Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp lập trình ứng dụng Android

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.4 KB, 22 trang )

Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU KIẾN TRÚC HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa

:
:
:
:

Ths.Hoàng Vân Đông
Nguyễn Tuấn Bảo
Đ6 – ĐTVT2
2011 - 2016

HÀ NỘI - Năm 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Điện Tử Viễn Thông
GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông


SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

1


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

TÌM HIỂU KIẾN TRÚC HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa

:
:
:
:

Ths.Hoàng Vân Đông
Nguyễn Tuấn Bảo
Đ6 – ĐTVT2
2011 - 2016

HÀ NỘI - Năm 2015
NHẬN XÉT
(Của cơ quan thực tập)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

2


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Xác nhận của đơn vị thực tập
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)


Người viết nhận xét
(Ký, ghi rõ họ tên)

NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

3



Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Giảng viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
App
OHA

Application
Open Handset Alliance

VM
SDK

Virtual Machine
Software Development Kit

JDK
API

Java Development Kit
Application Programming
Interface
Android Operating System


Android OS

GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

Ứng dụng
Liên minh thiết bị cầm
tay mở
Máy ảo
Bộ công cụ phát triển phần
mềm
Công cụ phát triển java
Giao diện lập trình ứng
dụng
Hệ điều hành Android

4


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Kiến trúc các lớp của hệ điều hành android

Trang 18

Hình 2. File cài đặt phần mềm android studio


Trang 21

Hình 3. Màn hình cài đặt android studio

Trang 21

Hình 4. Lựa chọn các phần cài đặt

Trang 22

Hình 5. Khởi động phần mềm sau khi cài

Trang 23

Hình 6. Giao diện welcome của android studio

Trang 23

Hình 7. Ứng dụng thực tế sau quá trình thực tập

Trang 24

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp luôn là chủ đề hấp dẫn đối với mỗi sinh viên nói chung và
sinh viên điện tử viễn thông nói riêng, đó là một cơ hội rất thiết thực và bổ ích để em

GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo


5


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

có thể cọ xát với thực tế,làm quen với môi trường làm việc, từ đó có mục tiêu, kế
hoạch rõ ràng cho công việc tương lai.
Trong thời gian vừa qua em đã được thực tập tại Công ty HITECH Việt Nam.
Với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trong khoa điện tử viễn thông cũng như
sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị nhân viên trong công ty, em đã thu được nhiều
kinh nghiệm quý giá, những hiểu biết về nghề nghiệp cũng như công việc sau khi ra
trường. Qua đợt thực tập này em thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong
việc học tập, giao lưu học hỏi cũng như hoàn thiện kỹ năng cần thiết cho bản thân.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa cũng như các anh chị
nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện cho em trong đợt thực tập bổ ích này.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo không tránh khỏi còn nhiều sai sót. Em
mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2015

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.

Giới thiệu chung
Tên Công ty: CÔNG TY HITECH VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 55, 97/24/1 Đường Liễu Giai, Phường Văn Cao, Quận Ba Đình, Hà Nội
2. Lịch sử hình thành và phát triển


Công ty cổ phần Hitech Việt Nam được thành lập từ năm 2008, Công ty Hitech
VN tập trung đào tạo nhân lực CNTT đồng thời xây dựng và phát triển các ứng dụng
phần mềm, các dịch vụ giá trị gia tăng trong lĩnh vực viễn thông. Hiện nay công ty
GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

6


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

quy tụ nhiều kỹ sư, cử nhân đã tốt nghiệp từ các trường đại học trong và ngoài nước,
có từ 5-15 năm kinh nghiệm triển khai các hệ thống phần mềm và dịch vụ giá trị gia
tăng trong lĩnh vực viễn thông với thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ, Úc…
3. Mục tiêu chiến lược

