Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Công tác chủ nhiệm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.11 KB, 4 trang )

Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kính thưa quý thầy cô trong Ban hội đồng khoa học.
Em tên là Nguyễn Thị Oanh là GV dạy lớp 3, đơn vò trường Tiểu học Lạc
Long Quân. Em xin được trình bày tóm tắt SKKN của mình trước hội đồng khoa
học.
Trường tiểu học Lạc long Quân nằm trên đòa bàn k5, P7 thuộc nội ô của thành
phố Cà Mau. Có tổng số học sinh là 676 em/ 325 nữ với 28 lớp học từ khối 1 đến
khối 5 được chia làm 2 khu. Phần đông dân cư trên đòa bàn là tiểu thủ công
nghiệp nên phần nào sự quan tâm của quý bậc phụ huynh vẫn còn hạn chế.
Để giáo dục được một con người toàn diện thì nhiệm vụ của người giáo viên
chủ nhiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhất là ở bậc Tiểu học giáo viên
cần khơi dâïy những hình ảnh đẹp, hình thành bước đầu ở các em khả năng thích
ứng với cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội. Việc truyền thụ kiến thức được
coi là chủ yếu xong việc giáo dục hạnh kiểm cho học sinh cũng không kém phần
quan trọng.
Nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước, sự nghiệp Giáo dục được coi là quốc
sách hàng đầu nên người thầy lại càng có vai trò quan trọng và trọng trách càng
nặng nề hơn. Do vậy việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh cần
phải được quan tâm hơn nữa. Công việc này có tốt hay không phụ thuộc rất lớn
vào vai trò của người giáo viên chủ nhiệm.
Trước những thực trạng khó khăn trên làm thế nào để giáo dục hạnh kiểm
học sinh được tốt hơn đó cũng là điều luôn trăn trở của mỗi thầy, cô giáo và của
các bậc phụ huynh.

PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thò Oanh

Trang 1




Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

Như chúng ta đã biết công việc của người kỹ sư tâm hồn ngoài giảng dạy ra
còn có một công việc không kém phần quan trọng đó là công tác chủ nhiệm.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy học đó là con người. Ngoài có tri thức
phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, con người cần phải có phẩm chất,
đạo đức tốt. Mục đích của công tác chủ nhiệm lớp là xây dựng được một tập thể
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và cùng tiến bộ.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi rút ra được cho mình 6 biện
pháp sau :
Biện pháp 1: Điều tra học lực của học sinh để bầu ra lớp trưởng, lớp phó
và các tổ trưởng :
- Khi nhận công tác chủ nhiệm giáo viên cần xem qua hạnh kiểm và học lực
của từng học sinh ở các năm học trước để nắm được tình hình và làm căn cứ để
bầu ra lớp trưởng, lớp phó và tổ trưởng, để giúp giáo viên quản lý lớp.
- Việc bầu lớp trưởng, lớp phó ở bậc Tiểu học chỉ áp dụng trong thời gian từ
một đến ba tháng, có thể do giáo viên chỉ đònh hoặc do học sinh bầu nhưng cần
dựa vào 3 yếu tố sau : Hạnh kiểm, năng lực và học lực.
Lưu ý : Khi bầu lớp trưởng, lớp phó giáo viên chủ nhiệm không thể bầu ra
một em học sinh giỏi mà không gương mẫu, ích kỷ, hẹp hòi hay nhút nhát.
Biện pháp2: Cụ thể hóa quy đònh của trường thành quy đònh của lớp :
Giáo viên triển khai kế hoạch của trường để học sinh nắm, căn cứ vào đó
đề ra lòch thi đua của lớp như : Vào lớp thuộc bài, giữ vệ sinh lớp học.
Ví dụ :
-Vào nếu không thuộc bài
+ Lần thứ nhất giáo viên nhắc nhở, động viên học sinh.
+ Lần thứ hai giáo viên gặp riêng học sinh để trao đổi, tìm hiểu lý do vì sao
em không thuộc bài để có cách giúp đỡ.

