Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một số kinh nghiệm trong quá trình phụ đạo học sinh yếu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.35 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CÀ MAU
TRƯỜNG TH NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn:

PHƯƠNG PHÁP

GIÁO DỤC

Họ tên người thực hiện: Trần Xuân Mĩm
Chức vụ, nhiệm vụ đang phụ trách: Giáo viên
chủ nhiệm lớp 5C
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Đình
Chiểu


2011

Phường 8, ngày 15 tháng 10 năm


PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm trong quá trình phụ đạo học sinh yếu
Tác giả:
Trần Xuân Mĩm
Trường: TH Nguyễn Đình Chiểu
Nội dung


Xếp loại

Phòng Giáo dục Đào tạo TP Cà Mau
Nội dung

Xếp loại

- Đặt vấn đề

....................

- Đặt vấn đề

....................

- Biện pháp

....................

- Biện pháp

....................

- Kết quả phổ biến ứng
dụng

....................

....................


....................

- Kết quả phổ biến ứng
dụng

- Tính khoa học

....................

- Tính khoa học

....................

- Tính sáng tạo
Xếp loại chung: ....................
Ngày … tháng … năm 201
HIỆU TRƯỞNG

....................

- Tính sáng tạo
Xếp loại chung: ....................
Ngày … tháng … năm 201
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Căn cứ kết quả xét thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh;
Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại:
Ngày … tháng … năm 201
GIÁM ĐỐC



Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG QUÁ TRÌNH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thực tế trong mỗi trường, mỗi lớp học trình độ học sinh không thể
nào đồng đều. Vì thế mặt bằng kiến thức sẽ có sự chênh lệch về tỉ lệ học sinh
ở mỗi loại: khá, giỏi, trung bình và yếu.Cụ thể trong năm học 2010-2011 ,
lớp 5C do tôi chủ nhiệm có 43 học sinh. Đầu năm học , sau khi khảo sát chất
lượng chỉ có 3 em giỏi, 11 khá, 15 trung bình và 14 em yếu chiếm 32,6%
,nhìn tỉ lệ học sinh yếu như trên đối với tôi quả là sự bất ngờ và là một gánh
nặng nghìn cân.Theo tôi nghĩ, HS yếu thường có nhiều nguyên nhân khác
nhau như:
- Do trong hè các em mãi vui chơi, không ôn lại kiến thức cũ
- Do khả năng kém phát triển , nhận thức, tiếp thu còn hạn chế
- Do học sinh bị hỏng kiến thức ở lớp dưới
- Do tác động xấu từ cơ chế thị trường nên học sinh không có động
lực học tập đúng đắn
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, môi trường sống không thuận lợi
dẫn đến điều kiện học tập khó khăn
Từ những lý do chủ quan cũng như khách quan nêu trên dẫn đến tình
trạng học sinh yếu. Trong quá trình giảng dạy nếu như người GV có quan
tâm đến HS yếu chắc chắn sẽ tìm những biện pháp khắc phục để giảm dần
tỉ lệ HS yếu và xóa dần khoảng cách mặt bằng kiến thức của lớp.
Bản thân tôi, với góc độ là giáo viên chủ nhiệm, lúc nào cũng muốn
lớp mình có nhiều HS giỏi, nhất là không có HS yếu nên tôi luôn trăn trở
làm thế nào để cuối năm không còn học sinh yếu và tỉ lệ HS khá giỏi cũng
phải cao hơn. Đây không chỉ là trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm

mà còn khẳng định chính mình, còn là trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm
của một giáo viên phải tìm được hướng đi cho mình .
Sau nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm,
biện pháp thích hợp để kích thích sự tự tin, niềm ham mê học tập, khơi dậy
tiềm năng còn tiềm ẩn của học sinh, góp phần vào công tác phụ đạo HS yếu
( chủ yếu là môn Toán và Tiếng Việt ). Vì vậy tôi chọn đề tài “ MỘT SỐ
KINH NGHIỆM PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU” để cùng chia sẻ.


