Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong giờ tập viết.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.77 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phường 8, ngày 15 tháng 9 năm 2012

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến :

Một số biện pháp
Nâng cao hiệu quả trong giờ Tập viết

- Tên cá nhân thực hiện : Trịnh Nguyễn Hoàng Uyển
- Thời gian đã được triển khai thực hiện : Từ ngày 15/9/2011 đến
30/5/2012
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN :

Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học,
nhất là đối với các lớp đầu cấp. Phân môn Tập viết trang bị cho học sinh vốn chữ cái
và những yêu cầu về kỹ thuật để sử dụng bộchữ cái này trong học tập và giao tiếp.
Với ý nghĩa này, tập viết khong chỉ có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập của
các môn học khác mà còn góp phần một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học
Tiếng Việt trong nhà trường - kỹ năng viết. Nếu viết đúng, viết đẹp, tốc độ viết
nhanh thì học sinH sẽ có điều kiện ghi chép bài học tốt hơn
II.

MÔ TẢ SÁNG KIẾN :

Khi giải quyết bất cứ một vấn đề gì dù lớn hay nhỏ muốn đạt được kết quả thì
cần tìm ra nguyên nhân. Từ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp đạo
đức ở học sinh thì chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp cụ thể để giáo dục nhằm
mang lại kết quả cao nhất.
Trước tiên cần phải tiếp cận tìm hiểu từng học sinh của lớp mình chủ nhiệm để


nắm bắt tâm tư tình cảm của từng em. Đối với những em chưa ngoan thì hiểu rõ
nguyên nhân nào làm cho các em có những biểu hiện đạo đức không đúng đắn. để
làm được điều này chúng ta có thể trao đổi với các đồng nghiệp đã chủ nhiệm các
năm trước để năm bắt thông tin. Hoặc tiếp cận tìm hiểu trực tiếp từ gia đình của các
em điều này có thể thực hiện ngay vào đầu năm học vì giáo viên sẽ có điều kiện tiếp
xúc với phụ huynh ngay ngày đầu tiên đưa trẻ đến lớp. Việc trò chuyện hỏi thăm sẽ
giúp chúng ta biết sơ lược về hoàn cảnh gia đình và tạo mối quan hệ tốt đẹp để làm
nền tảng cho sự kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Bên cạnh đó qua việc


tiếp xúc với cha mẹ các em chúng ta có thể nhận biết phần nào phương pháp giáo
dục của gia đình đối với trẻ.

Sau khi tiếp xúc với phụ huynh giáo viên sẽ giành hầu hết thời gian những
ngày đầu tựu trường để quan sát, đồng thời đặt một số câu hỏi để nắm bắt tính cách
của từng em. Đây là bước quan trọng để nhận ra những em cá biệt trong lớp, từ đó
giáo viên có thể tìm hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình, tính cách của từng em và sắp
xếp chỗ ngồi cho hợp lý. Đồng thời lên kế hoạch để giáo dục các em theo các
phương pháp sau đây :
1. Giáo viên quan tâm giáo dục bằng tình yêu thương :
- Như đã nói ở trên là trẻ em ngày nay thông minh và hiểu biết hơn nhiều ngay
từ khi bước vào bậc học tiểu học. Các em đã phần nào ý thức được quyền lợi và trách
nhiệm của bản thân mình. Vì vậy việc răn đe dọa nạt các em thường không mang lại
kết quả, mà ngược lại sẽ làm các em càng thêm bất bình chống đối thầy cô và thường
làm ngược lại những gì mà thầy cô yêu cầu. Do đó giáo viên cần thật sự tâm huyết
với nghề, đặc biệt quan tâm đến các em. Biện pháp đạt kết quả tối ưu nhất là tình yêu
thương, bao dung của giáo viên đối với học sinh. Làm nghề giáo muốn thành công
chúng ta phải thật yêu nghề yêu trẻ bởi vì có yêu, có thương thì chúng ta mới quan
tâm, chăm sóc, mới tìm hiểu và khích lệ trẻ. Nhất là đối với các em học sinh không
được quan tâm do hoàn cảnh gia đình khó khăn thì sự động viên khích lệ của giáo

