Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Toán có lời văn lớp 1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.44 KB, 30 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Phường 4, ngày 15 tháng 9 năm 2013

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
-Tên sáng kiến:
Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở
lớp 1.
-Tên cá nhân thực hiện: Trần Kim Oanh
-Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 15/9/2012 đến ngày đến ngày
30/5/2013.
1.Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Việc học giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1 còn khá mới mẻ các em còn
gặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội tri thức đặc biệt là những em có sức học
trung bình, yếu . Xuất phát từ những lý do trên, qua quá trình nghiên cứu nội dung,
chương trình dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1, tôi thấy sự cần thiết phải tìm ra “
Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp
1” Đây là một việc làm cần thiết góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở
tiểu học. Đó cũng chính là lý do để viết bản sáng kiến kinh nghiệm này.
2.Phạm vi triển khai thực hiện:
- Thực hiện ở lớp 1C
- Áp dụng ở tổ chuyên môn khối 1
- Thực hiện toàn trường
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo sâu sắc của BGH nhà trường, tổ chuyên
môn và các đoàn thể của trường.
Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Phòng GD & ĐT Thành phố Cà Mau
bằng các văn bản pháp quy. Tất cả các ban ngành đã tạo điều kiện tốt cho bản thân
để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Qua việc tự bồi dưỡng kiến
thức nâng cao trình độ chuyên môn, trang thiết bị cơ sở vật chất đến việc chăm lo
đời sống tinh thần cho cán bộ giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên và học


sinh phấn đấu và tiến bộ.
Đa số học sinh yêu thích môn học và tham gia nhiệt tình trong các tiết học.
* Khó khăn :
Bên cạnh những thuận lợi kể trên cũng còn không ít những khó khăn trong quá
trình giảng dạy và học tập thường gặp phải :
- Độ tuổi và trình độ nhận thức của học sinh lớp 1 không đồng đều.
- Trí nhớ của học sinh lớp 1 chưa hoàn thiện, các em mau nhớ nhưng lại chóng
quên. Các em học sinh lớp 1 đặc biệt là những em không được học qua lớp mẫu


giáo thường rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin khi được giáo viên mời lên trình bày ý
kiến hoặc bài làm của mình.
1
- Học sinh đọc chưa tốt hoặc đọc nhưng chưa hiểu đề toán .
- Chưa xác định được nên chọn phép tính nào để giải.
- Viết lời giải sai
- Đặt tính sai .
- Kết quả sai
- Trình bày thiếu khoa học và thẩm mĩ ….
Tựu chung lại, những mặt còn hạn chế đó thể hiện “lỗi” trên quá trình tư duy +
đọc ( nhận thông tin)
Học sinh (số rất ít) chưa đọc được hết đề bài toán hoặc đọc hết nhưng không
hiểu, hoặc không hiểu hết đề bài toán là do khả năng ngôn ngữ , vốn từ của học sinh
còn hạn chế, khả năng đọc (chữ) của học sinh chưa thành thạo (học sinh yếu tiếng
việt thường kèm theo yếu toán ). Không thể viết hoặc thể hiện qua nêu (nói) lời giải
là điều tất yếu.
Sau khi đọc bài toán, học sinh thông thường sẽ được giáo viên gợi ý liên kết
thông tin , để gợi ý , ví dụ : cái đã cho , cái cần tìm nhưng ở đây đối với một số học
sinh, nảy sinh 2 trường hợp:
Không nhận được hoặc nhận chưa đầy đủ thông tin.

Nhiễu thông tin (quá chú ý vào danh số )như: con vịt, con gà, bạn trai, bạn gái mà
không chú ý: cái cần tìm, hoặc đáp ứng được một phần yêu cầu bài: viết kết quả vào
tóm tắt, thiếu lời giải, sai danh số, kết quả…
Khả năng diễn đạt của các em còn hạn chế, dẫn đến một số em đặt lời văn cho
bài toán còn dài dòng,nhưng không đủ ý.
Bản sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng cho các giáo viên dạy lớp 1 của
trường trong việc dạy học giải các bài toán có lời văn.
3.Mô tả sáng kiến: Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học
giải toán có lời văn ở lớp 1.
a/ Mục tiêu dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1:
Nhằm giúp học sinh nhận biết:
- Nhận biết bước đầu về cấu tạo của bài toán có lời văn .
- Biết giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ,
chủ yếu là các bài toán thêm, bớt một số đơn vị .
- Biết trình bày bài giải gồm: Câu lời giải, phép tính, đáp số.
- Bước đầu phát triển tư duy, phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt:
nói, viết.
b/ Nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1.
Bài toán: “ thêm”
- Ở dạng bài tập này, học sinh bước đầu làm quen từ :
Sau khi xem tranh vẽ: ( Ví dụ bài tập 5 trang 46, sách giáo khoa toán 1- nhà
xuất bản 2006) học sinh tập nêu bằng lời: “Có 1 quả bóng trắng và 2 quả bóng
xanh. Hỏi tất cả có mấy quả bóng ? “xong tập cho học sinh nêu miệng câu
trả lời: có tất cả ba quả bóng sau đó viết vào dãy 5 ô trống để có phép tính:
1
+
2
=
3



Hay sau khi xem tranh vẽ ở bài tập 4 trang 47 : Học sinh nêu bằng lời “ Có 3
con chim đậu trên cành, có thêm một con bay đến đậu nữa. Hỏi tất cả có mấy con
chim đậu trên cành ? Sau đó, học sinh viết vào 5 ô trống để có phép tính:
3
+
1
=
4
- Ở giai đoạn này, học sinh mới được làm quen, nên thao tác quan sát, nêu
lời, nêu câu trả lời và điền phép tính thích hợp vào ô trống, chưa đọc viết danh số
vào dấu ngoặc ở kết quả được .
- Tiếp theo học sinh được làm quen với đọc và tóm tắt bài toán, giai đoạn này
thao tác quan sát tranh vẽ được loại bỏ bớt, yêu cầu cao hơn (trí tưởng tượng thông
qua đọc và tóm tắt đề toán )
Ví dụ : Bài tập 4 trang 88 sách giáo khoa:
Tổ 1: 6 bạn
Tổ 2: 4 bạn
Cả hai tổ…bạn ?
- Học sinh đọc tóm tắt và nêu bài toán bằng lời (có thể thêm vào lời văn).Sau
đó nêu cách giải và tự điền số, phép tính thích hợp vào ô trống:
6
+
4
=
10
- Học sinh được làm quen với 2 dạng toán có lời văn đơn giản như trên (có
thể xem như bước đệm ) xong, học sinh được học chính thức nội dung kiến thức , kĩ
năng giải toán có lời văn. Lúc này học sinh được học qua hai giai đoạn: giai đoạn 1:
kết hợp quan sát tranh và lời văn (hỗ trợ phần lời văn)giai đoạn 2: dạng bài toán

hoàn chỉnh (có thể có hoặc không kèm theo tranh minh họa). Kèm theo mẫu: tóm
tắt, mẫu bài giải hoàn chỉnh:
+ Lời giải
+ Phép tính giải
+ Đáp số
Kèm theo viết đơn vị vào kết quả.
Ví dụ:
Bài giải
Nhà An có tất cả là:
5 + 4 = 9 (con vịt)
Đáp số: 9 con vịt
Bài toán “bớt”
- Ở dạng bài tập này, học sinh bước đầu được làm quen từ ;
- Sau khi xem tranh vẽ ( Ví dụ : Bài tập 3 trang 54, sách giáo khoa toán 1) .
Học sinh tập nêu bằng lời : “ Có 3 con chim đậu trên cành, bay đi 2 con. Hỏi
còn lại mấy con chim ?” . Xong, học sinh nêu miệng câu trả lời: “ Trên cành
còn một con chim “ . sau đó, viết phép tính thích hợp vào 5 ô trống:
3
1
=
2
- Ở giai đoạn này, học sinh mới được làm quen với phép tính (bớt) nên thao
tác quan sát – nêu lời – câu trả lời và điền phép tính thích hợp. Chưa đọc- viết danh
số hoặc hư số vào dấu ngoặc sau kết quả.
- Tiếp theo học sinh được làm quen với đọc và tóm tắt đề toán , ở giai đoạn
này quan sát tranh được loại bỏ bớt, nâng yêu cầu cao hơn (trí tưởng tượng thông
qua đọc và tóm tắt đề toán ) .Ví dụ bài tập 3b trang 87 SGK:
Có: 10 quả bóng
Cho: 3 quả bóng
Còn:…..quả bóng?



