp bán ra, lúc đó trạng thái cân bằng thay đổi ntn?
*Các trạng thái cung cầu trên thị trường
- Trạng thái cân bằng cung cầu đối với một hh nào đó là trạng thái khi
việc cung hh đó đủ thoả mãn cầu đối với nó trong 1 thời gian nhất định. Tại
trạng thái cân bằng Eo này xđ mức giá cân bằng của thị trường là Po và sản lượng
cán bằng là Qo.
- Tại mức giá cao hơn P2, không đạt được
mức cân bằng thị trường, người sx sẽ mong
muốn cung ứng nhiều hh hơn tại vị trí
(theo luật cung). Tuy nhiên người tiêu dùng
sẽ giảm bớt nhu cầu của mình tại vị trí QD
luật cầu) và như vậy sẽ xuất hiện sự dư thừa
trên thị trường. Sự dư thừa của thị trường là
kq của việc cung lớn hơn cầu ở một mức giá
nào đó. Nói một cách khác đó là sự thặng dư của cung.
- Tại mức giá thấp hơn P1, mức lợi nhuận đối với nhà sx sẽ giảm xuống và
các nhà sx sẽ ít có mong muốn cung cấp hh cho thị trường tại vị trí Q 1 (theo luật
cung). Đồng thời giá thấp xuống tạo điều kiện cho người tiêu dùng khả năng
mua hh (theo luật cầu) và do đó khoảng cách giữa cung và cầu càng lớn gây nên
hiện tượng thiếu hụt trên thỉtường. Thiếu hụt của thỉtường là kq của việc cầu lớn
hơn cung ở 1 mức giá nào đó. Nói cách khác đó sự thặng dư của cầu
*Thế nào là giá sàn, giá trần
- Giá trần: Giá trần là giá tối đa mà người bán về mặt pháp lý không thể
đòi hỏi cao hơn được và nó thường được đưa ra khi thiếu hh và đã hạn chế
không cho giá tăng lên 1 mức đáng kể.
- Giá sàn: là mức giá tối thiểu mà người mua không thể giảm được nữa.
Giá sàn thường quy định cho mức tiền công tối thiểu và giá thu mua nông sản.

21



Nếu giá trần đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng thì giá sàn đảm bảo lợi ích cho
người cung ứng.
*Tại sao áp dụng giá trần hay giá sàn đều làm giảm số lượng hh được
mua bán?
- Do giá trần được quy định thấp hơn giá cân bằng của thị trường nên nó
đã tạo ra 1 mức thiếu hụt về cung so với cầu do đó không khuyến khích được
người sx. dẫn đến làm giảm số lượng hh bán ra.
- Mức giá sàn lớn hơn mức giá cân bằng dẫn đến dưa thừa cung do đó
người tiêu dùng sẽ thắt chặt chi tiêu, giảm nhu cầu sd các loại hh, dẫn đến giảm
số lượng hh mua về.
*Khi nào chính phủ áp dụng các loại giá này?
- Chính phủ áp dụng giá trần trong trường hợp giá cả trên thị trường leo
thang quá cao và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Lúc này đặt ra mức giá
trần là đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.
- Chính phủ áp dụng giá sàn trong trường hợp giá cả trên thị trường tụt
xuống quá thấp ảnh hưởng đến lợi ích của người sản xuất. Lúc này giá sàn đặt ra
để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất.
*Khi chính phủ đánh thuế vào các sp bán ra, lúc đó trạng thái cân
bằng thay đổi ntn?
Khi chính phủ đánh thuế vào các sp bán ra, lúc đó phần thu nhập còn lại
cho người sx ít đi và họ không có ý muốn cung hh nữa.
Câu 8: Khái niệm độ co giãn của cầu theo giá và các yếu tố quyết định
sự co giãn của cầu?
*Khái niệm: Co giãn của cầu theo giá là tỉ số giữa mức thay đổi tính bằng
% của số lượng cầu 1 mặt hang với mức thay đổi tính bằng % tương ứng về giá
của mặt bằng đó trong đk các nhân tố khác tác động đến số lượng cầu giữ
nguyên không đổi.
Trong đó:
22



Eo: hệ số co giãn của cầu theo giá
Q: Lượng cầu về hh
P: Giá cả hh
∆Q: Lượng cầu thay đổi: ∆Q = Q2 – Q1
∆P: Lượng giá thay đổi tương ứng: ∆P = P2 – P1
*Các trường hợp co giãn của cầu theo giá
- Co giãn nhiều
Khi giá cả hh biến đổi với 1 tỷ lệ % nào đó dẫn đến lượng cầu biến đổi
với tỷ lệ % lớn hơn

Câu 9: Khái niệm độ co dãn chéo của cầu theo giá, độ co dãn của cầu
theo thu nhập, nói độ co dãn của cầu theo giá của 1 mặt hàng là 0,75, vậy
DN muốn tăng tổng Dthu thì DN cần tăng hay giảm giá.
• Khái niệm độ co dãn của cầu theo giá: là mqh tỷ lệ giữa mức độ biến
đổi của số lg hàng hóa mà ng tiêu dùng muốn mua với mức độ biến đổi
của giá chính bản thân hàng hóa đó với giả thiết các nhân tố khác ảnh
hưởng đến cầu k thay đổi.
23