viên sẽ giúp trẻ không có những mặc cảm bị bỏ rơi, bị xa lánh. Tiếp đó giáo viên cần
sắp xếp chỗ ngồi cho các em này gần các bạn là cán sự lớp ngoan ngoãn, chấp hành
tốt nội quy để các em này làm theo.
Giáo viên nói chuyện với các em tạo cảm giác gần gũi và gây được cảm tình
của các em đối với giáo viên, làm sao cho các em thật sự tin tưởng vào giáo viên.
Tìm hiểu xem điều gì làm các em quan tâm nhất, thích nhất và quan trọng là làm sao
để các em thấy mình được tôn trọng và quan tâm chăm sóc yêu thương. Thường thì
đa số các em học sinh dù là học sinh cá biệt, cũng vẫn là những đứa trẻ thơ ngây và
trong sáng hồn nhiên. Hơn thế nữa các em đa số còn chưa hiểu hết hậu quả những
việc làm của mình. Giáo viên phải kịp thời khen ngợi biểu dương những mặt tốt của
các em dù chỉ là rất nhỏ. Đây là việc làm quan trọng để giúp các em phấn đấu vươn
lên. GV cũng phải giải thích rõ cho các em thấy những việc nào nên làm và những
việc nào không nên làm. Đồng thời cũng phải giải thích cho các em hiểu vì sao phải


làm việc này mà không nên làm việc kia. GV cũng hướng dẫn thật kỹ lưỡng để các
em biết làm những việc tốt và tránh những việc xấu.

Trong giờ lên lớp giáo viên luôn quan tâm và gọi các em phát biểu dù đúng
hay sai cũng khen ngợi động viên để các em phấn khởi và có sự cố gắng. Giáo viên
cần theo dõi chặt chẽ kết hợp việc động viên khích lệ với hình thức bắt buộc. làm cho
các em hiểu rằng việc học là vô cùng quan trọng mà mỗi học sinh phải thực hiện. Đối
với những em được cha mẹ cưng chiều quá mức GV cần phải thuyết phục phụ huynh
cùng phối hợp để có biện pháp giáo dục thích hợp.
Ví dụ điển hình : Em Nguyễn Văn Ngoan là học sinh lớp 2H. Ngoan là một
học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Cha mẹ em đều nghiện ma túy và đã chết vì
bệnh AIDS từ năm em mới hoc mẫu giáo, hiện tại em đang ở với ông bà ngoại. tuy
hoàn cảnh gia đình cũng đủ ăn nhưng vì ông bà cũng bận làm ăn buôn bán nên ít có
điều kiện quan tâm đến em. Em sống hầu như khép kín nhưng tính tình thì cộc cằn
nếu có bạn nào trêu chọc là bị ăn đòn liền. Em không hề biết sợ ai ngay cả giáo viên