II/ NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Khảo sát thực trạng:
Đầu năm học tôi xin phép BLĐđể liên hệ cán bộ văn phòng mượn sổ theo
dõi kết quả đánh giá kiểm tra của năm học trước để nắm thông tin về hạnh
kiểm, học lực cũng như hoàn cảnh gia đình của từng em. Sau kì khảo sát chất
lượng học tập đầu năm (chủ yếu là môn toán và tiếng Việt) nắm bắt cụ thể khả
năng của từng em .Đồng thời trong quá trình giảng dạy tôi luôn gần gũi học
sinh để thu thập thêm thông tin và đã cơ bản nắm được các nguyên nhân dẫn
đến học sinh yếu (như tỷ lệ đã nêu ở phần đặt vấn đề). Số học sinh yếu tôi phân
loại theo từng nhóm đối tượng cụ thể để dễ theo dõi trong quá trình giảng dạy.
2. Phân học sinh yếu theo nhóm đối tượng:
Từ kết quả diều tra thực trạng tôi phân các đối tượng học sinh yếu theo từng
nhóm như sau:
Nhóm 1: DO KHẢ NĂNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH BỊ HẠN CHẾ:
Đây là đặc điểm mang tính chất cá nhân, là kết quả của tính không linh hoạt
trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương, do ảnh hưởng cả sự suy giảm sức
khỏe. Ở những học sinh này, khả năng tiếp thu kiến thức mới rất hạn chế, các
em thường cảm thấy khó hiểu, khó nhớ dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ
học tập. Nhiều giáo viên thường gọi những học sinh này là “ Tối dạ” và cho
rằng việc dạy các em như “ Nước đổ đầu vịt”.
Nhóm 2: DO HỌC SINH BỊ HỎNG KIẾN THỨC TỪ LỚP DƯỚI:

Đây là hiện tượng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan, có nhiều học sinh đã không lĩnh hội được đầy đủ kiến thức cơ bản của
các chương trình học ở các lớp dưới. Vì thế những học sinh lớp 3 khi thực hiện
những phép tính cộng, trừ, nhân, chia đơn giản vẫn không thực hiện thành thạo
hay việc đọc bài, việc viết chính tả vẫn gặp khó khăn…
Nhóm 3: DO KHÔNG CÓ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP ĐÚNG ĐẮN:
Với những học sinh này, việc học không mang lại lợi ích thiết thực cho bản
thân mà chỉ công việc mang tính bắt buộc (do cha mẹ bắt học…) cho nêncácem
không chú tâm, không nổ lực trong việc học tập; mà chỉ mang tính qua loa,
chiếu lệ do đó kết quả học tập đạt rất thấp so với khả năng hoàn thành của bản
thân.
Nhóm 4: DO MÔI TRƯỜNG SỐNG KHÔNG THUẬN LỢI:
Có những học sinh bản thân không phải là những học sinh yếu nhưng do
gia đình không hòa thuận hoặc do cha mẹ không giám sát việc học hành hay
gia đình khó khăn về kình tế nên dần dần các em lơ là trong việc học hành, kết
quả học tập cứ tụt dần dẫn đến từ học sinh trung bình trở thành học sinh yếu.
3. Xây dựng kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu:
Việc xác định nguyên nhân học sinh yếu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì
nó giúp giáo viên xác định được các yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến kết quả
học tập của học sinh, từ đó có biện pháp giúp đỡ phụ đạo thích hợp như:
- Đối với học sinh nhóm 1:
Là những họ sinh có khả năng tiếp thu chậm nên việc hoàn thành kiến thức
đối với các em cần thực hiện với sự trợ giúp của đồ dùng trực quan. Trong mỗi bài
học nội dung nào cần phải giải quyết gọn, không kéo dài vì sức chú ý của học sinh
còn thấp, cần sử dụng các câu hỏi phụ, vừa sức sẽ có tác dụng giúp học sinh dần


nhận ra các dấu hiệu bản chất của vấn đề, cần cho các em lập đi lập lại các nhiệm
vụ tương tự như nhau để khắc sâu kiến thức, càng kiểm tra thường xuyên kết quả
học tập để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