• KN độ co dãn của cầu theo giá chéo: độ co dãn chéo biểu thị % thay
đổi lượng cầu mặt hàng này so với % thay đổi giá mặt hàng khác có
lquan
Exy = . = /
Các Th co dãn chéo của cầu theo giá:
- Exy > 0 : khi 2 mặt hàng x, y thay thế đc cho nhau
- Exy < 0 : khi x, y là hàng bổ sung
- Exy = 0 : x,y k liên quan tới nhau.

• Co dãn của cầu theo thu nhập:
KN: Biểu thị mqqh tỷ lệ giữa mức độ biến đổi của cầu với mức độ biến
đổi của thu nhập.
Các trường hợp co dãn của cầu theo thu nhập.
Độ co dãn theo thu nhập của cầu đo độ dịch chuyển theo chiều ngang của đg
cầu khi thu nhập thay đổi, đồ thị cho thấy vs 1 mức tăng % nhất định của thu
nhập có thể gây ra 2 khả năng dịch chuyển
- 0 < : hàng thông thường ( đg cầu dịch sang phải )
- < 1 : Hàng thiết yếu hàng ngày
- >= 1 : hàng cao cấp, xa xỉ
- hàng thứ cấp ( đg cầu dịch sang trái)
• của cầu theo giá của 1 mặt hàng là 0,75 < 1 nên doanh thu đồng biến
vs giá. Vậy DN muốn tăng tổng doanh thu thì DN cần tăng giá.
Câu 10: khái niệm tổng chi phí (TC) chi phí biến đổi (VC) chi phí cố định
(FC). Khái niệm ATC, AVC, AFC? Khái niệm chi phí biên MC. Mqh nào
giữa chúng, xác định đg cung của DN.
• Tổng chi phí TC của việc sx ra sp bao gồm giá thị trg của toàn bộ các
tài nguyên sử dụng để sx ra sp đó.
- Tổng chi phí sẽ thay đổi khi mức sản lg thay đổi song k phải mọi chhi phí
đều thay đổi theo sản lg vì vậy mà ta phan biệt thành 2 loại: chi phí cố định
và chi phí biến đổi.
• Chi phí cố định FC là những chi phí k đổi khi sản lượng thay đổi.
Nói rộng ra là những chi phí mà DN vẫn phải chi ra dù k sx sp nào.

24


• Chi phí biến đổi VC là những chi phí tăng giảm cùng mức tăng giảm
sản lg.
Như vậy tổng chi phí tăng giảm sẽ phụ thuộc vào sự tăng giảm của chi

phí biến đổi: TC = FC + VC

• Chi phí bình quân ( ATC, AC)
Là chi phí sx tính cho 1 đơn vị sp và đc xác định bằng:
ATC = TC/Q = (FC + VC)/Q = FC/Q + VC/Q
• Chi phí cố định bình quân AFC = FC/Q
Là chi phí cố định chia cho tổng sản phẩm đầu ra, vì chi phí cố định k
đổi nên AFC giảm kkhi sản lg đầu ra tăng lên.
• Chi phí biến đổi bình quân AVC = VC/Q
Là chi phí biến đổi tính cho 1 đơn vị sp.
- Mqh giữa các đg chi phí bình quân: ATC = AVC + AFC
Giải thích:
Do có quy luật năng suất biên giảm dần nên
CPBĐ bình quân có hướng tăng dần khi vượt
qua 1 mức sản lượng nào đó, đg biểu diễn CPBQ
có dạng chữ U chính là CPBQ tối thiểu thực chất của chữ U là trong
giai đoạn đầu có sự giảm xuống của cả AVC hoặc sự giảm xuống của
AFC nhiều hơn sự tăng lên của AVC vì vậy ATC giảm nhưng khi sự
tăng lên của AVC nhiều hơn sự giảm AFC thì chi phí bình quân ATC
tăng.
• Khái niệm chi phí biên: ( MC) là chi phí mà DN cần bổ sug để sx
thêm 1 đvi sản phẩm.
- MC = = = (TC)’Q
- Vì chi phí cố định không đổi khi sản lượng đầu ra hay đổi vì vậy chi phí
biên chính là chi phí biến đổi tăng thêm do có thêm 1 đvsp sản lg đầu ra.
- Nói chung MC có dạng chữ U xong trong 1 số trường hợp nó có thế có hình
bậc thang hoặc tăng ngay từ đầu.
• Mối quan hệ giữa chi phí biên MC vs chi phí bình quân (ATC)
- Khi nào MC < ATC thì ATC giảm dần; MC = ATC thì ATC k tăng k giảm
và đạt giá trị nhỏ nhất còn khi MC> ATC thì ATC tăng dần.

25


×