em cũng xúc phạm bằng những lời lẽ vô lễ. Việc học đối em là một điều bắt buộc nên
hầu như em không hề quan tâm lúc nào được nhắc nhở thúc bách thì em viết qua loa
vài dòng cho có lệ còn không thì em chỉ ngồi chơi một mình cũng chẳng buồn nói
chuyện với ai vì vậy em là học sinh lưu ban đã 3 năm. Em không hề quan tâm đến
điều gì nhưng nếu có ai nhắc đến cha mẹ em thì lúc đó em mới trở về là một đứa bé
ngây thơ tội nghiệp ngồi khóc nức nở. Biết được điều này tôi đã tiếp cận với ông bà
ngoại của em một mặt vận động gia đình dành sự quan tâm chăm sóc cho em nhiều
hơn, mặt khác tôi cố gắng tiếp xúc với em nhiều hơn dành cho em sự quan tâm đặc
biệt hơn các em khác. Tôi không la rầy em mà chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở và khuyên
bảo em nếu thương cha mẹ thì phải cố gắng học. Bên cạnh đó tôi vận động học sinh
trong lớp không được chê bai, xa lánh mà phải yêu thương đoàn kết với bạn nhiều
hơn vì bạn đã không còn tình yêu thương của cha mẹ. Tôi biết em rất thích đá bóng
nên đề nghị với nhà trường cho em được tham gia đội bóng đá, khuyến khích em
tham gia các trò chơi tập thể. Mỗi lần em bị bệnh tôi tổ chức cho cả lớp cùng đến
thăm, sinh nhật em tôi tổ chức ngay tại lớp và vận động các bạn tặng cho quà cho
em. Dần dần em đã hòa đồng cùng cả lớp và đặc biệt là em đã cố gắng học tập và vui
vẻ cởi mở với bạn bè, lễ phép và biết quan tâm đến với thầy cô ông bà. Đặc biệt là
em rất tin tưởng và yêu mến và nghe lời giáo viên, em đã coi tôi như mẹ của mình
2. Kết hợp cùng với gia đình để giáo dục :


- Song song đó giáo viên cần phối hợp chặt chẽ để có sự hỗ trợ từ phía gia
đình các em. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng vì thời gian các em ở cùng người thân
nhiều hơn thời gian ở lớp và tất cả những người trong gia đình đều có ảnh hưởng rất

- lớn đến tính cách của các em. Giáo viên cần kết hợp tìm hiểu nguyên nhân
nào làm cho các em trở nên như thế. Có nhiều lý do nhưng những em này thường có
hoàn cảnh đặc biệt, không được sự quan tâm của gia đình, bị nhiễm nhiều thói hư tật
xấu của bạn bè bên ngoài. Nên giáo viên cần vận động gia đình quan tâm hơn các
em, có cách sống lành mạnh và cùng quan tâm yêu thương chăm sóc các em nhiều

hơn. Giáo viên cũng cần phải dùng tình cảm chân thành để cảm hóa các em, vì các
em thường là thiếu tình cảm và sự thương yêu quan tâm của gia đình, được giáo viên
quan tâm giúp đỡ. Các em sẽ tìm thấy sự tin yêu nể phục mà nghe lời giáo viên và
sửa đổi. Những em này thường không thích học nên học lực rất yếu. giáo viên cũng
cần gặp gỡ tiếp xúc với phụ huynh học sinh để kết hợp nhắc nhở các em tự học ở
nhà, phải kèm cặp thật sát, dạy lại cho các em những kiến thức bị thiếu hụt và quan
trọng là tôn trọng và tin tưởng các em, để các em thấy rằng mình không phải là phần
tử hư hỏng bỏ đi mà vẫn có thể trở thành học giỏi chăm ngoan như các bạn khác.
Ví dụ điển hình : Em Nguyễn Quang Minh học sinh lớp 2C lại là một trường
hợp khác gia đình của em tương đối khá giả mà chỉ có mình em nên rất chiều
chuộng. Đến lớp em nghịch ngợm phá phách không ai bằng lại thêm cái tính ương
ngạnh. Trong đám bạn học Minh luôn tỏ ra là một bậc “đàn anh” bởi Minh cũng hơn
những đứa bạn cùng lớp một tuổi. Minh bướng bỉnh lắm, thường bắt những đứa bạn
cùng lớp gọi mình bằng “đại ca”, khi có bạn nào lỡ gây lỗi với Minh thì em bắt các
bạn khác nghỉ chơi không những thế còn bị em đánh cảnh cáo. Trong học tập Minh
cũng tỏ ra rất chăm học, rất tích cực phát biểu xây dựng bài, nhưng những ý kiến của
em thì không đúng với yêu cầu của bài hoặc em cố tình nói theo ý mình. Minh có khả
năng tiếp thu rất tốt, nhưng vì chủ quan nên khi ứng dụng để giải quyết bài tập thì
Minh lại rất thường làm sai.
Minh rất thích được cô giao nhiệm vụ và rất muốn các bạn trong lớp thấy mình
có uy tín và rất thích được cô giáo khen. Qua tìm hiểu tôi được biết về mặt tâm sinh
lý Minh phát triển bình thường. Cha mẹ em là những cán bộ có chức có quyền nên
không chỉ cha mẹ mà rất nhiều người quan tâm chiều chuộng em. Mặc dù chiều
chuộng Minh nhưng cha mẹ em cũng rất nghiêm khắc đặc biệt là trong việc học tập
của con. Minh rất biết sợ và cũng có ý thức sửa đổi. Nhưng do tính cách hiếu động và
ý thức sửa đổi không lâu, mặt khác em thường xem phim ảnh chơi game lên mạng
nhiều nên luôn có xu hướng bạo lực và muốn làm thủ lĩnh. Khu phố em ở là một nơi


