Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: quá trình biên dịch, xây dựng chương trình khởi động trên nền linux chạy cho kit mini 2440

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 36 trang )



































HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ 1
- - - - - - - - - -





BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP




Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN TRUNG HIẾU



Sinh viên thực tập :
TRẦN DUY PHONG
Mã Sinh viên :
0821020073
Lớp :
Đơn vị thực tập :
D08ĐTMT
Viện Tự Động hóa KTQS











Hà Nội, tháng 7 năm 2012



HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
======================



BÀI BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP




Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Nguyễn Trung Hiếu




Sinh viên thực tập :
Trần Duy Phong
Mã Sinh viên :
0821020073
Lớp :
Đơn vị thực tập :
D08DTMT
Viện tự động hóa KTQS






Hà Nội, tháng 7, năm 2012



Mục Lục


Lời mở đầu 1

Phần 1: Phần thực tập chung: 2

Chương 1: Tổng quan về quá trình thực tập tốt nghiệp: 2
1.1 Thời gian thực tập: 2
1.2 Địa điểm thực tập: 2
1.3 Mục Đích thực tập: 2


Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Viện Tự Động Hóa KTQS 3
2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Viện Tự Động Hóa KTQS: 3
2.2 Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển của đơn vị: 4
2.3 Mô hình tổ chức: 5
2.3.1 Cơ cấu chung: 5
2.3.2 Cơ cấu phòng Đồng Bộ: 6

Chương 3: Tìm hiểu, xử lý, biên dịch linux nhúng trên kit Mini 2440: 7
*Mô tả công việc: 7
3.1 Cài đặt Linux trên kit Mini 2440: 7
3.1.1 Nạp qua NFS: 7
3.1.2 Nạp qua Sdcard: 9
3.2 Thực hiện biên dịch nhân Kernel: 12
3.2.1 Nguyên lý Boot Opera System 12
3.2.2 Quá trình compile nhân Kernel. 13








Phần 2 Phần thực tập chuyên sâu: 14

Chương 1: Tổng quan về quá trình thực tập: 14
1.3 Thời gian thực tập: 03 tuần (08/07 đến 01/08/2012) 14
1.4 Địa điểm thực tập: Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông 14
1.3 Mục Đích thực tập: 14


Chương 2: Thiết kế xây dựng, chế tạo mạch chuyển đổi FDD – USB 15
* Mô tả công việc: 15
2.1 Chuẩn kết nối FDD và cấu tạo ổ đĩa mềm 15
2.1.1 FDD ( Floppy Disk Drive - Ổ đĩa mềm) 15
2.1.2 Chuẩn kết nối FDD 17
2.2 Chuẩn kết nối USB và cấu tạo USB Flash disk 20
2.2.1 Chuẩn kết nối USB 20
d,Giao thức truyền 23
2.2.2 USB Flash disk(UFD) Drive: 24
2.3 Thiết kế bộ chuyển đổi FDD – USB: 25
2.3.1 Phương pháp chuyển đổi: 25
2.3.2 Thiết kế mạch chuyển đổi FDD – USB: 27

Danh sách các tài liệu tham khảo: 32



Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 1


Lời mở đầu

Sau 5 tuần thực tế tại cơ sở “Viện Tự Động Hóa KTQS - Viện Khoa học và Công
nghệ Quân sự” từ ngày 04/06/2012 đến 08/07/2012 và 3 tuần thực tập chuyên sâu tại
trường “Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” từ 09/07/2012 đến 29/07/2012, em
đã được tìm hiểu, nghiên cứu, tham gia vào quá trình lao động thực tiễn về chuyên
nghành mình đang học để có được những bài học cụ thể và bổ ích cho sau này ra trường
và đi làm việc. Qua đó giúp cho em làm quen với môi trường làm việc và tránh được

những bỡ ngỡ do sự khác biệt giữa học lý thuyết trong trường và thực tiễn cụ thể của
công việc.

Em xin cảm ơn các thầy, các cô trong khoa “Kỹ thuật Điện-Điện tử” - Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã dạy dỗ, chỉ bảo và tạo điều kiện cho chúng em hoàn
thành học phần thực tập tốt nghiệp đạt kết quả tốt nhất và hoàn thiện kiến thức cho bản
thân.

Em xin cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị trong Viện Tự Động, đặc biệt là các
cô, các chú, các anh, các chị trong phòng đồng bộ đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ
để chúng em có thể được tham gia và thực hiện công việc cụ thể tại đơn vị, hoàn thành tốt
khóa thực tập .

Trong thời gian thực tập em đã được nghiên cứu, tìm hiểu, thực hành về “quá trình
biên dịch, xây dựng chương trình khởi động trên nền linux chạy cho kit Mini 2440”, và
mở rộng hơn là xây dựng một hệ điều hành linux nhúng tối ưu hóa dựa trên Kernel Unix
có sẵn nhằm phục vụ những mục đích nhất định.

Vậy em xin báo cáo về quá trình thực tập của mình trong thời gian qua, và những
công việc em đã được trực tiếp tham gia.


EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!



Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 2


Phần 1: Phần thực tập chung:

Chương 1: Tổng quan về quá trình thực tập tốt nghiệp:

1.1 Thời gian thực tập: 05 tuần (04/06 đến 08/07/2012)
1.2 Địa điểm thực tập: Phòng Đồng Bộ, viện Tự Động Hóa Kỹ Thuật Quân Sự
Địa chỉ: - 89 Lý Nam Đế Q.Hoàn Kiếm - Hà Nội
- 167 Phú Viên - Q.Long Biên - Hà Nội
1.3 Mục Đích thực tập:
*Mục đích chung:
- Giúp cho sinh viên có điều kiện sử dụng những kiến thức đã học để phân
tích, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống.
- Ngoài những kiến thức đã học trong trường, sinh viên còn biết sưu tầm, tìm
hiều những kiến thức mới, từ đó, sinh viên tự củng cố và nâng cao kiến thức cho
mình.
* Mục đính riêng với sinh viên điện tử:
- Tìm hiểu lĩnh vực nghiên cứu và phát triển của đơn vị.
- Biết được mô hình tổ chức nhân sự của một đơn vị, cách phân chia nhân sự
cho việc nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm,
- Tìm hiểu về chính sách ưu đãi, chính sác liên kết, hợp tác cho việc nghiên
cứu và phát triển của đơn vị. Các phương thức tiếp nhận, chuyển giao công nghệ
của đơn vị
- Tìm hiểu quá trình phát triển của công nghệ, sản phẩm điện tử, viễn thông
và CNTT mới. Từ đó phát triển ứng dụng thực tế và định hướng của công nghệ
tương lai.
- Tìm hiểu và tham gia một vài công đoạn trong quá trình xây dựng, thiết kế,
chế tạo một sản phẩm.Cụ thể là xây dựng một hệ điều hành nhúng dựa trên nền
Linux.
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp


D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 3


1.4 Kết quả đạt được:
- Tham gia trược tiếp vào một số giai đoạn của quá trình nghiên cứu chế tạo,
sản xuất cụ thể.
- Viết báo cáo thu hoạch sau khi hoàn thành thời gian thực tập tại đơn vị.

Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Viện Tự Động Hóa KTQS và các lĩnh vực
nghiên cứu của viện

2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Viện Tự Động Hóa KTQS:
Viện tự động hóa KTQS là một trong những viện trực thuộc Viện Khoa
Học và Công nghệ Quân sự.
- Năm 1947, thành lập Nha nghiên cứu kỹ thuật thuộc Cục Quân giới, Bộ
Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Việt Nam. Kỹ sư, thiếu tướng Trần Đại Nghĩa được
bổ nhiệm làm Cục trưởng kiêm Giám đốc đầu tiên của Nha nghiên cứu kỹ thuật
Quân giới. Đây là cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự đầu
tiên của Việt Nam và là tổ chức tiền thân của Viện Khoa học và Công nghệ Quân
sự, Viện Thiết kế Vũ khí, Viện Thuốc phóng- Thuốc nổ và các Viện, Phân viện
nghiên cứu của Quân đội Việt Nam.
- Năm 1950, Nha nghiên cứu kỹ thuật Quân giới đổi tên thành Viện Nghiên
cứu Quân giới trực thuộc Tổng cục Cung cấp, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Quốc gia
Việt Nam. Viện trưởng là Kỹ sư Nguyễn Trinh Tiếp, Viện phó là Kỹ sư Hoàng
Đình Phu và Kỹ sư Phạm Đồng Điện.
- Năm 1960, Cục Nghiên cứu Kỹ thuật (Viện Kỹ thuật Quân sự), trực thuộc
Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng Việt Nam được thành lập trên cơ sở Viện
Nghiên cứu Quân giới. Cục trưởng là Thiếu tướng Trần Sâm, phó chủ nhiệm Tổng
cục Hậu cần kiêm nhiệm; Cục phó là Đại tá, kỹ sư Hoàng Đình Phu.
- Ngày 10 tháng 9 năm 1974, Thực hiện Nghị quyết của Quân ủy Trung ương

(số39/QUTW ngày 5 tháng 4), Hội đồng Chính phủ ra Nghị định (số 221/CP) thành
lập Tổng cục Kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng. Viện Kỹ thuật Quân sự trực thuộc
Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 4

- Năm 1987, Viện Kỹ thuật Quân sự chuyển sang trực thuộc Bộ Quốc phòng
Việt Nam.
- Ngày 10 Tháng 09 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Công nghệ quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng trên
cơ sở sắp xếp và tổ chức lại Viện Kỹ thuật quân sự và các Viện Kỹ thuật khác của
Bộ Quốc phòng. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng, phó giáo sư, Viện sĩ
Trương Khánh Châu được kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm (1999-2002).
- Năm 2008, Trung tâm đổi tên thành Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.

2.2 Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển của đơn vị:
Viện Tự Động Hóa KTQS Viện Tự động hóa kỹ thuật quân sự là đơn vị
nghiên cứu chuyên ngành công nghệ cao, trực thuộc Viện Khoa học - Công nghệ
Quân sự, Bộ Quốc phòng. Với chức năng nghiên cứu khoa học kỹ thuật và ứng
dụng công nghệ tự động hóa phục vụ quốc phòng, an ninh và kinh tế - xã hội, nên
Viện có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng
quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.Nhiệm vụ
của Viện bao gồm nhiều nội dung, trên nhiều lĩnh vực và mang tính đặc thù; trọng
tâm là nghiên cứu khoa học kỹ thuật – công nghệ Quân sự trong lĩnh vực tự động
hóa; ứng dụng các thành tựu mới về công nghệ tự động hóa vào cải tiến, hiện đại
hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và sản xuất
quốc phòng; đồng thời, tham gia xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học công nghệ
của đất nước, đào tạo nguồn nhân lực cho các học viện, nhà trường quân đội và tổ
chức hợp tác, chuyển giao công nghệ với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài

nước
- Triển khai ứng dụng, thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ. Thiết kế,phát
triển, sản xuất, bảo dưỡng các thiết bị chuyên dụng quân sự.
- Nghiên cứu khoa học, xây dựng quy trình công nghệ.
- Chuyển giao công nghệ, thực hiện các nhiệm vụ khoa học, ký thuật.
- Hợp tác khoa học kỹ thuật và công nghệ với các cơ sở nghiên cứu.
- Tham gia các hoạt động kinh tế gắn với chức năng nhiệm vụ chuyên môn.
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 5


2.3 Mô hình tổ chức:
2.3.1 Cơ cấu chung:















- Viện KHCNQS: là cơ quan quản lý cấp cao của Viện tự động hóa KTQS,

đưa ra chiến lược, kế hoạch , hướng phát triển và nghiên cứu cho Viện.
- Viện tự động hóa KTQS: chịu trách nhiệm điều hành, quản lý sự hoạt động
và công việc của các phòng, ban trực thuộc Viện theo mục tiêu và định hướng đã đề
ra. Đứng đầu là Viện trưởng, sau đó là Viện phó và trưởng các phòng, các ban.
- Các phòng, ban: trực tiếp nghiên cứu, thực hiện các công việc được giao.