Xây dựng Hitech Việt Nam trở thành Công ty cung cấp giải pháp Phần mềm và
Dịch vụ giá trị gia tăng hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.
Bằng nỗ lực và lòng tận tụy của từng cá nhân và của toàn công ty, dựa trên cơ sở
hiểu biết sâu sắc nhu cầu của khách hàng và năng lực không ngừng được nâng cao
Hitech Việt Nam sẽ triển khai các ứng dụng thành công, mang lại hiệu quả cao cho
khách hàng. Đối với tất cả các khách hàng dù lớn hay nhỏ hơn, Công ty cam kết xây
dựng mối quan hệ lâu dài và tin cậy. Chế độ bảo hành hậu mãi, luôn tìm ra giải pháp
tốt nhất nhằm đưa hệ thống của khách hàng hoạt động hiệu quả nhất, đồng thời đáp
ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
4. Giá trị và niềm tin của HITECH Việt Nam

Chúng tôi mong muốn trở thành một công ty phần mềm và cung cấp dịch vụ viễn
thông hàng đầu trong khu vực, mang lại cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần cho

bản thân và công ty góp phần phát triển văn minh xã hội, đưa đất nước Việt Nam hội
nhập với nền công nghệ tiên tiến của thế giới thông qua các sản phẩm và dịch vụ cung
cấp cho khách hàng.
Chúng tôi luôn luôn tin tưởng và nỗ lực phần đấu hết mình nhằm cung cấp các sản
phẩm, dịch vụ hoàn hảo mang lại giá trị cho khách hàng, cho xã hội.
5. Sứ mệnh và triết lý

- Triết lý kinh doanh:
+ Khách hàng là trung tâm: Tận tụy – Chân thành – Tín nghĩa.
+ Liên tục đổi mới
+ Không ngừng sáng tạo
-

Giá trị cốt lõi:
+ Đoàn kết
+ Sẻ chia
+ Chân thành

GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

7


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

+ Sáng tạo
6. Chính sách chất lượng – ISO 9001: 2008


-

Đối với khách hàng:
+ Xây dựng và gìn giữ các mối quan hệ với khách hàng là điều kiện sống còn
của Công ty.
+ Nỗ lực bền bỉ phục vụ khách hàng trong mọi hoàn cảnh trên cơ sở hiểu biết
sâu sắc nhu cầu của khách hàng.
+ Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm phù hợp, với chất lượng vượt trội.

-

Đối với cổ đông:
+ Cam kết minh bạch hóa tất cả các hoạt động tài chính của Công ty.
+ Đảm bảo tất cả hoạt động của Công ty phải dựa trên quy chế của
+ Công ty do đại hội cổ đông quyết định.
+ Đảm bảo hiệu quả cao và bền vững cho sự đầu tư của cổ đông
+ Tạo niềm tin cho cổ đông về mọi mặt của Công ty

-

Đối với nhân viên:
+ Thúc đẩy công tác đào tạo để giúp cho mỗi nhân viên trở thành những con
người ngày một hoàn thiện.
+ Đảm bảo các nỗ lực của nhân viên được Công ty ghi nhận và đền đáp xứng
đáng.
+ Tạo ra một môi trường gần gũi, gắn bó, tương trợ, dân chủ trong Công ty.
+ Tạo cơ hội và các điều kiện cần thiết cũng như không gian đủ lớn để cho mỗi
nhân viên đều có thể phát huy được hết khả năng của mình và thành công vượt
trội cùng công ty.


-

+ Đảm bảo cho mỗi nhân viên có một cuộc sống ổn định và thu nhập cạnh
tranh.
Đối với cộng đồng:
+ Cam kết nỗ lực đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng chung của nền
CNTT nước nhà.
+ Tham gia tích cực vào các hiệp hội CNTT của quốc gia.