phức tạp với nhiều thành phần tệ nạn xã hội như cờ bạc, hút chích… đó cũng chính là

nguyên nhân hình thành tính cách của em.

Tôi đã gặp phụ huynh và khuyên phụ huynh em nên quan tâm đến con cái
hơn và nên kiểm tra nội dung phim ảnh, sách báo trứơc khi cho con xem hoặc đọc.
Hằng ngày tôi thông báo và liên hệ với phụ huynh qua một quyển số theo dõi để phụ
huynh nắm tình hình học tập của Minh.
Với tính nóng nảy của Minh tôi không dùng hình thức roi vọt vì nó sẽ làm
phản tác dụng giáo dục. Tôi tìm cách khuyên bảo nhẹ nhàng, dùng lời lẽ ân cần dịu
dàng để giải thích cho Minh hiểu tác hại của sự nóng nảy.
Với cá tính thích làm “đại ca” và thích được giao nhiệm vụ, tôi giao cho
Minh chức vụ “Lớp phó kỷ luật”. Có nhiệm vụ nhắc nhở đôn đốc các bạn trong lớp.
Muốn thế bản thân em thật nghiêm túc làm gương cho các bạn noi theo.
Song song tôi cũng giải thích để Minh hiểu đánh bạn là việc làm không đúng,
nếu có vấn đề gì thì phải thưa với tôi để tôi giải quyết chứ không nên đánh bạn, sẽ
làm bạn xa lánh không nghe theo hướng dẫn của mình và như thế em sẽ khó quản lý
lớp tốt được.
Minh rất thích được khen, do đó tôi luôn dùng hình thức khen ngợi, động viên
khi Minh làm tốt công việc được giao. Bên cạnh đó tôi cũng phải tỏ ra nghiêm khắc,
phê bình ngay khi Minh chưa tốt.
Với tình thương chân thành của tôi đã dần dần cảm hoá Minh, em càng ngày
càng tiến bộ hơn trong học tập và công tác của mình. Minh luôn thực hiện tốt và tỏ ra
là một người có trách nhiệm nên được các bạn trong lớp yêu thương và rất khâm
phục.
3. Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để giáo dục :
Hoạt động của các đoàn thể như công đoàn cơ sở, Đoàn thanh niên và Đội
thiếu niên cũng góp phần đặc biệt quan trọng vào công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh. Vì thông qua hoạt động của các đoàn thể các em sẽ được tham gia các hoạt
động tập thể sôi nổi, giao lưu với nhiều bạn bè, biết yêu quý tự hào và hiểu biết về
truyền thống của quê hương đất nước. Biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh
đồng thời cũng được chia sẻ khi gặp khó khăn hoạn nạn.