+ Lần thứ ba giáo viên gặp phụ huynh trao đổi tìm hiểu lí do và đưa ra kế
hoạch để gia đình giúp đỡ học sinh học ở nhà.
Biện pháp 3: Xây dựng mạng lưới học tập tu dưỡng và hoạt động :
Tục ngữ có câu : “Học thầy không tày học bạn”.
Ngay từ đầu giáo viên chủ nhiệm cần xem xét và phân chia lớp thành những
nhóm nhỏ (từ 2 đến 4 em) và phân công nhóm trưởng theo dõi, kiểm tra, đôn
đốc. Giáo viên chủ nhiệm nắm thông tin học tập của các nhóm theo tuần ở nhóm
trưởng và có cách xử lý kòp thời những tình huống xảy ra.
Ví dụ :
Phân đôi bạn học tập đến cuối tuần giáo viên theo dõi thấy học sinh tiến bộ
cần tuyên dương tinh thần của các em trước lớp để đôi bạn học tập khác noi
gương.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thò Oanh

Trang 2


Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

Biện pháp 4: Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục học sinh về mọi
mặt (cần có 3 vấn đề sau):
Vấn đề1 la:Ø Xây dựng tập thể lớp vững mạnh để nâng cao thành tích học tập:
Chúng ta cần giáo dục tập thể lớp đoàn kết vững mạnh, thông qua tập thể
lớp giáo viên chủ nhiệm đề ra những yêu cầu học tập, làm cho học sinh ý thức
được nhiệm vụ của mình, biết xác đònh thái độ học tập đúng đắn, trung thực và
biết tự tìm tòi ra phương pháp học tập tích cực, chủ động và sáng tạo qua mỗi tiết
học như lắng nghe giáo viên giảng bài, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Vấn đề 2 là: Kết hợp với giáo viên bộ môn :
Bàn bạc với giáo viên bộ môn để thống nhất lên kế hoạch và giáo dục hạnh
kiểm đối với học sinh cá biệt và học sinh yếu để nhắc nhở học sinh thực hiện tốt

nội quy, quy đònh của trường, của lớp .
Vấn đề 3 là: Giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh và học sinh :
Sau mỗi tháng, học kìø giáo viên cần liên hệ gặp gỡ cha mẹ học sinh để trao
đổi nhằm nắm được hoàn cảnh học sinh để đưa ra cách giải quyết kòp thời tạo
lòng tin giữa gia đình và nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
Tổ chức họp phụ huynh học sinh vào đầu năm học, cuối học kỳ I và cuối
năm học; cũng có thể liên hệ với phụ huynh bằng cách đến nhà hoặc điện thoại…
Biện pháp 5: Giáo dục học sinh cá biệt :
Trong mỗi lớp học đều có những học sinh cá biệt dưới các hình thức khác
nhau. Có em cá biệt về hạnh kiểm nhưng có em lại cá biệt về học tập. Nếu
chúng ta không có những biện pháp đúng đắn kòp thời để giáo dục các em thì hậu
quả chắc chắn sẽ xảy ra. Đối với những học sinh này thông thường thì người giáo
viên phải lấy tình thương để cảm hóa chứ không phải nội quy hay quy đònh
Biện pháp 6: Thường xuyên bàn bạc với lớp về vấn đề chung của trường
và xã hội :
Biến giờ sinh hoạt lớp thành giờ nói chuyện cởi mở với các em. Lắng nghe
những tâm tư tình cảm từ phía các em.
Vận động các em tham gia các hoạt động của trường như thi đua giữ vở sạch
viết chữ đẹp,… biết quan tâm người tàn tật, biết giúp đỡ người gặp khó khăn. Qua
đó các em biết quan tâm đến người xung quanh và sống có lòng nhân ái hơn.
Trong 6 biện pháp trên em có nêu ví dụ cụ thể trong SKKN rất mong quý
thầy cô tranh thủ thời gian xem qua vì thời gian không cho phép nên em chỉ nêu
tóm lược.
* Hiệu quả :
- Qua nhiều năm được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp tôi đã tìm tòi,
nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và đặc biệt là
sự chỉ đạo tận tình của Ban lãnh đạo, bản thân tôi đã rút ra được những kinh
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thò Oanh

Trang 3



Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

nghiệm trên và áp dụng vào công tác chủ nhiệm lớp. Đồng thời tham mưu với
lãnh đạo trường phổ biến kinh nghiệm cho tất cả giáo viên chủ nhiệm cùng thực
hiện.
- Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, nhà trường đã rút ra được
những kết quả sau:
+ Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm thực hiện đầy đủ là 100%.
+ Không còn học sinh vi phạm nội quy, quy đònh của nhà trường.
+ Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực tiên tiến, xuất sắc cao hơn năm trước.
+ Số học sinh cá biệt hầu như không còn.
+ Tỉ lệ đạt giải trong các đợt thi như viết chữ đẹp, đố vui học tập…cao hơn.

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thò Oanh

Trang 4



×