7. Thế mạnh của HITECH Việt Nam

- Đội ngũ kỹ sư và quản lý tài năng
GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

8


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

- Đội ngũ nhân viên có trình độ cao
- Tất cả các cán bộ Hitech VN đề có trình độ từ Kỹ sư, cử nhân trở lên.
- Đầu tư nhiều vào huấn luyện và đào tạo
- Đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm
- Nhiều nhân viên là quản lý, trưởng nhóm, trưởng dự án đã từng làm việc tại các
công ty phần mềm lớn tại Việt Nam như FPT, CMC, HIPT…
- Có nhiều năm kinh nghiệm và đóng vai trò chủ chốt triển khai các hệ thống phần
mềm tại các công ty viễn thông lớn trong và ngoài nước như: VMS-Mobifone, Viettel,
Vinaphone, EVN-Telecom, HT-Mobile, Tigo-Lao, Tigo-Chard, Viettel Campuchia.

- Thu hút nhiều nhân tài từ các trường đại học lớn nhờ mối liên hệ chặt chẽ với các
trường đại học.
- Quy trình phát triển phần mềm - Mạng chuyên nghiệp và hiệu quả
+ Xây dựng từ các chuẩn quốc tế: RUP, CMMI, ISO
+ Bao gồm tất cả các phương pháp, chiến lược và quy trình mà HITECH Việt
Nam áp dụng để thực hiện thành công một dự án.
+ Mục tiêu cao nhất là sự thỏa mãn khách hàng
- Kinh nghiệm thực hiện các dự án lớn
- Đội ngũ nhân sự:
+ Quy tụ nhiều kỹ sư, cử nhân
+ Áp dụng rất nhiều kỹ thuật và công nghệ mới

GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

9


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

PHẦN 2: NỘI DUNG TÌM HIỂU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. Android là gì?
Android là một hệ điều hành dành cho thiết bị di động như smartphone,
tablet hay netbook. Android do Google phát triển dựa trên nền tảng Linux
kernel và các phần mềm mã nguồn mở.
Android là hệ điều hành mở mã nguồn chính duy nhất vớis 12 triệu dòng mã
bao gồm 3 triệu dòng mã XML, 2.8 triệu dòng mã C, 2.1 triệu dòng Java
và1.75 triệu dòng C++.
Ban đầu nền tảng này được phát triển bởi Android Inc (sau đó được

Google mua lại) và gần đây nó trở thành một trong những phần mềm đứng
đầu của liên minh OHA (Open Handset Alliance - với khoảng 78 thành viên
bao gồm cả nhà sản xuất, nhà phát triển ứng dụng... cho thiết bị di dộng mà
dẫn đầu là Google).
Android được phát triển nhằm cạnh tranh với các hệ điều hành di động
khác như iOS (Apple), BlackBerry OS, Windows Mobile (Microsoft), Symbian
(Nokia), Samsung (Bada), WebOS (Palm)... Tính đến thời điểm này, Android
đã trở thành nền tảng di động tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Android
Tháng 10/2003, Android (Inc) được thành lập tại Palo Alto, California, Hoa
Kỳ do Andy Rubin (đồng sáng lập của Danger Inc), Rich Miner (đồng sáng lập
của Wildfire Communications Inc và cựu phó chủ tịch công nghệ và tương lai
ở Orange) và một số thành viên khác chủ trì, với mục đích để phát triển hay
tạo ra các thiết bị di động thông minh hơn phục vụ các mục đích cho lợi ích
con người.

GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

10


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

Bước đầu, hệ điều hành Android chỉ đơn thuần là phần mềm trên điện
thoại di động.
Tháng 8/2005, Google mua lại Android Inc với giá 50 triệu USD.. Các nhân
viên chính của Android Inc, trong đó có Andy Rubin, Rich Miner vẫn tiếp tục
làm việc tại công ty.