- Đối với học sinh nhóm 2:
Tăng cường khâu ôn luyện kiến thức cũ, kết hợp với trang bị kiến thức mới
thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập có chứa các kiến thức mà học sinh chưa
nắm rõ. Không chê trách học sinh trước đông người làm ảnh hưởng đến tâm sinh
lý và sự phấn đấu của học sinh.
- Đối với học sinh nhóm 3:
Đối tượng này phải thường xuyên động viên khuyến khích kết hợp với giao
nhiệm vụ cụ thể, tuyên dương khen ngợi kịp thời, tạo điều kiện để học sinh thể
hiện năng lực của mình trước thầy cô, bạn bè cùng lớp. Qua những việc làm này
học sinh sẽ dần tìm thấy niềm vui, sự hứng thú trong học tập. Ngoài ra, tôi còn kể
các câu chuyện cho các em nghe về những tấm gương nhỏ vượt khó mà thành
công trong việc học tập để các em lấy đó làm gương tự nổ lực vươn lên.
- Đối với học sinh nhớm 4:
Với những học sinh này tôi chủ động trực tiếp gặp gỡ phụ huynh để tìm hiểu
nguyên nhân, nắm rõ hoàn cảnh thực tế của học sinh, tư vấn cho gia đình biện
pháp quản lý, giáo dục con em đồng thời bàn về việc học tập của các em để giúp
đỡ các em vươn lên trong học tập.
• Những việc cần lưu ý khi lên lớp:
- Chú ý sắp xếp cho từng đối tượng học sinh ngồi ở vị trí thuận lợi để học sinh
dễ nhìn, dễ nghe, dễ thực hành.
- Thường xuyên theo dõi tình hình để lĩnh hội kiến thức của từng học sinh. Tổ
chức phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu bằng hình thức thành lập
đôi bạn “Cùng tiến”. Bởi nhiều học sinh yếu, rất ngại khi phải trình bài những khó
khăn gặp phải khi làm bài tập. Nhưng các em sẵn sàng tiếp nhận sự gợi ý của
người thân, cùng lớp, gần nhà.
- Cần sửa chữa những lỗi sai mà các em mắc phải bằng cách đưa ra những tình
huống đúng, sai để các em có cơ hội thể hiện. Hướng dẫn học sinh ôn tập thường
xuyên, liên tục nhắc nhở những kiến thức đã được thực hiện ngay trong mỗi bài
học.
- Thường xuyên khích lệ, tạo cơ hội để học sinh yếu phát biểu với những nội

dung câu hỏi phù hợp khả năng để kích thích tư duy, tạo niềm tin cho các em, biểu
dương khen ngợi khi học sinh thực hiện được một việc dù là nhỏ nhất.
- Lên lớp luôn kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, nhất là sử dụng đồ dùng
trực quan ứng dụng vào bài học. Cuối tuần kiểm tra đánh giá, sinh hoạt cụ thể ở
lớp để nắm được trình độ học thực của học sinh, lập kế hoạch điều chỉnh quá trình
dạy học sao cho phù hợp với kiến thức của từng học sinh, giúp các em lĩnh hội
đầy đủ, chính xác những kiến thức của từng môn học.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn, các
tổ chức trong và ngoài nhà trường như: nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học, trao đổi cùng tổ chuyên môn về kế hoạch, biện pháp phụ
đạo học sinh yếu, phối hợp các tổ chức trong nhà trường tổ chức các cuộc thi để
học sinh giao lưu, trao đổi học tập; tham mưu Hội khuyến học, Hội cha mẹ học