Viện tự động hóa KTQS
Phòng đồng bộ
Phòng
Nhóm phần mềm
Nhóm phần cứng
Ban hậu cần
Viện
Khoa Học
Công Nghệ
Quân Sự
Viện A, B, C
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 6


2.3.2 Cơ cấu phòng Đồng Bộ:



















- Trưởng phòng: Giám sát, quản lý nhân viên trong phòng, quyết định một số
công việc trong khả năng và quyền hạn của mình.
- Phó phòng: Hỗ trợ, giúp đỡ trưởng phòng thực hiện tốt công việc quản lý và
giám sát các nhân viên và quá trình nghiên cứu, hoạt động của phòng, thay mặt cho
trưởng phòng quyết định một số công việc trong quyền hạn của mình.
- Nhân viên: là những người trực tiếp thực hiện công việc, nghiên cứu, chế
tạo, sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu của Viện và đáp ứng công việc theo nhóm
của mình.
- Các nhân viên trong phòng trao đổi trực tiếp với nhau giúp thực hiện liên
kết tốt hơn giữa các bộ phận, giữa phần cứng và phần mềm
Trưởng phòng
Phó phòng
Nhóm phần mềm
Nhóm phần cứng
Nhân
viên 1
Nhân
viên 2
Nhân

viên 3
Nhân
viên
Nhân
viên 1
Nhân
viên 2
Nhân
viên 3
Nhân
viên
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 7

Chương 3: Tìm hiểu, xử lý, biên dịch linux nhúng trên kit Mini 2440:
*Mô tả công việc:
- Thực hành làm quen môi trường linux.
- Thực hành nạp chương trình có sẵn lên Kit Mini 2440 và thiết lập khởi động
cho kit theo yêu cầu cá nhân
- Thực hiện biên dịch tối ưu hóa nhân linux phục vụ theo một mục đích nhất
định: Trong trường hợp này là điều chế nhân linux chạy trên Kit Mini 2440 phục vụ
xử lý, mã hóa dữ liệu và thực hiện quá trình truyền nhận dữ liệu qua WLan,
RF(Thông qua cổng COM). Linux nhúng xây dựng được cần phải có dung lượng tối
ưu nhất nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và tính ổn định.
- Xây dựng chương trình ứng dụng trên nền Mini Guide xử lý dữ liệu và giao
tiếp ngoại vi thông qua cổng COM, WLan.
- Thiết lập khởi động trực tiếp đến giao diện chương trình trên kit Mini 2440
3.1 Cài đặt Linux trên kit Mini 2440:
3.1.1 Nạp qua NFS:

*Các bước chính:
- Cài đặt uboot thay cho Super vivi có sẵn trên kit
- Cài đặt NFS
- Cài đặt TFTP
- Cấu hình IP trên PC
*Chuẩn bị:
- Board mini 2440 ( nand 256MB )
- Cài đặt minicom hoặc putty giao tiếp rs232.
- File ảnh của u-boot, kernel 2.6.32 dạng uImage, RFS GPE và Qtopia
ở dạng không nén.
- Cáp usb, cáp rs232, cáp rs232 to usb, cáp mạng.
* Thực hiện:
 Step1: cài đặt minicom
+ Trên terminal gõ sudo apt-get install minicom
+ Khởi động minicom bằng lệnh sudo minicom
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 8

+ Trên cửa sổ cài đặt minicom chọn Serial port setup cài đặt các thông
số như: Bps/par/bits 115200 8N1, Hardware Flow Control: No.
+ Chọn save setup dfl để lưu mặc định cho thiết lập.
+ Chọn exit

 Step2: cài đặt uboot.
+ Gạt sang NOR trên kit, kết nối máy tính qua usb, rs232, reset board.
Chọn q trên giao diện minicom ở terminal.
+ Đặt trước trên ram khoảng trống đủ để cho uboot load vào.
Supervivi> load ram 0x31000000 239016 u
+ Trên cửa sổ terminal khác. Duyệt đến thư mục chứa file uboot bằng

lệnh cd , liệt kê file ls , thông tin các file ll .
+ Chmod cho thư mục chính chứa các file liên quan trong quá trình
làm:
Sudo chmod –R 777 mini2440
+ Load file uboot.bin xuống ram qua usb bằng s3c2410_boot_usb
Root@ubuntu:~/mini2440$ sudo ./s3c2410_boot_usb u-boot-256M.bin
+ Trở lại cửa sổ ter vivi, gõ lệnh sau để thực thi uboot.
Supervivi> go 0x31000000
+ Thấy thông báo “ Hit any key to stop autoboot” bấm phím bất kỳ.
+ Xem thông tin của nand
MINI2440 # nand info
+ Xóa mọi thứ trên nand
MINI2440 # nand scrub
+ Tạo phân vùng mới cho nand
MINI2440 # nand createbbt
+ Xem thông tin các phân vùng trên nand
MINI2440 # mtdparts
+ Ghi uboot trên ram lên nand
MINI2440 # nand write 0x31000000 u-boot