Tại Google, nhóm kĩ sư do Rubin đứng đầu đã phát triển một nền tảng di
động dựa trên hạt nhân Linux. Sau đó, họ đã giới thiệu cho các nhà sản xuất
thiết bị cầm tay và các nhà mạng trên những tiền đề về việc cung cấp một hệ
thống mềm dẻo, có khả năng nâng cấp mở rộng cao.
Google cũng lên danh sách các thành phần phần cứng đáp ứng nền tảng và
các đối tác phần mềm, đồng thời cam kết với các nhà mạng rằng họ sẵn sàng
hợp tác ở nhiều cấp độ khác nhau. Thời gian này, một loạt nguồn tin khẳng
định Google sẽ sớm tham gia phát triển hệ điều hành riêng cho điện thoại di
động.
Tháng 9/2007, InformationWeek đăng tải một nghiên cứu của Evalueserve
cho biết Google đã nộp một số đơn xin cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực điện
thoại di động.
Tháng 11/2007, Liên minh thiết bị cầm tay mở rộng (Open Handset
Alliance) với sự đồng thuận của Texas Instruments, Tập đoàn Broadcom,
Google, HTC, Intel, LG, Tập đoàn Marvell Technology, Motorola, Nvidia,
Qualcomm, Samsung Electronics, Sprint Nextel và T-Mobile đã thành lập với
mục đích phát triển các tiêu chuẩn mở cho thiết bị di động.
Và như vậy, Android chính thức gia nhập Liên minh thiết bị cầm tay mã
nguồn mở đồng thời Google đã công vố việc họ bắt tay phát triển hệ điều
hành mã nguồn mở cho thiết bị di động nhằm cạnh tranh với Symbian,
Windows Mobile và các đối thủ khác.
Hãng cũng giới thiệu sản phẩm Android đầu tiên là T-Mobile G1. Đây là
một thiết bị di động có hệ điều hành dựa trên nhân Linux phiên bản 2.6.
Từ tháng 10/2008, hệ điều hành Android đã chính thức trở thành phần
mềm mã nguồn mở. Theo đó, các công ty thứ ba được phép thêm những ứng
GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

11



Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

dụng của riêng của họ vào Android và bán chúng mà không cần phải hỏi ý
kiến Google.
Tháng 11/2008, Liên minh OHA ra mắt gói phát triển phần mềm Android
SDK cho nhà lập trình.
Đến tháng 12/2008, có thêm 14 thành viên mới gia nhập dự án Android
được công bố, gồm có ARM Holdings, Atheros Communications, Asustek
Computer Inc, Garmin Ltd, Softbank, Sony Ericsson, Toshiba Corp, và
Vodafone Group Plc.
Tháng 2/2009, 1 số công ty trong đó có Qualcomm và Texas Instruments
đã có trong tay những con chip chạy các phiên bản đơn giản của hệ điều
hành Android, mang đến những trải nghiệm hoàn toàn mới cho người dùng
trên toàn thế giới.
Đến năm 2010, số lượng smartphone nền tảng Android tăng trưởng mạnh
mẽ. Hàng loạt nhà sản xuất hàng đầu đã bắt tay sản xuất smartphone như
Samsung, HTC, Motorola... Thậm chí, Android còn được coi là “cứu cánh” cho
nhiều đại gia công nghệ bước sang một trang mới trong việc cải thiện doanh
số, bán hàng có lãi sau một thời gian dài trì trệ, tiêu biểu là Motorola.
3. Các version của android
Từ lúc ra mắt phiên bản đầu tiên cho tới nay, Android đã có rất nhiều bản
nâng cấp. Đa số đều tập trung vào việc vá lỗi và thêm những tính năng mới.
Android những thế hệ đầu tiên 1.0 ( 9/2008) và 1.1 ( 2/2009) chưa có tên
gọi chính thức. Từ thế hệ tiếp theo, mỗi bản nâng cấp đều được đặt với
những mã tên riêng dựa theo các món ăn hấp dẫn theo thứ tự bảng chữ cái
từ “C-D-E-F-G-H-I”. Hiện tại các phiên bản chính của Android bao gồm:
1.5 (Cupcake): Ra mắt tháng 4/2009: Phiên bản này có một số tính năng
đáng chú ý như: khả năng ghi lại và xem video thông qua chế độ máy ghi

hình, tải video lên YouTube và ảnh lên Picasa trực tiếp từ điện thoại, tích hợp
bàn phím ảo với khả năng đoán trước văn bản, tự động kết nối với một thiết bị
Bluetooth trong một khoảng cách nhất định, các widget và thư mục mới có thể
cài đặt linh động trên màn hình chủ.
GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