sinh hỗ trợ tập vở, sách giáo khoa, đồ dùng học tập; phối hợp với gia đình học
sinh thông qua các cuộc hợp định kỳ, qua phiếu liên lạc hay trực tiếp gặp gỡ gia
đình học sinh, trao đổi, động viên thêm…
Qua thời gian nỗ lực kiên trì bằng những biện pháp nêu trên, tôi đã nâng
dần chất lượng học tập của học sinh lớp 5 C do tôi chủ nhiệm. Cuối năm tỉ lệ
học sinh khá giỏi đã tăng cao và đặc biệt lớp tôi không còn học sinh yếu, cụ
thể theo số liệu sau:
Thời
điểm
Đầu
năm
Cuối
HKI
Cuối
năm


Sĩ số
học
sinh

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

43/19

3

7.0

11

25.6


15

34.8

14

32.6

43/19

11

25.6

13

30.2

10

23.3

9

20.9

43/19

15


34.9

16

37.2

12

27.9

/

/

Giỏi

Khá

Tbình

Yếu

Trong quá trình giảng dạy, được học hỏi các thầy cô đi trước nhiều
kinh nghiệm hết sức quí báu và bản thân tôi không ngừng học tập, nghiên cứu,
tìm tòi để rút tỉa kinh nghiệm, chọn lọc những biện pháp tối ưu áp dụng trong
quá trình giảng dạy nhằm đạt được những thành quả cao hơn. Song trong quá
trình giảng dạy vẫn còn có những hạn chế nhất định. Rất mong quí đồng
nghiệp và hội đồng khoa học dóng góp thêm để sáng kiến này được hoàn thiện
hơn.
Ngày 15 tháng 10 năm 2011

Người viết

Trần Xuân Mĩm


Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG QUÁ TRÌNH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU

II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thực tế trong mỗ trường, mỗi lớp học tringf độ học sinh không thể
nào đồng đều. Vì thế mặt bằng kiến thức sẽ có sự chênh lệch về tỉ lệ học sinh
ở mỗi loại: khá,giỏi, trung bình và yếu.Cụ thể trong năm học 2010-2011 , lớp
5C do tôi chủ nhiệm có 43 học sinh. Đầu năm học , sau khi khảo sát chất
lượng chỉ có 3 em giỏi, 11 khá, 15 trung bình và 14 em yếu chiếm 32,6%
,nhìn tỉ lệ học sinh yếu như trên đối với tôi quả là sự bất ngờ và là một gánh
nặng nghìn cân.Theo tôi nghĩ, HS yếu thường có nhiều nguyên nhân khác
nhau như:
- Do trong hè các em mãi vui chơi, không ôn lại kiến thức cũ
- Do khả năng kém phát triển , nhận thức, tiếp thu còn hạn chế
- Do học sinh bị hỏng kiến thức ở lớp dưới
- Do tác động xấu từ cơ chế thị trường nên học sinh không có động
lực học tập đúng đắn
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, môi trường sống không thuận lợi
dẫn đến điều kiện học tập khó khăn
Từ những lý do chủ quan cũng như khách quan nêu trên dẫn đến tình
trạng học sinh yếu. Trong quá trình giảng dạy nếu như người GV có quan
tâm đến HS yếu chắc chắn sẽ tìm những biện pháp khắc phục để giảm dần

tỉ lệ HS yếu và xóa dần khoảng cách mặt bằng kiến thức của lớp.
Bản thân tôi, với góc độ là giáo viên chủ nhiệm, lúc nào cũng muốn
lớp mình có nhiều HS giỏi, nhất là không có HS yếu nên tôi luôn trăn trở
làm thế nào để cuối năm không còn học sinh yếu và tỉ lệ HS khá giỏi cũng


phải cao hơn. Đây không chỉ là trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm
mà còn khẳng định chính mình, còn là trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm
của một giáo viên phải tìm được hướng đi cho mình .
Sau nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm,
biện pháp thích hợp để kích thích sự tự tin, niềm ham mê học tập, khơi dậy



×