-Học sinh đọc tóm tắt và nêu bài toán bằng lời (có thể thêm thắt lời văn ).
Sau đó, nêu cách giải và tự điền số và phép tính thích hợp vào 5 ô trống
1
3
=
7
0
- Sau khi làm quen với dạng toán có lời văn đơn giản như trên, học sinh
chính thức bước vào học giải toán có lời văn: (qua hai giai đoạn: kết hợp tranh và
lời văn – Bài toán hoàn chỉnh).
- Ngoài 2 loại giải toán có lời văn dạng thêm – bớt nội dung trong sách giáo
khoa còn 2 biến tấu:
+ Bài toán thêm – toán gộp : “ An có 4 quả bóng, Bình có 4 quả bóng. Hỏi
cả hai bạn có mấy quả bóng ?”.
+ Bài toán bớt - thành bài toán số hạng: “ Lớp 1B có 38 bạn, trong đó có 20
bạn nữ. Hỏi lớp 1B có bao nhiêu bạn Nam?” , nhằm giảm bớt sự nhàm chán lặp đi
lặp lại trong dạng mẫu bài thêm bớt ở trên cho học sinh.
c/ Biện pháp giúp giáo viên và học sinh khắc phục sửa sai trong dạy học
giải toán có lời văn ở lớp 1.
Đối với giáo viên:
- Cần cho trẻ đọc kĩ đề toán hiểu rõ một số từ : “khóa” như: Thêm- bớt; tất
cả, còn lại , bay đi , ăn mất …nên giúp học sinh tóm tắt bằng cách đàm thoại:
bài toán cho biết gì ?, hỏi gì ? sau đó dựa vào trả lời cho học sinh ghi tóm tắt
và học sinh dựa vào tóm tắt để ghi lại đề toán.
- Nếu học sinh gặp khó khăn khi đọc đề toán thì giáo viên nên kết hợp sử
dụng tranh ảnh minh họa hoặc sử dụng triệt để đồ dùng dạy học để nêu câu hỏi
chẳng hạn: Em nhìn thấy dưới ao có mấy con vịt ? Trên hồ có mấy con vịt? Em có
bài toán như thế nào?....sau đó cho học sinh góp phần trả lời thành nội dung bài

toán. Sau khi giúp học sinh đọc và tóm tắt được đề toán, giáo viên nên thao tác
“Muốn biết … em làm tính gì?(tính cộng ;trừ) ta lấy mấy cộng(hoặc trừ) mấy? Tới
đây giáo viên nên chú ý: Kết quả(số) đây là kèm theo đơn vị ta nên viết (con vịt)vào
trong ngoặc đơn.
Ví dụ: 5 + 4 = 9 (convịt)
- Để tránh sai lầm, khó khăn thường mắc phải trong viết câu lời giải giáo viên
nên áp dụng một số cách sau:
- Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy…) hoặc
(bao nhiêu…) và cùng dấu hai chấm(:) hoặc là (hai chấm).
Ví dụ:
+ Nhà An có tất cả :
+ Nhà An có tất cả là:
Đưa danh số lên đầu câu hỏi thay thế từ hỏi thêm số ở đầu câu và là ở cuối
câu.
Ví dụ : Số con vịt nhà An có tất cả là:
- Dựa vào dòng tóm tắt cuối cùng: Có tất cả …..con vịt thêm từ nhà An để có:
Nhà An có tất cả…..
- Tạo điều kiện cho học sinh làm việc độc lập trong giờ học, gợi ý về thủ
thuật làm bài cho học sinh, lựa chọn hệ thống bài hợp lý, đặc trưng để học sinh có
điều kiện rèn luyện kỹ năng thực hành giải toán có lời văn.
- Khi giảng dạy cần theo dõi sự chú ý của học sinh trong mạch kiến thức
này, Luôn đổi mới và áp dụng phương pháp dạy học tích cực đối với việc dạy học,
đảm bảo chất lượng giảng dạy.Duy trì các biện pháp giáo dục hợp lý:


Trình bày bài mới nên áp dụng những biện pháp gây hứng thú trong việc tiếp
thu kiến thức kĩ năng cho học sinh liên hệ kiến thức với đời sống thực tế học sinh,
làm nổi bật những điểm mới , đặt câu hỏi theo nhiều cách khác nhau cho học sinh,
để các em có nhiều cơ hội biểu hiện mức độ hiểu bài.
- Đặc biệt, trong kĩ thuật trình bầy lời giải , giáo viên nêu yêu cầu về viết câu

lời giải trong bài giải toán có lời văn ở lớp 1 chỉ mức độ viết ngắn gọn đủ ý
(thường bài toán hỏi gì thì trả lời trực tiếp vào câu hỏi đó)
- Cần luyện tập cho học sinh làm các dạng bài tập tương tự để giúp các em
khắc sâu hơn kiến thức, giúp các em tự tin hơn khi làm bài tập.
- Khuyến khích động viên kịp thời khi các em trả lời câu hỏi. Tạo điều kiện
để có nhiều em tham gia đóng góp ý kiến.
Đối với những học sinh các em trung bình và yếu các em thường gặp khó
khăn ở các bài toán chẳng hạn:
VD: Một đoàn tàu có 10 toa. Người ta cắt bỏ toa cuối cùng. Hỏi đoàn tàu đó
còn lại bao nhiêu toa ?
Ở đây các em chưa hiểu toa cuối cùng là mấy toa nên chưa thể có danh số thứ
hai của bài toán.
Giáo viên giúp các em hiểu bài toán bằng cách vẽ một đoàn tàu, sau đó gạch
bỏ toa cuối cùng. Giáo viên hỏi học sinh: Thầy đã bớt đi mấy toa? “HS: Thầy đã
bớt đi 1 toa”
Kiểu bài toán khác : VD: Một đàn gà có 15 con. Trong đó có 5 con ở trong
chuồng . Hỏi có bao nhiêu con ở ngoài chuồng ?.
Ở đây, một số em không xác định được phép tính giải là làm phép công, hay
phép trừ, bởi vì không có chữ thêm, hay bớt , không có: (tất cả, còn lại, thêm hay
bớt ) . Giáo viên giúp học sinh hiểu bài toán bằng tranh vẽ.
Đối với học sinh :
- Thông qua sự giúp đỡ tích cực của giáo viên, học sinh tích cực chủ động
hợp tác với giáo viên qua học tập, có ý thức vươn lên, hăng hái phát biểu xây dựng
bài, mạnh dạn đề xuất ý kiến, bộc bạch khó khăn trong học tập.
- Học sinh nên đọc kĩ đề toán, tập đặt câu hỏi, bài toán cho biết gì ? , bài toán
hỏi gì ? .Sau khi xác định được phép tính giải mới tập đặt lời giải cho bài toán.
- Cần hiểu rõ, về thêm, bớt trong bài toán (cho, bay đi, tất cả, mua thêm, bán
đi, còn lại, ăn mất….) để xác định phép tính giải.
- Tập rèn kĩ năng trình bày theo hướng dẫn của giáo viên
- Khi tính các phép tính giải cần tính ra giấy nháp, khi đúng kết quả rồi mới ghi vào

bài.
- Trình bày bài giải lưu ý các dấu câu như dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, đơn
vị.
4/ Kết quả, hiệu quả mang lại:
Sau khi áp dụng một một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học
giải toán có lời văn ở lớp1 . Bước đầu thu được một số kết quả nhất định ,học sinh
có sự chuyển biến tích cực và thực hiện tốt các yêu cầu của bài tập, được áp dụng ở
lớp 1C . Mục đích của nội dung nghiên cứu này nhằm hỗ trợ cho Giáo viên và học
sinh trong quá
trình dạy học đạt kết quả tốt hơn. Cụ thể kết quả đạt được trong năm học 2010-2011
như sau:
Chất lượng học lực môn toán lớp 1C học kì I:
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
Số HS


SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
25
10

25
12
30
8
20
Chất lượng học lực môn toán lớp 1C cuối năm :
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
Số HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
16
40
15
37.5
9
22.5
5/ Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
- Qua việc áp dung bản sáng kiến kinh nghiệm này trong giảng dạy thực tế tại
đơn vị nhà trường, bản thân nhận thấy mình đã hệ thống hóa và nắm vững được
những kĩ năng cơ bản để dạy toán cho học sinh lớp 1, đặc biệt là dạng bài giải toán
có lời văn từ đó nghiệp vụ tay nghề của bản thân cũng được củng cố và nâng cao.