Bên cạnh đó một biện pháp không kém phần quan trọng đó là cần tuyên truyền
vận động các học sinh trong lớp phải đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Giáo
viên phải giải thích cho các em hiểu rằng cần phải quan tâm đối xử với nhau bằng


tình bạn chân thành không phân biệt đối xử xa lánh các bạn học sinh cá biệt mà phải
thân ái động viên giúp đỡ để cùng nhau học tập tốt hơn. Vận động sự giúp đỡ của

chính quyền đoàn thể và các mạnh thường quân, gây quỹ lớp để giúp đỡ các em có
hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức đôi bạn cùng tiến, học nhóm, học tổ để các em học sinh
khá giỏi giúp đỡ các em học yếu kém, các em chăm ngoan động viên giúp đỡ các em
lười học quậy phá. Bên cạnh đó giáo viên phải luôn khuyến khích tạo điều kiện để tất
cả học sinh nhất là các em học sinh cá biệt được tham gia các phong trào học tập, văn
nghệ thể dục thể thao, ... tránh tình trạng chỉ ưu tiên những em học giỏi chăm ngoan
vì mỗi em đều có khả năng khác nhau. Riêng các em học sinh càng quậy phá lại càng
thông minh nhanh nhẹn và nhạy bén, khéo léo. Nếu được thầy cô tin tưởng giao
nhiệm vụ thì các em sẽ tham gia rất tích cực và đạt thành tích cao. Nhưng điều quan
trọng hơn là qua những lần như thế các em sẽ có tinh thần tập thể và ý thức kỷ luật
cao hơn. Các em sẽ thấy mình được thầy cô tin tưởng và bạn bè yêu mến từ đó sẽ có
ý thức kỷ luật cao hơn, yêu trường yêu lớp và yêu thầy cô bạn bè nhiều hơn.
Ví dụ điểm hình : em Khâm Thái Dương học sinh lớp 5A thì lại là một hiện
tượng xã hội đang tràn lan hiện nay. Em là con trai nhưng tất cả mọi hành động và
lời nói thì giống y hệt con gái em lại hay nói xấu bạn này chê bai bạn khác nên hầu
như không bạn nào thích chơi với em mà trái lại các bạn chỉ hay trêu chọc em. Em
không thích đi học nhưng chỉ vì cha mẹ bắt buộc phải đi nên trong lớp em không viết
bài làm bài nếu có viết thì chỉ là những chữ không ai đọc được. Đã nhiều lần tôi nhắc
nhở mời cả phụ huynh nhưng em vẫn không thay đổi. Tôi gặp cha mẹ em để tìm hiểu
cặn kẽ mới biết được em đã có tích cách khác biệt từ nhỏ cha mẹ luôn la mắng và
cấm đoán em nên em thường có thái độ bất cần, ngỗ nghịch và không muốn học.
Được sự hỗ trợ của gia đình tôi đã có biện pháp đặc biệt với em. Tôi gặp riêng em và

phân tích cho em hiểu em phải làm như thế nào để các bạn đừng trêu chọc, con trai
hay con gái không quan trọng nhưng mình phải có những hành động lời lẽ đúng đắn
lễ phép và hòa nhã với mọi người thì mọi người sẽ yêu mến mình. Biết em có khả
năng ca hát nên tôi phân công em làm lớp phó văn nghệ. Trong các buổi sinh hoạt tập
thể hay các buổi liên hoan văn nghệ tôi giao cho em dẫn chương trình là lĩnh vực mà
em rất thích. Tôi luôn nhắc nhở cả lớp: bạn bè phải yêu thương giúp đỡ nhau không
được trêu chọc, phải giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tôi phân công em Trân học sinh gần
nhà em lên ngồi gần em có trách nhiệm kiểm tra và nhắc nhở làm bài. Khi làm bài,
tôi thường gọi em lên bảng và hướng dẫn em hoàn thành bài làm. Tôi khen em và
cho các bạn vỗ tay động viên. Tôi làm như vậy để khuyến khích em, để em nhận thấy
tôi quan tâm đến em. Lúc đầu em vẫn còn thái độ lầm lì nhưng càng về sau em đã
hoà nhập với tập thể, có thái độ thân thiện với thầy cô và các bạn đặc biệt là em đã có


những cử chỉ hành động đúng đắn chững chạc như một cậu con trai và học tập cũng
tiến bộ hơn