12


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

1.6 (Donut): Ra mắt tháng 9/2009: Phiên bản này giúp Nâng cao trải
nghiệm trên kho ứng dụng Android Market, tích hợp giao diện tùy biến cho
phép người dùng xóa nhiều ảnh cùng lúc, nâng cấp Voice Search, nâng cấp
khả năng tìm kiếm bookmarks, history, contacts và web trên màn hình chủ,
bước đầu hỗ trợ màn hình độ phân giải WVGA.
2.0/2.1 (Eclair): Ra mắt tháng 10/2009. Phiên bản này có sự cải thiện rõ
rệt trong giao diện người dùng, tối ưu hóa tốc độ phần cứng, hỗ trợ nhiều kích
cỡ và độ phân giải màn hình hơn, thay đổi giao diện duyệt web và hỗ trợ
chuẩn HTML5, Exchange ActiveSync 2.5, nâng cấp Google Maps 3.1.2,
camera zoom kĩ thuật số tích hợp đèn flash, nâng cấp bàn phím ảo và kết nối
Bluetooth 2.1.
2.2 (Froyo): Ra mắt tháng 5/2010: Phiên bản này chú trọng nâng cấp tốc
độ xử lí, giới thiệu engine Chrome V8 JavaScript, hỗ trợ Adobe Flash10.1,
thêm tính năng tạo điểm truy cập Wi-Fi. Một tính năng đáng chú ý khác hỗ trợ
chuyển đổi nhanh chóng giữa các ngôn ngữ và từ điển trên bàn phím đồng
thời cho phép cài đặt và cập nhật ứng dụng ở các thiết bị mở rộng bộ nhớ.
Một trong những smartphone đầu tiên chạy phiên bản Android 2.2 Froyo là LG

Optimus One.
2.3 (Gingerbread): Ra mắt tháng 12/2010: Phiên bản này đã nâng cấp
đáng kể giao diện người dùng, cải thiện bàn phím ảo, thêm tính năng
copy/paste, hỗ trợ công nghệ giao tiếp tầm sóng ngắn NFC, hỗ trợ chuẩn
video WebM và nâng cao tính năng copy–paste. Cùng với phiên bản
Gingerbread, Google cũng ra mắt điện thoại đầu tiên của hãng sử dụng nền
tảng này là Google Nexus S.
3.0 (Honeycomb): Ra mắt tháng 2/2011: Đây là phiên bản hệ điều hành
dành riêng cho máy tính bảng tablet với giao diện mới tối ưu hóa cho tablet,
từ các thao tác đều phụ thuộc màn hình cảm ứng (như lướt web, duyệt
mail..). Honeycomb hỗ trợ bộ xử lí đa nhân và xử lý đồ họa đồng thời hỗ trợ
nhiều màn hình home khác nhau, cho phép người dùng dễ dàng tùy biến giao
diện nếu muốn.

GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

13


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

3.1 (Ice-cream sandwich): Phiên bản này dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm
2011, là sự kết hợp giữa Gingerbread và Honeycomb và sẽ chạy trên tất cả
các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay...
4.0 (Ice Cream Sandwich): Ra mắt vào ngày 19 tháng 10 năm 2011, đây
là một nền tẳng thống nhất giữa máy tính bảng và điện thoại.
4.1 – 4.3 (Jelly Bean): Phiên bản 4.1, đã được công bố trong tháng 6
năm 2012, tập trung vào việc cải thiện hiệu suất thiết kế để cung cấp cho các