- Từ những kinh nghiệm và hiệu quả đạt được tôi sẽ tiếp tục áp dụng kinh
nghiệm này để nâng cao khả năng học tốt các bài toán có lời văn lớp 1.
Tôi tự nhận thấy mình đã tìm được hướng đi đúng , cách làm phù hợp cho
việc nâng cao chất lượng giảng dạy bài toán có lời văn. Trong mỗi giờ dạy bản thân
mình cũng tạo được sự say mê, hứng thú trong việc rèn cho các em học các bài toán
có lời văn.Rất mong Ban giám hiệu và các đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn thiện hơn
bản sáng kiến này.
6/ Kiến nghị, đề xuất:
Qua những kết quả đạt được trong giảng dạy và quá trình nghiên cứu và áp
dụng tôi xin đề xuất với các cấp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho
học sinh như sau:
- Bộ phận chuyên môn phòng giáo dục mở các lớp học tập nâng cao công tác
giảng dạy bộ môn toán lớp 1 cụ thể là những phương pháp nhằm kích thích sự
hăng say học toán có lời văn cho học sinh lớp 1.
- Tổ chuyên môn lớp 1 cần đưa sáng kiến kinh nghiệm cùng bàn bạc, rút
kinh nghiệm thêm trong tổ để áp dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp.
Trên đây là kinh nghiệm : “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
giải toán có lời văn ở lớp 1”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng
khoa học để kinh nghiệm được hoàn chỉnh và được áp dụng vào thực tế giảng
dạy.
Ngày 19 tháng 3 năm
2012
Người báo cáo
Ý kiến xác nhận
Của thủ trưởng đơn vị

Trần Kim Oanh


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Phường 8, ngày 15 tháng 9 năm 2012

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong giờ Tập viết lớp 2
- Tên cá nhân thực hiện: Trịnh Nguyễn Hoàng Uyển
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 15/9/2011 đến ngày 30/5/2012.
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
a. Tầm quan trọng của việc dạy tập viết cho học sinh lớp 2:
Phần lớn học sinh đầu lớp 2 đã được làm quen với chữ cái và chữ số do trường
mẫu giáo dạy và gia đình hướng dẫn, song chỉ dừng lại ở việc “sao chép” đúng
mẫu. Kỹ thuật và quy trình viết chữ chỉ được hình thành một cách bài bản trong
chương trình các môn học ở tiểu học (bắt đầu từ lớp 1) mà chủ yếu là trong phân
môn tập viết. Vì vậy, có thể khẳng định, chất lượng chữ viết và trình độ viết chữ
của học sinh tiểu học phụ thuộc rất lớn vào chất lượng giảng dạy phân môn tập viết
ở tiểu học.
Việc dạy tập viết ở tiểu học nói chung, ở lớp 2 nói riêng ngoài chức năng hình
thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết đúng, viết nhanh, viết đẹp, khả năng
trình bày bài viết sạch, đẹp, khoa học mà còn góp phần nâng cao chất lượng học tập
môn Tiếng Việt và các môn học khác, góp phần trang bị cho học sinh kỹ năng sống,
kỹ năng làm việc trong môi trường với áp lực ngày càng cao (kỹ năng tốc ký).
b. Yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 2:
+ Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ,
độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa
các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.
+ Kỹ năng: Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo
thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẽ.
Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm
bút, để vở… bài kiểm tra cuối năm là bài tập chép một đoạn trong bài tập đọc
(không mắc quá 5 lỗi chính tả).

2. Phạm vi triển khai thực hiện:


- Thực hiện ở lớp 2
- Áp dụng ở tổ chuyên môn khối 2
- Thực hiện toàn trường
1
3.Mô tả sáng kiến:
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc dạy tập viết cho học sinh tiểu học:
a) Lý thuyết hoạt động:
Viết chữ chính là quá trình thực hiện một loại hoạt động. Hoạt động viết của
học sinh được thực hiện qua thao tác sau:
- Làm quen với đối tượng: Khi giáo viên hướng dẫn thì trẻ sẽ tri giác bằng
mắt, tai và tay sẽ làm theo.
- Nói điều mình tri giác được, vừa nói vừa đưa tay theo các đường nét của
chữ cái để nhấn mạnh cách viết đồng thời nhận ra tên gọi, hình dáng chữ đó.
- Nói thầm kiến thức mới thu nhập được để tái hiện hình ảnh đó trong óc
trước khi viết.
- Làm thử: Hình ảnh đã có trong óc cần được thể hiện trên bảng, trên giấy
bằng các dụng cụ như bút bảng, phấn, bút mực.
- Kiểm tra lại kết quả so với mẫu để rút kinh nghiệm cho lần sau.
b) Đặc điểm đôi tay trẻ khi viết:
- Tay trực tiếp điều khiển quá trình viết của trẻ. Các cơ và xương bàn tay của
trẻ đang độ phát triển nhiều chỗ còn sụn nên cử động các ngón tay vụng về, chóng
mệt mỏi.
- Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi. Điều này gây nên một phản ứng tự
nhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay cứng nên khó di chuyển.
- Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học sinh phải
biết kỹ thuật cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), bàn tay phải
có điểm tựa là mép cùi của bàn tay. Cầm bút phải tự nhiên, đừng quá chặt sẽ khó

vận động, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút.
- Nếu các em cầm bút sai kỹ thuật bằng 4 đến 5 ngón tay, khi viết vận động
cổ tay, cánh tay thì các em sẽ mau mệt mỏi, sức chú ý kém, kết quả chữ viết không
đúng và nhanh được.
c) Đặc điểm đôi mắt trẻ khi viết:
- Trẻ tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn. Vì vậy, độ lớn (kích thước) của
chữ viết phải đủ lớn phù hợp với khả năng nhận biết hình ảnh của mắt trẻ ở từng
giai đoạn phát triển. Nếu chữ viết được trình bày với kích thước quá nhỏ hoặc ánh
sáng kém thì các em phải cúi sát xuống để nhìn cho rõ chữ, từ đó dẫn đến cận thị.


2

- Trong thời gian đầu, có thể các em nhận ra đúng hình chữ nhưng chưa lưu
giữ đầy đủ hình dạng mẫu chữ trong bộ não. Vì vậy, khi viết, trẻ thường viết sai
mẫu chữ. Chỉ sau khi luyện tập, số lần nhắc đi nhắc lại nhiều hay ít tuỳ theo từng
học sinh, thì các em mới viết đúng mẫu mà không phải quan sát chữ mẫu nhiều lần.
2. Một số kinh nghiệm cần lưu ý khi dạy tập viết lớp 2.
2.1 Chuẩn bị chu đáo khi lên lớp
Việc chuẩn bị chu đáo cho mỗi giờ dạy tập viết lớp 2 có ý nghĩa rất quan trọng,
góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Bên cạnh việc thiết kế bài dạy, mỗi giáo viên lớp 2 cần chuẩn bị các đồ dùng
trực quan khác, đó là chữ mẫu trong khung chữ, là nội dung bài viết được phóng to
trên bảng phụ v.v.
Các chữ mẫu, bài viết mẫu phải đảm bảo các yêu cầu về độ lớn (học sinh
cuối lớp vẫn có thể quan sát được), phải đảm bảo tính chính xác, tính thẩm mĩ, tạo
được sự chú ý đối với học sinh.
2.2 Coi trọng hiệu quả khâu tổ chức cho học sinh quan sát mẫu chữ và quy
trình, kỹ thuật viết chữ.
Việc quan sát trong giờ học tập viết của học sinh lớp 2 được thực hiện chủ yếu