3. Giáo dục HS biết yêu thương quê hương và lòng tự hào dân tộc:
Như chúng ta đã biết trong thời kỳ mở cửa hội nhập hiện nay của đất nước mọi
người nhất là trẻ em có điều kiện để tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau các em
học được nhiều điều tốt nhưng cũng tiếp thu không ít điều xấu. Tuổi còn nhỏ các em
rất dễ lẫn lộn và không phân biệt được rõ ràng những gì nên bắt chước và những gì
không nên. Mà các em lại rất thích những gì mới lạ, thích tự do thoải mái và bạo lực.
và một điều đáng buồn là các em không thích và quan tâm đến giá trị văn hóa đạo
đức từ ngàn đời nay của dân tộc. Chính vì vậy mà nhiều em chỉ thích bắt chước lối
sống thực dụng, bạo lực, không quan tâm đến việc học tập, coi thường ông bà cha
mẹ, xúc phạm thầy cô giáo và có những lời lẽ thô tục để chứng tỏ rằng mình là người
hiện đại thời thượng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp về đạo đức ở
các em. Giáo viên thông qua các bài giảng giới thiệu và làm cho học sinh hiểu biết về
những danh nhân anh hùng và truyền thống văn hóa của dân tộc. Phối hợp cùng các

đoàn thể trong nhà trường và các tổ chức xã hội thực hiện có hiệu quả phong trào :
“Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” tổ chức cho học sinh tham gia
các hoạt động thăm viếng tìm hiểu về di tích lịch sử về nền văn hóa của dân tộc, các
trò chơi dân gian trong giờ chơi, giờ sinh hoạt lớp, tổ chức chiếu phim về các anh
hùng danh nhân để các em tránh xa các trò chơi điện tử bạo lực, các phim ảnh không
lành mạnh và hiểu biết yêu mến văn hóa dân gian của dân tộc. Từ đó các em biết
sống có trách nhiệm sống lành mạnh và phấn đấu thành con ngoan trò giỏi.
Ví dụ điển hình : Em Nguyễn Thanh An học sinh lớp 5B em là một học sinh
thông minh học khá nhưng tính tình lại ta đây hay khoe khoang. Gia đình em rất giàu
có và chỉ có mình em là con trai nên coi em như cục vàng. Đi học có xe đưa rước cha
mẹ em không cho con mình tham gia các hoạt động tập thể không chơi với bạn vì sợ
bẩn và lây bệnh. Tất cả đồ dùng của em đều là hàng ngoại hàng xịn. Trong các buổi
học em không chú ý vì bài học đã được gia sư kèm trước ở nhà, em chỉ giơ tay phát
biểu để chê bai. Ví dụ như khi giáo viên giảng về các món ăn dân tộc thì em phát
biểu và chê là không hợp vệ sinh vì nhà em chỉ ăn toàn món Tây thôi. Khi giáo viên
giới thiệu các danh lam thắng cảnh của đất nước thì em cũng chê là không đẹp vì em
đã được đi du lịch ở nước ngoài đẹp hơn nhiều. Em không tham gia bất cứ một hoạt
động nào của lớp của trường. Biết được điều này giáo viên chủ nhiệm đã vận động


gia đình không nên giáo dục con cái quên đi nguồn cội. Mặt khác giáo viên giải thích
cho em hiểu là con người phải yêu quê hương đất nước nơi ông bà cha mẹ đã sinh