hệ thống điều hành một cảm giác mượt mà và phản ứng nhanh hơn, cải thiện
hệ thống thông báo cho phép thông báo "mở rộng" với nút hành động và thay
đổi nội bộ khác. Thêm hai phiên bản đã được thực hiện dưới tên Jelly Bean
trong tháng 10 năm 2012 và tháng 7 năm 2013 tương ứng, bao gồm 4.2 trong đó bao gồm việc tối ưu hơn nữa, hỗ trợ đa người dùng cho máy tính
bảng, các widget màn hình khóa, cài đặt nhanh chóng, và bảo vệ màn hình,
và 4.3 kín cải thiện hơn nữa và cập nhật cho nền tảng Android cơ bản.
4.4 (KitKat): Google công bố Android 4.4 KitKat vào 03 tháng 9 , 2013.
Android 4.4 Kitkat không đòi hỏi cấu hình phần cứng mạnh hơn, thậm chí hỗ
trợ tốt cả những thiết bị cũ với phần cứng không cao, như có RAM chỉ đạt
dung lượng 512 MB. Hệ điều hành mới được Google tối ưu khả năng hoạt
động, cho hiệu năng cao hơn tới 1,6 lần phiên bản trước.
5.0 – 5.1.1 (Lollipop): Android Lollipop ra mắt vào ngày 25 Tháng 6 năm
2014. Một trong những thay đổi nổi bật nhất trong bản phát hành Lollipop là
một giao diện người dùng được thiết kế lại được xây dựng một ngôn ngữ thiết
kế mới. Google cũng đã làm thay đổi nội bộ cho nền tảng này, với Android
Runtime (ART) đã chính thức thay thế Dalvik để cải thiện hiệu suất ứng dụng.
6.0 (Marshmallow): Ra mắt ngày 28/5/2015 chủ yếu thiết kế lại giao diện.
4. Kho ứng dụng android market
Kho ứng dụng Android Market ra mắt cùng thời điểm với nền tảng Android
và cũng có sự tăng trưởng vượt bậc trong một thời gian ngắn. Điều này là
nhờ Android có một cộng đồng phát triển ứng dụng rất lớn (lên tới 180.000
nhà phát triển).
GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

14


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android


Tháng 9/2009, Android Market chạm mốc 10.000 ứng dụng và con số này
tiếp tục tăng lên không ngừng.
Tháng 3/2010, Android Market này đạt mức 30.000 ứng dụng và chỉ sau
đó 1 tháng, con số tiếp tục tăng lên 50.000 ứng dụng. Đến tháng 10/2010 - 2
năm sau ngày ra mắt, Android Market đã đạt con số bước ngoặt 100.000 ứng
dụng và trở thành một trong những kho ứng dụng di động lớn nhất.
Tính đến đầu tháng 5/2011, Android Market đã có 294.730 ứng dụng,
trong khi App Store “đình đám” cũng chỉ có 381.062 ứng dụng. Trong tháng 4,
các thiết bị Android có thêm 28.000 phần mềm mới, trong khi con số dành cho
các thiết bị iOS là 11.000.
Nếu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như thời điểm hiện tại thì chỉ trong
vòng 5 tháng tới, Android Market sẽ trở thành kho ứng dụng lớn nhất cho nền
tảng smartphone. Không những thế Android Market hiện đang dẫn dầu về số
lượng ứng dụng miễn phí với khoảng 132.342 ứng dụng (trong khi ở App
Store chỉ có khoảng 121.845 ứng dụng).
Đây chính là một trong nhiều yếu tố quan trọng để tạo nên sự hấp dẫn của
nền tảng Android và giải thích lí do tại sao các thiết bị nền tảng này đã nhận
được sự ủng hộ lớn của người tiêu dùng.
Kết luận: Thị phần điện thoại Android trên thị trường ngày càng tăng lên
mạnh mẽ, phần nào chứng tỏ những ưu thế và tính năng vượt trội của nền
tảng này, đồng thời khẳng định những nỗ lực của Android trong việc mang
đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất. Tiếp đà phát triển này,
việc Android vươn lên dẫn đầu thị trường di động sẽ là một tất yếu trong
tương lai không xa.
5. Kiến trúc hệ điều hành android

GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo


15


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

Hình 1. Kiến trúc các lớp của hệ điều hành android
5.1 Applications

Application là tầng đầu tiên của hệ điều hành android, chính là tầng mà người dùng
tương tác. Nó bao gồm các ứng dụng đã được cài đặt gồm:


Ứng dụng hệ thống system app là app thuộc về hệ thống mà các nhà sản xuất
điện thoại đã viết sẵn vào và chúng ta không thể gỡ bỏ như: phone, sms,

contact,....
 Ứng dụng bên thứ ba là các ứng dụng tự do được phát triển bởi các developer
5.2 Applications Framework

Bằng cách cung cấp một nền tảng phát triển mở, Android cung cấp cho các nhà
phát triển khả năng xây dựng các ứng dụng cực kỳ phong phú và sáng tạo. Nhà phát
triển được tự do tận dụng các thiết bị phần cứng, thông tin địa điểm truy cập, các dịch
vụ chạy nền, thiết lập hệ thống báo động, thêm các thông báo để các thanh trạng thái,
và nhiều, nhiều hơn nữa. Nhà phát triển có thể truy cập vào các API cùng một khuôn
khổ được sử dụng bởi các ứng dụng lõi. Các kiến trúc ứng dụng được thiết kế để đơn
giản hóa việc sử dụng lại các thành phần; bất kỳ ứng dụng có thể xuất bản khả năng
GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo


16


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

của mình và ứng dụng nào khác sau đó có thể sử dụng những khả năng (có thể hạn
chế bảo mật được thực thi bởi khuôn khổ). Cơ chế này cho phép các thành phần tương
tự sẽ được thay thế bởi người sử dụng. Cơ bản tất cả các ứng dụng là một bộ các dịch
vụ và các hệ thống, bao gồm:
• Activity Manager quản lý các activity đang chiếu trên màn hình. Khi bật 1 ứng

dụng lên app đó sẽ đưa vào stack, bật tiếp app khác thì app mới bật sẽ đè lên app cũ
và cũng xếp vào stack.
• Package Manager quản lý tất cả các gói app được cài đặt trong điện thoại
• Windows Manager là đối tượng quản lý tất cả các dữ liệu của màn hình như: chiều
rộng chiều cao của view
• Telephony Manager quản lý các tài nguyên về SIM, kết nối mạng, thực hiện cuộc
gọi, tin nhắn…
• Content Provider cho phép các ứng dụng có thể truy xuất dữ liệu từ các ứng dụng





khác (chẳng hạn như Contacts) hoặc là chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng đó.
View System quản lý các view như button, textview, …
Resource Manager quản lý tất cả các đối tượng để xây dụng lên app đó.
Location Manager quản lý vị trí của điện thoại, cập nhật vị trí bằng GPS.
Notifycation Manager cho phép tất cả các ứng dụng hiển thị các custom alerts trong

status bar.

5.3 Library

Cung cấp những thư viện lõi để developer tương tác với phần cứng gồm 2 phần:
java và C/C++. Một số các thư viện cơ bản được liệt kê dưới đây:
• Media Libraries – tương tác về nhạc, ảnh, chia sẻ dữ liệu bao gồm: MPEG4,

H.264, MP3, AAC, AMR, JPG, and PNG.
• Audio Manager – quản lý tùy chọn chỉnh sửa file audio như lúc cắm tai nghe, tăng

âm, giảm âm, hát nhanh, hát chậm …
• Surface Manager – Quản lý các thao tác với tốc độ nhanh trên màn hình. Như app

camera để thao tác cập nhật hình ảnh cực nhanh.
• Open-GL – cung cấp các thư viện đồ họa 3D.
• SQLite – sử dụng để quản lý dữ liệu database.
5.4 Android Runtime

Android Runtime là đối tượng lõi của hệ điều hành android. Android bao gồm một
tập hợp các thư viện cơ bản mà cung cấp hầu hết các chức năng có sẵn trong các thư
viện lõi của ngôn ngữ lập trình Java. Tất cả các ứng dụng Android đều chạy trong tiến
GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