trong các khâu chủ yếu sau:
- Quan sát chữ mẫu: Công việc này chủ yếu giúp học sinh nhận diện hình dạng,
cấu tạo, độ cao của chữ mẫu, từ đó hình thành và khắc sâu biểu tượng về chữ mẫu
cho học sinh.
Để việc quan sát đạt hiệu quả cao, giáo viên cần có hệ thống câu hỏi định
hướng sự quan sát của học sinh về tên gọi của chữ (chữ cái, chữ số v.v), số nét
trong mỗi chữ cái (chữ số), thứ tự các nét; độ cao của con chữ v.v.
Giáo viên cũng cần đặt câu hỏi giúp học sinh nhận ra sự giống và khác nhau
của chữ mẫu với các chữ đã tập viết trước đó. Điều này sẽ giúp quá trình ghi nhớ
biểu tượng chữ viết được nhanh hơn và lâu bền hơn.
- Quan sát quy trình và kỹ thuật viết: Công việc này chủ yếu giúp học sinh nắm
được tọa độ các nét, thứ tự viết và hướng đi của từng nét, sự phối hợp và liên kết
giữa các nét. Từ đó nâng cao hiệu quả viết chữ (viết đúng, viết nhanh, viết đẹp).
Trong quá trình tổ chức quan sát, giáo viên cần coi trọng khâu làm mẫu của
giáo viên (có kết hợp với mô tả bằng lời), đồng thời nêu lên những câu hỏi định
hướng sự chú ý của học sinh vào quy trình và kỹ thuật viết chữ.
- Quan sát bài viết trên bảng phụ và trên vở tập viết: Công việc này chủ yếu
giúp học sinh rèn luyện kỹ năng trình bày bài viết với các yêu cầu tổng hợp mang
tính nâng cao: viết đúng mẫu, đúng cỡ, đúng khoảng cách; biết trình bày bài viết
sạch, đẹp v.v.


Giáo viên cần tổ chức cho học sinh so sánh giữa bài viết mẫu trên bảng với bài
viết trong vở tập viết để nhận ra sự giống nhau về cấu trúc (chỉ khác nhau về mức
độ phóng to cho học sinh dễ quan sát).
3

Điều quan trọng là học sinh phải xác định nội dung cần tập viết, vị trí bắt đầu
và kết thúc của mỗi đơn vị viết (chữ, từ v.v), cỡ chữ, số dòng cần hoàn thành v.v.
- Quan sát sản phẩm: Công việc này chủ yếu giúp học sinh rèn luyện kỹ năng

so sánh, đối chiếu bài viết của mình (của bạn mình) với bài mẫu (của giáo viên hoặc
của học sinh viết đúng, viết đẹp), từ đó nhận ra những khiếm khuyết trong sản
phẩm bài viết để khắc phục.
Khi tổ chức so sánh sản phẩm của học sinh, giáo viên cần tiến hành với nhiều
mức độ từ thấp lên cao (viết sai và chưa đẹp, viết sai, viết đúng nhưng chưa đẹp,
viết đúng và đẹp). Giáo viên có thể áp dụng nhiều hình thức để giới thiệu các bài
viết đúng, viết đẹp tới mọi thành viên trong lớp như: chuyền tay bài viết đẹp tới
từng bàn cho mọi học sinh đều được tham khảo và học tập, tổ chức góc trưng bày
sản phẩm trong lớp, hội thi nhỏ về viết chữ đẹp trong lớp, trong các tiết ôn tập v.v.
2.3 Coi trọng hiệu quả khâu tổ chức cho học sinh viết thử chữ mẫu.
Đây là khâu trung gian giữa quá trình quan sát chữ mẫu và quá trình luyện viết
chữ của học sinh giúp các em vận dụng những điều đã quan sát được trước đó vào
thực tế tập viết của mình (trong thực tế, nhiều giáo viên còn coi nhẹ khâu này).
Quá trình viết thử của học sinh chủ yếu được thực hiện qua một số hình thức
sau:
- Phác họa trên không trung: Thao tác này chỉ nên thực hiện khi tập viết chữ
cái, vần, tiếng và phải được hỗ trợ từ giáo viên với nhịp đếm (mỗi nhịp đếm ứng
với một nét chữ hoặc một con chữ) và thao tác mẫu của giáo viên.
Trong quá trình thao tác, giáo viên cần đứng cùng hướng với hướng ngồi của
học sinh (quay mặt lên bảng lớp) để học sinh dễ quan sát và thực hiện theo.
Giáo viên cần lưu ý học sinh hình dung trước mặt là các dòng kẻ giống các
dòng kẻ trong vở tập viết và quá trình viết trên không trung cũng sẽ là quá trình viết
trong vở tập viết sau đó.
- Phác hoạ trên mặt bàn, mặt vở viết: Thao tác này tiến hành tương tự như với
thao tác phác họa trên không nhưng có thể thực hiện với các đơn vị lớn hơn (viết từ
ngữ v.v).
- Tập tô chữ mẫu trong vở: Thao tác này giúp học sinh làm quen với bài viết
(cỡ chữ, mẫu chữ, khoảng cách giữa các chữ v.v). Giúp các em tự tin hơn khi thực
hành viết vào vở.
2.4 Coi trọng hiệu quả khâu tổ chức cho học sinh thực hành luyện viết.

Đây là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong quy trình dạy tập viết cho học
sinh lớp 1 và được thực hiện trên vở tập viết.
Để hoạt động này đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần lưu ý:


- Tổ chức cho học sinh viết thử 1 chữ mẫu trong vở tập viết: Giáo viên cần yêu
cầu học sinh viết xong 1 chữ thì tạm dừng lại để thầy, cô giáo kiểm tra xem đã viết
đúng, viết đẹp chưa; từ đó sẽ có các hướng dẫn phù hợp từng học sinh trước khi
viết hết dòng đầu tiên.
- Yêu cầu học sinh khi viết xong mỗi dòng cần có ký hiệu thông báo cho giáo
viên biết (giơ bút lên 1 chút).
Thao tác này giúp giáo viên đo được tốc độ viết của từng học sinh trong lớp để
có biện pháp giúp đỡ tất cả học sinh hoàn thành nhiệm vụ bài viết.
2.4 Coi trọng hiệu quả khâu chấm, chữa bài.
Đây là khâu cuối cùng trong tiến trình giờ dạy tập viết và có vai trò quan trọng
trong việc đánh giá kỹ năng viết của học sinh trong mỗi giờ học.
Để hoạt động này đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần lưu ý:
- Tranh thủ chấm một số bài (khoảng 1/3 số học sinh trong lớp) của các đối
tượng học sinh khác nhau trong lớp (Yếu – Trung bình – Khá – Giỏi).
- Nhận xét công khai, ưu, khuyết điểm của từng bài và chỉ ra cách khắc phục
hạn chế, khuyết điểm (Không nêu tên học sinh có bài điểm yếu, kém).
- Tổ chức tuyên dương các bài viết đúng, đẹp.
2.5 Các yếu tố bổ trợ khác:
- Rèn luyện tư thế ngồi viết và cách cầm bút cho học sinh.
Tư thế ngồi viết và cách cầm bút cho học sinh có ảnh hưởng khá nhiều đến
chất lượng viết chữ và sức khỏe của học sinh. Việc rèn luyện cho học sinh tư thế
ngồi viết và cách cầm bút đúng quy định sẽ giúp các em dễ quan sát hướng đi của
nét chữ, dễ dàng điều khiển ngọn bút, do đó nét chữ sẽ mềm mại hơn; lâu mỏi tay
và tránh được các bệnh học đường: cong vẹo cột sống, cận thị v.v.
- Các yếu tố về cơ sở vật chất.