 Step 3: cài đặt NFS
+ Gõ lệnh : sudo apt-get install nfs-kernel-server nfs-common portmap
+ Edit file exports., mở file bằng gedit:
sudo gedit /etc/exports
+ Thêm đường dẫn vào dòng cuối vào file exporrts, là đường dẫn đến
thư mục RFS đã giải nén:
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 9


/home/mrtee/mini2440/RFS *(rw,sync,no_root_squash,subtree_check)
+ Restart NFS server bằng lệnh: sudo service nfs-kernel-server restart

 Step 4: cài đặt TFTP
+ Cài đặt gói: sudo apt-get install dnsmasq
+ Mở file conf bằng lệnh : sudo gedit /etc/dnsmasq.conf
+ Bỏ uncomment và edit lại các dòng sau, đường dẫn đến file uImage:
enable-tftp
tftp-root=/home/mrtee/mini2440
+ Restart fpft server bằng lệnh: sudo service dnsmasq restart

 Step 5: Cài đặt biến environment
- setenv ipaddr 192.168.1.2
- setenv serverip 192.168.1.1
- setenv netmask 255.255.255.0
- setenv root_nfs /home/mrtee/mini2440/RFS
- setenv set_root_nfs 'setenv root_nfs root=/dev/nfs rw
nfsroot=${serverip}:${root_nfs}'
- setenv ifconfig_static 'setenv ifconfig
ip=${ipaddr}:${serverip}::${netmask}:mini2440:eth0 '
- setenv set_bootargs_nfs 'run set_root_nfs; setenv bootargs
${bootargs_base} ${bootargs_init} ${mini2440} ${root_nfs}
${ifconfig}'
- setenv bootcmd 'tftp 0x31000000 uImage;bootm 0x31000000'
- run ifconfig_static
- run set_bootargs_nfs

 Step 6: Kiểm tra lại các biến môi trường bằng lệnh printenv
* Kết quả đạt được:
- Load thành công Linux xuống kit.

- Cấu hình địa chỉ IP cổng LAN cho kit.

3.1.2 Nạp qua Sdcard:
*Các bước chính:
- Cài đặt uboot thay cho Super vivi có sẵn trên kit
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 10

- Download Linux Kernel xuống kit.
- Download RFS xuống kit.
*Chuẩn bị:
- Board mini 2440 ( nand 256MB )
- Cài đặt minicom hoặc putty giao tiếp rs232.
- File ảnh của u-boot, kernel 2.6.32 dạng uImage, RFS GPE và Qtopia
ở dạng không nén.
- Cáp usb, cáp rs232, cáp rs232 to usb, cáp mạng.
* Thực hiện:
 Step1: cài đặt minicom
+ Trên terminal gõ sudo apt-get install minicom
+ Khởi động minicom bằng lệnh sudo minicom
+ Trên cửa sổ cài đặt minicom chọn Serial port setup cài đặt các thông
số như: Bps/par/bits 115200 8N1, Hardware Flow Control: No.
+ Chọn save setup DFL để lưu mặc định cho thiết lập.
+ Chọn exit

 Step2: cài đặt uboot.
+ Gạt sang NOR trên kit, kết nối máy tính qua usb, rs232, reset board.
Chọn q trên giao diện minicom ở terminal.
+ Đặt trước trên ram khoảng trống đủ để cho uboot load vào.

Supervivi> load ram 0x31000000 239016 u
+ Trên cửa sổ terminal khác. Duyệt đến thư mục chứa file uboot bằng
lệnh cd , liệt kê file ls , thông tin các file ll .
+ Chmod cho thư mục chính chứa các file liên quan trong quá trình
làm:
Sudo chmod –R 777 mini2440
+ Load file uboot.bin xuống ram qua usb bằng s3c2410_boot_usb
Root@ubuntu:~/mini2440$ sudo ./s3c2410_boot_usb u-boot-256M.bin
+ Trở lại cửa sổ ter vivi, gõ lệnh sau để thực thi uboot.
Supervivi> go 0x31000000
+ Thấy thông báo “ Hit any key to stop autoboot” bấm phím bất kỳ.
+ Xem thông tin của nand
MINI2440 # nand info
+ Xóa mọi thứ trên nand
MINI2440 # nand scrub
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 11

+ Tạo phân vùng mới cho nand
MINI2440 # nand createbbt
+ Xem thông tin các phân vùng trên nand
MINI2440 # mtdparts
+ Ghi uboot trên ram lên nand
MINI2440 # nand write 0x31000000 u-boot

 Step 3: cài đặt nhân linux xuống kit
+ Set địa chỉ offset khi ghi các biến môi trường vào nand flash, thường
để tránh việc ghi đè lên uboot thì nên bắt đầu từ phân vùng env bằng
lệnh:

MINI2440 # dynenv set 40000
+ Khởi tạo thẻ nhớ
MINI2440 # mmcinit
+ Cài đặt phần mềm Gparted để format thẻ nhớ:
Sudo apt-get install gparted
+ Format thẻ nhớ thành 2 phân vùng RFS và Kernel định dạng ext2
+ Load file uImage xuống ram:
MINI2440 # ext2load mmc 0:2 0x31000000 uImage
+ Ghi xuống nand phân vùng kernel:
MINI2440 # nand write 0x31000000 kernel

 Step 4: cài đặt RFS
+ Xóa phân vùng root:
MINI2440 # nand erase root
+ Khởi tạo thẻ nhớ:
MINI2440 # mmcinit
+ Load file ảnh RFS gpe-image-micro2440.jffs2 xuống ram:
MINI2440 # ext2load mmc 0:3 0x31000000 gpe-image-micro2440.jffs2
+ Ghi lên nand:
MINI2440 # nand write.jffs2 0x31000000 root ${filesize}
+ set và save biến environment
MINI2440 # setenv bootcmd nboot.e kernel \; bootm
MINI2440 # saveenv
* Kết quả đạt được:
- Load thành công Linux xuống kit.
- Khởi động Linux ở dạng dòng lệnh GPE.

Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 12


3.2 Thực hiện biên dịch nhân Kernel:
3.2.1 Nguyên lý Boot Opera System
- Khi bật công tắc nguồn, Chip load lệnh trực tiếp đến BIOS, BIOS sẽ làm
công việc đầu tiên đó là kiểm tra những phần cứng cơ bản (ổ đĩa cứng, bàn phím,
chuột ) đã được nối vào máy tính. Những phần cứng này sẽ được lần lượt nạp
Driver (BIOS đã có sẵn các driver này) để chúng ta có thể sử dụng các thiết bị này
ngay sau khi khởi động xong.
- Dựa vào những thiết lập trên BIOS, chip sẽ ngạp chương trình khởi động từ
địa chỉ mà BIOS đưa ra. Trong trường hợp này, ta sẽ sét khởi động từ ổ cứng: BIOS
sẽ gửi địa chỉ của ổ cứng và cụ thể là sector đầu tiên của đĩa cứng được gọi là MBR
(Master Boot Record), đến đây, hệ điều hành chưa thực sự được khởi động mà
thực tế chỉ là BIOS đẩy trách nhiệm khởi động tiếp cho MBR.
- Khi truy xuất vào MBR, MBR sẽ không nạp hệ điều hành ngay mà nó sẽ
xác định xem trong đĩa cứng có bao nhiêu phân vùng và hệ điều hành nào đang
chiếm phân vùng đó và phân vùng nào sẽ được ưu tiên khởi động. Để xác định phân
vùng nào được ưu tiên khởi động thì phân vùng đó sẽ được đánh dấu kích hoạt
(đánh dấu Active, chú ý chỉ Primary mới có khả năng có cờ Active). Khi tìm thấy
MBR sẽ nạp Sector đầu tiên của phân vùng đó vào bộ nhớ. Và đến lúc này Sector
đầu tiên của phân vùng đó sẽ thực hiện quá trình nạp các tập tin để khởi động hệ
điều hành. Và Sector đầu tiên của phân vùng được gọi là Boot Sector.
BootSector: là khu chứa thông tin về tập tin chủ trên ổ đĩa. Nó cũng cho
những thông tin quan trọng như là phân vùng lớn như thế nào và bắt đầu phân vùng
ở đâu. Phần quan trọng của “boot sector” là giữ sao lưu chính nó và sao lưu sẽ được
tìm thấy ở phần cuối cùng của phân vùng.
*Trên Linux: Linux sử dụng Grub4Dos để khởi động.
Boot Sector chỉ đến vị trí file GRLDR, grldr sẽ đọc nội dung file Menu.lst để gọi
chương trình. Ở đây, linux sử dụng một tập tin ảnh IMG (Ảnh chụp định dạng đĩa
mềm giống như ISO là file ảnh của ổ CD/DVD) và load vào Ram. File ảnh này
thường được nén với định dạng CAB, Gzip và bị đổi tên đuôi nên ít ai nhận ra.

- Trách nhiệm Boot được đẩy sang cho hệ điều hành nạp từ trong file IMG.
File IMG của linux: Tùy từng phiên bản linux mà hệ điều hành trong file IMG có
những chức năng khác nhau nhưng về cơ bản thì trong file IMG này đã có một phần
nhân Kernel cùng với giao diện GPE (giống như giao diện DOS của Microsoft) và
bắt đầu thực hiện lệnh gọi nhân Kernel cùng Driver từ đĩa cứng vào ram. Hoàn
thành quá trình khởi động hệ điều hành
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 13

- Tiếp theo, hệ điều hành(Linux) gọi đến các chương trinhg, giao diện hệ
thống, bổ xung driver để có được giao diện hoàn tất.
*Linux trên Kit Mini2440: sử dụng super vivi để khởi động gọi đến Linux
trên NAND

3.2.2 Quá trình compile nhân Kernel.
3.2.2.1. Công cụ:
arm-linux-gcc-4.4.3.
Source code kernel : linux-2.6.32.2-mini2440_20110413 ().
Uboot-mkimage.
3.2.2.2. Quá trình thực hiện:
Download mkimage:
sudo apt-get install gcc make binutils ncurses-dev perl uboot-mkimage
Download kernel + tools:


cd Downloads/
Giải nén:
sudo tar xvzf arm-linux-gcc-4.4.3.tgz -C/
cd

Chỉnh file.bashrc:
gedit .bashrc
copy đường dẫn : “PATH=PATH:/opt/FriendlyARM/toolchain/4.4.3/bin”
vào dòng cuối cùng trong file .bashrc. Save file lại.
mkdir mini2440
Giải nén file linux.2.6.32.2-mini2440 đã tải về vào thư mục mini2440
cd mini2440/linux-2.6.32.2/
cp config _mini2440_t35 .config
make menuconfig
Thực hiện lựa chọn các tính năng cần có trong kernel.
make uImage
3.2.2.3. Kết quả, kiểm tra:
File uImage được compile đặt trong đường dẫn:
//linux-2.6.32.2/arch/arm/boot.