17


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android


trình riêng. Máy ảo Dalvik đã được viết để cho một thiết bị có thể chạy nhiều máy ảo
hiệu quả. Các VM Dalvik thực thi các tập tin thực thi Dalvik (dex). Định dạng được
tối ưu hóa cho bộ nhớ tối thiểu. VM là dựa trên register-based, và chạy các lớp đã
được biên dịch bởi một trình biên dịch Java để chuyển đổi thành các định dạng dex.
Các VM Dalvik dựa vào nhân Linux cho các chức năng cơ bản như luồng và quản lý
bộ nhớ thấp.
5.5 Linux Kernel

Android dựa trên Linux phiên bản 2.6 cho hệ thống dịch vụ cốt lõi như security,
memory management, process management, network stack, and driver model. Kernel
Linux hoạt động như một lớp trừu tượng hóa giữa phần cứng và phần còn lại của phần
mềm stack.

6. Tạo và chạy một ứng dụng android đơn giản
6.1 Phần mềm lập trình

Android Studio là bộ công cụ lập trình mà google phát hành để lập trình ứng dụng
cho thiết bị android.
Các bước cài đặt phần mềm như sau:
Bước 1: Tải File cài đặt
Sau khi tải về máy thành công, double click vào tập tin “android-studio-bundle135.1641136.exe”

Hình 2. File cài đặt phần mềm android studio
GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

18



Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

Màn hình Welcome to Setup Android Studio sẽ xuất hiện:

Hình 3. Màn hình cài đặt android studio
Ta bấm Next để qua bước 2.
Bước 2: Lựa chọn các phần cài đặt
Màn hình chọn các thành phần cài đặt

Hình 4. Lựa chọn các phần cài đặt
Ở bước này ta thấy rằng Android Studio yêu cầu tối thiểu gần 4GB để lưu trữ, ta
chọn cấu hình như trên rồi bấm Next để qua bước 3.
Bước 3: Kết thúc cài đặt

GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

19


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

Nếu bạn checked “Start Android Studio” rồi bấm Finish thì hệ thống sẽ khởi động
luôn phần mềm Android Studio cho bạn:

Hình 5. Khởi động phần mềm sau khi cài
Ở màn hình trên lần đầu tiên bạn sẽ chờ hơi lâu một chút, trong quá trình khởi
động nó sẽ ra màn hình sau:


Hình 6. Giao diện welcome của android studio
Ở trên là màn hình bắt đầu lựa chọn tạo Project, mở project, Import project hay
các cấu hình khác….

GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

20


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

6.2 Demo một số ứng dụng đơn giản
Giao diện của ứng dụng:

Hình 7. Ứng dụng thực tế sau quá trình thực tập
Giao diện gồm 2 màn hình:
+ Màn hình tìm kiếm và kết nối Board điều khiển.
+ Màn hình sau khi kết nối có các lệnh điều khiển bật tắt bóng đèn

KẾT LUẬN
Trong quá trình thực tập vừa qua em đã học hỏi được khá nhiều kiến thức thực tế,
được thực hành trong môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp nên đã kết hợp được những
gì đã học ở trường vào thực tế.
Được sự tham gia giúp đỡ tận tình của cán bộ nhân viên công ty cộng với các kiến
thức đã học bước đầu đã có thể xử lý các trường hợp cơ bản xảy ra trong quá trình làm
việc thực tế.
GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông


SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

21


Báo cáo thực tập: Tìm hiểu kiến trúc hệ điều hành android

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại Học Điện Lực đã
tận tình truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu của mình tại trường. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Vân Đông đã
tận tình hướng dẫn em hoàn thành được báo cáo của mình và cuối cùng em xin chân
thành cảm ơn các anh, chị trong Công Ty HITECH đã tạo điều kiện cho em hoàn
thành khóa thực tập tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

/>Giáo trình android Trung tâm tin học ĐH KHTN

GVHD: ThS. Hoàng Vân Đông

SVTH: Nguyễn Tuấn Bảo

22



×