Các yếu tố về cơ sở vật chất như bàn ghế ngồi học đúng quy cách, điều kiện
ánh sáng nơi ngồi viết, chất lượng vở viết và bút viết v.v cũng có những ảnh hưởng
nhất định đến chất lượng viết chữ của học sinh. Do đó, trong quá trình giảng dạy,
người giáo viên lớp 2 cần quan tâm các yếu tố này để có sự tham mưu, phối hợp
chặt chẽ các lực lượng giáo dục có liên quan nhằm tạo điều kiện tốt nhất về điều
kiện học tập cho học sinh.
4/ Kết quả, hiệu quả mang lại:
Do thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên, trong các năm học vừa qua,
chất lượng chữ viết của học sinh lớp tôi phụ trách đạt được kết quả khá cao. Số học
sinh viết sai, viết xấu ngày càng giảm,số học sinh viết đúng, viết đẹp, đúng tốc độ
ngày càng tăng đã nói lên được tính khả thi của việc rèn viết. Mục đích của nội
dung nghiên cứu này nhằm hỗ trợ cho GV và HS trong quá trình dạy tập viết đạy
kết quả tốt hơn.Cụ thể qua kết quả của năm học 2011-2012 như sau:
5


Chất lượng phân môn tập viết
Thời
điểm
HKI
HKII

TSHS

Loại A

%

Loại B


%

Loại C

%

35

11

31,4

20

57,2

4

11,4

35

17

48,6

18

51,4


/

/

5/ Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Đề tài này có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho các đồng nghiệp trong toàn
TP góp phần đổi mới phương pháp dạy học phân môn tập viết lớp 2, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường tiểu học hiện nay.
- Từ những kinh nghiệm và hiệu quả đạt được tôi sẽ tiếp tục áp dụng kinh
nghiệm này để nâng cao khả năng viết chữ đẹp cho HS lớp 2.
Tôi tự nhận thấy mình đã tìm được hướng đi đúng , cách làm phù hợp cho việc
nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập viết. Trong mỗi giờ dạy bản thân
mình cũng tạo được sự say mê, hứng thú trong việc rèn viết cho các em. Rất
mong Ban giám hiệu và các đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn thiện hơn bản sáng
kiến này.
6/ Kiến nghị, đề xuất:
Qua những kết quả đạt được trong giảng dạy và quá trình nghiên cứu và áp
dụng tôi xin đề xuất với các cấp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho
học sinh như sau:
- Bộ phận chuyên môn phòng giáo dục mở các lớp học tập nâng cao công tác
giảng dạy phân môn tập viết lớp 2
- Tổ chuyên môn lớp 2 cần đưa sáng kiến kinh nghiệm cùng bàn bạc, rút kinh
nghiệm thêm trong tổ để áp dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp.
Trên đây là kinh nghiệm : “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong giờ
Tập viết lớp 2”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học để
kinh nghiệm được hoàn chỉnh và được áp dụng vào thực tế giảng dạy.
Sáng kiến này được áp dụng từ ngày 1 tháng 11 năm 2012
Ý kiến xác nhận
của thủ trưởng đơn vị
...................................................

...................................................
...................................................
...................................................
...................................................

Người báo cáo

Trịnh Nguyễn Hoàng Uyển


6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Phường8, ngày 20 tháng 2 năm
2013

BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong giờ Tập viết lớp 2
- Tên cá nhân thực hiện: Trịnh Nguyễn Hoàng Uyển
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 15/9/2011 đến ngày đến ngày
30/5/2012.

1.Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
a. Tầm quan trọng của việc dạy tập viết cho học sinh lớp 2:
b. Yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 2:
2.Phạm vi triển khai thực hiện:
- Thực hiện ở lớp 2
- Áp dụng ở tổ chuyên môn khối 2
- Thực hiện toàn trường

3.Mô tả sáng kiến:
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc dạy tập viết cho học sinh tiểu học:
a) Lý thuyết hoạt động:
b) Đặc điểm đôi tay trẻ khi viết:
c) Đặc điểm đôi mắt trẻ khi viết:
2. Một số kinh nghiệm cần lưu ý khi dạy tập viết lớp 2.
2.1 Chuẩn bị chu đáo khi lên lớp


2.2 Coi trọng hiệu quả khâu tổ chức cho học sinh quan sát mẫu chữ và quy
trình, kỹ thuật viết chữ.
2.3 Coi trọng hiệu quả khâu tổ chức cho học sinh viết thử chữ mẫu.
2.4 Coi trọng hiệu quả khâu tổ chức cho học sinh thực hành luyện viết.
2.5 Các yếu tố bổ trợ khác:

4/ Kết quả, hiệu quả mang lại:
Chất lượng phân môn tập viết
Thời điểm

TSHS

Loại A

%

Loại B

%

Loại C


%

HKI

35

11

31,4

20

57,2

4

11,4

HKII

35

17

48,6

18

51,4


/

/

5/ Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Đề tài này có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho các đồng nghiệp trong toàn
TP góp phần đổi mới phương pháp dạy học phân môn tập viết lớp 2, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường tiểu học hiện nay.
6/ Kiến nghị, đề xuất:
Qua những kết quả đạt được trong giảng dạy và quá trình nghiên cứu và áp
dụng tôi xin đề xuất với các cấp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho
học sinh như sau:
- Bộ phận chuyên môn phòng giáo dục mở các lớp học tập nâng cao công tác
giảng dạy phân môn tập viết lớp 2
- Tổ chuyên môn lớp 2 cần đưa sáng kiến kinh nghiệm cùng bàn bạc, rút
kinh nghiệm thêm trong tổ để áp dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp.
Trên đây là kinh nghiệm : “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong giờ Tập viết
lớp 2”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học để kinh nghiệm
được hoàn chỉnh và được áp dụng vào thực tế giảng dạy.
Ngày 20 tháng 2 năm
2013
Người báo cáo
Ý kiến xác nhận
Của thủ trưởng đơn vị
Trịnh Nguyễn Hoàng
Uyển


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Phường 8, ngày 20 tháng 2 năm 2013

ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến Thành phố Cà Mau.
- Họ và tên: Trịnh Nguyễn Hoàng Uyển
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu.
Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm 2013 như sau:
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong giờ Tập viết lớp 2
2. Sự cần thiết:
a. Tầm quan trọng của việc dạy tập viết cho học sinh lớp 2:
b. Yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 2:
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến:
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc dạy tập viết cho học sinh tiểu học:
a) Lý thuyết hoạt động:
b) Đặc điểm đôi tay trẻ khi viết:
c) Đặc điểm đôi mắt trẻ khi viết:
2. Một số kinh nghiệm cần lưu ý khi dạy tập viết lớp 2.
2.1 Chuẩn bị chu đáo khi lên lớp
2.2 Coi trọng hiệu quả khâu tổ chức cho học sinh quan sát mẫu chữ và quy
trình, kỹ thuật viết chữ.
2.3 Coi trọng hiệu quả khâu tổ chức cho học sinh viết thử chữ mẫu.


2.4 Coi trọng hiệu quả khâu tổ chức cho học sinh thực hành luyện viết.
2.5 Các yếu tố bổ trợ khác:
4. Phạm vi áp dụng:
- Thực hiện ở lớp 2
- Áp dụng ở tổ chuyên môn khối 2

- Thực hiện toàn trường

5.Hiệu quả đạt được:
Sau khi áp dụng một số biện pháp dạy học phân môn Tập viết, đã đạt được kết
quả cụ thể sau:
Chất lượng phân môn tập viết
Thời điểm

TSHS

Loại A

%

Loại B

%

Loại C

%

HKI

35

11

31,4


20

57,2

4

11,4

HKII

35

17

48,6

18

51,4

/

/

Ngày 20 tháng 2 năm
2013
Người đề nghị

Trịnh Nguyễn Hoàng
Uyển



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phường 4, ngày 2 tháng 3 năm 2012
ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến Thành phố Cà Mau.
- Họ và tên: Trần Kim Oanh
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học Văn Lang.
Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm 2012 như sau:
1.Tên sáng kiến: Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học giải toán
có lời văn ở lớp 1.
2.Sự cần thiết:
Việc học giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1 còn khá mới mẻ các em còn
gặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội tri thức đặc biệt là những em có sức học
trung bình, yếu . Xuất phát từ những lý do trên, qua quá trình nghiên cứu nội dung,
chương trình dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1, tôi thấy sự cần thiết phải tìm ra “
Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp
1” Đây là một việc làm cần thiết góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở
tiểu học. Đó cũng chính là lý do để viết bản sáng kiến kinh nghiệm này.
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến: Một số biện pháp góp phần nâng cao chất
lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1.
- Mục tiêu dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1.
- Nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1.
- Biện pháp giúp giáo viên và học sinh khắc phục sửa sai trong dạy học giải
toán có lời văn ở lớp 1.
4.Phạm vi áp dụng:
- Thực hiện ở lớp 1C
- Áp dụng ở tổ chuyên môn khối 1

- Thực hiện toàn trường
5.Hiệu quả đạt được:
Sau khi áp dụng một số biện pháp dạy học giải toán có lời văn đã đạt được kết
quả cụ thể sau:
Chất lượng học lực môn toán lớp 1C học kì I:
Số HS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
25
10
25
12
30
8
20
Chất lượng học lực môn toán lớp 1C cuối năm :
Số HS
GIỎI
KHÁ

TRUNG BÌNH
YẾU
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%


16

40

15

37.5

9

22.5
Người đăng ký
Trần Kim Oanh

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP CÀ MAU
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĂN LANG

BÁO CÁO


SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tácchủ nhiệm lớp 1.
Họ và tên người thực hiện: Trần Thị Hồng Thảo
Chức vụ, nhiệm vụ đang phụ trách: P.Hiệu trưởng, phụ trách Chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Văn Lang

Năm 2013


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Tân Thành 1, ngày 15 tháng 5 năm
2013

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
-Tên sáng kiến:

Một số biện pháp
RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2.