sống và sinh ra chúng ta. Thông qua các câu chuyện lịch sử, tầm gương của các anh
hùng, giới thiệu cho em biết vẻ đẹp riêng biệt và những món ăn truyền thống của mỗi
vùng miền trên đất nước. Song song đó giáo viên khuyến khích em tham gia các trò
chơi dân gian trong các buổi sinh hoạt tập thể, động viên khen ngợi em khi em tích
cực tham gia và chọn em đi giao lưu với các trường khác trong tết Trung thu. Vốn có
khiếu về vẽ nên em còn được nhà trường chọn tham gia thi vẽ tranh ở nhà thiếu nhi
tỉnh. từ khi tham gia các hoạt động tập thể em như trở thành một con người khác

năng động hơn hòa mình với tập thể hơn. Và thật vui khi em đã tự nguyện đăng ký
tham gia cũng các bạn làm vệ sinh cho ngôi chùa cổ trong phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực” và còn vận động gia đình đóng góp nhiều
cây kiểng cho nhà trường.
III. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI
Trong thời gian qua nhờ áp dụng các kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh đã giúp các em có những biểu hiện tốt trong học tập sinh hoạt và cả ở
gia đình Những em hay nghịch phá sẽ chăm học hơn còn các em nhút nhát có điều
kiện thường xuyên phát biểu xây dựng bài. Phương pháp này sẽ góp phần phát huy
tính tích cực của học sinh. Tạo được sự liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường
và gia đình. Giúp các em sống lành mạnh tránh xa các phim ảnh đồi trụy, phản động
và trò chơi bạo lực. Các em càng thêm yêu mến tự hào về truyền thống và nền văn
hóa của dân tộc. Đặc biệt là giảm đáng kể tình trạng học sinh vi phạm nội quy, không
còn học sinh có hạnh kiểm yếu góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà
trường.
 Kết quả GD của nhà trường trong những năm gần đây :
Năm học

Tổng số
HS

Hạnh kiểm

Lên lớp
thẳng

Học sinh
giỏi

HS tiên tiến


THĐĐ

THCĐĐ

SL

%

SL

%

SL

%

2009 - 2010

884

100%

/

884

100

191


27,9

160

23,4

2010 - 2011

854

100%

/

854

100

293

36,4

270

33,6


2011 - 2012


898

100%

/

898

100

305

34,7

320

36,4

IV. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN :
Những kết quả đạt được tuy vẫn còn khiêm tốn nhưng là tất cả tâm huyết và sự
nỗ lực quyết tâm của không chỉ bản thân tôi mà cả các bạn bè đồng nghiệp, những
người luôn hết lòng vì đàn em thân yêu. Từ khi áp dụng các phương pháp giáo dục
đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Văn Lang nơi tôi công tác đã mang lại những
kết quả bước đầu. Học sinh chăm ngoan hơn, biết yêu thương quan tâm giúp đỡ các
bạn nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn, cá biệt. Từ đó góp phần làm giảm tỷ
lệ học sinh yếu kém và có đạo đức chưa tốt. Phụ huynh hoc sinh cũng nhận thấy rõ
trách nhiệm của gia đình để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường cùng
giáo dục con em mình chăm ngoan hơn, còn giáo viên chủ nhiệm thì thực hiện tốt
hơn công tác chủ nhiệm lớp học sinh yêu thương kính trọng thầy cô còn thầy cô thì
thật sự là người mẹ thứ hai của các em

Điều làm tôi cảm thấy tự hào nhất là mình đã góp phần vào sự nghiệp trồng
người tham gia thực hiện cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” đào tạo nên những chủ nhân tương lai của đất nước vừa hồng vừa
chuyên như Bác kính yêu hằng mong muốn. Điều quan trọng hơn nữa là tôi đã tạo
được niềm tin tưởng không của nhà trường ngày càng đi lên. Đồng thời thực hiện
mục tiêu giáo dục của đất nước trong thời kỳ mở cửa hội nhập
V. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Mặc dù những phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học mà tôi
trình bày khi thực hiện đã mang lại kết quả bước đầu nhưng không phải là tất cả
những gì tối ưu nhất và có thể thay thế được các phương pháp khác. Rất mong các
cán bộ quản lý và các bạn bè đồng nghiệp cùng vận dụng tùy theo tình hình thực tế ở
lớp mình trường mình công tác và có những đóng góp ý kiến hoặc đề xuất những
phương pháp hay nhất mang lại hiệu quả nhất để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ cao
cả của người kỹ sư tâm hồn.
Ý KIẾN XÁC NHẬN