=>Trong quá trình bung nén, ta có thể thêm bớt các chương trình và thay đổi menu
boot tạo các file trong thư mục scripts, lib và có thể cả trong urs tùy theo mục đích
của từng người!
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 14




Phần 2 Phần thực tập chuyên sâu:


Chương 1: Tổng quan về quá trình thực tập:


1.3 Thời gian thực tập: 03 tuần (08/07 đến 01/08/2012)
1.4 Địa điểm thực tập: Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Địa chỉ: Km10 đường Nguyễn Trãi – Hà Đông – Hà Nội
1.3 Mục Đích thực tập:
*Mục đích chung:
- Giúp cho sinh viên tiếp tục có điều kiện sử dụng những kiến thức đã học để
tự mình thiết kế ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
- Giúp cho sinh viên hoàn chỉnh kiến thức hơn.
* Mục đính riêng với sinh viên điện tử:
- Tạo điều kiện cho sinh viên trực tiếp thiết kế ra một sản phẩm thực tế có
tính dùng được và tính ứng dụng cao.
- Giúp cho sinh viên tự thiết kế, chế tạo ra một sản phẩm điện tử mang phong
cách của riêng mình và quá trình thiết kế hoàn toàn độc lập, không có định hướng
sẵn của giáo viên hướng dẫn mà phải tự tìm tòi tìm hiểu để thiết kế xây dựng.
1.4 Kết quả đạt được:
- Trực tiếp nghiên cứu, thiết kế ra một sản phẩm cụ thể: Thiết bị chuyển đổi
FDD - USB sử dụng cho máy khám bệnh, đàn Piano, máy khoan cắt công nghiệp
có và đang sử dụng chuẩn FDD nhưng chưa hỗ trợ chuẩn USB
- Viết báo cáo thu hoạch hoàn chỉnh.
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 15




Chương 2: Thiết kế xây dựng, chế tạo mạch chuyển đổi FDD – USB

* Mô tả công việc:
Theo nhịp độ phát triển của khoa học kỹ thuật, các thiết bị số cũng phát triển

vượt bậc đem lại tốc độ xử lý cao hơn, dung lượng cao hơn và chuyên nghiệp hơn.
Và thiết bị lưu trữ dữ liệu cầm tay cũng vậy. Còn nhớ cách đây 5 đến 10 năm, mọi
người vẫn sử dụng đĩa mềm làm thiết bị lưu trữ cầm tay, vừa cồng kềnh vừa khó
bảo quản. Và hiện nay, chúng ta sở hữu trong tay những chiếc USB Flash Disk nhỏ
xíu với dung lượng lớn hơn cả nghìn lần những chiếc đĩa mềm kia. Tuy nhiên, do
điều kiện kinh tế không cho phép nên nhiều công ty, nhà máy, bệnh viện, trường
học, và có cả cá nhân mà chưa có điều kiện nâng cấp các thiết bị cũ lên phiên bản
cao hơn. Dễ thấy nhất là trong rất nhiều bệnh viện, các thiết bị hỗ trợ khám chữa
bệnh vẫn còn dùng ổ đĩa mềm làm thiết bị lưu trữ chính, hay những cây đàn Piano
cũ Việc thay toàn bộ số máy đó tốn một khoản tiền không nhỏ. Vậy cần phải có
những thiết bị có khả năng chuyển đổi để có thể sử dụng được USB thay thế cho
những chiếc đĩa mềm kia: Nghiên cứu thiết kế chế tạo mạch chuyển đổi FDD - USB
- Tìm hiểu chuẩn kết nối Floppy Disk Drive, chuẩn USB và phương pháp
truyền nhận dữ liệu của 2 chuẩn này.
- Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của USB Flash Disk Drive.
- Nghiên cứu phương pháp chuyển đổi từ chuẩn FDD sang chuẩn USB để sử
dụng USB flash làm bộ nhớ.
- Thiết kế thiết bị chuyển đổi FDD - USB
2.1 Chuẩn kết nối FDD và cấu tạo ổ đĩa mềm
2.1.1 FDD ( Floppy Disk Drive - Ổ đĩa mềm)

Công dụng: Đọc và ghi dữ liệu vào đĩa mềm.
Thiết kế ban đầu FDD có kích thước 8 inch. Tuy nhiên phiên bản được sử
dụng rộng rãi đầu tiên có kích thước là 5.25 inch . Phiên bản cuối cùng của FDD có
kích thước là 3.5 inch.
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 16

FDD có những định dạng dung lượng đĩa cố định:

Kích thước đĩa (Inch)
3,5”
3,5”
3,5”
5,25”
5,25”
5,25”
5,25”
5,25”
Dung lượng đĩa (KB)
2.880
1.440
720
1.200
360
320
180
160
Media descriptor byte
F0h
F0h
F9h
F9h
FDh
FFh
FCh
FEh
Mặt chứa dữ liệu
2
2

2
2
2
2
1
1
Track mỗi mặt
80
80
80
80
40
40
40
40
Sector trên mỗi track
36
18
9
15
9
8
9
8
Byte trên mỗi sector
512
512
512
512
512

512
512
512
Sector trên mỗi cluster
2
1
2
1
2
2
1
1
Tổng số sector trên đĩa
5.760
2.880
1.440
2.400
720
640
360
320
Tổng số sector sẵn sàng
5.726
2.847
1.426
2.371
708
630
351
313

Tổng số cluster sẵn sàng
2.863
2.847
713
2.371
354
315
351
313

Cấu tạo:
*Đĩa:
+ Các vòng tròn màu nâu gọi là các
Track: Dữ liệu được lưu trữ tại đây.
+ Phần màu vàng gọi là Sector:
Track là tập hợp các Sectors
+ Đĩa mềm được làm từ nhựa mỏng
có phủ lớp oxit sắt có từ tính lên bề
mặt.
+ Việc ghi, xóa dữ liệu sẽ được thực
hiện bằng cách tác động từ trường
lên bề mặt đĩa.
+ Đĩa mềm có thể xóa và sử dụng lại
nhiều lần.
+ Công nghệ rẻ tiền.
*Các bộ phận chính trong ổ đĩa mềm:
+ Đầu đọc/ ghi ( Read/write heads):
Nằm ở cả hai mặt của đĩa. Cả hai
mặt có thể đồng thời hoạt động.Tuy
vậy, cả hai đầu đọc/ghi sẽ không

hoạt động đối diện nhau nhằm tránh
ảnh hưởng đến mỗi mặt của đĩa.
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 17