-Tên cá nhân thực hiện: Mạc Thúy Liễu
-Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 15/9/2011 đến ngày đến ngày
30/5/2012.

1.Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
GIÁO
& ĐÀO TẠO TP CÀ MAU

1. Xuất phátPHÒNG
từ mục tiêu
dạyDỤC
tập đọc:
TIỂU
VĂN
LANG
- Phân môn tập đọcTRƯỜNG
rất quan trọng
đốiHỌC
với học
sinh
cấp bậc tiểu học nói chung
và ở lớp 2 nói riêng. Trong chương trình môn Tiếng Việt được sắp xếp theo cấu
trúc đồng tâm, tiết tập đọc rất quan trọng, nó là ngữ liệu và là nền tảng cho các phân
môn học khác như chính tả, kể chuyện, luyện từ và câu và tập làm văn. Đọc đúng
thì mới hiểu đúng, đọc đúng mới viết đúng… nếu học tốt phân môn này nó sẽ giúp
các em đọc đúng, viết đúng chính tả, phát triển vốn từ, dùng từ chính xác hơn, hiểu
nghĩa của câu, và viết câu có ý nghĩa hơn. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc: đọc
đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, và đọc diễn cảm.
- Tập đọc là phân môn quan trọng ở trường tiểu học. Thực tiễn giảng dạy cho
thấy dạy tốt môn này không những rèn luyện cho HS kỹ năng đọc và nghe mà còn
phát triển ở các em vốn từ ngữ phong phú, tạo điều kiện để các em học tốt các môn
khác.
2. Xuất phát từ những hạn chế về kỹ năng đọc cho HS:
a) Đọc chưa đúng tiếng, từ:
- Một số em phát âm chưa đúng, không rõ ràng, thường hay phát âm theo
phương ngữ.
- Đọc sai phụ âm đầu, vần, thanh điệu.
- Ngắt nghỉ hơi không hợp lý theo ngữ pháp và theo ngữ nghĩa.

- Cường độ đọc chưa phù hợp, đọc quá to hoặc còn lí nhí.
- Đọc không rành mạch các đoạn đối thoại theo quy định của chương trình.
- Đọc không đúng theo thể loại văn bản hành chính, văn bản nhật dụng và các
văn bản nghệ thuật.
b) Đọc nhanh:
- Tốc độ đọc chậm so với quy định tối thiểu theo từng giai đoạn trong năm học
(60 tiếng/ phút, thời điểm cuối năm học).
- Chưa biết cách đọc thầm bằng mắt.
- Hình thức tổ chức đọc thầm chưa phù hợp.
c) Đọc hiểu:
- Sau khi đọc thầm HS chưa hiểu nội dung của bài.
- Khi đọc thầm bằng mắt một số còn mấp máy môi.
- Chưa hiểu được nghĩa của một số từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc) đặc biệt là
những từ xa lạ mang tính địa phương ; chưa nắm được nội dung các câu, đoạn và ý
nghĩa
bài.“ Tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy học đạo đức ở lớp 5”.
Tên
sángcủa
kiến:
Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc Ly
Đọcnhiệm
xongvụ
không
được ýGiáo
chính
củachủ
đoạn,
không
Chức-vụ,
đanghiểu

phụ trách:
viên
nhiệm
lớpbiết
5D tóm tắt ý chính của
bài,vịchưa
được nộitiểu
dung
thông qua các văn bản có tính nghệ thuật,
Đơn
côngrút
tác:raTrường
họcgiáo
Văndục
Lang
qua những vỡ kịch.
- Chưa có khả năng trả lời (nói hoặc viết) đúng các câu hỏi liên quan đến nội
dung từng đoạn hay từng bài đọc, phát biểu ý kiến của bản thân về một nhân vật
hoặc về một vấn đề trong bài đọc.
d) Đọc diễn cảm:

BÁO CÁO
SÁNG KIẾN

Năm 2012


- Giọng đọc chưa phù hợp với nhân vật, chưa phù hợp với từng thể loại văn bản
hành chính, văn bản nhật dụng, kịch, truyện vui, văn bản nghệ thuật,…
Với những hạn chế nêu trên, tôi luôn tìm tòi phương pháp dạy như thế nào để

các em đọc tốt hơn, qua nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân tôi xin chia sẽ “
Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 2”
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
- Thực hiện ở lớp 2
- Áp dụng ở tổ chuyên môn khối 2
- Thực hiện toàn trường
3.Mô tả sáng kiến:
a.
Luyện đọc đúng:
Học sinh thường gặp trong các trường hợp sau:
- Đọc sai phụ âm đầu: v / r / g ví dụ: rừng đọc thành “gừng”
- Đọc sai vần trong một số trường hợp: oa / ao (bông hoa đọc thành bông hao),
ươn / ương ( con lươn đọc thành con lương), ai / ay ( tay đọc thành tai)…
- Đọc sai âm cuối: uôn / uông (luôn luôn đọc thành luông luông)…
• Nguyên nhân: Do đặc điểm vùng miền nơi các em sinh sống dẫn đến các
em hay phát âm sai.
• Biện pháp: (Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại từ đúng)
- Trong quá trình diễn ra hoạt động đọc giáo viên theo dõi học sinh đọc, nếu em
nào đọc sai, phát âm sai ở tiếng, từ giáo viên có thể yêu cầu các em đọc và sửa chữa
ngay ở tiếng đó, có như vậy thì hiệu quả rèn luyện học sinh đọc đúng mới tốt và kịp
thời.
Trước hết chúng ta còn bồi dưỡng cho học sinh có ý thức nói, đọc đúng chính
âm. Tiếp đó cần nắm những biện pháp bao gồm biện pháp luyện đọc mẫu, biện
pháp cấu âm và biện pháp đọc mẫu âm, đúng qua âm trung gian. Tuỳ thuộc vào âm,
thanh sai lệch, tuỳ thuộc vào học sinh mà giáo viên lựa chọn biện pháp luyện tập
thích hợp. Chữa lỗi phát âm bằng một biện pháp luyện theo mẫu. Bằng phát âm
mẫu của mình, giáo viên đưa ra trước cách phát âm chuẩn các từ cần luyện, yêu cầu
học sinh phát âm theo.
Ví dụ: Khi dạy bài “Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên” : học sinh đọc câu “ Các
chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ ” trong câu này học sinh có thể đọc sai tiếng

rực rỡ (đọc thành gực gỡ) nếu học sinh đọc tới câu nào có từ rực gỡ mà sai giáo
viên cần đọc lại và yêu cầu các em đọc lại vài lần cho đến khi các em phát âm đúng,
tương tự với các em khác nếu cũng đọc sai từ đó.
- Luyện đọc từ đúng bằng cách giáo viên đọc mẫu cho học sinh đọc lại theo
cách
phát âm của giáo viên.
- Sử dụng kiến thức ngữ âm để mô tả vị trí cấu tạo âm tiết cho học sinh hình
dung cách đọc đây là một việc làm rất khó đối với giáo viên vì mất thời gian, không
nhớ kiến thức đã được trang bị trong trường sư phạm, giáo viên có thể đọc đúng
nhưng không thể diễn đạt vị trí cấu âm cho học sinh hiểu, khó với học sinh vì cách
phát âm sai theo vùng miền đã thành thói quen và học sinh đọc sai nhưng vẫn được
mọi người xung quanh hiểu và chấp nhận nên không có nhu cầu đọc đúng và ý thức
tự sửa cho phù hợp với chuẩn vì vậy đây là một biện pháp hay nhưng rất khó thực
hiện, yêu cầu giáo viên phải kiên trì.