Ngày 15 tháng 9 năm 2012

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI BÁO CÁO


Du Thị Thanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phường 4, ngày 19 tháng 2 năm 2013

ĐỀ NGHỊ

CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
- Kính gởi : Hội đồng xét công nhận sáng kiến thành phố Cà Mau
- Họ và tên : Du Thị Thanh
- Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Văn Lang – Phường 4, TP Cà Mau
Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm 2013 như sau :
1. Tên sáng kiến : Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học
2. Sự cần thiết (lý do nghiên cứu) :
+ Đạo đức là yếu tố quan trọng cấu thành nên nhân cách con người.
+ Tình trạng đạo đức xuống cấp do ảnh hưởng của thời kỳ mở cửa hội nhập
+ Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cả hai mặt trong nhà trường
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến : các phương pháp thực hiện
+ Giáo viên quan tâm giáo dục bằng tình yêu thương (VD minh họa)
+ Phối hợp cùng với gia đình để giáo dục đạo đức cho học sinh (VD minh họa)
+ Phối hợp với các đoàn thể để giáo dục đạo đức cho học sinh (VD minh họa)
+ Giáo dục HS biết yêu thương quê hương và lòng tự hào dân tộc (VD minh họa)
4. Phạm vi áp dụng :
- Áp dụng trong các khối lớp ở trường tiểu học Văn Lang – Phường 4 – TPCM.
5. Hiệu quả đạt được:
- Chất lượng giáo dục cả hai mặt được nâng cao năm sau luôn cao hơn năm
trước, tỷ lệ học sinh cá biệt yếu kém giảm đáng kể.


NGƯỜI ĐĂNG KÝ

Du Thị Thanh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phường 4, ngày 19 tháng 2 năm 2013

BÁO CÁO

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
-

Tên sáng kiến : Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
- Họ và tên :
Du Thị Thanh
- Thời gian được triển khai thực hiện : Từ ngày 15/9/2012 đến 30/5/2013
1. Sự cần thiết (lý do nghiên cứu) :
+ Đạo đức là yếu tố quan trọng cấu thành nên nhân cách con người.
+ Tình trạng đạo đức xuống cấp do ảnh hưởng của thời kỳ mở cửa hội nhập
+ Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cả hai mặt trong nhà trường
2. Nội dung cơ bản của sáng kiến : các phương pháp thực hiện
+ Giáo viên quan tâm giáo dục bằng tình yêu thương (VD minh họa)
+ Phối hợp cùng với gia đình để giáo dục đạo đức cho học sinh (VD minh họa)
+ Phối hợp với các đoàn thể để giáo dục đạo đức cho học sinh (VD minh họa)
+ Giáo dục HS biết yêu thương quê hương và lòng tự hào dân tộc (VD minh họa)
3. Phạm vi áp dụng : Áp dụng trong các khối lớp ở trường tiểu học Văn
Lang – Phường 4 – TPCM.
4. Hiệu quả đạt được : Chất lượng giáo dục cả hai mặt được nâng cao
năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ học sinh cá biệt yếu kém giảm đáng kể.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến :
Việc thực hiện sáng kiến này đã góp phần giúp HS thêm yêu trường yêu lớp
yêu quý bạn bè, lễ phép vâng lời thầy cô và cha mẹ.
6. Kiến nghị đề xuất
Rất mong các đồng nghiệp và các cán bộ quản lý đóng góp ý kiến, đề xuất
những phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh mang lại kết quả cao hơn nữa.


Ý KIẾN XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Ngày 19 tháng 3 năm 2012
NGƯỜI BÁO CÁO

Du Thị Thanh



×