Chúng cũng không chạm vào mặt đĩa mỗi khi di chuyển.
+ Động cơ: Dùng để quay đĩa mềm.
+ Động cơ bước: Động cơ sẽ được điều khiển chính xác số vòng quay
để di chuyển đầu đọc/ghi đến đúng vị trí của các tracks.
+ Mechanical Frame: Hệ thống đòn bẩy nhằm mở/đóng cửa sổ bảo vệ
trên đĩa mềm. Từ đó đầu đọc/ghi có thể tiếp xúc với đĩa mềm.
+ Bảng mạch: Hệ thống các link kiện điện tử nhằm đọc và ghi dữ liệu
lên đĩa; Điều khiển động cơ bước di chuyển các đầu đọc/ghi.
*Cách ghi dữ liệu lên đĩa:
+ Máy tính sẽ gửi lệnh ghi dữ liệu đến ổ đĩa mềm.
+ Ổ đĩa mềm nhận được lệnh sẽ bắt đầu quay 2 motor trong ổ ( 1 để
quay đĩa, 1 để điều khiển đầu đọc/ghi).
+ Trước khi được ghi, trên đầu đọc/ghi sẽ có một bộ phận là erase coil
đảm nhận việc xóa các sector mà ổ định ghi dữ liệu lên. Vùng bị xóa sẽ
rộng hơn so với vùng được ghi dữ liệu, nhằm đảm bảo dữ liệu giữa các
sector sẽ không ảnh hưởng lẫn nhau.

2.1.2 Chuẩn kết nối FDD
- Trên máy vi tính thường trang bị 2 ổ đĩa mềm là ổ A và ổ B. Cả hai ổ được
kết nối với nhau bằng cáp xoắn và giao tiếp với cpu thông qua khe cắm Floppy
controller ( 34 chân).






Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 18


Bảng chức năng các chân của Floppy Controller

Pin
Chức năng
Pin 1
Ground (đất)
Pin 2
Unused ( không sử dụng)
Pin 3
Ground (đất)
Pin 4
Unused ( không sử dụng)
Pin 5
Ground (đất)
Pin 6
Unused ( không sử dụng)
Pin 7
Ground (đất)
Pin 8
Index
Pin 9
Ground (đất)
Pin 10

Motor Enable A
Pin 11
Ground (đất)
Pin 12
Drive Seclect B
Pin 13
Ground (đất)
Pin 14
Drive Seclect A
Pin 15
Ground (đất)
Pin 16
Motor Enable B
Pin 17
Ground (đất)
Pin 18
Direction (Stepper motor)
Pin 19
Ground (đất)
Pin 20
Step Pulse
Pin 21
Ground (đất)
Pin 22
Write Data
Pin 23
Ground (đất)
Pin 24
Write Enable
Pin 25

Ground (đất)
Pin 26
Track 0
Pin 27
Ground (đất)
Pin 28
Write Protect
Pin 29
Ground (đất)
Pin 30
Read Data
Pin 31
Ground (đất)
Pin 32
Seclect Head 1
Pin 33
Ground (đất)
Pin 34
Ground (đất)







Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 19



Floppy Disk Controller: IC sử dụng: NEC µPD765, Intel 8072A or 82072A.




(Sơ đồ khối giao tiếp giữa PC và FDD)
Chức năng:
+ Mã hóa dữ liệu từ đĩa mềm thành các đinh dạng (format) MFM, GCR để cpu có thể đọc
được.
+ Thực hiện các lệnh tìm kiếm (seek), đọc (read), ghi (write), định dạng (format) từ cpu.
+ Thực hiện lệnh phát hiện lỗi CRC.
+ Đồng bộ hóa dữ liệu với PLL (Phase-locked Loop).
+ Lựa chọn ổ đĩa mềm.
+ Điều khiển các motor trong ổ đĩa mềm.
+ Bật ngắt FDC hoặc bật tín hiệu ngắt DMA.
+ Reset FDC.
I/O port ( Cổng vào ra): 3 loại chân
+ Data Port
+ Main Status Register (MST)
+ Control Port
Port Address
(Địa chỉ, mã Hex)
Loại
Vị trí
Kiểu
3F5
Data
FDC Ic
2 chiều

3F4
MST
FDC Ic
Input
3F2
Control
Mạch ngoài
Output
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 20



+ Data Port: Truyền dữ liệu sang cpu và nhận lệnh từ cpu.
+ MST: Đọc trạng thái của FDC Ic và FDD.
Bit
Chức năng
0
FDD 0: Busy in seek mode
1
FDD 1: Busy in seek mode
2
FDD 2: Busy in seek mode
3
FDD 3: Busy in seek mode
4
FDC Busy; Read/Write command in progress
5
Non-DMA mode

6
DIO; chỉ thị hướng truyền dữ liệu giữa FDD và CPU
7
MQR; chỉ thị Thanh ghi đã sẵn sằng để truyền dữ liệu
(Chức năng của từng bit khi qua port MST)
Chú thích

FDD1,2,3,4
FDC hỗ trợ 4 ổ FDD. Ứng với giá trị bit là 1=running; là 0=not running
Non-DMA
Giá trị bit bằng 1:Controller Not in DMA Mode; 0:Controller In DMA Mode
DIO
Giá trị bit bằng 1:chuyển dữ liệu lên CPU; 0:Nhận dữ liệu từ CPU
MQR
Giá trị bit là 1 = data register ready; là 0 = data register not ready
FDD
busy
Giá trị bit là 1 = busy; là 0 = not busy


+ Control Port: Điều khiển một số chức năng như bật/ tắt các động cơ, bật ngắt, DMA…