Ví dụ: Khi học sinh nghe giáo viên phát âm từ bát ngát nhưng vẫn khó phát âm
đúng được từ đó mà lại phát âm thành từ bác ngác, giáo viên cần hướng dẫn các em
bằng cách thể hiện qua việc luyện khoang miệng (từ bác ngác thì đầu lưỡi không
đưa lên hàm trên nhưng từ bát ngát thì bắc buộc phải đưa đầu lưỡi lên hàm trên).
Ví dụ: Học sinh Nam Bộ đọc sai thành “lang”, “hác” lưỡi vẫn sát vào phần
hàm dưới. Còn n, t là những âm đầu lưỡi – chân răng. Khi đọc đúng Lan, hát, lưỡi
phải đưa lên chạm vào hàm răng trên.
- Áp dụng nhiều hình thức luyện đọc trong cùng một tiết học, đối với lớp học sai
ít thì thực hiện theo cách cho các em đọc khi phát hiện lỗi sai thì tiến hành sửa sai,
trường hợp trong lớp có nhiều em học sinh đọc sai (yếu) thì có thể cho học sinh giỏi
của lớp đọc mẫu sau đó mới cho cả lớp đọc đồng thanh hoặc đọc cá nhân hay đọc
nối tiếp theo hướng dẫn giảng dạy.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc ngắt, nghỉ hơi theo ngữ pháp và ngắt nghỉ hơi
theo ngữ nghĩa (cụm từ):

Đối với việc hướng dẫn học sinh đọc ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và
giữa các cụm từ, hoạt động này là trọng tâm. Giáo viên cần hướng dẫn các em nhận
biết các dấu hiệu thay thế cho từ ngắt, nghỉ hơi: / (ngắt hơi), // (nghỉ hơi).
• Ngắt, nghỉ hơi đúng các cụm từ, câu trong đoạn.
- Đối với nhũng học sinh chưa ngắt nghỉ đúng theo các dấu câu giữa các cụm
từ thì giáo viên cần cho các em xác định được các ký hiệu của việc ngắt nghỉ nhịp: /
(ngắt hơi), // (nghỉ hơi) hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa
các cụm từ và nắm được ý nghĩa của các cụm từ hoặc các câu trong đoạn đọc.
Ví dụ:
Cảnh đẹp non sông
Đồng Đăng/ có phố Kì Lừa//
Có nàng Tô Thị / có chùa Tam Thanh.//
Hải Vân / bát ngát nghìn trùng//
Hòn Hồng sừng sững / đứng trong vịnh Hàn.//
- Đọc đúng theo thể loại văn bản chính, văn bản nhật dụng và văn bản nghệ
thuật:
Đây là một nội dung mới với giáo viên và học sinh vì so với chương trình trước đây
thường biên soạn SGK theo quan điểm dạy văn là dạy người cho nên hạn chế đến
tính tổng thể của môn Tiếng Việt và yêu cầu của xã hội nên chương trình mới đưa
vào SGK những văn bản hành chính, văn bản nhật dụng đan xen văn bản nghệ thuật
làm nên tính đa dạng và phong phú của SGK Tiếng Việt. Cho nên từng loại văn bản
khác nhau có các cách đọc khác nhau. Đối với văn bản hành chính và văn bản nhật
dụng cần đọc rõ ràng, rõ nội dung thông báo, đối với văn bản nghệ thuật (thơ, văn,
kịch, truyện vui…) nội dung này chú ý cách đọc của từng thể loại nhưng cần chú ý
đến mức độ đọc đúng – hiểu đúng, giọng đọc phù hợp với nội dung từng nhân vật.
1. Luyện đọc nhanh:
- Tốc độ đọc chậm so với quy định tối thiểu theo từng giai đoạn trong năm học
(60 tiếng/ phút, thời điểm cuối năm học).
- Chưa biết cách đọc thầm bằng mắt.
- Hình thức tổ chức đọc thầm chưa phù hợp.

• Nguyên nhân:
- Không nhận diện được mặt chữ do hỏng kiến thức ở lớp dưới.
- Tầm nhìn của học sinh bị hạn chế do vấn đề học sinh chưa tri giác toàn bộ văn
bản, ở nội dung này giáo viên cần cho học sinh đọc thầm văn bản để học sinh hiểu
văn bản, một trong những yếu tố giúp cho học sinh đọc đúng cũng cần hiểu văn bản


để đọc đúng, khi hiểu văn bản học sinh sẽ không đọc sai và không phải đọc quay lại
để hiểu nghĩa làm mất thời gian, dễ ngắt ngứ, tốc độ chậm so với quy đinh chuẩn.
- Nhắc nhở các em biết đọc thầm bằng mắt, miệng không mấp máy vì đọc thầm
bằng mắt tốc độ sẽ đọc nhanh 1,5 lần so với đọc bằng tiếng
- Cần quan tâm đến tổ chức đọc thầm trong tiết học, việc làm này rất linh hoạt
có thể cho các em đọc thầm cả bài ngay từ đầu tiết tập đọc, HS đọc thầm theo giáo
viên khi giáo viên đọc mẫu, có thể cho học sinh đọc thầm từng đoạn để trả lời câu
hỏi,…
b.
Luyện đọc hiểu:
- Thao tác này thực hiện sau khi đọc thầm.
- GV cần phải làm thế nào cho HS hiểu được nghĩa của một số từ ngữ trong văn
cảnh (bài đọc) đặc biệt là những từ xa lạ mang tính địa phương, nắm được nội dung
của các câu, các đoạn và ý nghĩa của bài. Một số từ xa lạ mang tính địa phương
thuộc các vùng miền trên đất nước các giáo viên phải giải nghĩa từ bằng cách cho
học những từ đã được giải nghĩa trong SGK, có một số từ không được giải nghĩa
trong SGK giáo viên cần giải nghĩa ngắn gọn phù hợp với văn cảnh của bài, một số
từ mang tính địa phương giáo viên cần tìm hiểu trước khi giải nghĩa cho học sinh để
tránh giải nghĩa sai không hiệu quả. Sau mỗi đoạn cần chốt ý của đoạn cho học sinh
nắm để dễ nhớ nội dung của bài.
- Cần có hình thức luyện đọc hiểu một cách linh hoạt như trả lời câu hỏi trong
SGK, trả lời câu hỏi của giáo viên, làm bài tập Tiếng Việt vào phiếu bài tập.
c.

Đọc diễn cảm:
Sau khi học sinh đã nắm được cơ bản nội dung bài học, giáo viên hướng dẫn
học sinh đọc diễn cảm gắn liền với ngữ điệu và các yếu tố phi ngôn ngữ như: nét
mặt, cử chỉ, điệu bộ làm bộc lộ được cảm xúc khi các em đọc bài. Khi hướng dẫn
đọc diễn cảm giáo viên không thể không lưu ý cho học sinh những từ ngữ có trong
bài cần được nhấn giọng khi đọc.
Muốn đạt được hiệu quả cao trong việc hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thì
giáo viên phải thường xuyên khuyến khích các em có một tâm lí thoải mái và mạnh
dạn thể hiện ngữ điệu cũng như các yếu tố phi ngôn ngữ một cách tự nhiên dí dỏm,
tạo cho không khí lớp học sôi nổi và phong phú. Tuyệt đối không ngắt ngang khi
HS đang đọc vì chưa thể hiện đúng theo ý giáo viên, sẽ làm ức chế tâm lí đối với
các em, từ đó các em không dám tham gia vào các hoạt động này. Cái đích cần
phấn đấu là học sinh có thể đọc diễn cảm một cách tự nhiên.
Phương pháp tiến hành:
Sau khi nhận lớp, tôi đã cho lớp ổn định chung về cách tổ chức lớp. Qua tìm
hiểu điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh về lựa chọn đặc biệt là về kỹ năng đọc
và phân loại học sinh theo ba đối tượng:
Đối tượng 1 : Học sinh biết đọc hiểu và đọc diễn cảm
Đối tượng 2 : Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát.
Đối tượng 3 : Học sinh đọc nhỏ, lí nhí, ấp úng, ngọng.
Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ cho học sinh những em đọc yếu ngồi cạnh
những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. Tôi tiến hành công việc tiếp theo là
giới thiệu cấu tạo chương trình môn Tập đọc để các em nắm được các chủ đề chính
trong từng học kỳ và cả năm học. Đồng thời nêu tầm quan trọng yêu cầu cơ bản về
việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ bài văn, bài
thơ của từng chủ để hướng dẫn mỗi em đóng một quyển sổ để ghi những câu,
những đoạn, bài văn, bài thơ hay có giá trị nội dung về nghệ thuật.


Sau khi tiến hành như vậy và giảng dạy cho các em theo các bước sau:

• Tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài đọc:
Trước hết giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu yêu cầu của bài dạy lựa chọn, giới
hạn mức độ nội dung học sinh cần tìm hiểu thực hiện việc giảng từ và ý sao cho giờ
tập đọc nhẹ nhàng, có hiệu quả cao. Thực hiện đúng yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học.
• Tìm hiểu từ ngữ trong bài:
Những từ ngữ cần hiểu trong bài đó là : Từ ngữ khó hiểu đối với học sinh được
chú giải sau bài học, từ ngữ phổ thông mà học sinh chưa quen, chưa biết. Để giúp
học sinh hiểu nội dung bài đọc. Với các từ ngữ còn lại nếu học sinh nào chưa hiểu,
giáo viên giải thích riêng cho học sinh đó hoặc tạo điều kiện để học sinh khác giải
thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giảng dạy cho cả lớp một cách áp đặt thiếu
tính sư phạm, tốn nhiều thời gian và công sức.
Nên lựa chọn từ ngữ chính, từ ngữ có nghệ thuật cần hướng dẫn để học sinh
hiểu và nắm được nội dung, cảm thụ tốt bài đọc. Do vậy, giáo viên cần giảng nghĩa
và nêu được tác dụng của nó trong văn cảnh cụ thể, hướng vào chủ đề bài học, tránh
giảng quá rộng, quá sâu ở tiểu học. Sau đây là một số biện pháp giúp học sinh lớp 2
đọc hiểu và đọc diễn cảm một số nghĩa từ nhu:
Đọc phần giải nghĩa trong SGK, dùng lời nói, động tác hoạc cử chỉ để nêu tả
sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ cần được giải nghĩa, sử dụng đồ dùng dạy trực
quan như : hiện vật, mô hình, tranh vẽ, vật thật để giải nghĩa từ ngữ, đặt câu với từ
cần giải nghĩa, tìm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ cần giải nghĩa.
• Tìm hiểu nội dung bài:
Trong giảng dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ý, nội dung bài đọc bằng
nhiều cách khác nhau, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động tư duy, trả lời câu hỏi,
trao dổi kiến thức, thực hiện nhiệm vụ do giáo viên giao, rồi báo cáo kết quả, nhận
xét và kết luận, phạm vi nội dung cần tìm hiểu đối với văn bản văn chương ở tiểu
học đó là. Nhân vật, tình tiết câu chuyện, nghĩa đen, nghĩa bóng, dễ nhận ra của câu
văn, câu thơ, ý nghĩa câu chuyện có nội dung văn, thơ.
Hướng dẫn học sinh dựa vào hệ thống câu hỏi trong SGK để giúp học sinh tái
hiện nội dung bài học. Sau đó mới đặt ra câu hỏi giúp các em nắm được những vấn

đề thuộc tầm sâu hơn như ý nghĩa, nội dung bài đọc, thái độ của tác giả, tính cách
của nhân vật.
Quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cũng cần rèn luyện cho học sinh cách trả lời
câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn ngắn gọn, rõ ràng bằng ngôn ngữ của mình, không
trình bày bằng nguyên vẹn câu văn, câu thơ trong sách, sau khi học sinh nêu ý kiến,
học sinh khác bổ sung nhận xét. Giáo viên nên sơ kết để khắc sâu, nhấn mạnh ý
chính và ghi bảng nếu cần thiết.
Qua lớp 1, học sinh lớp 2 đã có điều kiện và kỹ năng để đọc hiểu và diễn cảm
tốt. Đọc diễn cảm chính là nghệ thuật đọc thơ văn được tiến hành trong những điều
kiện của nhà trường.
Đối với học sinh:
Trước khi học bài tập đọc, GV dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy
và chuẩn bị trước phần câu hỏi tìm hiểu nội dung bài trong SGK đề ra các yêu cầu
phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Ví dụ: Bài Mưa bóng mây Tiếng Việt 2 tập 2
Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, ngắt đúng, nhấn giọng ở từ gạch dưới.


Ví dụ: Khi hướng dẫn các em đọc bài “Bé nhìn biển” thì giáo viên cần hướng
dẫn học sinh đọc với giọng vui tươi, sắc mặt phấn khởi và nhấn giọng một số từ
biểu thị tính chất như to, trẻ con hay chỉ hoạt động như phì phò…
Đối với bài “Chú ở bên Bác HồChiếc rễ đa tròn” cần hướng dẫn học sinh đọc
với giọng trầm pha chút trang nghiêm kết hợp với cách ngắt nhịp, nhấn giọng, kéo
dài ở một số từ và cao giọng ở cuối câu hỏi.
Thường thì các bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát mang một âm điệu
mượt mà, tình cảm của thể thơ truyền thống dân tộc. Tuy vậy, phải dựa vào các
dòng cụ thể để ngắt giọng cho đúng. Chỉ có ngắt nhịp đúng câu thơ tìm ý nghĩa của
đoạn thơ mới bộc lộ cho người nghe thấy được vẻ đẹp của đất nước Việt Nam
Các biện pháp khác:
- Sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành phân loại các đối tượng học sinh theo khả

năng của từng em: Học sinh đọc lưu loát, diễn cảm; đọc to, rõ ràng; đọc sai, ngắt
ngứ; đọc nhỏ, chậm. Dựa vào đó tôi đã sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh như một em
đọc khá tốt ngồi cùng một em đọc yếu, xây dựng phong trào “Đôi bạn cùng tiến”.
- Đây là cả một quá trình dài để rèn luyện cho học sinh đọc đạt được tốc độ
đúng yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng. Giáo viên có thể tạo cho học sinh được
tham gia hoạt động đọc một cách thường xuyên và chính xác để các em có cơ hội
được nhận diện mặt chữ một cách đều đặn và có hệ thống. Ví dụ: Kết hợp với gia
đình học sinh khuyên các em đọc bài thường xuyên, ngoài việc đó học sinh có thể
đọc thêm sách báo, truyện cổ tích…
- Sử dụng các hình thức dạy – học:
Tổ chức nhiều hình thức học tập cho học sinh để các em được làm việc với
nhau một cách thoải mái và có điều kiện giúp đỡ nhau trong học tập.
Ví dụ: Xây dựng các hình thức học nhóm: nhóm đôi ( 2 em ngồi cùng bàn),
nhóm 3, nhóm 4…tuỳ theo từng nội dung bài.
Xây dựng các hình thức học tập thường xuyên như: đọc nối tiếp các bạn cùng
trong dãy bàn, đọc nối tiếp theo đoạn, thi đua đọc trước lớp, tổ chức các trò chơi
học tập…
4/ Kết quả, hiệu quả mang lại:
- Qua quá trình áp dụng kinh nghiệm này trong suốt HKI năm học 2011 – 2012
ở lớp, tôi thấy chất lượng đọc của các em ngày càng được nâng cao hơn. Có nhiều
học sinh đã thể hiện được kỹ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm thông qua một số bài
đọc cụ thể.
- Đối tượng học sinh đọc yếu đã được giảm đi rất nhiều so với khảo sát đầu
năm, các em không còn lúng túng trong khi đọc trước lớp và tích cực tham gia các
hoạt động học.
- Các em đã có ý thức tốt trong việc tự tập đọc ở nhà trước khi đến lớp.
- Nhiều nhóm học tập được hình thành và các em đã giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
trong học tập đọc nói riêng và các môn học khác nói chung.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG KINH NGHIỆM
Đọc lưu loát diễn

Thời
Đọc nhỏ, sai
Đọc to, rõ ràng
Sĩ số
cảm
điểm
SL
%
SL
%
SL
%
27
Đầu năm
7
25,9
17
63
3
11,1
27
GHKI
2
7.4
19
70.4
6
22.2



×