Bit
Chức năng
0 - 1
Device number to be selected
2
RESET FDC IC (Low)
3
Enable FDC interrupt and DMA request signals

4 -7
Turn ON the motor in disk drive 0, 1, 2 or 3 respectively


2.2 Chuẩn kết nối USB và cấu tạo USB Flash disk
2.2.1 Chuẩn kết nối USB
a, USB (Universal Serial Bus) là một chuẩn kết nối tuần tự trong máy tính. USB sử
dụng để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính, chúng thường được thiết kế dưới dạng
các đầu cắm cho các thiết bị tuân theo chuẩn cắm-là-chạy (plug-and-play) mà với tính
năng gắn nóng (hot swapping) thiết bị (cắm và ngắt các thiết bị không cần phải khởi động
lại hệ thống).
- Cổng USB (Universal Serial Bus) thực chất là một bus nối tiếp được phát triển bởi
một nhóm gồm nhiều công ty: Compaq, DEC, IBM, Intel, Microsoft, NEC và Nortel. Ý
tưởng khi xây dựng cổng USB là phát triển một cổng có thể kết dễ dàng đến nhiều thiết bị
mở rộng khác nhau. Bus USB đã được phát triển qua một số phiên bản sau:
Trần Duy Phong Báo cáo thực tập tốt nghiệp

D08DTMT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Page 21

+ USB 1.0: được giới thiệu vào năm 1996, là phiên bản đầu tiên. Tốc độ truyền dữ
liệu giữa máy tính và thiết bị kết nối có thể đạt được là 12Mbit/s.
+ USB 1.1: được giới thiệu vào năm 1997 kế thừa và phát triển từ USB 1.0. Bên
cạnh những tính năng của USB 1.0, USB 1.1 hỗ trợ hai tốc độ truyền là: 12Mbit/s cho
thiết bị (Full speed) và 1,5Mbit/s cho các thiết bị có tốc độ thấp (low speed).
+ USB 2.0: được giới thiệu vào năm 2000, với tính tương thích với các phiên bản
trước đó và thêm lựa chọn tốc độ cao 480Mbit/s (High-Speed). Tháng 12 năm 2000 công
ty ECN đưa ra chuẩn đấu nối kiểu mới (kiểu đầu nối B).
+ USB 3.0 ra đời từ năm 2008, tốc độ có thể gấp hàng chục lần tốc độ của phiên
bản USB 2.0.


Với các máy tính được sản xuất gần đây đều trang bị một số cổng giao tiếp USB
cho phép dễ dàng kết nối đến các thiết bị có hỗ trợ USB như: máy in, máy quét hình,
camera, các thiết bị đo lường, …
Về mặt phần mềm từ phiên bản OEM 2.1 của Windows 95 bắt đầu có hỗ trợ một
số tính năng. Trong phiên bản Windows 98 một số thiết bị được cung cấp trình điều
khiển thiết bị (Device Driver) kèm theo Windows. Các gói phần mền hỗ trợ cho cổng
USB tiếp mtục xây dựng và tích hợp trong các phiên bản của Windows Me, Windows
2000 và Windows XP làm cho cổng USB trở lên rất thông dụng.
Một số đặc điểm của bus USB là:
+ Dễ dàng sử dụng: không phải quan tâm nhiều đến cấu hình và cài đặt chi tiết.
Điều khiển luồng dữ liệu thông qua bộ đệm bằng việc quản lý giao thức đặt sẵn bên trong
+ Nhanh: giao diện không bị thắt “cổ chai” với các thiết bị truyền thông chậm.
+ Tin cậy: ít xảy ra do có cơ chế tự động sửa chữa lỗi.
+ Mềm dẻo: có thể kết nối nhiều loại thiết bị với giao diện này.
+ Cung cấp nguồn trên bus: điều này rất thuận tiện cho các thiết bị xách tay với
dòng tiêu thụ nhỏ có thể được cung cấp thông qua bus.
+ Được hỗ trợ bởi hệ thống: khi một thiết bị được đấu nối vào, hệ thống tự phát
hiện và gọi phần mềm cài đặt cho chúng. Đặc tính ngày gọi là cắm nóng (Plus and Play)
là một trong những đặc tính mà các cổng trước đó không như LPT hay RS232 không có
được.
+ Kết nối nhiều thiết bị: có thể kết nối đến 127 thiết bị có cấu hình và tốc độ khác
nhau trên một hệ thống bus USB.
b,Các kiểu truyền dữ liệu qua cổng USB:
- Truyền điều khiển (Control Transfers): thường sử dụng để cài đặt phần cứng
và đưa ra các lệnh cho điều khiển thiết bị. Kiểu truyền này được làm việc ở mức ưu tiên
cao với khả năng kiểm soát lỗi tự động. Mỗi gói tin có thể truyền lên đến 64byte.
- Truyền ngắt (Interrupt Transfers): sử dụng cho các thiết bị cần cung cấp một
lượng dữ liệu nhỏ (chỉ truyền theo hướng vào) và tuần hoàn chẳng hạn như: chuột, bàn
phím đều sử dụng kiểu truyền ngắt. Không giống như cơ chế ngắt, ở đây không có yêu cầu
ngắt được gửi tới chủ USB mà máy tính sẽ hỏi vòng theo chu kỳ xem có thiết bị nào gửi

dữ liệu tới không. Thường thiết bị gửi tới chủ máy tính 8 byte dữ liệu trong một lần
truyền. Các thiết bị sử dụng kiểu truyền ngắt như bàn phím, chuột hay cũng có thể dùng
cho một thiết bị đo lường khác.
- Truyền theo khối (Bulk Transfers): khi có lượng dữ liệu lớn cần truyền
và cần kiểm soát lỗi truyền, nhưng lại không có yêu cầu thúc ép về thời gian truyền

×